bệnh xương khớp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 25 Sep 2018 15:18:58 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh xương khớp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Phòng bệnh xương khớp lúc chuyển mùa http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-xuong-khop-luc-chuyen-mua-16133/ Tue, 25 Sep 2018 15:18:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-xuong-khop-luc-chuyen-mua-16133/ [...]]]>

Nên làm gì để phòng bệnh xương khớp lúc chuyển mùa cho NCT?

Chuyển mùa, bệnh xương khớp dễ tái phát

Thời tiết chuyển mùa làm cho một số bệnh xuất hiện hoặc tái phát. Hiện tượng này gần như là yếu tố đặc trưng của khí hậu nước ta gây tác động xấu đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính liên quan đến thay đổi thời tiết, trong đó NCT chịu ảnh hưởng xấu về sức khỏe là không nhỏ. Bởi vì, chuyển mùa từ nóng sang lạnh, ẩm ướt, mưa nhiều, gió mùa, áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là độ ẩm trong không khí tăng cao, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng để thích nghi với thời tiết bằng cách co các mạch máu ngoại vi, từ đó làm giảm tưới máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, xương, khớp. Các hiện tượng phản ứng lại của cơ thể ở NCT sẽ nên gây ra các biểu hiện như: đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.

Phòng bệnh xương khớp lúc chuyển mùa

Mặt khác các tế bào sụn khớp ở người cao tuổi tổng hợp rất ít protein và collagen. Điều này làm suy giảm độ bền cũng như khả năng tái tạo của sụn khớp. Khi tế bào sụn già không khôi phục được một cách nhanh chóng, các vết nứt sẽ xuất hiện ở vùng đáy sụn, thương tổn ban đầu xuất hiện và dần dần tiến triển thành thoái hóa khớp. Thêm vào đó, các sợi collagen type II trong sụn khớp trở nên mảnh, nhỏ hơn, lỏng lẻo và xoắn vặn gây thoái hóa chất nền sụn khớp. Khi sụn khớp bị phá vỡ, gân và dây chằng căng ra, xương chà xát với nhau gây nên những cơn đau nhức và giảm chức năng vận động. Ở trường hợp thoái hóa khớp nặng, các đầu xương lồi ra (mọc gai xương) chạm vào nhau, có khi chèn ép dây thần kinh và có thể gặp nguy cơ tàn phế suốt đời. Các triệu chứng xảy ra từng đợt nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị, về lâu dài sẽ gây đau đớn, thậm chí tàn phế ảnh hưởng trực tiếp đến lao động và sinh hoạt hàng ngày.

Phòng bệnh xương khớp lúc chuyển mùaThương tổn ban đầu xuất hiện và dần dần tiến triển thành thoái hóa khớp

Theo thống kê của ngành xương khớp, có khoảng 50% số bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về cơ xương khớp và 50% số bệnh nhân mới đượcphát hiện. Đáng kể có 20% số bệnh nhân đến khám và điều trị tại các khoa xương khớp trong tình trạng bệnh nặng kèm biến chứng phải nhập viện có liên quan mật thiết đến thời tiết chuyển mùa. Vì vậy, các tác giả cho rằng thời tiết giao mùa chính là thời điểm thuận lợi để bệnh xương khớp tiến triển nặng hơn và cũng là yếu tố thuận lợi để tái phát bệnh khớp.

20% số bệnh nhân đến khám và điều trị trong tình trạng bệnh nặng có liên quan mật thiết đến thời tiết chuyển mùa.

