bệnh tim mạch – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 08 Nov 2018 15:18:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh tim mạch – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Lóc tách động mạch chủ: “Thảm họa” trong các bệnh tim mạch http://tapchisuckhoedoisong.com/loc-tach-dong-mach-chu-tham-hoa-trong-cac-benh-tim-mach-16786/ Thu, 08 Nov 2018 15:18:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/loc-tach-dong-mach-chu-tham-hoa-trong-cac-benh-tim-mach-16786/ [...]]]>

Kể cả khi bệnh nhân được phẫu thuật kịp thời, tỷ lệ tử vong xung quanh phẫu thuật cũng còn khá cao, khoảng 15-20%. Bệnh được coi là “thảm họa” trong các bệnh lý tim mạch.

Vai trò giải phẫu quan trọng của động mạch chủ

ĐMC là đường dẫn máu chính của cơ thể. Xuất phát từ tâm thất trái, ĐMC chạy theo hình vòng cung từ giữa ngực, đi dọc cạnh bên trái cột sống xuống bụng, tới vùng xương cùng thì kết thúc bằng cách chia làm hai nhánh động mạch chậu chạy xuống cấp máu cho hai chân. Như vậy, ĐMC có hai đoạn: đoạn ĐMC ngực và đoạn ĐMC bụng. Từ các đoạn này cho các nhánh cấp máu cho toàn bộ các cơ quan. Có thể ví hệ thống tuần hoàn giống như một hệ thống cấp nước, ở đó quả tim chính là trung tâm cấp nước với các máy bơm hoạt động liên tục không ngừng nghỉ, ĐMC là đường ống dẫn nước chính. Do vai trò giải phẫu quan trọng như vậy nên khi bị thương tổn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.

Phẫu thuật lóc tách ĐMC type A tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E.

Phẫu thuật lóc tách ĐMC type A tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E.

Lóc tách thành động mạch chủ và nguy cơ tử vong tức thì

Thành ĐMC được cấu tạo rất bền vững để đảm bảo chịu được áp lực cao, liên tục trong suốt cuộc đời chúng ta (chính là huyết áp động mạch). Các nhà giải phẫu bệnh đã tìm hiểu và cho thấy nó được cấu tạo bởi 3 lớp tổ chức có tính chất mô học khác nhau (được đặt tên 3 lớp áo: ngoài, giữa và trong). Ba lớp này hòa quyện với nhau thành một tấm vững chắc là thành động mạch. Nếu vì một lý do gì đó phá hỏng cấu trúc thống nhất này, khả năng chịu lực bị đe dọa gây ra các biến chứng nghiêm trọng khó lường.

Một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất là lóc tách thành ĐMC: lớp áo trong bị xé rách, dòng máu áp lực cao đi vào giữa các lớp làm thành động mạch bị tách làm đôi dẫn tới hậu quả: vỡ gây tử vong do sốc mất máu (giống như vỡ đường ống nước chính), thiếu máu các cơ quan do mảng thành mạch bị tách ra lấp kín các lỗ vào của nhánh mạch nuôi.

Tại sao lại là lóc tách động mạch chủ type A?

Bệnh lóc tách ĐMC được chia thành nhiều loại tùy theo vị trí thương tổn. Hai vị trí quan trọng nhất gây tử vong tức thì là mạch vành và mạch não (xuất phát đầu tiên ngay khi động mạch chủ đi ra từ tâm thất trái). Nếu thương tổn lóc tách chạm đến phạm vi của hai chỗ này thì bệnh được xếp loại A – loại nguy hiểm nhất (gọi là “lóc tách động mạch chủ type A”). Theo số liệu thống kê của các nhà khoa học được ghi trong bộ “Bách khoa về phẫu thuật” (Encyclopédie médico-chirurgicale: EMC): 50% tử vong trong vòng 48 giờ đầu tiên, 60% trong tuần đầu và tới 90% trong tháng đầu nếu không được phát hiện và xử trí. Bệnh được coi là “thảm họa” trong các bệnh tim mạch.

Nguồn cơn gây bệnh

Các yếu tố nguy cơ chính thường gặp gây lóc tách thành ĐMC là: xơ vữa động mạch (bệnh mắc phải, gặp ở người có tuổi), rối loạn bẩm sinh tổ chức cấu tạo nên thành mạch (ví dụ bệnh Marfan, thường gặp người trẻ) và tăng huyết áp. Khi cộng gộp hai yếu tố: thành mạch yếu và tăng huyết áp sẽ là quả bom làm bùng phát lóc tách bất cứ lúc nào nếu không được điều trị. Tình trạng của ĐMC lúc này giống như đường ống dẫn nước đã dùng lâu ngày, chất lượng ống đã xuống cấp lại lắp thêm bơm tăng áp.

Triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất là đau ngực, triệu chứng sốc mất máu khi biến chứng thành mạch vỡ thường khó cứu; mất mạch cảnh, mạch chi khi lỗ vào các mạch này bị thương tổn, bệnh nhân có thể biểu hiện ở mức độ trầm trọng liệt nửa người, hôn mê, thiếu máu cấp tính chi; thiếu máu các tạng trong ổ bụng gây triệu chứng đau trướng bụng cấp tính – biểu hiện này rất nguy hiểm do tình trạng hoại tử ruột thường dẫn đến tử vong.

Phẫu thuật cấp cứu càng sớm càng tốt

Điều trị bệnh có nhiều phương pháp. Riêng đối với loại A phải chỉ định mổ cấp cứu không trì hoãn (điều đặc biệt của loại phẫu thuật này là rất hay xảy ra trong đêm). Phẫu thuật lóc tách ĐMC type A là một trong những phẫu thuật nặng nề, phức tạp nhất của mổ tim, có trường hợp phải phối hợp với đặt stent graft (được gọi là phương pháp hybrid) để giải quyết triệt để thương tổn. Bệnh nhân được gây mê toàn thân, cho ngủ thật sâu. Phẫu thuật viên sẽ phải thiết lập vòng tuần hoàn nhân tạo, lấy toàn bộ máu ra ngoài, dẫn vào hệ thống máy tim phổi nhân tạo để trao đổi ôxy sau đó bơm lại vào cơ thể (qua đường mạch máu ngoại vi: mạch nách, đùi) để nuôi dưỡng các cơ quan trong quá trình phẫu thuật.

Tiếp đó phẫu thuật viên sẽ xẻ dọc xương ức, mở rộng lồng ngực để bộc lộ quả tim và ĐMC. ĐMC ngực thương tổn và quả tim sẽ được biệt lập khỏi hệ thống tuần hoàn, một loại dung dịch đặc biệt bơm vào hệ thống động mạch vành làm tim ngừng đập và bảo vệ cơ tim trong suốt thời gian mổ. Các chiến lược bảo vệ các cơ quan khác (não, thận, ruột…) cũng phải được tính toán  kỹ lưỡng. Thương tổn được xử lý bao gồm: thay hoặc sửa van tim, thay đoạn ĐMC ngực rách vỡ bằng mạch nhân tạo, cắm lại động mạch vành và các nhánh mạch nuôi cho não. Cuộc mổ kéo dài có thể tới hàng chục giờ đồng hồ, phải truyền rất nhiều máu và thuốc.

 

Thầy thuốc ngoại khoa khuyên gì?

Phẫu thuật lóc tách ĐMC rất nặng nề và kéo dài vì phải xử lý nhiều thương tổn nguy hiểm phối hợp. Hơn nữa, việc khâu nối phải thực hiện trên nền ĐMC có bệnh lý viêm mủn rất khó khăn. Thường thời gian để cầm máu các miệng nối khá lâu, chảy máu sau mổ là một trong những nguyên nhân gây biến loạn nhiều nhất của phẫu thuật. Tỷ lệ tử vong, các loại tai biến của phẫu thuật thuộc loại cao nhất trong phẫu thuật tim, thời gian nằm viện kéo dài và thời gian hồi phục lâu, chi phí điều trị rất lớn. Chính vì vậy, việc dự phòng và ngăn ngừa bệnh lý của ĐMC ngực có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong đó, đặc biệt vấn đề phát hiện, kiểm soát và điều trị bệnh tăng huyết áp – nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm. Khi đã chẩn đoán lóc tách ĐMC ngực, người bệnh cần được chuyển ngay đến các bệnh viện có khả năng phẫu thuật, tránh phải qua nhiều tuyến trung gian, kéo dài thời gian làm nguy hiểm đến tính mạng.

 

ThS.BS. Nguyễn Công Hựu (Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, TTTM BV E)

]]>
Người bệnh tim mạch thận trọng khi dùng cafein http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-benh-tim-mach-than-trong-khi-dung-cafein-14276/ Tue, 07 Aug 2018 05:34:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-benh-tim-mach-than-trong-khi-dung-cafein-14276/ [...]]]>

Tác dụng rõ nhất của cafein tôi là trên thần  kinh trung ương (ưu tiên trên vỏ não) nên làm giảm mệt mỏi, buồn ngủ, tăng hưng phấn, tăng nhận cảm các giác quan… giúp các bạn tăng năng suất làm việc và làm việc minh mẫn hơn. Cho nên chúng ta thích uống trà, cà phê trong những lúc buồn ngủ hay vào mỗi buổi sáng là như vậy, để lấy thêm năng lượng cho một ngày làm việc mới hiệu quả…

Trên tim mạch và hô hấp, cafein tôi làm tim đập nhanh, mạnh làm tăng lưu lượng tim và lưu lượng mạch vành; kích thích trung tâm hô hấp, làm giãn phế quản và giãn mạch phổi (tác dụng này sẽ rất rõ khi trung tâm hô hấp bị ức chế). Bởi vậy, không chỉ được dùng để kích thích thần kinh trung ương khi mệt mỏi, suy nhược, cafein tôi còn dùng trong suy hô hấp, tuần hoàn… và là thành phần trong các loại thuốc giảm đau, kích thích… thuốc trị cảm, đau nhức, giúp tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol, aspirin hoặc làm giảm tác dụng gây buồn ngủ của thuốc kháng histamin trị dị ứng.

