bệnh tim – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 15 Jan 2019 15:21:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh tim – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bệnh động mạch vành: Nguyên nhân và triệu chứng http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-dong-mach-vanh-nguyen-nhan-va-trieu-chung-17806/ Tue, 15 Jan 2019 15:21:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-dong-mach-vanh-nguyen-nhan-va-trieu-chung-17806/ [...]]]>

Khi trái tim hoạt động bình thường, các động mạch vành cung cấp một lượng máu đầy đủ đến cơ tim, nhờ vậy cơ tim và các van hoạt động tốt. nhưng khi mạch máu bị tắc nghẽn?

Trái tim gồm 2 phần có những chức năng riêng biệt:

Phần bên phải của trái tim nhận máu tĩnh mạch (mạch “đen”) từ toàn bộ cơ thể và bơm máu này lên phổi. Ở phổi máu tĩnh mạch được làm giàu oxy và trở thành máu “đỏ”.

Mỗi phần có một buồng tiếp nhận được gọi là tâm nhĩ và một buồng tống được gọi là tâm thất. Các tâm thất có thành cơ dày gọi là cơ tim, cơ này co bóp một cách đều đặn (tần số co bóp lúc nghỉ là 60 – 70 lần/phút) để bơm máu đến các cơ quan khác nhau. Khi máu chảy vào trong các động mạch sẽ tạo nên nhịp đập đặc trưng gọi là mạch.

Các tâm nhĩ được ngăn cách với các tâm thất bởi các van (van 3 lá bên phải và van 2 lá bên trái), các van này hoạt động theo một chiều: khi tâm thất co lại để đẩy máu vào trong động mạch van ngăn không cho máu chảy ngược vào tâm nhĩ. Ở chỗ đi ra của các tâm thất cũng có các van (van động mạch phổi ở chỗ ra của tâm thất phải và van động mạch chủ ở chỗ ra của tâm thất trái) có tác dụng ngăn không cho máu chảy ngược lại vào tâm thất trong thì tâm trương.

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh mạch vành?

Các bệnh tim mạch không có một nguyên nhân duy nhất! Ở nam giới và phụ nữ các yếu tố nguy cơ tích lũy lại để gây ra bệnh. Các yếu tố nguy cơ thúc đẩy tăng nhanh sự tạo thành mảng xơ vữa. Khi nói về các bệnh nhiễm chúng ta có một lập luận khác: một vi khuẩn = một bệnh! Trong trường hợp bệnh động mạch vành nhiều yếu tố phối hợp lại làm hư hại các động mạch của bạn.

Bệnh động mạch vànhĐau thắt ngực là một trong các triệu chứng thường gặp nhất

Yếu tố nguy cơ tim mạch là gì?

Yếu tố nguy cơ tim mạch đơn giản là một đặc điểm cá nhân khiến cho một ngày nào đó bạn dễ bị một tai biến tim mạch hơn.

Các yếu tố nguy cơ đã được nhận diện bởi các nghiên cứu dịch tễ. Các nghiên cứu này tìm hiểu lối sống (hút thuốc lá, thể thao, chế độ ăn…) và tình trạng sức khỏe (cân nặng, huyết áp, cholesterol) của rất nhiều người dựa vào bảng câu hỏi phỏng vấn và các khám nghiệm y khoa. Những người này sau đó được theo dõi trong nhiều năm để ghi nhận xem có điều gì xảy ra với họ.

Kết quả của các nghiên cứu dịch tễ là thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe và lối sống của những người bị tai biến tim mạch. Người ta cũng tiến hành so sánh điều gì xảy ra cho những người hút thuốc so với những người không hút thuốc, cho người quá cân so với người mảnh mai…

Xét nghiệm lipid máu bao gồm nồng độ trong máu của 4 loại chất béo: cholesterol LDL (còn được biết dưới tên gọi là “cholesterol xấu”, cholesterol HDL (còn được biết dưới tên gọi là “cholesterol tốt”), cholesterol toàn phần và triglycerid. Khi nồng độ trong máu của các chất béo này bất thường người bác sĩ sẽ điều chỉnh chế độ ăn của bệnh nhân và cho bệnh nhân dùng thuốc, thường là sự giúp đỡ của một chuyên viên tiết thực.

Mảng xơ vữa

Mảng xơ vữa là mảng lắng đọng chất béo (cholesterol). Đặc trưng của xơ vữa động mạch là sự kết hợp mảng vữa với sự xơ hóa.

Kết quả của sự kết hợp cholesterol, các tế bào và canxi là sự hình thành mảng xơ vữa động mạch ở thành động mạch. Các mảng này làm giảm thiết diện của các động mạch và làm cho các động mạch bị hẹp dần.

Tuy nhiên mảng xơ vữa động mạch không phải bao giờ cũng phát triển từ từ, đôi khi nó có thể vỡ một cách đột ngột. Khi mảng xơ vữa ra quá trình động máu bị hoạt hóa. Quá trình này khởi đầu với sự tích tụ của các tiểu cầu là những tế bào máu đặc biệt nay tại chỗ vỡ.

Sau đó các tiểu cầu và thành phần chất béo từ mảng xơ vữa có thể bị bong ra và gây tắc một động mạch có đường kính nhỏ hơn, tai biến này gọi là thuyên tắc mạch. Hoặc một cục máu đông có thể được tạo thành ngay chỗ mảng xơ vữa và đột ngột làm tắc nghẽn động mạch, tai biến này gọi là huyết khối. Sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch là kết hợp mảng vữa với sự xơ hóa.

Các mảng xơ vữa động mạch, nhất là khi chúng bị vỡ, gây ra hầu hết các tai biến tim mạch, hoặc do hiện tượng tắc nghẽn động mạch nơi có mảng vữa hoặc do hiện tượng thuyên tắc một động mạch nhỏ hơn ở hạ lưu dòng máu. Tai biến có thể xảy ra ở một động mạch vành (hội chứng động mạch vành cấp), ở một động mạch não (tai biến mạch máu não dạng thiếu máu cục bộ) hoặc ở một động mạch chi (thiếu máu cục bộ cấp của chi).

