béo phì – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 13 Nov 2018 12:53:30 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png béo phì – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Giảm nguy cơ béo phì ở trẻ nếu mẹ bổ sung acid folic khi mang thai http://tapchisuckhoedoisong.com/giam-nguy-co-beo-phi-o-tre-neu-me-bo-sung-acid-folic-khi-mang-thai-16864/ Tue, 13 Nov 2018 12:53:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giam-nguy-co-beo-phi-o-tre-neu-me-bo-sung-acid-folic-khi-mang-thai-16864/ [...]]]>

Bổ sung acid folic ở bà mẹ mang thai giảm nguy cơ béo phì ở trẻ

“Dinh dưỡng bà mẹ trong khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ trước mắt và lâu dài, đặc biệt còn ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ sau này” Tác giả Xiaobin Wang từ Đại học Johns Hopkins, Baltimore, Mỹ cho biết. “Kết quả của nghiên cứu cho thấy sử dụng đầy đủ acid folic cho mẹ mang thai có thể giảm thiểu những tác động của bệnh béo phì đối với sức khỏe của con mình sau này”.

Béo phì ở trẻ em và người lớn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, góp phần nguy cơ gây bệnh tim, đột quỵ và đái tháo đường típ 2. Trong khi mang thai, béo phì ở mẹ cũng làm tăng nguy cơ một loạt các biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như thai chết lưu, dị tật bẩm sinh và sinh non. Hơn nữa, trẻ sinh ra từ các bà mẹ béo phì có nguy cơ cao của bệnh béo phì sau này.

Acid folic là vitamin B9, làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi bao gồm các dị tật cho não, cột sống và tủy sống. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo rằng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ dùng 400 microgram acid folic hàng ngày sẽ giảm nguy cơ con cái khỏi các khuyết tật ống thần kinh.

Trong một nghiên cứu thuần tập ở Boston Birth,, các nhà khoa học đã điều tra sức khỏe của bà mẹ và trẻ em từ 2 đến 9 tuổi ở một vùng dân tộc thiểu số có thu nhập thấp, có tỷ lệ béo phì ở bà mẹ và trẻ em cao. Nhóm nghiên cứu đã phân tích hồ sơ y tế từ hơn 1.500 cặp mẹ con, bao gồm cả thông tin được thu thập trước, trong và sau khi mang thai. Để đánh giá nồng độ acid folic của một người mẹ trong quá trình mang thai, các nhà nghiên cứu đã đo acid folic từ mẫu huyết tương. Nhóm nghiên cứu tìm thấy  nồng độ acid folic của mẹ, có liên quan tới tình trạng béo phì ở con.  Mức thấp nhất của acid folic của người mẹ tương quan với nguy cơ cao nhất của trẻ béo phì.

Phụ nữ mang thai cần được bổ sung acid folic đầy đủ.

Bổ sung acid folic như thế nào?

Trong khi mang thai, phụ nữ thường được khuyên nên bổ sung axit folic, thường ở dạng hỗn hợp đa vitamin trước khi sinh, để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh cho trẻ. Bổ sung đầy đủ vitamin này, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ giúp bảo vệ cho sự phát triển của một đứa trẻ. Hiện nay khuyến cáo phụ nữ đang có kế hoạch mang thai dùng 400 mcg tương đương 0,4 mg acid folic hàng ngày và dùng trước 03 tháng có thai, trong khi phụ nữ có thai được khuyên dùng 600 mcg tương đương 0,6 mg acid folic hàng ngày. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang nghiên cứu sâu hơn để xác định mức độ cao hơn hoặc tối ưu, chứ không phải là tối thiểu của lượng axit folic trong giai đoạn thai kỳ.

Việc bổ sung acid folic bằng cách uống thuốc là rất cần thiết. Phụ nữ có ý định có thai và đang mang thai lưu ý là việc bổ sung này cần được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn dùng thuốc cho đúng liều, đúng cách, đúng thời điểm đối với từng thể trạng và khả năng hấp thu của từng người, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ mang thai và trẻ sau này.

Như vây, giờ đây phụ nữ mang thai  uống acid folic không những để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh mà có thể làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ sinh ra, nhất là các bà mẹ mang thai đang bị béo phì

TS.BS. Lê Thanh Hải

(Nih, nytimes và medicaldaily)

]]>
Béo phì và chứng loãng xương http://tapchisuckhoedoisong.com/beo-phi-va-chung-loang-xuong-16432/ Wed, 17 Oct 2018 04:47:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/beo-phi-va-chung-loang-xuong-16432/ [...]]]>

(Lâm Văn Minh – Trà Vinh)

Béo bụng làm cho cả đàn ông và đàn bà tăng nguy cơ bị loãng xương. Trong nhiều năm qua, người ta tin rằng phụ nữ béo phì có nguy cơ thấp phát triển loãng xương và lượng mỡ tích tụ nhiều trong cơ thể bảo vệ chống lại mất xương. Nhưng một nghiên cứu đã nhận thấy quá nhiều mỡ ở bụng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của xương. Còn nghiên cứu khác thấy rằng vòng eo to, béo phì là yếu tố nguy cơ mất xương và giảm sự chắc chắn cho xương ở nam giới.