Tuy nhiên, khi dùng cafein các bạn cần lưu ý: Những người mẫn cảm với thuốc, người có bệnh tim mạch như suy mạch vành, nhồi máu cơ tim, nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu… hãy tránh xa cafein tôi và những thức ăn, đồ uống có sự có mặt của cafein tôi trong đó. Vì những người bệnh này, nếu vô tình hay cố ý dùng sẽ gây nguy hiểm cho mình đó. Ngoài ra, do có tác dụng lợi tiểu, nếu bạn uống vào ban đêm, ngoài khó ngủ do bị kích thích bạn lại phải thức giấc đi tiểu đêm (vì vậy, không uống vào buổi chiều hoặc tối); cafein tôi cũng kích thích tăng tiết acid dạ dày (nên tránh uống vào lúc bụng trống để bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhất là những người đã sẵn có vấn đề ở dạ dày)… Và, trên thực tế rất nhiều người đã nghiện tôi (về mặt tâm lý), nhưng nếu vắng tôi họ cũng sẽ cảm thấy khó chịu, uể oải, bần thần, thậm chí mệt mỏi…

Bảo Lâm

]]>
Đục rìa giác mạc – Cẩn thận bệnh tim mạch http://tapchisuckhoedoisong.com/duc-ria-giac-mac-can-than-benh-tim-mach-13991/ Sun, 05 Aug 2018 06:02:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/duc-ria-giac-mac-can-than-benh-tim-mach-13991/ [...]]]>

Nếu ranh giới này không còn sắc nét mà xuất hiện một vòng cung mờ có thể một phần hoặc cả chu vi của lòng đen, đó là dấu hiệu “đục rìa giác mạc”.

Dấu hiệu của đục rìa giác mạc

Đục rìa giác mạc hay arcus senilis xuất hiện dưới dạng một vòng tròn hay vòng cung màu trắng, xám hoặc xanh quanh giác mạc mắt. Vòng tròn hoặc vòng cung sẽ có đường viền ngoài sắc nét nhưng đường viền bên trong mờ. Dấu hiệu này không thực rõ ràng nên nhiều người không để ý.

Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi nhưng có thể ở mọi lứa tuổi, hiếm khi gặp ở trẻ sơ sinh. Nam giới mắc nhiều hơn nữ giới.

Bởi đục rìa giác mạc không làm cho tầm nhìn hay tình trạng thị lực xấu đi, vì thế không được coi là dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, lúc này rất nên đến bác sĩ khám để đảm bảo rằng không có nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe nếu không được điều trị.

Đặc biệt, nếu dấu hiệu này xuất hiện ở người trẻ dưới 45 tuổi càng cần một cuộc kiểm tra sức khỏe. Đó có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn mỡ máu, cholesterol tăng cao, xơ vữa động mạch. Đây là một gợi ý sớm để quan tâm tới sức khỏe tim mạch khi thấy dấu hiệu này.

Khi bị đục rìa nhân mắt, nên có một chế độ ăn phù hợp.

Khi bị đục rìa nhân mắt, nên có một chế độ ăn phù hợp.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Phần lớn những người bị arcus senilis là những người lớn tuổi, vì nguyên nhân chính gây ra do tình trạng lão hóa. Trên thực tế, gần 100% người trên 80 tuổi sẽ bị ảnh hưởng. Khoảng 60% người trên 60 tuổi cũng sẽ có triệu chứng này.

Arcus senilis xảy ra do chất béo, thường được gọi là lipid, hình thành ở phần ngoài của giác mạc. Chất béo trong máu có thể được tích lũy từ thực phẩm giàu chất béo trong chế độ ăn uống và cũng được sản xuất ra bởi gan của chúng ta.

Cholesterol là một loại chất béo xuất hiện trong máu. Cholesterol tăng cao dẫn đến tình trạng xơ vữa trong lòng mạch, là nguyên nhân của các căn bệnh tim mạch, đột quỵ…

Nếu arcus senilis xuất hiện ở những người dưới 40 tuổi, rất cần thiết xét nghiệm để kiểm tra cholesterol trong máu có cao hay không.

Nếu cholesterol trong máu cao, nguyên nhân có thể là do các yếu tố lối sống hoặc tình trạng di truyền được gọi là chứng loạn dưỡng tinh thể Schnyder trung tâm. Tình trạng này gây ra các tinh thể cholesterol tạo thành ở giác mạc trung tâm cùng với arcus senilis ở giác mạc ngoại vi.Đục rìa giác mạc.

Đục rìa giác mạc.