Bệnh động mạch vành có triệu chứng gì?

Làm thế nào bạn nhận biết được bệnh động mạch vành?

Đau thắt ngực là một trong các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh động mạch vành. Cơn đau này ở giữa ngực, sau xương ức, có thể lan lên cổ hoặc lên hàm, lan ra cánh tay và cổ tay (người bệnh có cảm giác giống bị cùm tay), thường là bên trái. Đôi khi cơn đau ở vị trí thấp hơn, ở hõm dạ dày. Người bệnh có cảm giác tức ngực (cảm giác giống bị kẹp trong gọng kìm), tuy nhiên cũng có một số người mô tả như cơn đau nhẹ.

Đau thắt ngực ổn định:

Đau thắt ngực ổn định (hay còn gọi là đau thắt ngực khi gắng sức) là biểu hiện điển hình nhất.

Đau thắt ngực được gọi là ổn định vì nó xảy ra lặp đi lặp lại ở cùng một mức gắng sức, ít ra là trong cùng những tình huống như nhau.

Cùng một mức gắng sức gây ra cơn đau tuy nhiên thời tiết lạnh và cảm xúc cũng có thể gây ra cơn đau. Bạn có thể đối phó bằng cách chỉ gắng sức mức độ vừa phải, nhưng khi gắng sức đạt đến một cường độ nào đó, bạn có cảm giác đau: bạn đã chờ cơn đau xảy ra. Nhưng bạn không thể đối phó bằng cách gắng sức ở mức độ ít hơn trong điều kiện lạnh hoặc nhiều gió.

Đau thắt lưng ổn định xảy ra khi người bệnh đang ở trạng thái nghỉ là điều rất hạn hữu:

Một cơn đau ngực không nhất thiết là đau thắt ngực. Chỉ có bác sĩ của bạn mới có thể xác nhận cơn đau là đau thắt ngực, thường là với sự trợ giúp của các phương tiện máy móc, xét nghiệm.

Các cơn đau thắt ngực ổn định thường là chấm dứt 1 – 5 phút sau khi ngưng gắng sức.

Hội chứng động mạch vành cấp:

Nếu đau thắt ngực xảy ra trong khi người bệnh đang nghỉ ngơi và tiếp tục kéo dài hoặc không thuyên giảm khi ngưng gắng sức, người ta gọi đó là hội chứng động mạch vành cấp.

Hội chứng này bao gồm:

Đau thắt ngực không ổn định: đó là một đợt đau thắt ngực thật sự nhưng kéo dài một cách không bình thường hoặc xảy ra khi đang nghỉ ngơi. Bạn có thể chưa từng bị cơn đau khi gắng sức trước đó. Đau thắt ngực không ổn định có thể tự khỏi. Tuy nhiên nguy cơ là nó có thể chuyển thành nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim: đó là sự tắc nghẽn hoàn toàn của một động mạch vành gây ra hủy hoại một phần cơ tim. Nó biểu hiện bằng một cơn đau giống hệt cơn đau thắt ngực nhưng đau xảy ra khi người bệnh đang nghỉ ngơi, kéo dài hơn và thường có cường độ rất cao khác với các cơn đau thông thường. Bạn có thể chưa từng có các cơn đau thắt ngực trước đó. Các hậu quả của nhồi máu cơ tim nặng nề hơn nhiều so với đau thắt ngực không ổn định: nếu không được điều trị thật nhanh bạn có nguy cơ mất một phần cơ tim của bạn. Một số trường hợp nhồi máu cơ tim không có biểu hiện ngay tức thì. Các trường hợp này được phát hiện một cách tình cờ nhờ đo điện tim khi kiểm tra sức khỏe. Các trường hợp này thường gặp khi người bệnh có đái tháo đường (được gọi là nhồi máu cơ tim “yên lặng”).

Chỉ có điện tim và xét nghiệm máu mới cho phép phân biệt một cách nhanh chóng giữa 2 dạng hội chứng động mạch vành cấp trên. Vì vậy bạn phải hành động ngay để có thể được đo điện tim và xét nghiệm máu càng sớm càng tốt.

Suy tim:

Suy tim là một triệu chứng trễ của bệnh động mạch vành. Nó thường xuất hiện sau một cơn nhồi máu cơ tim nặng nhưng cũng có thể xảy ra do những nguyên nhân khác, do sự suy yếu dần của cơ tim.

Bệnh động mạch vành cũng có thể không có một biểu hiện nào khiến bạn có thể nhận biết. Chỉ có các khám nghiệm, nhất là điện tim, là có thể phát hiện cơ tim đang thiếu máu nuôi. Trường hợp này gọi là thiếu máu cục bộ yên lặng.

KỲ II: ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU BẠN BỊ BỆNH MẠCH VÀNH?

PGS.TS.BS. NGUYỄN HOÀI NAM

]]>
Tim to lên khi hoạt động thể thao http://tapchisuckhoedoisong.com/tim-to-len-khi-hoat-dong-the-thao-16142/ Wed, 26 Sep 2018 04:48:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tim-to-len-khi-hoat-dong-the-thao-16142/ [...]]]>

(Nguyễn Văn Tây – Tiền Giang)

Khi vận động, cơ thể sẽ cần nhiều dưỡng khí hơn bình thường, cơ thể đáp ứng bằng cách tăng lượng máu bơm vào hệ tuần hoàn qua việc tăng số lần co bóp của tim (tăng nhịp tim) và tăng thể tích bơm máu của buồng tim. Khi nhịp tim tăng lên sẽ làm cho vận động viên không còn tinh vi trong hoạt động nên họ phải luôn tập luyện để chịu đựng được cường độ hoạt động thể lực cao mà nhịp tim chỉ tăng lên ở mức độ chấp nhận được.