Theo tiến sĩ Miriam Bredella ở BV. Đa khoa Massachusetts, Boston  (Mỹ), điều quan trọng ở đàn ông là phải nhận thức được sự tích tụ mỡ quá mức ở bụng không chỉ là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và đái tháo đường mà nó còn là nguy cơ của sự mất xương. Sự biến đổi của loãng xương thường ảnh hưởng lên cột sống và cổ xương đùi. Nếu bị loãng xương ở cột sống, các đốt xương sống có thể bị gãy và điều này đưa đến gù lưng. Không có cách gì để chống lại chứng gù lưng do biến dạng của cột sống nhưng có thể phòng ngừa bằng cách dùng đủ lượng canxi và vitamin D theo khuyến cáo. Những người mắc chứng rối loạn ăn uống như chứng biếng ăn, sẽ có khuynh hướng phát triển loãng xương.

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong cả sự khởi phát bệnh loãng xương và chữa trị, chế độ ăn uống được xem là “bệnh thầm lặng” bởi vì nó tiến triển trong nhiều năm. Ăn không đủ hoặc rối loạn hấp thu canxi và vitamin D sẽ dẫn đến mất xương. Canxi là một chất khoáng cần thiết cho tạo xương, nếu ăn lượng canxi hàng ngày không đủ sẽ dẫn đến thiếu chất xương. Tuy nhiên, chỉ bổ sung canxi sẽ không đủ mà cần phải có vitamin D vì cơ thể cần vitamin D để hấp thu canxi.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

]]>
Ngừa thừa cân béo phì tuổi học đường http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-thua-can-beo-phi-tuoi-hoc-duong-15803/ Wed, 05 Sep 2018 14:38:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-thua-can-beo-phi-tuoi-hoc-duong-15803/ [...]]]>

Đúng là những đứa trẻ TCBP có thể chưa mắc ngay những căn bệnh do chứng béo phì gây ra như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, máu nhiễm mỡ… nhưng chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành. Không những thế, TCBP ở trẻ tiểu học làm ngừng tăng trưởng sớm, hay mắc bệnh và kém thông minh.

Dinh dưỡng cân bằng rất quan trọng

Tuổi học đường là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, trí tuệ, thể lực của trẻ sau này. Đây cũng là giai đoạn trẻ tích lũy chất dinh dưỡng chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì.

Ở mỗi giai đoạn trong đời người, dinh dưỡng có sự khác biệt đáng kể. Giai đoạn học đường là giai đoạn quan trọng về dinh dưỡng. Không phải khi lớn lên tất cả những trẻ béo phì sẽ là những người lớn béo phì. Nhưng theo kết quả một cuộc nghiên cứu những người béo ở độ tuổi 26 là những đứa trẻ mập ở tuổi lên 7 nhiều gấp 3,9 lần; người béo ở độ tuổi 30 là những đứa trẻ mập ở độ tuổi 10-13 nhiều gấp 6,7 lần. Trẻ em khác với người trưởng thành vì chúng đang trong giai đoạn phát triển nên chúng vẫn cần phải hấp thụ những chất dinh dưỡng cần thiết. Không thể áp dụng chế độ ăn kiêng của người trưởng thành cho trẻ em. Do đó, dinh dưỡng cho tuổi học đường cần đạt được sự cân đối cả về số lượng và chất lượng. Tăng cân, giữ cân hay giảm cân: cần tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cũng như gây ra tình trạng trẻ TCBP rất khó kiểm soát.

Ngay từ tuổi học đường, nhà trường và gia đình cần giúp các em hiểu biết về dinh dưỡng, ăn uống khoa học, nguy cơ về sức khỏe do TCBP, dinh dưỡng hợp lý kết hợp với hoạt động thể lực.

Ngừa thừa cân béo phì tuổi học đườngCùng với chế độ ăn khoa học, cần cho trẻ tăng cường vận động để ngừa béo phì.   Ảnh: TM

Nguyên nhân gây TCBP

Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nguyên nhân TCBP ở trẻ em là do chế độ ăn giàu năng lượng, giàu chất đạm “trẻ không thích – ăn ít hoặc không ăn; trẻ thích – ăn nhiều” dẫn đến mất cân bằng về dinh dưỡng; Trẻ ít hoạt động thể lực; Trẻ ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn có chỉ số đường huyết cao; Cha mẹ, ông bà thích trẻ bụ bẫm.

Không ít người vẫn giữ một quan niệm là trẻ con thì phải trắng và béo mới là tốt. Họ không biết rằng trẻ em TCBP là một mối đáng lo ngại cho sức khỏe. Có nghiên cứu cho rằng, trẻ TCBP thiếu vitamin D, thiếu sắt, thiếu kẽm cao gấp 2 lần trẻ bình thường, trẻ TCBP có chỉ số trí tuệ kém hơn trẻ em phát triển bình thường.

Lời khuyên của thầy thuốc

Một số ít đứa trẻ ở độ tuổi học đường tỏ ra thực sự quan tâm đến hình thể và sức khỏe của mình thì sẵn sàng thực hiện một thói quen ăn uống khoa học, tốt cho sức khỏe hay một chế độ ăn kiêng nghiêm túc. Nhưng hầu hết trẻ TCBP khó thực hiện ăn kiêng kết hợp với rèn luyện thể lực như một người lớn. Khả năng hấp thu tốt – tích lũy mỡ trong một đứa trẻ tăng thì những tế bào mỡ trong cơ thể chúng cũng tăng lên rất nhanh và khó có thể kiểm soát được sự gia tăng này. Ngoài vấn đề sức khỏe, những đứa trẻ TCBP thường hay bị bạn bè trêu trọc sẽ trở nên nhút nhát, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển nhân cách và giao tiếp của các em với mọi người xung quanh và môi trường xã hội. Chính vì vậy, “phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh” và phòng béo là cách tốt nhất đối với những trẻ sắp trở nên béo phì.

