bệnh viêm gan – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 06:09:10 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh viêm gan – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gân http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-dau-hieu-nhan-biet-benh-viem-gan-14032/ Sun, 05 Aug 2018 06:09:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-dau-hieu-nhan-biet-benh-viem-gan-14032/ [...]]]>

Viêm gân bao gồm : viêm gân bám tận, viêm bao hoạt dịch gân hay gọi là viêm bao gân, hội chứng đường hầm cổ tay và ngón tay lò xo.

Tại sao viêm gân?

Người ta bị viêm gân trong các trường hợp: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, rối loạn chuyển hóa; Thoái hóa gân do tuổi già; Các hoạt động quá mức do nghề nghiệp, chấn thương trực tiếp, co cơ quá mức, đột ngột, cử động sai tư thế, vi chấn thương…

Mắc bệnh viêm gân khi

Đau ở vị trí gân bị tổn thương, đau khu trú tại chỗ, ít lan xa, đau liên tục cả ngày và đêm, đau tăng khi cử động. Vùng tổn thương có thể đỏ và sưng nề, ấn tại chỗ rất đau, làm các động tác co cơ chủ động của gân làm đau tăng lên. Một số viêm gân cụ thể, được nhận biết tùy theo triệu chứng mà viêm gân gây ra như sau:

Viêm gân bám tận của cơ bám vào đầu xương: Một số gân quanh vùng bám tận có các túi hoạt dịch, với nhiệm vụ làm đệm, ngăn cách gân với nền xương và các gân lân cận khác. Tổn thương ở phần màng ngoài xương, gọi là viêm cốt mạc ngoài gân, tổn thương ở phần thanh dịch thì gọi là viêm túi thanh dịch, thực tế khó phân biệt hai loại viêm này nên gọi chung là viêm gân bám tận.

Viêm bao gân: Một số gân dài khi đi qua các vị trí đặc biệt, nhất là khi gân đổi hướng, có một bao hoạt dịch bọc lấy, đóng vai trò như một ròng rọc cố định đường đi của gân. Bao gân có cấu trúc giống như màng hoạt dịch, ở giữa có dịch nhầy, nếu bị tổn thương sẽ gây cản trở hoạt động của gân.

 

viem-gan-banh-che

Viêm gân bánh chè.

Viêm bao gân vùng mỏm châm quay: (hay) còn gọi là bệnh De Quervain: Về giải phẫu, vùng mỏm châm quay có một bao hoạt dịch bọc chung hai gân của cơ dạng dài và dạng ngắn ngón tay cái. Bệnh gây sưng và đau bờ ngoài mỏm châm quay, đau tăng khi cử động ngón cái, nhất là động tác duỗi. Khám thấy vùng mỏm châm quay hơi nề, ấn vào đau, chống lại động tác duỗi ngón cái. Bệnh hay gặp ở phụ nữ làm việc bằng tay nhiều như giặt, xách, dệt, đan…

Hội chứng đường hầm cổ tay: Vùng cổ tay phía trước có các gân gấp chung các ngón tay và gấp riêng ngón cái chui qua một đường hầm mà phía sau là khối xương cổ tay, phía trước là một vòng xơ. Bao bọc hai gân là hai bao hoạt dịch, ở chính giữa đường hầm là dây thần kinh giữa. Khi đường hầm bị viêm sẽ chèn ép dây thần kinh giữa gây ra hội chứng đường hầm cổ tay rất giống với những dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh ở lỗ tiếp hợp cột sống cổ. Hội chứng gồm các triệu chứng: dị cảm, tê bì như kim châm, đau buốt, hạn chế vận động và rối loạn dinh dưỡng ở bàn tay và các ngón tay trong khu vực chi phối của thần kinh giữa như tê và đau buốt ở đầu các ngón tay 1,2,3. Tê và đau gan bàn tay, đau tăng lên về ban đêm. Khám có thể thấy vùng cổ tay hơi sưng. Cảm giác nông các ngón tay 1,2,3 giảm rõ rệt. Nếu duỗi bàn tay hết cỡ, dùng búa phản xạ gõ vào cổ tay thấy tê và đau các ngón 1,2,3. Dùng dây garo quấn phía trên cổ tay, sau thời gian ngắn thấy đau và tê các ngón tay 1,2,3. Bệnh thường xảy ra sau viêm khớp dạng thấp (thường thấy cả hai bên), chấn thương vùng cổ tay, một số nghề nghiệp phải sử dụng nhiều cổ tay như ép, vặn, quay…

Ngón tay lò xo: Đặc điểm cấu tạo giải phẫu là gân gấp các ngón tay đi từ bàn tay vào ngón thường chui qua các vòng dây chằng để cố định đường đi. Nếu các dây chằng này bị viêm hay gân gấp bị viêm nổi cục thì di động của gân gấp bị cản trở, làm khó duỗi ngón tay, lúc đầu phải cố gắng mới bật ra được giống như lò xo, về sau không tự bật ra được mà phải cần có trợ giúp.