Lời khuyên của thầy thuốc

Nếu phát hiện ra vòng cung khả nghi bao quanh mống mắt của mình, hãy đến bác sĩ mắt khám để được chẩn đoán xác định arcus senilis.

Nếu nghi ngờ cả arcus senilis và xơ vữa động mạch, người ta thường được giới thiệu đến bác sĩ nội khoa hoặc bác sĩ tim mạch.

Xét nghiệm máu là rất cần thiết để xem ai đó có bị cholesterol cao, rối loạn mỡ máu. Nếu cholesterol cao, có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với một chế độ ăn uống phù hợp và chương trình tập thể dục để giảm cholesterol trong máu.

Có thể chỉ định siêu âm Doppler các động mạch, đặc biệt ở những người có tăng huyết áp, đái tháo đường để phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm.

Thuốc dùng để giảm lượng cholesterol bao gồm: thuốc statin (như atorvastatin, fluvastatin, lovastatin, pravastatin và rosuvastatin); thuốc ức chế hấp thu cholesterol như ezetimibe, tăng tiết dịch mật cholestyramin, colesevelam, colestipol…

Đôi mắt không chỉ là cửa sổ tâm hồn, nó còn là nơi để bạn sớm nhìn ra tình trạng sức khỏe của bản thân. Vì thế, hãy quan tâm tới nó không chỉ vì vẻ đẹp của mình.

BS. Hồng Minh

]]>
Cảnh giác các dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh tim mạch http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-cac-dau-hieu-nghiem-trong-cua-benh-tim-mach-13976/ Sun, 05 Aug 2018 06:00:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-cac-dau-hieu-nghiem-trong-cua-benh-tim-mach-13976/ [...]]]>

Trong đó tỷ lệ tử vong sau 5 năm gần 50%. Ở Việt Nam bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch chiếm tỉ lệ 60% các bệnh nội khoa. Tuy nhiên, nếu biết cách nhận biết cũng như thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa thì người cao tuổi vẫn có thể hạn chế sự phát triển và sống chung hòa bình với bệnh tim mạch.

Nguyên nhân nào gây bệnh tim mạch?

Mạch máu bị xơ cứng: Ở người trẻ tuổi, mạch máu thường mềm mại, có tính đàn hồi và co giãn giúp tim co bóp để đẩy máu vào mạch máu dễ dàng. Nhưng ở người cao tuổi, mạch máu trở nên cứng và kém đàn hồi khiến tim luôn gặp sức cản khi co bóp bơm máu vào động mạch nên phải hoạt động nhiều hơn. Bên cạnh đó, tình trạng xơ vữa động mạch cũng làm cho cấu trúc mạch máu bị biến đổi như thành mạch dày lên, lòng mạch hẹp lại. Đầu tiên, những thay đổi này sẽ gây bệnh tăng huyết áp. Người cao tuổi thường có huyết áp tâm thu (số trên) cao nhưng huyết áp tâm trương (số dưới) lại thấp, nếu hai con số này chênh lệch nhau nhiều dễ gây các bệnh tim mạch. Hậu quả cuối cùng là suy tim.

Biến đổi về cấu trúc tim: Trong tim có các cơ quan rất nhỏ làm nhiệm vụ phát tín hiệu để tim co bóp. Bình thường, chúng hoạt động đều đặn và chặt chẽ, tạo ra nhịp tim rất đều. Nhưng ở người cao tuổi, các biến đổi về cấu trúc của tim có thể ảnh hưởng đến các cơ quan này, gây ra tình trạng loạn nhịp tim, nghĩa là tim đập quá nhanh, quá chậm hay không đều. Không chỉ thế, các van tim ở người cao tuổi cũng bị thoái hóa, trở nên xơ và hóa vôi gây nên bệnh van tim người cao tuổi.

Bệnh tim mạch thường gặp

Tăng huyết áp

Chỉ số huyết áp bình thường của người già ở độ tuổi từ 60 đến 64 thông thường là 134/87 mmHg. Tuy nhiên, đối với người trên 70 tuổi thì huyết áp tâm thu (chỉ số tối đa) sẽ có trị số lớn hơn một ít, ở khoảng 140-160 mmHg. Người già thường mắc phải các kiểu huyết áp như cao huyết áp tâm thu, cao huyết áp áo choàng trắng và cao huyết áp giới hạn. Đây là ba kiểu huyết áp gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và dễ dẫn đến tình trạng bị nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn cơ tim, đột quỵ… Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam khoảng 30% người từ 60 – 65 tuổi và 40% người trên 65 tuổi bị cao huyết áp. Khi bị bệnh tăng huyết áp, người cao tuổi nên xác định cần sống chung với bệnh cùng việc sử dụng thuốc điều trị huyết áp hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp. Các thuốc trị huyết áp đang được dùng hiện nay bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh calci, thuốc chẹn α-adrenergic, thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin, thuốc chẹn β-adrenergic, thuốc giãn mạch trực tiếp.

Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành là tình trạng xuất hiện những mảng xơ vữa, khiến cho lòng động mạch bị chít hẹp, giảm khả năng lưu thông của máu nên không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Mảng xơ vữa phát triển lớn dần theo thời gian, lưu lượng máu và oxy cung cấp cho tim vì thế càng ngày càng giảm. Tim suy yếu dần do thiếu oxy lâu dài nên thường dẫn đến suy tim hoặc nhồi máu cơ tim. Nguy cơ bệnh động mạch vành tăng khi tuổi tác càng cao. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở người cao tuổi (trên 65 tuổi) và cũng là bệnh lý ảnh hưởng đến tuổi thọ nhiều hơn bất kỳ bệnh lý tim mạch nào khác. Phương pháp điều trị bệnh mạch vành ở người cao tuổi bao gồm dùng thuốc, can thiệp động mạch vành qua da và phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Rối loạn nhịp tim

Bình thường quả tim đập nhịp nhàng 65-70 lần/phút. Khi các xung động dẫn truyền bị rối loạn, các buồng tim (thất, nhĩ) co bóp không theo tuần tự sẽ dẫn đến loạn nhịp tim. Có nhiều dạng rối loạn nhịp tim bao gồm rối loạn nhịp tim nhanh, block nhĩ thất, rối loạn nhịp tim chậm. Triệu chứng cảnh báo bệnh lý này được kể đến là mệt mỏi, chóng mặt, choáng ngất, đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp… Để điều trị, tùy thuộc vào từng loại rối loạn nhịp tim ở từng người bệnh sẽ có các biện pháp cụ thể bao gồm dùng thuốc, thay đổi lối sống, đặt máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim, cô lập tĩnh mạch phổi hay triệt đốt ổ loạn nhịp bằng sóng cao tần.

Suy tim

Suy tim là một biến chứng thường gặp của một số bệnh ở người cao tuổi, người trên 65 tuổi chiếm ít nhất 20% số bệnh nhân nhập viện. Khoảng 85% tử vong vì suy tim xảy ra ở bệnh nhân trên 65 tuổi. Tần suất suy tim gia tăng theo tuổi. Nguyên nhân do người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp nhưng không điều trị, mắc bệnh thiếu máu cơ tim; nhồi máu cơ tim; bệnh van tim (hẹp, hở van 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ); bệnh tim bẩm sinh không điều trị bằng phẫu thuật (hẹp van động mạch phổi, còn ống động mạch…); viêm cơ tim; loạn nhịp tim kéo dài…; cường giáp không điều trị, suy thận mạn tính. Ngoài ra còn do một số bệnh của mạch máu và khoảng 40% không tìm được nguyên nhân cụ thể. Nguyên tắc điều trị suy tim ở người cao tuổi là điều trị các tác nhân thúc đẩy bệnh tiến triển, điều trị tình trạng ứ nước và natri, cải thiện tối ưu chức năng co bóp cơ tim, giảm gánh nặng đối với tim… bằng các loại thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta…) hay điều trị ngoại khoa (trường hợp suy tim mạn tính có thể được chỉ định phẫu thuật ghép tim).

Ngoài ra, ở người cao tuổi còn thường gặp các bệnh về van tim bao gồm hẹp van động mạch chủ, sa van hai lá, hẹp dưới van động mạch chủ phì đại nguyên phát.

Cảnh giác các dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh tim mạchĐặt máy tạo nhịp điều trị rối loạn nhịp tim.

Dấu hiệu nghiêm trọng cần đi khám

Đau thắt ngực: Thường xảy ra đột ngột khi gắng sức hay xúc động với cảm giác bị đè nặng như bị bóp nghẹt giữa ngực, có thể lan xuyên lên vai trái) hay tay trái, kéo dài vài phút, kèm theo khó thở hay vã mồ hôi. Nếu ngưng gắng sức và nghỉ ngơi thì triệu chứng sẽ hết trong vài phút. Đây có thể là biểu hiện của thiếu máu cơ tim nhưng cũng có thể là nhồi máu cơ tim khi mạch máu nuôi tim bị tắc hoàn toàn và đau thắt ngực kéo dài hơn 20 phút. Nhồi máu cơ tim là bệnh lý cần cấp cứu tại bệnh viện càng sớm càng tốt thì mới điều trị thành công.

Khó thở: Khó thở có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nếu khó thở khi gắng sức, mệt mỏi khi vận động thì cần đi khám sớm vì có thể đây là dấu hiệu của suy tim. Nguyên nhân do khi tim bị suy yếu không bơm máu đến các cơ quan đầy đủ, người bệnh sẽ thấy mệt khi vận động. Ngoài ra, máu bị ứ lại ở phổi sẽ gây khó thở khi gắng sức, ứ lại ở gan gây đau ở sườn bên phải, ứ lại ở chân gây phù hai chi dưới. Khi có triệu chứng nghi ngờ, bác sĩ sẽ yêu cầu làm siêu âm tim và chụp x quang phổi để chẩn đoán bệnh chính xác.

