bệnh viện nhi trung ương – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sat, 10 Nov 2018 14:30:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh viện nhi trung ương – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bệnh nhi dị ứng với thuốc điều trị ung thư, bác sĩ “đương đầu rủi ro” giúp bé qua nguy kịch http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-nhi-di-ung-voi-thuoc-dieu-tri-ung-thu-bac-si-duong-dau-rui-ro-giup-be-qua-nguy-kich-16816/ Sat, 10 Nov 2018 14:30:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-nhi-di-ung-voi-thuoc-dieu-tri-ung-thu-bac-si-duong-dau-rui-ro-giup-be-qua-nguy-kich-16816/ [...]]]>

TS. Lê Thu Hương, chuyên khoa Miễn dịch-Dị ứng Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết , ở chu trình đầu tiên, bệnh nhi không có biểu hiện bất thường. Đến đợt điều trị thứ  2 khi bệnh nhân mới truyền thuốc Epotosid được 3 phút thì có triệu chứng phản vệ: nổi ban, mạch nhanh, khó thở, SpO2 giảm (88-92%). Rất may mắn, sau khi được các bác sĩ kịp thời cấp cứu, cháu bé đã qua cơn nguy hiểm. Vấn đề nảy sinh lúc này là bé A không có lựa chọn điều trị nào khác ngoài Epotosid. Các bác sĩ phải đứng trước 2 lựa chọn khó khăn: một là chỉ định bệnh nhi ngừng thuốc (điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh của trẻ), hai là tiến hành giải mẫn cảm cho bệnh nhi –phương án chứa đựng rất nhiều rủi ro.

Một cuộc hội chẩn liên khoa gồm các bác sĩ chuyên ngành Ung bướu, Hồi sức Tích cực và Miễn dịch-Dị ứng  đã được tổ chức. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ thống nhất tiến hành giải mẫn cảm cho cháu V. A theo quy trình 14 bước.

Sau khoảng thời gian được các bác sĩ tích cực chăm sóc, cháu V.A đã kết thúc đợt điều trị và ra viện. (ảnh BVCC)

BS. Hương cũng thông tin thêm, đặc trưng của giải mẫn cảm là nhắc lại từng liều nhỏ và tăng dần dị nguyên là thuốc gây dị ứng sau mỗi khoảng thời gian cố định. Mục đích của giải mẫn cảm là tạo khả năng dung nạp với thuốc. Tổng liều sẽ được thực hiện trong quá trình giảm mẫn cảm, cho phép bệnh nhân điều trị với phác đồ tốt nhất của liệu pháp điều trị

Theo đó, cháu A được các bác sĩ tiến hành giải mẫn cảm và đã hoàn thành liệu trình điều trị 5 ngày. Với bệnh nhân phản ứng với thuốc cần điều trị giải mẫn cảm, các bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định từ liều nhỏ từ từ tăng dần làm sao cho bệnh nhân sử dụng được thuốc đó mà không xảy ra phản ứng. Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng phản ứng với thuốc liệu trình giải mẫn phải lặp lại các bước nhỏ trước đó. “Đây là một công việc đòi hỏi sự kỳ công vì phải  thực hiện  từng li từng tí, vừa làm vừa phải điều chỉnh theo diễn biến của từng bệnh nhân”-bác sĩ Lê Thu Hương chia sẻ.

Cũng theo bác sĩ Hương, để có thể kịp thời xử trí các tình huống bệnh nhi phản ứng thuốc trong quá trình điều trị, quá trình giải mẫn cảm cho các bệnh nhi đều được thực hiện tại cơ sở hồi sức cấp cứu với sự túc trực phối hợp chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa hồi sức. Nếu bệnh nhi vượt qua được liệu trình giải mẫn đủ liều  điều trị đầu tiên mà không xuất hiện phản ứng gì thì từ sau đó cháu bé sẽ được điều trị theo phác đồ. Liệu pháp giải mẫn cảm tạo ra sự dung nạp với thuốc, tuy nhiên nếu thuốc không được dùng thường xuyên sự dung nạp sẽ mất đi, bệnh nhân sẽ phải giải mẫn cảm khi dùng lại thuốc đó.

Sau khoảng thời gian được các bác sĩ tích cực chăm sóc, cháu V.A đã kết thúc đợt điều trị và ra viện.

 

Giải mẫn cảm trong chuyên ngành dị ứng là phương pháp cuối cùng để xử lý các trường hợp bệnh nhân phản ứng với các chế phẩm là thuốc điều trị duy nhất, không có lựa chọn khác để thay thế. Đây là công việc khó khăn vì nguyên lý của giải mẫn cảm là dùng chính loại thuốc mà bệnh nhân đã phản ứng để điều trị cho bệnh nhân. Giải mẫn cảm trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu phản vệ lại càng nguy hiểm vì nguy cơ tử vong rất cao, bệnh nhân rất có thể lặp lại sốc trong quá trình giải mẫn cảm.