Với sự luyện tập thể thao cơ thể sẽ thích nghi bằng cách làm tim to ra để chúng bóp khỏe hơn (đường kính các buồng tim tăng lên và bề dày của thành tim lớn ra), ngoài ra còn có sự thay đổi cấu trúc của tim và một số thì lại có to thất trái. Tuy nhiên sự đáp ứng này là hoàn toàn lành tính, không hề gây một hậu quả nào về biến cố tim mạch. Mức độ to ra của tim tùy thuộc vào môn thể thao, to nhiều nhất ở vận động viên các môn chèo thuyền, trượt tuyết, đua xe đạp, bơi lội và ít nhất ở các môn có tính chịu đựng như cử tạ, đấu vật. Khi đo điện tâm đồ thông thường trong khi luyện tập sẽ có khoảng 40% vận động viên có bất thường (tăng điện thế, bất thường sóng Q, bất thường tái cực) dù họ không có bệnh lý tim mạch. Vận động viên trong lúc luyện tập qua việc mang máy theo dõi liên tục (holter) cũng thấy họ có những rối loạn nhịp tim (từ  loại nhịp chậm đến loại nhịp nhanh) nhưng không nguy hiểm.

Phân biệt đâu là bệnh lý tim mạch thật sự và đâu là những đáp ứng sinh lý của tim thì rất khó khăn cho các nhà chuyên môn. Nếu quá khắt khe hoặc xác định sai thì dẫn đến sự hạn chế không cần thiết cho các vận động viên (phung phí tài năng và tiền của), còn bỏ sót bệnh lý sẽ đưa đến những trường hợp đột tử trong tập luyện và thi đấu.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

]]>
Tứ chứng Fallot là gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/tu-chung-fallot-la-gi-15856/ Fri, 07 Sep 2018 05:16:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tu-chung-fallot-la-gi-15856/ [...]]]>

(Giang Minh Thư – TP.HCM)

Tứ chứng Fallot được bác sĩ Fallot mô tả lần đầu vào năm 1888, là các tổn thương bệnh học trong tứ chứng Fallot. Những khiếm khuyết này bao gồm bốn tổn thương giải phẫu học là động mạch chủ cưỡi ngựa trên vách liên thất, thông liên thất, hẹp đường thoát thất phải và phì đại thất phải. Những tổn thương này làm cho lượng máu lên phổi để trao đổi oxy giảm xuống và máu kém bão hòa oxy đi vào tuần hoàn hệ thống gây nên tím, mức độ hẹp đường thoát thất phải là yếu tố quan trọng nhất, quyết định những bất thường huyết động học của tứ chứng Fallot. Tứ chứng Fallot gặp ở 3 trẻ trên 10.000 trẻ và chiếm 7 – 10% tất cả cácbệnh tim bẩm sinh.

Triệu chứng tứ chứng Fallot, tùy theo mức độ tắc nghẽn của dòng máu trong tâm thất phải và vào phổi; các dấu hiệu và triệu chứng như: da xanh gây ra bởi máu ít oxy, tím tái ở đầu chi và môi, khó thở và thở nhanh, đặc biệt là trong khi ăn; mất ý thức hay ngất xỉu, ngón tay và ngón chân dùi trống – hình dạng bất thường của nền móng, tăng cân kém, mệt mỏi một cách dễ dàng trong khi chơi, khó chịu, khóc kéo dài.

Tứ chứng Fallot xảy ra trong quá trình phát triển bào thai, khi tim của em bé đang phát triển, thường gặp khi các yếu tố như: dinh dưỡng của bà mẹ nghèo nàn, bệnh virút hoặc rối loạn di truyền có thể làm tăng nguy cơ của tình trạng này, trong hầu hết trường hợp,. Tuy nhiên, cho đến nay nguyên nhân chính xác của tứ chứng Fallot vẫn còn là một bí ẩn, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.

Ở hầu hết trẻ bị tứ chứng Fallot, phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu và duy nhất. Phẫu thuật gồm đóng lỗ thông liên thất bằng miếng vá và làm thông mạch máu bị tắc nghẽn từ tâm thất phải đến phổi. Có hai loại phẫu thuật có thể được thực hiện, bao gồm phẫu thuật tim và thủ thuật tạm thời sử dụng cầu nối. Phẫu thuật tim, là loại phẫu thuật này thường được thực hiện trong năm đầu tiên của trẻ. Trong thủ thuật này, phẫu thuật viên sẽ đặt một tấm phủ lên lỗ thông liên thất để đóng lỗ thông giữa hai tâm thất. Phẫu thuật viên cũng sẽ sửa chữa hẹp van động mạch phổi và nong rộng động mạch phổi ra để tăng lưu lượng máu lên phổi; sau khi được phẫu thuật, nồng độ oxy trong máu sẽ tăng và triệu chứng của bé giảm xuống. Phẫu thuật tạm thời, đôi khi trẻ cần phẫu thuật tạm thời trước khi được sửa chữa trong tim, trường hợp này thường áp dụng cho trẻ sinh non hoặc bị thiểu sản động mạch phổi. Phẫu thuật viên sẽ tạo một cầu nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi, luồng thông này sẽ làm tăng lưu lượng máu phổi. Khi đứa trẻ đã sẵn sàng để làm phẫu thuật tim, cầu nối sẽ được gỡ bỏ.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>
Phòng bệnh van hai lá do thấp http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-van-hai-la-do-thap-13764/ Sun, 05 Aug 2018 05:35:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-van-hai-la-do-thap-13764/ [...]]]>

Theo thống kê của Viện Tim mạch Quốc gia, trong những năm gần đây có tới 50% tổng số bệnh nhân nhập viện là các bệnh van tim do thấp và chiếm đến hơn 90% trong số các bệnh tim mắc phải, trong đó chủ yếu là bệnh van hai lá.