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng có thể làm giảm cân cho trẻ bằng cách ăn ít cơm. Thực chất gạo là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, một đứa trẻ không ăn cơm có thể trở nên lười hoạt động và buồn ngủ, thậm chí càng dễ tăng cân hơn. Trẻ ăn quá nhiều chất bổ dưỡng nhưng lại không đạt tới chế độ dinh dưỡng cân bằng, chẳng hạn các em ăn quá nhiều chất đạm, đường nhưng lại không đủ lượng các sản phẩm chế biến từ sữa, ăn quá ít chất xơ, rau quả giàu vitamin và khoáng chất. Do vậy, ở mọi lứa tuổi, cần thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ nhằm phát hiện sớm trẻ TCBP để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn, đồng thời tăng cường rèn luyện thể chất cho trẻ.

TS. Bùi Thị Nhung

]]>
Hội chứng PWS là bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/hoi-chung-pws-la-benh-gi-15610/ Thu, 23 Aug 2018 14:39:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hoi-chung-pws-la-benh-gi-15610/ [...]]]>

(Thái Ngọc Trang – Đồng Nai)

Hội chứng PWS là cụm từ viết tắc tiếng Anh “Prader Willi Syndrome”, để tiện cho việc ghi chẩn đoán các bác sĩ, ghi tắt PWS, bệnh được mô tả năm 1956 bởi nhóm bác sĩ nhi khoa và nội tiết người Thụy Sĩ, gồm Andrea Prader (1919 – 2001), Heinrich Willi (1900 – 1971), Alexis Labhart và Guido Fanconi (1892 – 1979). Đây là một rối loạn di truyền hiếm gặp, trong đó có 7 gen trên nhiễm sắc thể 15 của người cha hoặc người mẹ bị xóa hoặc không hiển thị.

Trẻ bị hội chứng PWS thường gặp các vấn đề về thể chất, tâm thần và hành vi, dấu hiệu để dễ nhận biết là có cảm giác đói liên tục ngay từ khi lọt lòng, ăn nhiều không kiểm soát được và cuối cùng là phát sinh béo phì. Bệnh PWS thường xảy ra trong hai giai đoạn. Ngay từ khi mới chào đời, xuất hiện nhiều dấu hiệu và triệu chứng lạ như cơ bắp kém phát triển từ những năm đầu đời cho đến các vấn đề về hành vi ở giai đoạn thơ ấu; một số triệu chứng thường gặp như: thiếu sự phối hợp mắt, mắt lác do nhão cơ, giọng nói, âm thanh yếu ớt, nhất là khi khóc, khó khăn khi thức dậy, môi trên mỏng; dấu hiệu tiêu biểu như thèm ăn liên tục và tăng cân nhanh; cơ quan sinh dục kém phát triển, tinh hoàn ở nam hay buồng trứng ở nữ sản xuất ít hoặc không sản xuất đủ hoóc-môn giới tính, hậu quả là cơ quan sinh dục kém phát triển, phát triển không đầy đủ nhất là khi đến tuổi dậy thì; chậm tăng trưởng thể chất. Trẻ mắc hội chứng Prader-Willi có khối lượng cơ thấp, lượng mỡ lại cao, có bàn tay và bàn chân nhỏ và khi lớn thường thấp hơn so với các thành viên trong gia đình; khuyết tật về trí tuệ, hiện tượng thường thấy như suy giảm trí tuệ, thể hiện rất rõ trong kết quả học tập, phát âm bị nói năng chậm chạp, diễn giải thiếu mạch lạc; các vấn đề hành vi. Trẻ em lẫn người lớn nếu mắc hội chứng PWS thường có cá tính bướng bỉnh, hay tức giận, khó kiểm soát hành vi nhất là khi bị kiềm chế ăn; rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là chu kỳ gián đoạn giấc ngủ và mắc chứng ngưng thở khi ngủ dấu hiệu này buồn ngủ nhiều ban ngày, làm trầm trọng thêm các vấn đề về hành vi, trong đó có biến chứng gây béo phì. Một số trẻ bị cong, vẹo cột sống bất thường, suy tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, dễ bị nhiễm trùng.

Trẻ em bị PWS cần sự chăm sóc và điều trị, cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ sơ sinh; với một công thức dinh dưỡng có hàm lượng calo cao hoặc các phương pháp nuôi dưỡng đặc biệt để giúp em bé tăng cân và theo dõi sự phát triển của trẻ. Điều trị hoóc-môn giới tính: dùng liệu pháp thay thế hoóc-môn testosterone cho nam giới hoặc estrogen và progesterone cho nữ giới; có chế độ ăn uống lành mạnh và giảm calo để kiểm soát trọng lượng, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>
Kiểm soát cân nặng phòng thừa cân, béo phì ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/kiem-soat-can-nang-phong-thua-can-beo-phi-o-tre-10686/ Wed, 25 Jul 2018 07:59:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kiem-soat-can-nang-phong-thua-can-beo-phi-o-tre-10686/ [...]]]>

Trẻ cứ tăng cân đều đều dẫn đến thừa cân từ lúc nào cũng không hay biết. Vì vậy cần kiểm soát cân nặng ở mức “nên có” của trẻ để dự phòng tình trạng thừa cân – béo phì.