Viêm gân gót Achille: Thường xảy ra sau khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, phần lớn là do vận động quá mức bàn chân. Triệu chứng sưng đau vùng gót chân, gân gót sưng rõ, sờ có thể thấy nổi cục, ấn vào đau, làm động tác gấp duỗi bàn chân có lực cản thì đau tăng.

 

Viêm gân Achilles.

Các phương pháp điều trị:

Điều trị nội khoa: Tại chỗ đau xoa các loại thuốc mỡ nhóm non-steroid như methyl salicilat, profenid, voltaren. Trường hợp nặng có thể tiêm vào bao gân hydrocortisol. Các thuốc dùng đường uống ít có hiệu quả.

Phẫu thuật nếu gân bị dính gây cản trở vận động, giải phóng dính trong hội chứng đường hầm cổ tay, ngón tay lò xo.

Các phương pháp vật lý trị liệu: Nhiệt nóng như dùng paraffin, túi chườm, hồng ngoại, sóng ngắn, điện di novocain hay salicilat tại chỗ.

Để phòng bệnh cần điều trị tích cực bệnh viêm khớp dạng thấp. Khởi động tốt các khớp trước khi vận động. Hạn chế các chấn thương tác động lên vùng cổ tay, gót chân, xử lý tốt các trường hợp bong gân do chấn thương, do lao động…

ThS. Trần Ngọc Hương

 

]]>
Lời khuyên hữu ích giúp phòng ngừa viêm gan http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-khuyen-huu-ich-giup-phong-ngua-viem-gan-10715/ Wed, 25 Jul 2018 08:02:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-khuyen-huu-ich-giup-phong-ngua-viem-gan-10715/ [...]]]>

Có một thực tế là thực phẩm và nước nhiễm bẩn có thể lây truyền viêm gan A và E. Do vậy, ăn thức ăn nấu chín và đảm bảo vệ sinh tại nhà, uống nước đun sôi hoặc nước đã qua xử lý được khuyến nghị để phòng ngừa viêm gan lây qua đường nước. Bạn cũng nên phòng ngừa trong khi bơi. Điều quan trọng là cần đảm bảo rằng nước trong bể bơi là sạch vì bạn có thể có nguy cơ nhiễm trùng từ nguồn nước này.

Hãy cẩn thận trước bất cứ hình thức truyền máu nào. Nếu máu nhiễm bệnh, có khả năng gây bệnh xơ gan và ung thư gan do lây truyền viêm gan b và C. Kiểm tra xem ngân hàng máu của bạn có tuân thủ đúng qui trình để tránh lây nhiễm hay không.

Kim tiêm, ống tiêm và các dụng cụ phẫu thuật, những vật sắc nhọn cần được tiệt trùng và làm sạch đúng cách vì chúng có thể lây truyền viêm gan B và C. Chỉ dùng những loại bơm kim tiêm dùng một lần. Yêu cầu thợ cắt tóc thay lưỡi dao mỗi khi bạn đi cạo hoặc cắt tóc để phòng ngừa nhiễm trùng gan.

Lạm dụng rượu có ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ tiêu hóa nhưng nhiều hơn cả là lên gan. Gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan do rượu, ung thư gan rất phổ biến ở những người uống nhiều. Vì vậy hãy hạn chế sử dụng rượu.

Cần sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục vì quan hệ tình dục không an toàn và quan hệ với nhiều đối tác tình dục có thể dẫn tới viêm gan B và C. Vi-rút viêm gan có thể truyền qua quan hệ tình dục và do vậy, việc phòng ngừa đúng cách có thể giúp bạn tránh mắc bệnh.

Béo phì là một yếu tố nguy cơ của các bệnh tiêu hóa, một nguyên nhân đáng kể của bệnh gan mạn tính. Nếu bạn bị béo phì, cần tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc đi bộ nhanh để giảm cân. Tập thể dục cần thiết cho tất cả những người có xu hướng tăng cân để giảm nguy cơ mắc bệnh gan trong tương lai.