 

Dù ít có khả năng gây tử vong, nhưng bệnh cơ xương khớp nếu không được điều trị sẽ để lại những di chứng vô cùng nặng nề với người bệnh. Nó làm giảm hoặc mất đi khả năng vận động, lao động bình thường của người bệnh, ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt, kéo chất lượng cuộc sống đi xuống một cách không phanh…

Những bệnh về xương khớp có liên quan đến chuyển mùa

Ở NCT có vô số bệnh hoặc là mạn tính hoặc mới xuất hiện, trong đó các bệnh về xương khớp như: thoái hóa khớp cột sống cổ, khớp vai, thoái hóa cột sống lưng, thắt lưng, thoái hóa khớp gối, khớp bàn tay, bàn chân hoặc thoát vị đĩa đệm (lồi đĩa đệm) gây nên bệnh cấp tính hoặc mạn tính. Ngoài ra, NCT còn có thể mắc bệnh loãng xương (nhất là phái nữ), bệnh  gút (chủ yếu ở phái nam). Đáng lo ngại nhất là bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng gây lồi đĩa đệm, nếu cấp tính sẽ đau thắt lưng gây ra hiện tượng khó nằm, khó ngồi (nằm đau, ngồi cũng đau), khó ngủ. Khi bị lồi đĩa đệm mạn tính sẽ bị chèn ép gây đau thần kinh tọa làm cho người bệnh vô cùng vất vả, đau đớn, nguy hiểm hơn có thể gây tàn phế (teo các cơ bắp chân, liệt…). Bên cạnh thoái hóa cột sống thắt lưng, NCT có thể bị thoái hóa khớp gối gây không ít khó khăn trong cuộc sống của họ. Đây là bệnh thường hay xuất hiện nhất, đặc biệt là lúc giao mùa làm cho người bệnh khốn khổ vì căn bệnh đó (đau, sưng nề, vận động khớp gối khó khăn do cứng khớp, nhất là các vận động gấp, duỗi cẳng chân, lúc lên hoặc xuống cầu thang).

Hoặc, một số NCT khi chuyển mùa, tự nhiên lúc ngủ dậy không vận động được khớp cổ tay, khó vận động khớp bàn ngón tay, khớp gối, cổ chân và  khó thực hiện được các động tác nhỏ như đi lại, đánh răng, cầm bát đũa do khô khớp gây cứng khớp. Một số trường hợp nct mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, khi chuyển mùa khớp viêm, sưng đau ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và đi lại của người bệnh. Bệnh gút có thể gặp ở một số NCT do lâm bệnh từ lúc trai trẻ kéo dài cho đến khi có tuổi hoặc không được chữa trị đúng hoặc chữa trị nhưng không khỏi hẳn và bệnh hay tái phát. Mắc bệnh gút hoặc bệnh gút tái phát khi đã có tuổi rất dễ nhầm với thoái hoá khớp hoặc viêm khớp dạng thấp vì đây là ba căn bệnh có thể gặp ở NCT. Bệnh gút, ngoài việc không kiêng khem đúng mức, chuyển mùa bệnh cũng rất dễ tái phát. Khi bệnh gút tái phát gây đau đớn nhất là bệnh thường đau tăng lên về ban đêm làm cho người bệnh mất ngủ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Nguyên tắc phòng bệnh

Khi bị đau nhức xương khớp, nhất là lúc giao mùa NCT nên đi khám bệnh, tốt nhất là khám chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, tránh để xảy ra biến chứng.

Phòng bệnh xương khớp lúc chuyển mùaHàng ngày nên vận động cơ thể, nhất là xoa bóp các khớp

Hàng ngày nên vận động cơ thể, nhất là xoa bóp các khớp thắt lựng, khớp gối, cổ tay bàn tay, cổ chân. Tốt nhất là xoa bóp có dầu hoặc các thuốc kem như dầu tràm, dầu gió, thuốc Deepheat, Fendel… Nếu bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, muốn tập vận động nên theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa khớp. Những ngày lạnh, mưa, ẩm ướt không nên ra khỏi nhà và không nên tắm, rửa nước lạnh.

Cần giữ ấm cho cơ thể nhất là các khớp gối, cổ chân, bàn chân, bàn tay.  Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm các việc nặng, tránh ngồi lâu một vị trí (nhất là thoái hóa cột sống thắt lưng, cột sống cổ), tránh ngồi xổm (thoái hóa cột sống thắt lưng). Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý (chú ý bổ sung đầy đủ protein và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D và ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như: sữa, chế phẩm từ đậu, tránh ăn các thực phẩm kích thích, đông lạnh).