Hồi hộp, đánh trống ngực: Đôi khi kèm theo chóng mặt, ngất xỉ là triệu chứng chung nhất của rối loạn nhịp tim. Có rất nhiều loại bệnh khác nhau, một số loại không quá nguy hiểm (như rung nhĩ), một số khác rất nguy hiểm và cần điều trị ngay (như nhịp nhanh thất). Để biết có bị rối loạn nhịp hay không, người bệnh có thể tự sờ mạch ở tay hay cổ cũng có thể biết nhịp tim không đều. Để chẩn đoán rối loạn nhịp tim, cần phải đo điện tâm đồ. Ở người cao tuổi, bệnh có thể không có triệu chứng, nhiều khi rối loạn nhịp tim xảy ra thành từng cơn, do đó để chẩn đoán có thể cần phải gắn máy ghi điện tim liên tục cả ngày (gọi là máy Holter).

Phòng tránh bệnh thế nào?

Bệnh tim mạch ở người già có thể khắc phục và ngăn ngừa hoàn toàn bằng cách thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống hợp lý và giữ tinh thần thoải mái.

Thay đổi lối sống: Người cao tuổi nên ngưng hút thuốc lá vì trong thuốc lá có chất nicotine có khả năng làm giảm oxy trong máu và tổn thương niêm mạc của các mạch máu. Thường xuyên kiểm soát huyết áp mỗi tháng để đề phòng cao huyết áp. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách giảm lượng cholesterol, kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn từ 30 đến 60 phút mỗi ngày.

Chế độ ăn uống hợp lý: Người cao tuổi nên thực hiện chế độ ăn ít cholesterol bão hòa, chất béo và natri để giúp kiểm soát cân nặng, huyết áp và cholesterol. Chế độ ăn nên giảm muối (không quá 1/3 muỗng cà phê muối trong một ngày), hạn chế rượu (nhất là với trường hợp bị suy tim do tương tác với thuốc điều trị suy tim, giảm khả năng co bóp của cơ tim, gây rối loạn nhịp tim). Tránh dùng các thuốc gây giữ nước như corticoid…

Thư giãn tinh thần: Người cao tuổi cần được sống trong môi trường trong sạch, gia đình đầm ấm, hạnh phúc để giảm căng thẳng và giảm bệnh tật nói chung, bệnh tim mạch nói riêng. Người cao tuổi cũng nên tham gia các câu lạc bộ và tự tìm kiếm niềm vui tuổi già với các thú vui khác nhau như chơi cây cảnh, chim cảnh, đánh cờ…

Khám sức khỏe định kỳ: Ba đến sáu tháng nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các yếu tố nguy cơ đễn đến bệnh tim mạch, như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, phồng bóc tách động mạch, thiếu máu cơ tim, các bệnh về van tim… Đặc biệt những bệnh nhân đã bị bệnh tim mạch rồi thì càng phải đi kiểm tra thường xuyên để tránh những biến chứng.

BSCKII. Lê Xuân Bách

]]>
Những cây thuốc trị bệnh tim mạch http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-cay-thuoc-tri-benh-tim-mach-5709/ Fri, 20 Jul 2018 01:20:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-cay-thuoc-tri-benh-tim-mach-5709/ [...]]]>

Những cây thuốc chữa cơn đau thắt ngực

Đan sâm (Radix Salviae Milliurrhizae): rễ phơi hay sấy khô của cây đan sâm. Đan là đỏ, sâm là sâm, vì rễ cây này giống sâm và có màu đỏ. Đan sâm là loại cỏ sống lâu năm, cao 30 – 80cm. Cây di thực vào Việt Nam, đã gây giống ở Tam Đảo. Thu hoạch rễ vào mùa đông. Đan sâm có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết.

Đặc hiệu trên tim và mạch vành, chữa co thắt động mạch vành, di chứng tai biến mạch máu não.

Tam thất (Radix Pseudo Ginseng) là rễ phơi khô của cây tam thất. Tam thất là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, được trồng ở Hà Giang (Đồng Văn), Lào Cai (Mường Khương), Cao Bằng…, mọc ở vùng núi cao 1.200 – 1.500m. Thành phần hóa học đã được nghiên cứu là 2 chất saponin (arasaponin A và B). Nhân dân ta coi tam thất là một vị thuốc bổ, dùng thay nhân sâm.

Đối với tim mạch, tam thất có tác dụng tiêu huyết ứ, bổ huyết, chữa các chứng đau do huyết ứ trệ (như co thắt động mạch vành, rối loạn tuần hoàn ngoại biên…).

cay thuoc, tim machCây hoa hòe

Những cây thuốc chữa bệnh cao huyết áp

Cây dừa cạn (Vinca rosea), họ Trúc đào, là loại cây nhỏ cao độ 0,4 – 0,8m, mọc hoang và được trồng ở Việt Nam hoặc nhiều nước khác (Ấn Độ, Indonesia, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ). Ở Việt Nam, người ta thu hoạch cây, lá, rễ để làm thuốc. Từ dừa cạn, người ta đã chiết ra nhiều alkaloid, nổi tiếng nhất là Vincaleucoblastin (hay Vinblastin) để chữa bệnh Hodgkin và leurocristin (hay vincristin), chữa bệnh bạch huyết và các bệnh về máu. Ở Việt Nam, nhân dân ta dùng dừa cạn dưới dạng thuốc sắc để chữa bệnh cao huyết áp, đái tháo đường và làm thuốc lợi tiểu.