Các tổn thương chính trong bệnh van hai lá do thấp

Van hai lá nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất trái. Thương tổn van hai lá do thấp tim rất phức tạp và nặng nề. Có 3 loại tổn thương chính là hẹp van, hở van và kết hợp vừa hở vừa hẹp van.

Nguyên nhân chính làm cho van hai lá bị hỏng là do thấp tim không được điều trị triệt để, dẫn đến tổn thương van tim, khiến cho các lá van dày lên, có thể lắng đọng canxi làm lá van cứng lại, hạn chế di động. Các mép van dính lại với nhau gây hẹp lỗ van, các dây chằng dày dính lại với nhau thành một khối khiến van bị hở.

Van hai lá tổn thương do thấp.

Van hai lá tổn thương do thấp.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh

Khó thở là dấu hiệu rất phổ biến của bệnh. Người bệnh ban đầu thấy khó thở khi làm việc nặng hoặc khi gắng sức như lên cầu thang, sau đó mức độ khó thở sẽ tăng dần, chỉ cần làm việc nhẹ như sinh hoạt hàng ngày người bệnh đã thấy khó thở và sẽ đỡ khi nghỉ ngơi. Nếu bệnh không được điều trị, mức độ khó thở sẽ tăng hơn nữa khiến người bệnh khó thở cả khi nghỉ không làm gì, ban đêm thường phải ngồi dậy để thở.

Bên cạnh dấu hiệu khó thở, đôi khi bệnh nhân có ho ra máu, có thể chỉ ho ra ít máu. Dấu hiệu này dễ khiến bệnh nhân cũng như thầy thuốc nhầm với bệnh lý của phổi hay đường hô hấp, chỉ khi kiểm tra về tim mới phát hiện ra bệnh.

Rất nhiều bệnh nhân có những biểu hiện trên, nhưng do điều kiện khó khăn hoặc chủ quan không đến khám, khiến mức độ bệnh nặng dần lên. Vì thế đa số người bệnh đến khám khi bệnh ở giai đoạn nặng.

Chẩn đoán bệnh không khó

Bác sĩ chuyên khoa sẽ khám tim, nghe được tiếng thổi bất thường ở vùng tim có thể hướng tới bệnh tim là hẹp hay hở van. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác cần làm thêm các xét nghiệm chụp phim Xquang, điện tim đồ và đặc biệt là siêu âm tim.

Ngày nay, với siêu âm tim giúp thầy thuốc có thể đánh giá chính xác mức độ hẹp hay hở van. Bên cạnh đó đánh giá được hình thái tổn thương của van, mức độ dày, vôi hóa, cũng như tình trạng dây chằng của van hai lá.

Điều trị thế nào?

Sau khi đánh giá thương tổn van hai lá và các tổn thương phối hợp nếu có ở các van tim khác (như van ba lá, van động mạch chủ), đánh giá chức năng tim, mức độ suy tim, bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương án can thiệp phù hợp kết hợp với điều trị nội khoa (điều trị bằng thuốc) trước và sau khi can thiệp. Việc điều trị chống suy tim chủ yếu bằng chế độ ăn hạn chế muối, nghỉ ngơi, dùng thuốc chống suy tim và lợi tiểu.

Với tổn thương hẹp van hai lá đơn thuần:

Khi van hai lá chỉ hẹp mà không có hở, có thể mổ nong van bằng dụng cụ hoặc hiện nay phổ biến mổ với tuần hoàn ngoài cơ thể, cho tim ngừng đập, mở nhĩ trái và mở rộng van hai lá. Với phương pháp này kết quả thường tốt, nhưng với chi phí cho phẫu thuật còn rất cao nên đôi khi vẫn phải lựa chọn mổ nong van bằng dụng cụ, với chi phí phẫu thuật thấp hơn, tuy nhiên kết quả hạn chế hơn.

Có một phương pháp khác là nong van bằng can thiệp mạch qua da. Bác sĩ chuyên khoa can thiệp mạch sẽ dùng một ống thông luồn trong lòng mạch máu từ tĩnh mạch đùi ở bẹn, ống thông đi theo tĩnh mạch về tâm nhĩ phải, rồi chọc qua vách liên nhĩ sang nhĩ trái, sau đó đưa qua van hai lá xuống thất trái. Đầu ống thông có quả bóng, khi bơm căng bóng sẽ nong rộng lỗ van. Với phương pháp này, bệnh nhân không phải phẫu thuật, thời gian nằm viện ngắn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng khi tình trạng van còn tương đối tốt, chỉ hẹp van đơn thuần hoặc kết hợp hở nhẹ. Nếu bệnh nhân đến muộn, van tổn thương nặng nề thì chỉ có phương pháp duy nhất là phẫu thuật thay van hai lá nhân tạo.

Với tổn thương hở van hai lá hoặc kết hợp hở – hẹp van hai lá:

Trong trường hợp này điều trị duy nhất là phẫu thuật sửa hoặc thay van hai lá với tuần hoàn ngoài cơ thể. Chỉ định sửa hay thay van không chỉ phụ thuộc vào mức độ thương tổn của van mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như tuổi, cơ sở vật chất, kinh tế người bệnh, khả năng kinh nghiệm của thầy thuốc… Tuy nhiên khi lá van dày, vôi hóa nhiều, dây chằng lá van co rút nặng thì phải thay van nhân tạo, nếu lá van còn mềm mại, dây chằng chưa thương tổn nặng thì nên sửa van.