TTƯT.PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

]]>
Trị bệnh xương khớp: Hiệu quả cần đi đôi an toàn! http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-benh-xuong-khop-hieu-qua-can-di-doi-an-toan-14902/ Wed, 08 Aug 2018 16:28:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-benh-xuong-khop-hieu-qua-can-di-doi-an-toan-14902/ [...]]]>

PGS-TS-BS Nguyễn Vĩnh Ngọc

Không nên lạm dụng thuốc giảm đau!

Với mục đích điều trị an toàn, hiệu quả lâu dài, người bệnh xương khớp được khuyến cáo tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau dài ngày hay những sản phẩm không rõ nguồn gốc, chưa có nghiên cứu, kiểm chứng lâm sàng về tác dụng cho xương khớp.

Thực tế tình trạng khám chữa bệnh cho thấy, việc lạm dụng nhóm thuốc giảm đau kháng viêm trong điều trị bệnh xương khớp hiện này là khá phổ biến. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Oxford (Mỹ) đã chỉ ra, có 60% người bệnh xương khớp tự ý dùng thuốc bổ sung hoặc thay thế mà không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Còn tại Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai thì con số này lên đến 75%.

Việc tự ý sử dụng những loại thuốc này trong thời gian dài và liều cao khiến bệnh nhân xương khớp có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng khôn lường lên hệ tim mạch, hệ tiêu hóa gây viêm loét, chảy máu dạ dày, thậm chí mục xương… Hơn thế nữa, giảm đau một cách bừa bãi càng khiến việc điều trị bệnh xương khớp càng khó khăn, tốn kém và kéo dài hơn.

Mối liên hệ mật thiết giữa sụn và xương dưới sụn trong các bệnh lý xương khớp

Trong quá trình điều trị bệnh xương khớp, bên cạnh việc điều trị triệu chứng (nhằm cải thiện triệu chứng viêm, giảm đau, tăng khả năng vận động), việc điều trị cơ bản đóng vai trò quan trọng, nhằm làm chậm diễn tiến tự nhiên của bệnh. Theo đó, phương pháp này tập trung ngăn chặn, làm chậm quá trình thoái hóa, hư tổn của sụn khớp và xương dưới sụn.

Dưỡng chất PEPTAN (có trong JEX Max) có khả năng tác động đặc biệt đến sụn và xương dưới sụn, giúp giảm đau, cải thiện các bệnh lý xương khớp hiệu quả, an toàn

Sụn và xương dưới sụn là những vị trí tổn thương đặc trưng của tình trạng xương khớp thoái hóa. Khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì, thậm chí trơ ra đầu xương dưới sụn. Đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm. Nếu các tổn thương tại sụn khớp và xương dưới sụn không được xử lý sớm, tình trạng viêm sẽ nhanh chóng nặng lên và lan rộng, gây đau, sưng tấy, làm hạn chế khả năng vận động, sinh hoạt.

Vì vậy, người bệnh cần có ý thức chăm sóc và bảo vệ từ sớm cho sụn và cả vùng xương dưới sụn bằng các phương pháp an toàn, khoa học nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của gai xương, biến dạng khớp, dính khớp…

Bảo vệ khớp toàn diện bằng dưỡng chất sinh học thế hệ mới

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã có bước tiến quan trọng trong việc trì hoãn, giảm nhẹ bệnh xương khớp khi phát minh ra dưỡng chất sinh học PEPTAN chuyên biệt cho xương khớp. PEPTAN được đánh giá cao bởi đặc tính an toàn, nguồn gốc hoàn toàn thiên nhiên, tính sinh học cao, tác động trúng đích đến sụn và xương dưới sụn. Nhờ vậy, dưỡng chất PEPTAN có thể sử dụng trong điều trị phối hợp, kéo dài mà không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến dạ dày, đảm bảo tính an toàn cho bệnh nhân xương khớp khi điều trị lâu dài.