Đánh giá cân nặng, chiều cao bình thường của trẻ thế nào?

Điều này rất đơn giản bằng cách sử dụng 2 dụng cụ là cân và thước. Hàng tháng, bà mẹ cân trẻ và đo chiều cao vào một ngày nhất định, trước lúc ăn hoặc sau ăn để có số liệu chính xác (chú ý chỉ mặc quần áo mỏng hoặc trừ quần áo). Với trẻ dưới 24 tháng tuổi đo chiều dài nằm và từ 24 tháng tuổi trở lên đo chiều cao đứng. Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khoẻ mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3.000gam (3kg).

Nếu cân nặng dưới 2.500 gam (2,5kg) thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai (đẻ đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2.500 gam). Do vậy, điều quan trọng nhất bà mẹ phải tự nhận thấy con mình đang phát triển bình thường, hay phát triển lệch một trong 2 chỉ số về cân nặng hay chiều cao, từ đó đưa ra chế độ ăn phù hợp với nhu cầu phát triển để dự phòng sớm thừa cân – béo phì.

Thừa cân béo phì ở trẻ ngày càng gia tăng.

Thừa cân béo phì ở trẻ ngày càng gia tăng.

Sự phát triển bình thường về cân nặng của trẻ

Một trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường khi ăn đủ nhu cầu sẽ tăng cân hàng tháng. Ví dụ: Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh trung bình khoảng 3.000 gam (3kg); 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh tăng cân từ 1.000-1.200g/tháng; 3 tháng tiếp theo tăng cân từ 500-600g/tháng; 6 tháng tiếp theo chỉ tăng cân từ 300-400g/tháng, khi 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg). Trẻ từ 2-10 tuổi cân nặng tăng trung bình 2,4 kg/năm và có thể tính cân nặng của trẻ theo công thức sau:

Xn = 9,5 kg + 2,4 kg x ( N-1)

(Trong đó: Xn là cân nặng hiện tại của trẻ (kg); 9,5 là cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi; 2,4 là cân nặng tăng trung bình trong 1 năm; N là số tuổi của trẻtính theo năm).

Như vậy, với trẻ 1 tuổi thì cân nặng là:

9,5 kg + 2,4 kg x ( N-1) = 9,5 + 2,4 kg x (1-1) = 9,5kg

Với trẻ 2 tuổi thì cân nặng là:

9,5kg + 2,4kg x (2-1) = 9,5kg + 2,4kg = 11,9kg

Sự phát triển bình thường về chiều cao của trẻ

Chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh khoảng 50cm, 3 tháng đầu trẻ tăng từ 3-4,5cm/tháng, 3 tháng tiếp theo tăng từ 2-2,5cm/tháng, 3 tháng tiếp tăng 2cm/tháng, những tháng tiếp theo tăng từ 1-1,5cm. Khi trẻ 1 tuổi có chiều dài gấp 1,5 lần lúc mới sinh (75cm), trẻ 2 tuổi chiều cao là 86-87cm (bằng 1/2 chiều cao người trưởng thành), trẻ 3 tuổi có chiều cao là 95-96cm, trẻ từ 4 – 10 tuổi chiều cao tăng trung bình 6,2cm/năm.

Chiều cao trung bình của trẻ từ 2 tuổi có thể áp dụng công thức sau:

Xc = 95,5 cm + 6,2 cm x (N-3)

(Trong đó: Xc là chiều cao nên có của trẻ (cm); 95,5 là chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi; 6,2 là chiều cao tăng trung bình trong 1 năm; N là số tuổi của trẻtính theo năm)

Ví dụ: Chiều cao trung bình của trẻ từ 4 tuổi có thể áp dụng công thức sau:

Xc = 95,5 cm + 6,2 cm x (N-3)

Xc là chiều cao nên có của trẻ (cm)

95,5 là chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi

6,2 là chiều cao tăng trung bình trong 1 năm

N là số tuổi của trẻ  (tính theo năm)

Ví dụ với trẻ 4 tuổi thì chiều cao là:

95,5 cm + 6,2 cm x (4-3) = 95,5 cm + 6,2 cm x 1 = 101,7 cm

Cách phát hiện sớm trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở cộng đồng?

Biện pháp đơn giản để nhận biết được trẻ phát triển bình thường hay có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bằng cách theo dõi diễn biến cân nặng và chiều cao bằng biểu đồ phát triển. Sau mỗi lần cân trẻ, số cân nặng của trẻ chấm lên biểu đồ tăng trưởng ta có một điểm tương ứng với tháng tuổi của trẻ, nối điểm cân nặng vừa chấm với điểm cân nặng tháng trước, cứ liên tục như vậy sẽ có được được “Con đường sức khỏe” của trẻ.

– Hàng tháng trẻ tăng cân đều đặn đó là dấu hiệu quan trọng của một đứa trẻ khoẻ mạnh, phát triển bình thường.

– Không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khoẻ và nuôi dưỡng chưa tốt (nguy cơ bị suy dinh dưỡng).

Làm thế nào để phát hiện trẻ béo phì?

Đối với trẻ dưới 5 tuổi:

– Trẻ được coi là đã bị thừa cân khi chỉ số cân nặng theo chiều cao hiện đã vượt quá 2 độ lệch chuẩn (SD) nhưng chưa vượt qúa 3 SD.

– Trẻ bị béo phì khi có chỉ số cân nặng so với chiều cao vượt quá 3 SD.