Cây hoa hòe (sophora japonica L., họ cánh bướm), mọc hoang và được trồng khắp nơi. Trong hoa hòe (và cả ở quả) cũng có chất Rutin (một loại vitamin P) dùng cho bệnh nhân cao huyết áp để tăng cường sức chịu đựng của mao mạch.

Cây cúc hoa có 2 loại:

–  Cây cúc hoa trắng (Chrysanthemum sinensis).

–  Cây cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum).

Cây cúc hoa họ Cúc được trồng nhiều ở nước ta để làm thuốc hay ướp chè (Hưng Yên, Hà Nội). Nhân dân ta cũng thường dùng cúc hoa để chữa bệnh cao huyết áp, sốt, nhức đầu…

cay thuoc, tim machĐan sâm

Cây thuốc hoạt huyết dưỡng não

Bạch quả (Ginkgo bibola Lin.) thuộc họ Bạch quả, là loại cây to, cao tới 20 – 30m, có ở Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, chỉ thấy trồng rải rác làm cảnh tại một số nơi. Các bộ phận được sử dụng làm thuốc: lá, quả và nhân.

Y học cổ truyền đã ghi nhận: bạch quả ăn chín ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trị ho hen…

Còn y học hiện đại dùng dưới dạng cao để chữa các chứng bệnh: kém trí nhớ, cáu gắt ở người cao tuổi, chứng ngủ gà do thuốc tác dụng trên vi tuần hoàn.

Các dược liệu chứa glycoside tim

Hiện chỉ còn digoxin và digitoxin được dùng ở lâm sàng.

Tất cả đều có nguồn gốc từ thực vật: các loài Digitalis, Strophantus.

Digitalis làm tâm thu ngắn và mạnh, tâm trương dài ra, nhịp tim chậm lại. Nhờ đó, tim được nghỉ nhiều hơn, máu từ nhĩ vào thất ở thời kỳ tâm trương được nhiều hơn, cung lượng tim tăng và nhu cầu oxy giảm. Do đó bệnh nhân đỡ khó thở và nhịp hô hấp trở lại bình thường. Digitalis còn làm giảm dẫn truyền nội tại và tăng tính trợ của cơ tim nên nếu tim bị loạn nhịp, thuốc có thể làm đều nhịp trở lại.

cay thuoc, tim machCây dừa cạn

Chỉ định của Glycosid tim:

– Suy tim cấp do: choáng, phù phổi cấp, viêm cơ tim: Ouabain, Strophantin.

– Suy tim mãn do tổn thương van tim, giãn tâm thất: Digoxin, Digitoxin.

– Suy tim nhịp nhanh.

– Phòng suy tim trong nhiễm trùng nhiễm độc: Strophantin, Digoxin.

– Các rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất loạn nhịp: Digoxin, Digitoxin.

– Đau thắt tim hoặc phòng nhồi máu cơ tim: Strophantin.

Các cây chứa glycoside tim gồm:

Trúc đào – Apocynaceae; sừng trâu – Strophanthus caudatus (Linnaeus) Kurz; thông thiên – Semen Thevetiae (hạt); dương địa hoàng – Digitalis purpurea L; hạt đay: đay quả dài: Corchorus olitorius L. Họ đay: Tiliaceae.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

]]>
Người mắc bệnh tim mạch nên ăn gì và kiêng gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-mac-benh-tim-mach-nen-an-gi-va-kieng-gi-5312/ Thu, 19 Jul 2018 13:55:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-mac-benh-tim-mach-nen-an-gi-va-kieng-gi-5312/ [...]]]>

Bệnh tim ảnh hưởng xấu tới chức năng của tim và mạch máu, gây nên những vấn đề rất nghiêm trọng về sức khỏe. Khi bị bệnh tim, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt do các bệnh tim mạch thường cấp tính và nguy hiểm.

Nguyên nhân gây nên bệnh tim như hút thuốc lá hay hút thuốc lào đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên…

Lười vận động và tập luyện thể thao có thể làm tăng khả năng xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành…

Cholesterol trong máu tăng bởi tăng cholesterol máu là nguyên nhân thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh lý động mạch cảnh, động mạch chủ, động mạch vành, động mạch chi dưới.

Với người bệnh tim, môt khẩu phần ăn quá dư thừa dẫn đến lượng calo, chất béo và cholesterol hấp thụ nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn trầm trọng hơn.