PEPTAN là loại peptide cao cấp, chứa nhiều loại acid amin quý với độ tinh chiết cao mà không thể tìm thấy trong các loại protein khác. Các nghiên cứu cho thấy, hơn 90% thành phần của PEPTAN được tiêu hóa và hấp thụ trong vòng 12 giờ sau khi uống. PEPTAN nhanh chóng có mặt tại các mô liên kết, đẩy nhanh quá trình phục hồi mô sụn tại các khớp như làm tăng gấp 3,2 lần lượng Collagen tuýp 2 và 3,6 lần lượng Aggrecan. Bên cạnh đó, dưỡng chất sinh học thế hệ mới này còn kích thích tế bào tạo xương sản sinh xương mới, cạnh tranh với quá trình hủy cốt bào, làm gia tăng mật độ khoáng chất và độ bền của xương.

Một khi được chăm sóc tốt và điều trị đúng, người bệnh xương khớp mới có thể làm chậm diễn tiến bệnh, ngăn chặn các biến chứng, duy trì sức khỏe xương khớp và chất lượng cuộc sống dài lâu.

PGS-TS-BS Nguyễn Vĩnh Ngọc

(Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Hà Nội)

]]>
Thời tiết lạnh, ẩm thấp: Kè thủ của bệnh xương khớp http://tapchisuckhoedoisong.com/thoi-tiet-lanh-am-thap-ke-thu-cua-benh-xuong-khop-14607/ Wed, 08 Aug 2018 15:50:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thoi-tiet-lanh-am-thap-ke-thu-cua-benh-xuong-khop-14607/ [...]]]>

 

Bệnh đau xương khớp là một căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam do khí hậu nhiệt đới, ẩm thấp và áp suất không khí thường xuyên biến đổi. Biểu hiện của bệnh xương khớp có thể là đau nhức các khớp xương (ở đầu gối,ngón tay, khuỷu tay, vai, hông), đau mỏi toàn thân, tê buồn chân tay, đau cổ, đau vai gáy, đau lưng hoặc đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm. Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi thời tiết chuyển sang lạnh và ẩm ướt, đại đa số người bệnh lo lắng bệnh viêm khớp sẽ gây đau đớn hơn. Ba yếu tố ảnh hưởng đến sự đau tăng củabệnh xương khớp là Nhiệt độ, Độ ẩm và Áp suất khí quyển. Chúng tôi xin phân tích ảnh hưởng của 3 yếu trên đến bệnh xương khớp và phương pháp dự phòng vào mùa đông.

Bệnh đau xương khớp hay theo Y Học Cổ Truyền còn được gọi là bệnh Phong thấp hay Phong tê thấp.Theo tiếng Trung quốc, chứng Phong thấp được tạo nên bởi hai chữ tượng hình ‘风湿’ (phiên âm là Fēngshī), trong đấy chữ ‘风’ có nghĩa là ‘gió’ và chữ ‘湿’ có nghĩa là ‘ẩm thấp’. Bệnh liên quan đến xương khớp không chỉ xẩy ra đối với người già, người trung niên khi quá trình lão hóa đã bắt đầu màcòn xẩy ra đối người trẻ tuổi hơn, từ 30 đến 35, do đặc thù công việc như làm việc văn phòng, làm việc nhiều với máy tính, khuân vác nặng hoặc làm việc nơi ẩm thấp …;Nói chung, bệnh đau xương khớp có thể do 2 nguyên nhân:

Đau xương khớp do lão hóa, thoái hóa: Quá trình lão hóa có thể xuất hiệntừ 40-45 tuổi trở lên và thường đau một cách cục bộ ở một hoặc một vài khớp. Bệnh có thể xuất hiện ngay cả đối với những người có sức khỏe tốt. Thoái hóa khớp là hiện tượng hao mòn cơ học ở các khớp, đặc trưng bởi tình trạng thoái hóa các sụn khớp (tức sự thoái hóa của lớp mô bao ngoài đầu xương, là lớp mô giúp các khớp vận động dễ dàng hơn). Bệnh thoái hóa khớp thường liên quan đến quá trình lão hóa. Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển nhanh hơn nếu có một số chấn thương về xương khớp (như gãy xương, trật khớp, bong gân, tắc nghẽn khớp cột sống). Bệnh tiến triển trầm trọng hơn ở những người béo phì, suy cơ do ít vận động, mệt mỏi, căng cơ do tư thế ngồi hoặc tư thế làm việc không đúng, do trời lạnh, độ ẩm cao, trúng gió…