Đối với trẻ trên 5 tuổi (6-19 tuổi):

– Trẻ coi bị thừa cân khi có BMI theo tuổi vượt quá 2 SD nhưng chưa vượt vượt quá 3 SD (2SD < BMI theo tuổi ≤3 SD);

– Trẻ được coi là béo phì khi BMI theo tuổi vượt quá 3 SD (3 SD < BMI theo tuổi).

Cần chú ý: khi trẻ có BMI theo tuổi đã vượt quá 1 SD và chưa vượt quá 2 SD (1SD

Để xác định trẻ béo phì, bà mẹ cần phải biết chính xác cân nặng, chiều cao của trẻ, sau đó dựa vào bảng Z-score cân nặng/chiều cao theo tuổi và BMI theo tuổi của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 để đánh giá theo ngưỡng phân loại trên.

Bạn có thể tham khảo bảng phân loại tình trạng của trẻ gái dựa vào BMI vủa WHO-2007, bạn muốn biết chi tiết hay vào trang web của Viện Dinh dưỡng Quốc gia:

http://viendinhduong.vn/FileUpload/Documents/01_bmifa_boys_5_19years.pdf

PHÂN LOẠI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

CỦA TRẺ GÁI 5-19 TUỔI DỰA VÀO BMI (WHO-2007)

Năm:

Tháng

Tháng

-3 SD

-2 SD

-1 SD

TB

-1 SD

2 SD

3 SD

5:01

61

11,8

12,7

13,9

15,2

16,9

18,9

21,3

5:02

62

11,8

12,7

13,9

15,2

16,9

18,9

21,4

5:03

63

11,8

12,7

13,9

15,2

16,9

18,9

21,5

5:04

64

11,8

12,7

13,9

15,2

16,9

18,9

21,5

5:05

65

11,7

12,7

13,9

15,2

16,9

19,0

21,6

5:06

66

11,7

12,7

13,9

15,2

16,9

19,0

21,7

5:07

67

11,7

12,7

13,9

15,2

16,9

19,0

21,7

5:08

68

11,7

12,7

13,9

15,3

17,0

19,1

21,8

5:09

69

11,7

12,7

13,9

15,3

17,0

19,1

21,9

5:10

70

11,7

12,7

13,9

15,3

17,0

19,1

22,0

 

 

ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

]]>
Người Việt “uống chơi” gần 5 tỷ lít nước ngọt mỗi năm http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-viet-uong-choi-gan-5-ty-lit-nuoc-ngot-moi-nam-10428/ Wed, 25 Jul 2018 07:02:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-viet-uong-choi-gan-5-ty-lit-nuoc-ngot-moi-nam-10428/ [...]]]>

Sáng ngày 22/6, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức hội thảo công bố các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường để phòng chống bệnh không lây nhiễm.

Người Việt tiêu thụ đường gần gấp đôi khuyến cáo của WHO

Tại hội thảo, TS Trương Đình Bắc- Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đưa ra những thông tin đáng báo động về tình trạng sử dụng đồ uống có đường đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam: Hiện người Việt tiêu thụ gần 5 tỷ lít nước ngọt trong mỗi năm ( dự kiến năm 2018 tăng lên hơn 5 tỷ lít nước ngọt), tỷ lệ tiêu thụ theo đầu người đã tăng lên nhanh chóng, gấp 7 lần trong 15 năm qua, mạnh nhất là trà uống sẵn và nước có ga, đồ uống thể thao, nước tăng lực và cuối cùng là nước ép trái cây.

TS Bắc cũng đưa ra khuyến cáo của WHO, lượng đường tự do bao gồm các loại đường đơn, đường đôi được bổ sung vào thực phẩm và đồ uống hoặc đường tự nhiên có trong mật ong, si rô, nước ép trái cây và nước trái cây cô đặc… trong chế độ ăn của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống dưới 5% năng lượng trong một ngày để có các lợi ích tăng thêm về sức khỏe.

Theo đó, đối với một chế độ ăn uống trung bình hằng ngày có chứa 2000 kcal, 10% tổng lượng calo sẽ tương đương với khoảng 50g đường tự do hoặc khoảng 12,5 muỗng cà phê. Để có thêm lợi ích sức khỏe, nên giảm tiêu thụ lượng đường này xuống dưới 5% tổng lượng calo mỗi ngày, tương đương với khoảng 25gam đường tự do hoặc khoảng 6 muỗng cà phê.

Tại Việt Nam, hiện trung bình một người Việt tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa là 50g một ngày và cao gần gấp đôi so với mức nên tiêu thụ mỗi ngày và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ là dưới 25g một ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

 

Việt Nam tiêu thụ gần 5 tỷ lít nước ngọt mỗi năm

Một điều tra về mức sống của hộ gia đình ở Việt Nam năm 2014 cho thấy gần 63% số hộ gia đình có tiêu dùng nước giải khát, trong khi nếu một ngày một đứa trẻ chỉ uống 1 lon hoặc chai đồ uống có đường thì cũng đã tiêu thụ lượng đường tự do vượt quá ngưỡng khuyến cáo rất nhiều (Một lon nước ngọt phổ biến hiện nay có khoảng 36g đường tự do) Trên 57,2 % người có thói quen uống nước ngọt có ga ít nhất từ 3-4 lần/ tuần; 13% nam giới có nhu cầu uống nước ngọt có ga mỗi ngày. Đối với học sinh, điều tra của Trường ĐH Y tế công cộng tại 2 trường THPT trên địa bàn Hà Nội vùng ngoại thành và nội thành cho thấy, mức độ thường xuyên uống nước ngọt cao nhất là 1-2 lần/ tuần,học sinh nam tiêu thụ nhiều hơn nữ, Học sinh ngoại thành tiêu thụ nhiều nước ngọt hơn nội thành.