BS Cẩm Tú

(Theo THS)

]]>
Thắc mắc thường gặp về bệnh viêm gan http://tapchisuckhoedoisong.com/thac-mac-thuong-gap-ve-benh-viem-gan-2973/ Thu, 19 Jul 2018 03:00:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thac-mac-thuong-gap-ve-benh-viem-gan-2973/ [...]]]>

Viêm gan siêu vi B mạn tính là tình trạng bệnh nhân không thể loại bỏ siêu vi viêm gan B ra khỏi cơ thể sau khi nhiễm bệnh giai đoạn cấp tính và tiếp tục nhiễm siêu vi trong tế bào gan kéo dài gần như suốt đời. Viêm gan siêu vi B mạn tính thường không triệu chứng gì rõ rệt nhưng có thể âm thầm dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm gan bùng phát, xơ gan hay ung thư gan. 

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B cao nhất thế giới, với tỷ lệ khoảng 10-20% dân số. Bệnh lây qua đường mẹ nhiễm viêm gan siêu vi B truyền cho con trong lúc sinh, truyền máu hay dùng chung dụng cụ có thể dính máu như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ xăm môi hay xăm mình, kim chích… và quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh.

Ảnh: Lê Phương.

Cùng một loại bệnh nhưng mỗi bệnh nhân thường có một liệu trình điều trị khác nhau theo hướng dẫn của thầy thuốc. Ảnh: Lê Phương.

Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Thế Trung, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin cho biết nhiều bệnh nhân thường lo lắng quá mức khi biết mình nhiễm bệnh nhưng ngược lại một số người có thái độ rất chủ quan, không theo dõi bệnh với bác sĩ chuyên khoa gan và chỉ khám bệnh khi đã quá muộn. Để tránh những thái độ không phù hợp này, bệnh nhân cần hiểu rõ về diễn biến của bệnh, biện pháp điều trị và theo dõi bệnh.

Theo bác sĩ Trung, một trong những lo lắng thường gặp của bệnh nhân là khả năng xảy ra biến chứng nhiều hay ít. Trên thực tế khả năng xảy ra biến chứng thay đổi theo từng bệnh nhân, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nặng nhẹ của bệnh,mức độ tăng men gan, nồng độ siêu vi trong máu…. Ngoài ra còn do cơ địa bệnh nhân, thường bệnh nhân nam và người lớn tuổi dễ có biến chứng hơn, các bệnh lý đi kèm như viêm gan khác, tiểu đường…, tiền sử người thân trong gia đình có bệnh gan, có điều trị và theo dõi phù hợp hay không.

Nhiều bệnh nhân thường có thắc mắc cần làm gì để ngăn ngừa biến chứng. Những năm gần đây, y học đã có thuốc đặc trị cho bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính. Mặc dù thuốc không thể loại bỏ hoàn toàn siêu vi ra khỏi cơ thể nhưng có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên chỉ định có cần dùng thuốc hay không, loại thuốc và thời gian dùng thuốc không giống nhau giữa các bệnh nhân. Một số bệnh nhân cần được dùng thuốc đặc trị ngay, những bệnh nhân khác chưa cần dùng thuốc nhưng cần được theo dõi định kỳ với bác sĩ chuyên khoa gan để theo dõi diễn biến của bệnh. Trong trường hợp cần điều trị, nhiều bệnh nhân được chỉ định thuốc kháng siêu vi dạng uống, bệnh nhân khác lại dùng thuốc điều hòa miễn dịch dạng chích.

Về thời gian dùng thuốc, trong khi một số bệnh nhân uống thuốc chỉ vài năm, người khác lại phải uống thuốc kéo dài, gần như là suốt đời. Đôi khi, bệnh nhân cảm thấy rất “nghịch lý” như một số người có nồng độ siêu vi trong máu rất cao nhưng bác sĩ khuyên chưa cần phải điều trị. Một số người khác có nồng độ siêu vi dưới ngưỡng phát hiện sau khi uống thuốc đặc trị trong nhiều năm nhưng bác sĩ bảo phải tiếp tục uống thuốc suốt đời. Do đó bệnh nhân thường có nhiều băn khoăn liên quan đến điều trị như: Khi nào cần dùng thuốc đặc trị? Nếu có chỉ định điều trị, nên dùng loại thuốc gì? Hiệu quả, tác dụng phụ, chi phí và thời gian điều trị của từng loại thuốc như thế nào?