 

Việc phòng bệnh thấp tim là vô cùng quan trọng bởi vì liên cầu khuẩn có thể khu trú ở đường hô hấp trên hoặc trên da và dễ lây nhiễm. Bệnh hay xảy ra khi người bệnh sống trong môi trường, khí hậu ẩm thấp như hiện nay, hoặc thiếu vệ sinh, điều kiện dinh dưỡng không đảm bảo… Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do liên cầu khuẩn tan máu β nhóm A như: sốt, viêm họng, viêm amiđan, sưng hạch bạch huyết dưới hàm, nuốt đau, hoặc phát hiện trẻ có dấu hiệu đau khớp thì cần đưa ngay trẻ đến khám tại các cơ sở y tế.

Cần chú ý biện pháp tuyên truyền để người dân biết lợi ích của việc điều trị viêm họng, nhất là cho trẻ cũng như hậu quả tai hại của bệnh van tim do thấp, phổ biến giáo dục sức khỏe cho trẻ giữ vệ sinh, giữ ấm tránh nhiễm lạnh, nâng cao thể chất, cải tạo môi trường sống, nâng cao chất lượng sống, thoát nghèo là một yếu tố rất quan trọng.

 

BS. Quang Anh

]]>
Những điều phụ nữ trẻ cần biết về bệnh tim http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-phu-nu-tre-can-biet-ve-benh-tim-13721/ Sun, 05 Aug 2018 05:30:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-phu-nu-tre-can-biet-ve-benh-tim-13721/ [...]]]>

bệnh tim ở phụ nữ

 

Không bao giờ là quá muộn để bảo vệ sức khỏe tim. Hãy hỏi người thân về tiền sử bệnh tim của gia đình hoặc các yếu tố nguy cơ, như tăng huyết áp, cholesterol cao và tiểu đường, chia sẻ những thông tin này với bác sĩ của bạn. Nhận biết một số loại thuốc tránh thai có thể làm tăng huyết áp, đặc biệt nếu gia đình bạn có tiền sử bị tăng huyết áp, nếu bạn bị thừa cân hoặc mắc bệnh thận. Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai và hút thuốc lá, nguy cơ bệnh tim có thể tăng 20%.

Dưới đây là một số việc mà chị em nên thực hiện để bảo vệ sức khỏe tim:

  • Nắm rõ và kiểm soát nồng độ cholesterol, huyết áp
  • Trao đổi với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ và tiền sử bệnh tim
  • Không hút thuốc lá
  • Sử dụng đồ uống có cồn ở mức vừa phải – chỉ giới hạn 1 phần đồ uống có cồn/ngày
  • Thảo luận với bác sĩ để lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp nhất với bạn
  • Học cách giảm stress

Ngoài ra, bạn hãy duy trì chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục đều đặn. Hãy luôn nhớ rằng những việc bạn làm ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

BS P.Liên

(theo Univadis/Health Day)

]]>
Tầm soát bệnh mạch vành http://tapchisuckhoedoisong.com/tam-soat-benh-mach-vanh-13572/ Sun, 05 Aug 2018 05:14:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tam-soat-benh-mach-vanh-13572/ [...]]]>

Bệnh mạch vành là bệnh lý nguy hiểm

Tim là cơ quan có nhiệm vụ bơm máu đi nuôi cơ thể và chính nó cũng được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu gọi là mạch vành. Bệnh động mạch vành là tình trạng lớp nội mạc của động mạch vành bị tổn thương, thường là do những mảng xơ vữa bám lên thành mạch máu và từ đó gây hẹp lòng mạch máu này. Ngày qua ngày, mảng xơ vữa hình thành càng nhiều sẽ gia tăng tình trạng hẹp lòng động mạch vành, khiến cho tim không nhận đủ lượng máu cần thiết. Đây là tình trạng thiếu máu cơ tim, có thể khiến người bệnh gặp các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở… Bên cạnh đó, nếu một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc hoàn toàn (do mảng xơ vữa bị loét, nứt, vỡ ra, hoặc do cục máu đông hình thành trong lòng mạch máu) sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, tình trạng có thể đưa tới suy tim, choáng tim, rối loạn nhịp tim, tử vong…

Tầm soát bệnh mạch vành

Triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh mạch vành là đau thắt ngực: người bệnh cảm thấy tim bị đè nén, bóp nghẹt, nặng ngực, khó thở; thường xảy ra khi gắng sức, xúc động, tức giận…; thường lan ra hàm, vai, tay và có thể kèm theo nôn ói, vã mồ hôi, hơi thở ngắn, yếu, mệt, chóng mặt…Chụp động mạch vành chọn lọc có cản quang làphương pháp tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh mạch vành.

Chụp động mạch vành chọn lọc có cản quang là phương pháp tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán
bệnh mạch vành

 

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể từ nhẹ tới nặng mà có phương pháp điều trị bệnh mạch vành từ đơn giản đến phức tạp như: điều chỉnh lối sống, dùng thuốc, can thiệp động mạch vành qua da (nong bằng bóng, đặt giá đỡ), phẫu thuật bắc cầu mạch vành.

Tại sao cần tầm soát bệnh mạch vành?

Bệnh mạch vành có thể diễn biến tiềm tàng trong nhiều năm. Trong đa số trường hợp, các triệu chứng không được để ý cho đến khi động mạch vành bị hẹp nhiều đến một mức độ đáng kể. Nhiều khi bệnh mạch vành chỉ được biết đến khi đã xuất hiện biến chứng, bị nhồi máu cơ tim. Do đó, việc tầm soát bệnh là quan trọng, ngay cả khi chưa có triệu chứng nào của bệnh vì điều này giúp xác định các yếu tố nguy cơ ở giai đoạn sớm, nhờ vậy, có thể phòng ngừa bệnh bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ.

Mặc dù chụp mạch vành là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhưng không phải bất kỳ trường hợp nào cũng cần chụp mạch vành. Thông thường thì bác sĩ sẽ tầm soát bệnh mạch vành bằng cách đánh giá các yếu tố nguy cơ, từ đó sẽ có hướng xử trí tiếp theo như thay đổi lối sống và điều trị thuốc khi cần, làm xét nghiệm gắng sức hoặc tiến hành chụp mạch vành cho những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành.