“Đồ uống có đường có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn, nhất là các đồ nướng, rán. Tuy nhiên, đồ uống có đường sẽ dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa, là nguy cơ cho các bệnh không lây nhiễm như thùa cân, béo phì, tăng huyết áp, loãng xương, những biến chứng nặng nề là tim mạch, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay, chiếm tới 33% trong tổng số 73% nguyên nhân tử vong hàng năm”- TS Trương Đình Bắc nói.

Hệ lụy của lạm dụng đồ uống có đường đến sức khỏe

Tại hội thảo, đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh, tiêu thụ quá nhiều đường là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh béo phì và tiểu đường của trẻ. Thừa cân và béo phì ở trẻ em là một trong những thách thức không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng của thế kỷ 21. Ước tính trên 41 triệu trẻ em trên thế giới bị thừa cân béo phì. Trẻ bị béo phì đối mặt với nhiều nguy cơ về bệnh tật. Béo phì gây tiểu đường và bệnh tim mạch, tăng huyết áp.

Tại Việt Nam, theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới cho thấy, trong những năm gần đây, tỷ lệ thừa cân béo phì đã gia tăng đáng kể tại Việt Nam. Thừa cân tăng tù 10,2% năm 2002 lên 18,3% năm 2016, tương đương với mức tăng 68%. Độ tuổi từ 5-19 tuổi ở cả hai giới có mức tăng cao hơn, từ 2,6% năm 2002 lên 9,7% vào năm 2016.

Hiện tỷ lệ người trưởng thành ở nước ta bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Đáng chú ý là tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì tăng nhanh từ 0,6% năm 2000 lên khoảng 6% hiện nay. Cá biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì chiếm hơn 10%.

Trước thực trạng gia tăng bệnh tật do tiêu thụ nhiều đồ uống có đường, TS Jun Nakagawa, Phó trưởng đại diện tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam khuyến cáo: Để giảm mức tiêu thụ quá nhiều đường và ngăn nạn dịch béo phì, tiểu đường, Việt Nam cần đánh thuế đồ uống có đường. Đây là biện pháp hiệu quả nhằm giảm tiêu thụ đường. Bằng chứng cho thấy đánh thuế vào đồ uống có đường làm tăng giá đồ uống lên 20% sẽ đem lại kết quả giảm lượng tiêu thụ khoảng 20%.

Bên cạnh đó cần hạn chế quảng cáo đồ uống có đường cho trẻ em, giáo dục nâng cao nhận thức về ảnh hưởng có hại của việc tiêu thụ đồ uống có đường, giúp làm thay đổi thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường Hiện nay trên thế giới đã có hơn 40 quốc gia đã áp dụng biện pháp đánh thuế đồ uống có đường, trong đó ở khu vực Đông Nam Á, có Lào và Campuchia đã thực hiện biện pháp này.

Thái Bình

]]>
Người bị cholesterol máu cao nên ăn gì http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-bi-cholesterol-mau-cao-nen-an-gi-5888/ Sat, 21 Jul 2018 02:41:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-bi-cholesterol-mau-cao-nen-an-gi-5888/ [...]]]>

Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong điều trị hạ cholesterol máu để ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Nguyên tắc là giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để giảm cân theo chỉ số khối cơ thể BMI nếu có thừa cân, béo phì.

Giảm năng lượng của khẩu phần ăn từng bước một

Mỗi tuần giảm khoảng 300 kcal so với khẩu phần ăn cho đến khi đạt được năng lượng tương ứng với mức BMI. Cần theo dõi cân nặng và BMI để điều chỉnh tổng lượng calo hàng tháng hoặc hàng quý để phòng giảm cân quá nhanh hoặc quá nhiều.

Giảm lượng chất béo

Tuỳ theo BMI, chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng. Tỷ lệ chất béo no chiếm =1/3 tổng số chất béo. Dùng dầu lạc, dầu olive, dầu đỗ tương thay cho mỡ và nên ăn các hạt có dầu như vừng, lạc, hạt dẻ, hạt bí ngô để cung cấp acid béo không no có nhiều nối đôi omega 3, omega 6. Nếu có điều kiện nên bổ sung dầu cá thiên nhiên vì chứa nhiều axít béo không no. Loại bỏ các thức ăn nhiều axít béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt.

Giảm lượng cholesterol ăn vào xuống dưới 250 mg/ngày

Không ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như óc, bầu dục lợn, trứng gà toàn phần, gan lợn, gan gà. Lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol, nhưng lại có nhiều lecithin là một chất điều hoà chuyển hoá cholesterol trong cơ thể. Do đó, ở những người có cholesterol máu cao, không nhất thiết kiêng hẳn trứng mà chỉ nên ăn trứng 1-2 lần mỗi tuần.

Tăng lượng đạm (protein)

Sử dụng thịt ít béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt lợn thăn, nên dùng cá, đậu đỗ. Nên ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu tương: sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương, sữa chua đậu tương… Thực phẩm làm từ đậu tương chứa nhiều estrogen thực vật và isoflavon làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và triglycerid.