Ngoài ra, rất nhiều bệnh nhân có những thắc mắc khác như: Có nên dùng thuốc hỗ trợ gan, thuốc có nguồn gốc từ thảo dược không? Cần kiêng cữ gì trong chế độ ăn uống và sinh hoạt? Cần làm gì để tránh lây nhiễm bệnh cho người thân và người xung quanh?

Những thắc mắc về bệnh viêm gan, bệnh nhân có thể đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin sáng 25/4 để được tiến sĩ, bác sĩ Đinh Thế Trung giải đáp. Đăng ký tham dự miễn phí (08) 3933 6688.

Lê Phương

]]>
Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm gan http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-canh-bao-benh-viem-gan-2969/ Thu, 19 Jul 2018 03:00:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-canh-bao-benh-viem-gan-2969/ [...]]]>

Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Việt Nam có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao, ở mức 10-20% dân số; 5% dân bị viêm gan C. Nhiều người này có thể chưa biểu hiện bệnh nhưng nếu không có cách dự phòng có thể diễn biến nặng hơn.

Theo bác sĩ, triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan virus chủ yếu gồm sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, da và củng mạc mắt vàng. Với các trường hợp nhiễm virus mạn tính, các triệu chứng thường không điển hình. Rất nhiều bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng và thường phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn như xơ gan nặng và ung thư tế bào gan.

viemgan12-2105-1438598052.jpg

Bệnh nhân xét nghiệm máu sàng lọc virus viêm gan. Ảnh: N.Phương. 

“Chi phí kiểm tra để phát hiện viêm gan B và C không cao, nhưng khi đã bệnh thì điều trị rất đắt. Người nhiễm virus viêm gan B, tốt nhất nên uống thuốc suốt đời. Lý do vì virus nằm trong tế bào gan, không tìm thấy ở máu, nhưng chỉ cần dừng thuốc nó lại phát triển”, bác sĩ Tuấn nói. 

Tại Việt Nam, hiện nay rất nhiều bệnh nhân phát hiện tình trạng nhiễm virus viêm gan B và C khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó, để phát hiện sớm tình trạng nhiễm virus viêm gan, đặc biệt là virus viêm gan B và C, người bệnh cần được thăm khám và xét nghiệm. 

Ví dụ nam giới khi biết nhiễm virus viêm gan thì cần có lối sống lành mạnh, đặc biệt là không uống rượu. Khi biết mình nhiễm virus thì chồng (vợ), con cũng nên đi  xét nghiệm. Người chưa mang virus thì nên đi tiêm phòng ngay (viêm gan B đã có văcxin phòng). 

Những người có yếu tố nguy cơ cao gồm:

– Người trong gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột, vợ chồng, con cái) hoặc sống cùng người bị nhiễm virus viêm gan B, C.

– Những người có tiền sử chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn, chạy thận nhân tạo chu kỳ.

– Nhân viên y tế, những người trực tiếp chăm sóc người bệnh.

Điều trị:

Các loại virus viêm gan A và E hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị triệu chứng và nghỉ ngơi.

Với virus viêm gan B và C mạn tính có thể sử dụng thuốc kháng virus nhằm ức chế sự nhân lên của virus, hạn chế các biến chứng của bệnh.

Cách phòng bệnh:

Trong 5 loại virus viêm gan thì viêm gan A và E lây theo đường tiêu hóa; viêm gan B, C và D lây theo đường máu, từ mẹ truyền sang con và quan hệ tình dục.

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất với virus viêm gan B là tiêm phòng văcxin cho trẻ theo chương trình Tiêm chủng mở rộng và cho tất cả mọi người chưa bị nhiễm virus. Bên cạnh đó cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh chung như sàng lọc máu, các chế phẩm của máu, sử dụng bơm kim tiêm một lần, quan hệ tình dục an toàn…

Đối với phụ nữ nhiễm virus viêm gan B khi mang thai, người mẹ cần được làm xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm virus viêm gan B để có biện pháp dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Chẳng hạn, mẹ uống thuốc kháng virus trong 3 tháng cuối thai kỳ khi tải lượng virus của mẹ cao và tiêm kháng huyết thanh cùng văcxin phòng bệnh cho trẻ ngay sau khi sinh.

Virus viêm gan C chưa có văcxin phòng bệnh nên chủ yếu là các biện pháp chung như quan hệ tình dục an toàn, sàng lọc máu, các chế phẩm của máu, sử dụng bơm kim tiêm một lần…

Phương Trang

]]>