– Đau xương khớp do viêm: Bệnh có thể xẩy ra ở mọi lứa tuổi và thường đau ở nhiều khớp cùng một lúc. Các khớp có triệu chứng sưng đỏ, sưng tấy và đôi khi bệnh gây ra đau nhức toàn thân.

Tại sao trời lạnh dễ gây đau xương khớp?

Khi thời tiết thay đổi nhất là khi trời trở lạnh, người bệnh thường thấy đau nặng hơn, đau buốt hoặc đau nhức và đôi khi đau lan rộng ra. Cơn đau có thể gây ra sưng tấy đỏ ở các khớp hoặc đau tăng lên dần dần.Cơn đau có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.Theo Giáo sư Maxime Dougados, Trưởng khoa Xương khớp, Bệnh viện Cochin tại Paris, bên trong các khớp và gân tồn tại những ‘bộ thu’ (récepteur) về sự đau đớn và những ‘bộ thu’ nàyrất nhạy cảm với những thay đổi về nhiệt độ và áp suất khí quyển. Những nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp tại Bệnh viện Cochin cho thấy thời tiết lạnh ẩm ướt có tác động đáng kể đến bệnh xương khớp, đặc biệt khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 17 °C.

Như chúng ta biết, con người là động vật máu nóng, tức là ở trạng thái sức khỏe bình thường, nhiệt độ cơ thể của chúng ta luôn ổn định ở mức 37°C. Nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn mức này sẽ gây ra hiện tượng sốt. Đây là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, xảy ra khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công, và sẽ dẫn đến tình trạng tăng tốc độ tuần hoàn máu và tăng sinh các tế bào bạch cầu để chống lại các tác nhân xâm lược.

Ngược lại, khi nhiệt độ môi trường giảm, sự lưu thông máu bên trong các tế bào cơ bắp sẽ giảm theovà điều đó gây ra sự giảm độ đàn hồi của cơ bắp, thậm chí đôi khi gây cứng cơ. Vì vậy, khi một bộ phận cơ thể bị va chạm hoặc cử động sai, hệ dây chằng thần kinh bao quanh khớp dễ bị chèn ép và gây ra tắc nghẽn khớp. Hậu quả là có thể gây ra hiện tượng viêm nhiễm tại chỗ và có khi đi kèm theo là triệu chứng sưng, nóng và đau.

Ngoài ra, trời lạnh gây ra nhiều rối loạn lớn đối với cơ thể con người. Thời tiết thay đổi, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, chính là cơ hội thuận lợi làm khởi phát nhiều loại bệnh như xung huyết, nhiễm trùng, đau khớp, dị ứng. Hiện tượng này xảy ra do chúng ta không có khả năng tự bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự tấn công của các tác nhân bên ngoài môi trường. Nhìn chung, nguyên nhân chính gây ra các bệnh theo mùa là do sự thay đổi đột ngột của môi trường xung quanh, dẫn đến tình trạng rối loạn của cơ thể. Thêm vào đó là sự gia tăng độ ẩm và gió, sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể một cách đột ngột, nhất là tại các vị trí hở như đầu, cổ, họng, đường hô hấp trên (xoang), phổi, bụng,… , vì thế mà gây ra một loạt các rối loạn. Các rối loạn này xảy ra là do khi trời lạnh, các mao mạch bị co lại, làm giảm lượng máu cung cấp đến các cơ. Các tế bào cơ khi thiếu oxy sẽ co lại, bị viêm, trở nên co cứng và gây đau.Đây chính là nguyên nhân gây nên chứng vẹo cổ và chứng đau lưng khi trời lạnh.Bệnh tiến triển trầm trọng hơn có thể gây hạn chế vận động, thậm chí đi lại khó khăn. Vì vậy khi cơ thể bị đau nhức do trời lạnh, cần phải được điều trị sớm để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Về dự phòng, một yếu tố quan trọng là phải giữ ấm cơ thể.