Bớt lượng đạm giàu mỡ như thịt nửa nạc nửa mỡ, thịt chân giò… Lượng protein chiếm khoảng 12-20% tổng năng lượng, bao gồm đạm động vật và đạm thực vật.

Hạn chế đường, mật

Tối đa chỉ nên 10-20 g mỗi ngày.

Sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ

Nên ăn gạo lứt, hoặc giã dối để cung cấp thêm chất xơ góp phần đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài.

Ăn nhiều rau quả

500 mỗi ngày để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ.

Các thực phẩm chính chọn lựa đưa vào khẩu phần ăn nhằm chống tác dụng ôxy hoá độc hại của các gốc tự do như thức ăn giàu vitamin E: giá đỗ, dầu thực vật, dầu gấc, các sản phẩm chế biến từ gấc; thức ăn giàu beta-caroten: cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chín, xoài, cá loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau giền, rau mồng tơi, rau cải soong…; thức ăn giàu vitamin C: các loại rau quả nói chung; thức ăn giàu selen: rau ngót, rau muống, rau cải bắp…

Một số thành phần đặc biệt của thức ăn cũng có tác dụng chống ôxy hoá như uống nước chè xanh hàng ngày có thể giảm 44-58% nguy cơ bệnh mạch vành tim. Tác dụng có lợi cho sức khoẻ do flvonoid, một loại chất chống ôxy hoá có trong các loại chè.

Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày cũng là một yếu tố quan trọng có tác dụng tích cực đối với sức khoẻ.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm
Viện Dinh dưỡng Quốc gia

]]>
Thực đơn mẫu cho phái đẹp bị thừa cân béo phì http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-mau-cho-phai-dep-bi-thua-can-beo-phi-5880/ Sat, 21 Jul 2018 02:40:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-mau-cho-phai-dep-bi-thua-can-beo-phi-5880/ [...]]]>

Bữa sáng:

Một bát phở bò: 150 g bánh phở, 40 g thịt bò, 1 quả chuối tiêu loại vừa.

Bữa trưa:

2 lưng bát cơm vơi gồm: cá biển kho 80 g, đậu phụ luộc 1 bìa nhỏ 60 g, rau muống luộc một bát con đầy, 1 quả cam to (150-200 g).

Bữa tối

2 lưng bát cơm vơi gồm: thịt gà luộc 50 g, giá xào thịt bò (50 g giá, 20 g thịt bò), bí xanh luộc- 1 bát đầy 300 g, một nửa quá dứa, dầu thực vật 10 ml cả ngày.

Có thể thay thế:

40 g thịt lợn = 40 g cá, tôm, lươn hoặc 50 g giò, 1 quả trứng, 60 g pate, 60 g tiết lợn luộc, 60 g nhộng, 180 ml sữa bò tươi, 200 g sữa chua, 25 g sữa bột toàn phần, 20 g sữa bột tách béo, 60 g đậu phụ, 230 ml sữa đậu nành không đường.

60 g bánh phở tương đương 1/3 bát cơm đầy hoặc 1 chiếc bánh mì to, 80 g bún, 30 g mì sợi, 1/4 lạng miến, 1 bắp ngô nếp to, 70 g khoai lang hoặc khoai sọ, 100 g khoai tây, 50 g sắn củ…

Nếu muốn ăn quả chín phải bớt cơm. Cụ thể, 1/3 bát cơm cung cấp năng lượng tương đương 4 múi bưởi to, 2 quả cam to, 10 quả chôm chôm, 2 quả chuối tây to, 2 quả chuối tiêu to, 800 g dưa hấu, một nửa quả dừa, 1 quả hồng đỏ to hoặc 3 quả hồng ngâm to, 5 múi mít dai, một nửa quả na, 250 g đu đủ chín.

Xem thêm: Bài tập 5 phút giảm vòng eo nhanh

Bàii tập 5 phút giảm eo nhanh

Bàii tập 5 phút giảm eo nhanh

Hà An

]]>
Gà sốt cà chua – món ngon ít calo cho người thừa cân http://tapchisuckhoedoisong.com/ga-sot-ca-chua-mon-ngon-it-calo-cho-nguoi-thua-can-5860/ Sat, 21 Jul 2018 02:38:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ga-sot-ca-chua-mon-ngon-it-calo-cho-nguoi-thua-can-5860/ [...]]]>

Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt hướng dẫn chế biến món gà sốt cà chua như sau:

Nguyên liệu:

– Thịt đùi gà nạc 200 g.
– Cà chua 2 trái vừa.
– Củ hành tây 1 củ.
– Tỏi băm 1 muỗng súp.
– Hành ngò, dầu, đường, tiêu, nước mắm… mỗi thứ một ít.

ga-sot-ca-chua-mon-ngon-it-calo-cho-nguoi-thua-can

Gà sốt cà chua.

Cách làm:

– Thịt gà rửa sạch, bỏ da, để nguyên đùi hoặc xắt miếng vuông nhỏ.
– Cà chua bỏ hột băm nhuyễn.
– Củ hành tây lột vỏ, xắt hạt lựu nhỏ.
– Hành, ngò lặt rửa sạch, xắt nhỏ.
– Bắc chảo dầu nóng để xào hành tây và thịt gà. Chờ cho thịt chín nêm chút nước mắm, đường vừa ăn, trút ra.
– Bắc chảo dầu nóng phi tỏi băm thơm, cho cà chua vào xào đều để làm sốt.
– Cho thịt gà, hành vào chảo sốt cà trộn đều, trút ra đĩa, rắc ngò lên trên.