Tầm soát bệnh mạch vành

Yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành bao gồm:

– Những yếu tố nguy cơ chính không thể thay đổi được: tuổi cao trên 65 tuổi, phái tính (nam hoặc nữ đã mãn kinh có nguy cơ cao hơn), di truyền (gia đình có người mắc bệnh mạch vành sớm).

– Những yếu tố nguy cơ chính có thể thay đổi được: hút thuốc (làm tăng nguy cơ lên 2 – 4 lần so với người không hút thuốc), mắc bệnh tăng huyết áp, mắc bệnh rồi loạn chuyển hóa mỡ máu, ít vận động thể lực, quá cân hoặc béo phì, mắc bệnh đái tháo đường.

– Những yếu tố làm tăng nguy cơ tim mạch: stress, uống nhiều rượu, chế độ ăn và dinh dưỡng không tốt.

Cách tốt nhất để đánh giá các yếu tố nguy cơ là làm những xét nghiệm kiểm tra. Thường thì khi kiểm tra, không phải ai cũng đạt được những trị số xét nghiệm lý tưởng. Tuy nhiên, không đạt được các trị số mong muốn không có nghĩa là đã mắc tình trạng bệnh tim mạch nghiêm trọng. Ngược lại, điều này như là hồi chuông báo động để người bệnh bắt đầu thay đổi lối sống theo hướng có lợi cho sức khỏe. Thay đổi lối sống, điều trị thuốc hoặc kết hợp cả hai biện pháp có thể giúp điều chỉnh được các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, ngoại trừ yếu tố di truyền, tuổi và giới.

Khi nào nên bắt đầu tầm soát?

Mặc dù bệnh mạch vành chủ yếu xảy ra ở tuổi trên 40, tuy nhiên, người trẻ hơn vẫn có thể mắc bệnh. Gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy lứa tuổi mắc bệnh mạch vành ngày càng giảm. Chính vì vậy, nếu nghĩ rằng mình còn quá trẻ để mắc bệnh mạch vành là sai lầm. Nên biết rằng bệnh mạch vành hình thành từ một quá trình diễn tiến lâu dài, bắt đầu từ việc hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành và mảng xơ vữa phát triển lớn dần ngày qua ngày. “Mầm mống” xuất hiện bệnh mạch vành không phải ở thời điểm phát hiện mà đã có từ trước đó nhiều năm, từ những nguy cơ của bệnh như béo phì, hút thuốc, rối loạn chuyển hóa mỡ máu…

Tầm soát bệnh mạch vành

Như vậy, ở lứa tuổi nào nên cần tầm soát bệnh mạch vành để có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả? Theo Hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association – AHA), mọi xét nghiệm tầm soát bệnh mạch vành nên bắt đầu từ lúc 20 tuổi. Mức độ kiểm tra thường xuyên phụ thuộc vào mức độ nguy cơ của người bệnh. Có thể sẽ cần làm thêm các xét nghiệm kiểm tra khác hoặc kiểm tra lại định kỳ nếu được chẩn đoán có những tình trạng tim mạch như suy tim, rung nhĩ, hoặc có tiền căn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hoặc những tiền căn bệnh tim mạch khác.

Để kiểm tra và đánh giá mức độ của các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp, cân nặng, xét nghiệm nồng độ mỡ máu, đường huyết…

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Dù có hay không mắc bệnh mạch vành, đã được điều trị nội khoa, can thiệp mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành thì việc áp dụng lối sống phù hợp giúp phòng ngừa và làm chậm diễn tiến bệnh. Trong sinh hoạt hàng ngày, cần thiết: tuyệt đối không hút thuốc; theo dõi huyết áp, kiểm soát huyết áp nếu bị tăng huyết áp; nếu mắc bệnh đái tháo đường thì cần điều trị và kiểm soát tốt mức đường huyết; kiểm tra và điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ máu (nếu có); thường xuyên vận động và tập thể dục ở mức vừa sức; có chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng, giàu vitamin, ăn lạt, ít mỡ, không uống rượu, bia…; tránh để thừa cân; sống vui khỏe, điều độ, có giờ giấc nghỉ ngơi, tránh để bị stress.

 

ThS.BS. NGÔ BẢO KHOA

]]>
Ngoại tâm thu có nguy hiểm? http://tapchisuckhoedoisong.com/ngoai-tam-thu-co-nguy-hiem-13357/ Thu, 02 Aug 2018 15:05:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngoai-tam-thu-co-nguy-hiem-13357/ [...]]]>

Nguyễn Thị Hiền (Hà Nội)

Quả tim ở người trưởng thành đập với nhịp khoảng 60- 80 lần mỗi phút. Ngoại tâm thu là những nhát tim đập sớm, chưa đến lúc được phép đập của tim. Sau nhát đập sớm đó tức là nhát ngoại tâm thu, tim thường nghỉ một lát như để lấy lại sức trước khi đập lại theo nhịp bình thường, khi đó ta hay có cảm giác hẫng. Những trường hợp bị ngoại tâm thu điển hình, người bệnh có thể thấy rõ 3 cảm giác theo thứ tự là: hẫng, ngừng, rồi đập mạnh và có thể tự chẩn đoán ngoại tâm thu. Trong thực tế, số người có nhịp ngoại tâm thu rất nhiều. Ngay cả những người bình thường và khỏe mạnh không có bệnh tim mạch cũng có thể thấy ngoại tâm thu. Ngoại tâm thu nhẹ xuất hiện khi mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá… Trong những  trường hợp này, chỉ cần điều chỉnh lối sống, tránh xa chất kích thích, thư giãn giảm căng thẳng… là sẽ ổn. Nhưng nếu nhịp ngoại tâm thu xuất hiện dày, nhiều… thường xuyên thấy mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực… thì cần phải đi khám để kiểm tra kỹ hơn. Ngoại tâm thu có thể là dấu hiệu cảnh báo tim có vấn đề. Ở những người mắc bệnh tim mạch, ngoại tâm thu thường xuất hiện trong các trường hợp có bệnh tim nặng như: viêm cơ tim, bệnh van tim, tim bẩm sinh, suy tim, nhồi máu cơ tim… Vì thế, bạn cũng không nên chủ quan, nên đi khám để có thể yên tâm với sức khỏe của mình.