Ảnh hưởng của áp suất khí quyển, độ ẩm:

Áp suất khí quyển là phép đo trọng lượng của không khí.Khi áp suất thấp, độ ẩm sẽ cao và trời sẽ có nhiều mây và mưa.Khi áp suất cao, không khí thường khô và trời đẹp.Khi áp suất khí quyển thay đổi, đặc biệt là áp thấp, chủ yếu là các khớp có độ linh động caobị ảnh hưởng. Thực ra, bộ xương con người được cấu trúc thành 3 bộ phận khác nhau: Phần xương khớp ví dụ như đầu gối, ngón tay, khuỷu tay, vai, hông được gọi là có độ linh động cao. Phần xương khớp có độ linh động thấp hay còn gọi là bán linh động, ví dụ như cột sống và cuối cùng là phần xương khớp cố định như xương sọ.Phần đầu các khớp được phủ một lớp mịn gọi là sụn. Để hạn chế lực ma sát trong quá trình vận động, hai phần sụn được cách nhau bằng một chất lỏng gọi là ‘dịch nhờn’, với chức năng chủ yếu là đệm giảm xóc và bôi trơn trong quá trình chuyển động của khớp.

Khi áp suất khí quyểngiảm kết hợp với luồng không khí lạnh, xương khớp sẽ bị đau nặng hơn, đôi khi đau nhói.Nhồi máu cơ tim cũng tăng lên khithời tiếtthay đổi đột ngột. Chứng đau thắt ngực và mất ngủ là 2 triệu chứng phổ biến khi thời tiết xấu, thay đổi đột ngột do hệ dây chằng thần kinh nhạy cảm hơn đối với các biến thể của thời tiết.

 

Phòng ngừa thoái hóa khớp và đau xương khớp vào mùa đông:

Mùa đông, nên có một chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau củ tươi, giàu khoáng chất, các nguyên tố vi lượng, giàu vitamin và các chất chống oxy hóa flavonoid. Không nên ăn các thực phẩm gây khó tiêu hoặc các thực phẩm dễ gây nhiễm lạnh, nhất là đối với gan.Nên uống đủ nước. Kể cả trong mùa đông, cơ thể chúng ta vẫn cần bổ sung tổng thể2,5l nước mỗi ngày (nước uống và nước được cung cấp từ chế độ ăn uống). Thiếu hụt nước là một nguyên nhân lớn dẫn đến các chứng viêm đau xương khớp và tăng huyết áp. Ngoài ra, cần phải chú ý đến khả năng dung nạp của cơ thể đối với gluten và các sản phẩm từ sữa, đây chính là những nguồn thực phẩm dễ gây tình trạng viêm mãn tính.

Việc quan trọng hàng đầu là phải bảo vệ, giữ gìn hệ thống cột sống và xương khớp của cơ thể.Nguyên nhân là khi các khớp bị co cứng hoặc các cơ bị co và suy yếu sẽ ít được tưới máu hơn, do đó dễ bị tắc nghẽn khi bạn làm việc không đúng tư thế, ngồi một chỗ quá lâu hoặc bị trúng gió, kể cả khi trời chỉ hơi lạnh. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm lạnh, nhất là tại các vị trí quan trọng như đầu, cổ và bụng. Cần phải đặc biệt chú ý khi nhiệt độ môi trường thay đổi một cách đột ngột.

Ngoài ra, tập luyện thể dục, thể thao đều đặn giúp ngăn ngừa bệnh thấp khớp, duy trì sự linh hoạt của các khớp và ngăn ngừa teo cơ. Những môn thể thao được khuyến khích như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp vì hoạt động của xương khớp không bị đòi hỏi nhiều.