Lưu ý: Trong quá trình chế biến nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, dùng càng ít dầu càng tốt.

Thi Trân

]]>
Phụ gia thực phẩm làm tăng bệnh viêm đại tràng, béo phì và chuyển hóa http://tapchisuckhoedoisong.com/phu-gia-thuc-pham-lam-tang-benh-viem-dai-trang-beo-phi-va-chuyen-hoa-5686/ Thu, 19 Jul 2018 14:52:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phu-gia-thuc-pham-lam-tang-benh-viem-dai-trang-beo-phi-va-chuyen-hoa-5686/ [...]]]>

Tạp chí Nature của Mỹ công bố nghiên cứu của nhóm chuyên gia ở Viện nghiên cứu Y sinh thuộc ĐH Georgia Mỹ (GSU) phát hiện thấy phụ gia thực phẩm, đặc biệt là các chất nhũ hóa (emulsifiers) được bổ sung khá phổ biến vào thực phẩm để tăng hương vị, màu sắc và kéo dài thời gian sử dụng có thể làm thay đổi thành phần và phân bố các loại vi sinh vật đường ruột, làm tăng nhóm bệnh viêm đường ruột và hội chứng chuyển hóa. Bệnh viêm đường ruột (IBD) gồm cả bệnh Crohn, viêm loét đại tràng. Còn hội chứng chuyển hóa là nhóm các loại bệnh liên quan đến béo phì, thủ phạm dẫn đến bệnh tiểu đường týp 2 bệnh tim mạch và bệnh gan. Cả hai nhóm bệnh này có tỷ lệ tăng mạnh từ giữa thế kỷ 20.

 

Phụ gia thực phẩm, đặc biệt là các chất nhũ hóa (emulsifiers) được bổ sung khá phổ biến vào thực phẩm để tăng hương vị, màu sắc và kéo dài thời gian sử dụng

Phụ gia thực phẩm, đặc biệt là các chất nhũ hóa (emulsifiers) được bổ sung khá phổ biến vào thực phẩm để tăng hương vị, màu sắc và kéo dài thời gian sử dụng

 

Thuật ngữ gut microbiota (Hệ vi sinh vật ruột) đề cập đến cộng đồng trên một nghìn tỷ khuẩn khác nhau sống trong đường ruột con người, thủ phạm gây ra hai nhóm bệnh nói trên. Theo tiến sĩ Benoit Chassaing, trưởng nhóm nghiên cứu ở GSU, sự gia tăng các chất phụ gia thực phẩm trong những năm gần đây đã làm thay đổi cấu trúc vi khuẩn đường ruột. Ngoài cái lợi ai cũng biết thì chính các chất nhũ hóa này đã làm thay đổi vị trí sinh sống trên các tế bào biểu mô, gia tăng nhóm bệnh viêm nhiễm cho con người.

 

Các chất phụ gia được sử dụng cho các loại bánh kẹo, nước ngọt, bim bim để có màu sắc đẹp, bảo quản được lâu

Các chất phụ gia được sử dụng cho các loại bánh kẹo, nước ngọt, bim bim để có màu sắc đẹp, bảo quản được lâu

 

Kết luận của GSU dựa vào nghiên cứu trên chuột. Các nhà khoa học đã cho chuột chuyển gen ăn hai chất nhũ hóa thường được dùng trong thực phẩm là polysorbate 80 và carboxymethylcellulsose ở liều có thể phát hiện thấy biến chứng. Kết quả, các chất nhũ hóa này làm thay đổi thành phần hệ sinh vật đường ruột rất nhanh, làm tăng quá trình tiền viêm nhiễm. Vi sinh vật thay đổi tuy làm tăng khả năng tiêu hóa nhưng nó lại thâm nhập sâu hơn trong lớp nhầy đường ruột, gần các biểu mô hơn là ở những vị trí chùng cần có mặt. Sự thay đổi này làm cho vi khuẩn có nhiều flagellin và lipopolysaccharide, gây kích hoạt biểu hiện gen, và cuối cùng phát sinh viêm nhiễm. Qua thử nghiệm, những thay đổi về vi khuẩn đã làm gia tăng bệnh viêm đại tràng mạn tính ở chuột do hệ thống miễn dịch bất thường của cơ thể chúng gây ra. Ngay ở loài chuột có hệ thống miễn dịch bình thường, các chất nhũ hóa cũng có thể làm tăng bệnh viêm đường ruột ở thể nhẹ và hội chứng chuyển hóa, béo phì tăng đường huyết và phát sinh hiện tượng kháng insulin.

 

tác hại của phụ gia thực phẩm

 

Hiện nay nhóm nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các chất phụ gia ở con người. Nếu kết quả giống nhau thì chất phụ gia chính là thủ phạm gây ra hàng loạt căn bệnh nan y, kể cả đại dịch béo phì và các chứng bệnh viêm nhiễm liên quan đến nhóm bệnh IBD mãn tính. Trong khi chờ kết quả chính thức, các nhà khoa học khuyến cáo mọi người nên hạn chế, tránh ăn thực phẩm có quá nhiều chất phụ gia, bảo quản đồng thời các cơ quan chức năng cần có những quy định cụ thể trong việc sử dụng các chất phụ gia trong thực phẩm để hạn chế những căn bệnh nan y do các loại hóa chất này gây ra cho con người.

Khắc Nam (Theo Medicalxpress)

]]>