BS. Bội Hoàn

]]>
Chứng hồi hộp http://tapchisuckhoedoisong.com/chung-hoi-hop-10648/ Wed, 25 Jul 2018 07:55:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chung-hoi-hop-10648/ [...]]]>

(Nguyễn Văn Hùng – TP.HCM)

Hồi hộp hay còn gọi là đánh trống ngực là một triệu chứng hay gặp ở rất nhiều người bị bệnh tim và cả những người không bị bệnh tim nữa. Nó không phải là một triệu chứng đặc trưng cho một nhóm bệnh tim nào. Thực ra nó chỉ là một trong những cảm giác mà bất kỳ người nào cũng chú ý đến, khó chịu vì nó và là triệu chứng khiến mọi người lo âu và đi khám bệnh ở một thầy thuốc chuyên khoa tim mạch.

Triệu chứng này khi chẩn đoán là dấu hiệu của một bệnh về tim mạch cần phải kết hợp với những triệu  chứng khác như hay mệt, khó thở, phù chân… Việc quá lo âu với khả năng bị bệnh tim khi có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực thường làm tăng tiết chất Epinephrine trong máu cộng với sự gia tăng hoạt động của hệ thần kinh thực vật  làm gia tăng nhịp tim và sự co bóp của cơ tim càng làm nặng thêm cảm giíac hồi hộp của bệnh nhân và có thể đưa đến cảm giác khó thở, tức nghẹn vùng ngực nữa. Cảm giác này rất hay xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân có việc gì phải lo lắng.

Chứng hồi hộp

Rất nhiều người tự hỏi tại sao lại có hiện tượng hồi hộp và đánh trống ngực ngay cả một số thầy thuốc không phải chuyên khoa tim mạch thật sự cũng không biết nữa.

Trong các điều kiện bình thường với những người khỏe mạnh  có type thần kinh trung gian trầm tĩnh và cả một số người khác cũng không cảm giác thấy tiếng đập nhịp nhàng của trái tim. Họ chỉ có thể cảm thấy đánh trống ngực và hồi hộp khi đang ở tình trạng căng thẳng vì hoạt động gắng sức, hoặc do xúc động hay hoạt động tình dục. Kiểu hồi hộp và đánh trống ngực này mang tính chất sinh lý biình thường mà nguyên nhân của nó là sự hoạt động quá mức của tim làm tim đập nhanh và tăng co bóp. Cảm giác này có thể xuất hiện do một số bệnh đi kèm như: sốt, thiếu máu nặng hay hội chứng cường giáp. Ngoài ra nếu cảm giác hồi hộp đánh trống ngực xuất hiện trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải nghĩ đến bệnh tim và cần phải đến khám thầy thuốc chuyên khoa tim mạch để có một chẩn đoán chính xác nhất.

Nguyên nhân về tim mạch hay gặp nhất với những bệnh nhân bị bệnh tim mạch là tình trạng rối loạn nhịp tim bao gồm tình trạng ngoại tâm thu, cơn nhịp nhanh kịch phát, rối loạn thần kinh tim… Những bệnh này có thể là nguyên phát nhưng cũng có thể là hậu quả của bệnh van tim, bệnh động mạch vành hay bệnh viêm cơ tim. Việc chẩn đoán những rối loạn nhịp gây ra triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực thật ra không khó, chỉ cần đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch nghe tiếng tim, bắt mạch và đo điện tâm đồ. Để xác  định nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim có thể được xác định bằng việc siêu âm tim.

Tuy nhiên có một số trường hợp không phải lúc nào bệnh nhân cũng có cảm giác hồi hộp đánh trống ngực thường xuyên mà chỉ xảy ra vào một vài thời đểm trong ngày nhất là vào ban đêm thì khi khám bệnh thông thường người thầy thuốc cũng không phát hiện ra. Khi đo nghiệm pháp đo điện tim 24 giờ sẽ cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Bệnh nhân được đeo một mày điện tim nhỏ, gắn các điện cực vào vùng trước tim và sinh hoạt bình thường. Tất cả hoạt động điện của tim sẽ được máy điện tim ghi nhận và lưu trữ trong đĩa cứng của máy. Ngày hôm sau, những kết quả này sẽ được truyền qua máy tính và nhờ một chương trình đặc hiệu những rối loạn nhịp tim sẽ được ghi nhận.

Việc điều trị chứng hồi hộp đánh trống ngực không phải là dễ dàng. Việc đầu tiên là phải giải tỏa tình trạng lo âu quá đáng của bệnh nhân bằng liệu pháp tâm lý để cắt đứt bớt một phần vòng xoắn bệnh lý của chứng hồi hộp. Sau đó là sử dụng các loại thuốc chống loạn nhịp và thuốc ức chế việc tăng tiết quá đáng chất adrenaline va epinephrine của bệnh nhân. Tất nhiên là phải điều trị các bệnh khác gây ra tình trạng này như: sốt cao, hội chứng cường giáp, thiếu máu nặng và các bệnh tim như suy tim, viêm cơ tim, thiếu máu cơ tim… Một số trường hợp phải can thiệp bằng thủ thuật cắt đốt hệ thần kinh tự chủ của tim.