 

Phong tê thấp Bà Giằng là bài thuốc gia truyền hơn 100 năm chuyên chữa các bệnh như: viêm đa khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buồn chân tay, sưng các khớp. Phong tê thấp Bà Giằng đã được Bộ Y Tế cấp chứng nhận là THUỐC CHỮA BỆNH.Bài thuốc đãđược Bộ Y Tế vinh danh Ngôi Sao thuốc Việt Lần Thứ Nhất. Bài thuốc được Lương y Phạm Thị Giang (con gái Bà Lang Giằng) kế thừa và phát triển từ năm 1981 đến nay.

Bài thuốc Phong tê thấp Bà Giằng đã được Giáo sư Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi giới thiệu trong tập sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (NXB Y Học – 1969) và được đưa vào giảng dạy cho sinh viên Y, Dược các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước. Năm 2014 bài thuốc đã vinh dự nhận được giải thưởng chất lượng Quốc gia và chất lượng Quốc tế- châu Á-Thái Bình Dương và năm 2016đạt danh hiệu ‘Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam’ do Người tiêu dùng bình chọn.

TS.BS Phạm Hưng Củng- Nguyên Vụ trưởng Vụ YHCT-Bộ Y tế

]]>
Phát hiện và chặn các bệnh xương khớp dễ mắc mùa đông – xuân http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-va-chan-cac-benh-xuong-khop-de-mac-mua-dong-xuan-13777/ Sun, 05 Aug 2018 05:37:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-va-chan-cac-benh-xuong-khop-de-mac-mua-dong-xuan-13777/ [...]]]>

Trời lạnh và bệnh lý xương khớp

Thời tiết là một yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và phát triển của các bệnh lý, trong đó rõ rệt là các bệnh khớp. Bệnh lý khớp rất đa dạng, bao gồm các bệnh lý khớp viêm như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, gout cũng như các bệnh thoái hóa như thoái khớp và đau sau chấn thương. Các bệnh nhân khớp trong từng nhóm đều cảm thấy có sự ảnh hưởng rõ rệt của thời tiết. Sự thay đổi của thời tiết kéo theo sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch. Chính sự thay đổi nội môi này góp phần làm xuất hiện các đợt đau xương khớp.

Một số bệnh khớp hay gặp trong mùa lạnh

Viêm khớp dạng thấp là bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, tuổi trung niên, viêm khớp kéo dài với các đợt sưng đau khớp cấp tính, bệnh nhân thường sưng đau nhiều khớp, sốt, có thể có các biểu hiện ở các cơ quan khác. Nếu không được điều trị, các khớp nhanh chóng bị biến dạng, dính khớp. Các khớp thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, cả hai bên. Ở giai đoạn muộn, thường biểu hiện ở các khớp vai, háng, cột sống cổ. Sau nhiều đợt cấp tính hoặc sưng đau khớp kéo dài (vài tháng hoặc vài năm), các khớp có thể biến dạng: bàn tay bị vẹo, cổ tay sưng, các ngón tay ngón chân cũng bị biến dạng, các cơ teo, khiến cho chức năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút, thậm chí ở giai đoạn muộn, bệnh nhân trở thành tàn phế.

Viêm khớp dạng thấp và bệnh gout dễ mắc trong mùa đông.

Viêm khớp dạng thấp và bệnh gout dễ mắc trong mùa đông.

Bệnh gout: Bệnh gout là loại bệnh thường gặp phải ở nam giới trên 40 tuổi gây ra tình trạng khó cử động khớp ở một hoặc nhiều khớp khác nhau. Bệnh gout xuất hiện do sự rối loạn chuyển hóa, tăng acid uric máu chính là đặc điểm chính của bệnh. Những người trong quá trình ăn uống sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất đạm, uống nhiều bia, rượu,… có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn. Để bệnh ít tái phát trong mùa đông, nên duy trì chế độ tập luyện hàng ngày, giữ ấm cơ thể, nhất là khi ra đường cần phải giữ ấm toàn thân. Đồng thời, hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều acid uric như nội tạng động vật, hải sản, mỡ động vật… Cần tránh xa các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê… Uống khoảng 2 lít mỗi ngày cũng giúp đào thải bớt lượng acid uric. Buổi tối, trước khi đi ngủ, có thể ngâm chân tay vào nước muối ấm hoặc dùng túi chườm để chân tay được ấm hơn.