 

 

H.Nguyên – Lê Mai

]]>
Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-som-cac-dau-hieu-viem-phoi-o-tre-nho-2656/ Thu, 19 Jul 2018 01:26:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-som-cac-dau-hieu-viem-phoi-o-tre-nho-2656/ [...]]]>

Cháu Nguyễn Bảo Anh 34 ngày tuổi ở Hà Nam, vào Bệnh viện Nhi Trung ương cách đây hơn một tuần. Mẹ cháu cho biết, trước khi vào viện trẻ có các biểu hiện như ho, cánh mũi phập phồng, khó thở, bụng chướng… Gia đình đưa con đến khám tại phòng khám tư nhân thì được chỉ định dùng thuốc ho và men tiêu hóa. Hai ngày sau, con không đỡ mà còn bú kém, thở nhanh, mệt mỏi, quấy khóc nhiều hơn, gia đình vội đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, sau khi thăm khám và chụp phim kiểm tra, các bác sĩ kết luận trẻ đã viêm phổi nặng, có dấu hiệu suy hô hấp.

viemphoi-1536-1420706793.jpg

Một trường hợp bệnh nhân viêm phổi phải thở oxy tại khoa Hô hấp, Bệnh viện nhi Trung ương. Ảnh: Khánh Chi.

Một trường hợp khác là cháu Bảo Long 10 tháng tuổi, con chị Ngọc (phố Huế, Hà Nội). Con có các dấu hiệu viêm đường hô hấp như ho húng hắng, chảy nước mũi, khó thở nhẹ, không sốt và ăn uống bình thường, nghĩ trẻ ốm do thay đổi thời tiết như mọi lần, gia đình đã tự mua thuốc kháng sinh để điều trị tại nhà cho con. Chỉ hơn một ngày sau, bệnh tiến triển nhanh, gia đình đưa con vào viện thì trẻ đã suy hô hấp nặng, viêm phổi.

Theo tiến sĩ Lê Hồng Hanh, phó trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, tình trạng cha mẹ không đủ khả năng phát hiện sớm bệnh viêm phổi khiến trẻ nhập viện khi bệnh đã quá nặng là khá phổ biến. Tại khoa Hô hấp, số lượng bệnh nhi nhập viện vì viêm phổi luôn chiếm tỷ lệ cao, phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi.

Cũng theo tiến sĩ Hanh, viêm phổi (còn gọi viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ) là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang và các tổ chức quanh phế nang. Ở Việt Nam, trẻ viêm phế quản phổi chiếm 30-34% các trường hợp đến khám và điều trị tại bệnh viện. Tử vong do viêm phổi chiếm 75% trong các bệnh lý hô hấp.

Các nguyên nhân gây viêm phổi:

– Do virus: Chiếm 60-70% các trường hợp thường gặp. Virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm và adenovirus.

– Vi khuẩn: Phế cầu, liên cầu, haemophilus, tụ cầu và các vi khuẩn không điển hình.

– Hay xảy ra ở trẻ dưới một tuổi, đẻ non, thiếu cân, suy dinh dưỡng, còi xương, bị bệnh hô hấp mạn tính, sống trong môi trường ô nhiễm.

Triệu chứng:

– Sốt, trẻ sơ sinh xuất hiện hạ thân nhiệt, mệt mỏi, ăn kém, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, ho, ho khan hoặc có đờm xanh, khó thở.

– Nhịp thở nhanh so với lứa tuổi. Đây được coi là dấu hiệu chính và xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi:

Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút
Từ 2 tháng đến 12 tháng: ≥ 50lần/phút
Từ 1-5 tuổi: ≥ 40lần/phút
Từ 5 tuổi trở lên: > 30 lần/phút

– Co rút lõm ngực, cánh mũi phập phồng, bác sĩ khám thấy ran bệnh lý ở phổi.

– Chụp phim có hình ảnh tổn thương phổi trên X-quang.

– Xét nghiệm có bạch cầu trong máu tăng, CRP tăng (CRP là một glycoprotein được gan sản xuất, bình thường không thấy protein này trong máu).

Điều trị:

– Khi các bà mẹ thấy con mình có các biểu hiện như trên nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, chụp X-quang, xét nghiệm máu và điều trị kháng sinh kịp thời. Tuyệt đối không tự ý điều trị kháng sinh ở nhà.

Phòng tránh:

–  Đảm bảo sức khỏe bà mẹ khi mang thai: Ăn đủ chất, khám thai định kỳ, tiêm phòng…

– Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của trẻ.

– Cho trẻ bú sớm, kéo dài.

– Tiêm chủng theo lịch.

– Đặc biệt cần phát hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp nói chung và viêm phổi nói riêng để được điều trị kịp thời.

Khánh Chi

* Tên bệnh nhi đã được thay đổi

]]>