PGS.TS. NGUYỄN HOÀI NAM

]]>
10 loại thực phẩm tốt cho tim http://tapchisuckhoedoisong.com/10-loai-thuc-pham-tot-cho-tim-4658/ Thu, 19 Jul 2018 12:30:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/10-loai-thuc-pham-tot-cho-tim-4658/ [...]]]>

1. Cá hồi

Cá hồi và các loại béo khác như cá thu và cá mòi được coi là một trong những thực phẩm có lợi cho tim. Đó là bởi vì chúng chứa một lượng lớn axit béo omega-3. Axit béo Omega-3 được cho là giảm nguy cơ loạn nhịp tim. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên ăn cá béo 2 lần/tuần.

2. Bột yến mạch

Bột yến mạch giàu chất xơ hoà tan có thể làm giảm cholesterol và ổn định mức đường trong máu. Tốt nhất là nên tránh bột yến mạch ăn liền vì chúng chứa nhiều đường, thay vào đó hãy làm bột yến mạch tại nhà.

3. Quả việt quất

Quả việt quất, dâu tây và các loại quả mọng khác có thể giảm nguy cơ bệnh tim. Kết quả một nghiên cứu cỉ ra rằng phụ nữ ăn 3 khẩu phần quả việt quất và dâu tây mỗi tuần giảm 32% nguy cơ đau tim so với những người ăn ít. Điều này là do các thành phần như anthocyanin, flavonoid có trong quả việt quất làm giảm huyết áp và do vậy làm giãn mạch mạch.

4. Sôcôla đen

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sô cô la đen có lợi cho tim của bạn. Tiêu thụ hàng ngày sô cô la đen có thể làm giảm các cơn đau tim và đột quỵ. Sô cô a đen chưa ít nhất 60-70% ca cao do vậy ngăn ngừa bệnh tim mạch. Chúng chứa các flavonoid được gọi là polyphenols, có thể tốt cho huyết áp, đông máu và viêm. Tuy nhiên, sô cô la sữa không chứa nhiều những thành phần này.

5. Trái cây họ cam quýt

Một lượng lớn chất flavonoid có trong cam và bưởi giúp ngăn ngừa bện tim mạch. Những người ăn nhiều các loại quả họ cam quý đặc biệt là phụ nữ giảm 19% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ, gây ra bởi cục máu đông. Các loại quả họ cam quýt cũng chứa nhiều vitamin C có liên quan tới giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

6. Khoai tây

Khoai tây giàu kali giúp giảm huyết áp. Đồng thời chúng cũng chứa nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ đau tim.

7. Cà chua

Cà chua rất giàu kali lành mạnh cho tim và chúng cung chứa các chất chống oxy hóa được gọi là lycopen. Lycopen là một loại carotenoid có thể giúp loại bỏ cholesterol xấu, giúp mạch máu giãn nở và làm giảm nguy cơ đau tim. Cà chua chứa ít calo và đường.

8. Các loại hạt

Các loại hạt bao gồm hạnh nhân, hạt óc chó, quả hồ trăn, đậu phộng đều chứa nhiều chất xơ có lợi cho sức khỏe tim mạch. Các loại hạt cũng chứa nhiều vitamin E và axit béo omega-3 giúp giảm cholesterol xấu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn nhiều các loại hạt hàng ngày mảnh mai hơn những người không ăn.

9. Súp lơ xanh, rau bina, cải xoăn

Các loại rau xanh như cải xoăn, rau bina, súp lơ xanh giúp tăng cường sức khỏe tim. Những loại rau này giàu carotenoid, hoạt động như một chất chống oxy hóa và không chứa thành phần gây hại. Chúng cũng chứa nhiều chất xơ và nhiều khoáng chất, vitamin và đó là lý do chúng tố cho sức khỏe.

10. Lựu

Lựu chứa các chất chống oxy hóa bao gồm các polyphenol và anthocyanins tăng cường sức khỏe tim, giảm xơ cứng động mạch. Nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước ép lựu hàng ngày trong 3 tháng có thể cải thiện lưu thông máu tới tim.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

]]>
Thực phẩm giúp kiểm soát huyết áp và phòng bệnh tim http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-giup-kiem-soat-huyet-ap-va-phong-benh-tim-4451/ Thu, 19 Jul 2018 11:56:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-giup-kiem-soat-huyet-ap-va-phong-benh-tim-4451/ [...]]]>

Dưới đây là những thực phẩm bạn nên ăn thường xuyên để hỗ trợ kiểm soát huyết áp và phòng bệnh tim.

Chuối

Hầu hết chúng ta đều biết rằng bổ sung hoa quả vào chế độ ăn có tác dụng phòng bệnh và tăng cường hệ miễn dịch. Trong đó, chuối được biết đến như một loại quả hỗ trợ kiểm soát huyết áp. Chuối chứa lượng lớn kali có lợi cho những người bị tăng huyết áp.

Tỏi

Tỏi mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe và là một thành phần quan trọng để kiểm soát huyết áp. Bạn có thể ăn tỏi sống hoặc thêm vào salad rau xanh cùng với cỏ xạ hương và húng quế để tăng hiệu quả.

Rau xanh

Các loại rau xanh như rau chân vịt và cải xoăn chứa ít calo, giàu chất xơ, kali, folate và magiê. Đây là những thành phần quan trọng giúp kiểm soát huyết áp.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và các dưỡng chất khác như vitamin, khoáng chất giúp giảm nồng độ triglyceride, hỗ trợ ổn định huyết áp.

Các loại hạt

Các loại hạt như hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt bí ngô…là nguồn cung cấp kali, magiê, chất xơ, chất béo lành mạnh giúp ổn định huyết áp và phòng ngừa các vấn đề tim mạch.

BS P.Liên

(Theo Univadis/ Boldsky)

]]>