Đau vai gáy, đau thắt lưng, các bệnh đau cân cơ. Bệnh thường gặp ở nhân viên văn phòng, ngồi máy tính nhiều… Do trời lạnh, các cơ thường co lại để sinh nhiệt (rét run), tư thế “so vai, rụt cổ” do các cơ vùng gáy co lại để hạn chế tối đa trao đổi nhiệt với môi trường lạnh xung quanh. Các tư thế này phải duy trì trong thời gian dài làm cho các cơ cạnh cột sống bị giữ ở một tư thế lâu, gây mệt và mỏi cơ. Có thể đau một hay hai bên bả vai, hạn chế các động tác của cột sống như cúi, ưỡn, nghiêng…

Co thắt các mạch máu đầu chi trong hội chứng Raynaud, đây là một biểu hiện hay gặp trong bệnh xơ cứng bì toàn thể. Khi tiếp xúc với lạnh, đầu ngón tay, ngón chân bị trắng bệch, tê buốt do thiếu máu đầu chi, sau đó chúng trở nên tím ngắt, căng tức. Bệnh biểu hiện ở các cơ quan, trong đó thường thấy như da dày lên, mờ hoặc mất các nếp nhăn trên mặt, khó há miệng, giảm tiết dịch các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến nước mắt,, xơ hóa phổi, tràn dịch màng ngoài tim, màng phổi…

Thoái hóa khớp và đau nhức xương khớp, đây là tình trạng dễ bị đau nhức vào mùa lạnh. Thoái hóa và đau nhức xương khớp hay gặp ở trung niên nhất là người cao tuổi, do quá trình lão hoá của sụn khớp, sụn bị mất tính đàn hồi, mỏng dần đi và nhuyễn hoá, làm lộ tổ chức xương dưới sụn, gây đau và hạn chế vận động. Khi trời lạnh, các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn làm cho các khớp trở nên cứng hơn, khó cử động hơn. Hơn nữa, khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hàng ngày bị giảm đi cũng góp phần làm bệnh nặng thêm. Mặt khác, mùa lạnh không khí lạnh thâm nhập cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích, gây nên đau nhức. Ngoài ra, ở một số người có tuổi bị thừa cân, béo phì cũng tác  động xấu đến các khớp chịu lực cũng rất dễ bị đau nhức xương khớp.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Để bớt đau khớp mùa lạnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường canxi, vitamin C, D có trong các thực phẩm như cam, ớt, cà chua rất tốt cho cơ thể.

Uống sữa, ăn các sản phẩm chế biến từ đậu tương ngoài tác dụng bảo vệ tim mạch còn giúp tăng cường cơ xương và ngăn ngừa viêm khớp. Những thực phẩm giàu axit béo omega-3 có trong cá hồi và các loại hạt, rau lá xanh hay cải xoăn giúp dập tắt tình trạng viêm đau khớp của người bệnh.

Trong các bệnh lý về khớp, những người bị bệnh gout cần tuân thủ chế độ ăn uống đặc biệt hơn cả. Cần tập luyện vận động hợp lý để phòng cứng khớp. Tuy nhiên, người mắc bệnh lý về khớp, viêm đa khớp dạng thấp cần thực hiện chế độ vận động hợp lý, tốt nhất cần sự tư vấn của các bác sĩ, theo hướng dẫn của các bác sĩ phục hồi chức năng. Người mắc bệnh này cần tránh ngồi một chỗ, hoặc ít vận động dễ bị cứng khớp hoặc vận động không đúng sẽ dẫn đến nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh lý về xương khớp là những loại bệnh không thể xem nhẹ, vì vậy cần được phát hiện và điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

 

PGS.TS. Trần Trung Dũng

]]>