Khoa học đã chứng minh việc thường xuyên bị stress, căng thẳng trong cuộc sống làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Bên cạnh đó, tăng huyết áp được xem là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và tiến triển bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên… Người bệnh cần tiến hành điều trị tăng huyết áp theo yêu cầu của bác sĩ để làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh tim.

Tiểu đường là một trong những nguy cơ rất lớn dẫn đến các bệnh lý tim mạch như bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch chủ và bệnh động mạch ngoại biên… Khi chẳng may mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần điều trị kịp thời để tránh những biến chứng gây nên bệnh tim.

Thừa cân, béo phì không chỉ là nỗi ám ảnh về ngoại hình của nhiều người mà còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành.

Thực phẩm người mắc bệnh tim nên ăn

1. Chuối và các loại hoa quả thay thế như cam, quýt, dưa đỏ là các loại trái cây và rau tốt cho tim mạch. Chuối cũng nhiều loại hoa quả khác chứa khá nhiều kali, đây là một loại khoáng chất có lợi, giúp hạ huyết áp, duy trì ổn định áp lực dòng máu và hoạt động của tim. Ngoài ra, chuối còn chứa chất xơ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch.

2. Đậu nành là giải pháp tốt nhất: Các loại đậu, đặc biệt là đậu nành có chứa nhiều protein, vitamin, axit béo bão hòa omega – 3 và các loại khoáng chất…có tác dụng rất tốt trong điều hòa nhịp tim, cân bằng huyết áp, duy trì các chỉ số ổn định về đường huyết và hàm lượng cholesterol trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tim hiệu quả. Nguồn thực phẩm này hoàn toàn có thể thay thế cho thịt đỏ trong khẩu phần ăn của những người bị bệnh tim mạch.

3. Thực phẩm tốt cho người bệnh tim bằng ngũ cốc: Ngũ cốc nói chung, các loại yến mạch nói riêng không chỉ có tác dụng làm đẹo mà còn là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cải thiện sức khỏe và bệnh tình của người bị bệnh tim. Lượng dưỡng chất và chất xơ quan trọng trong các loại ngũ cốc giúp điều hòa cholesterol và giảm mỡ máu, đồng thời chúng còn cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin B quan trọng.


Người mắc bệnh tim nên ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả

4. Bệnh tim ăn các loại rau xanh: Rau xanh luôn là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày giúp ngăn ngừa lão hóa và phòng chống nhiều loại bệnh. Đặc biệt các loại cải sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn, chúng cung cấp chất chống oxy hóa, canxi và axit béo bão hóa omega – 3 có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa hoạt động hệ tim mạch, ngăn ngừa các mảng bám hình thành trong thành động mạch, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch.

5. Người bị tim mạch nên ăn Cá là thực phẩm hàng đầu: Cá là nguồn chất đạm quan trọng rất có lợi cho sức khỏe bởi chúng điều hòa lượng chất béo trong cơ thể, giảm cholesterol một cách đáng kể nhờ hàm lượng lớn axit béo bão hòa omega – 3. Ngoài ra, axit omega – 3 còn có tác dụng ngăn cản các kết dính tiểu cầu, từ đó ngăn ngừa nguy cơ đông máu gây tắc mạch nguy hiểm. Do đó giúp giảm thiểu các thể bệnh về tim mạch như các cơn đau thắt ngực, vỡ mạch máu hay đau tim cấp tính.

 

6. Uống trà tốt tim mạch: Trà là một thức uống kích thích nhẹ, nhưng nếu sử dụng một cách hợp lý với lượng vừa phải, chúng sẽ giúp cải thiện tình trạng tim mạch của bạn. Nhờ chất chống oxy hóa cực mạnh, trà giúp cơ thể bảo vệ hệ tim mạch, giảm nguy cơ tăng huyết áp và các nguy cơ đau tim, đột quỵ lên đến gần 50%.

7. Thực phẩm tốt là các loại nấm: Ngoài các loại thực phẩm đã nêu, nấm được biết đến là nguồn thực phẩm quan trọng của thế kỉ 21. Nấm lim xanh chứa nhiều dưỡng chất như chất đạm, vitamin, nhiều khoáng chất, axit amin…Nấm lim xanh giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể ngăn ngừa nhiều mầm bệnh, có cả các bệnh về tim mạch.

 

Một cơ chế tác động đặc biệt của nấm, đó là sự phối trộn hài hòa các loại hoạt chất đặc hữu giúp ổn định mọi chức năng tồn tại trong cơ thể, từ đó triệt tiêu các nguy cơ gây bệnh. Đặc biệt là nấm lim xanh, một loại nấm thảo dược quý hiếm chứa các thành phần trợ tim hiệu quả như nhóm steroid, axit ganoderic, triterpene,… giúp cải thiện hoạt động tim, đảm bảo một trái tim khỏe mạnh, từ đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả các thể bệnh về tim mạch.

8. Đối với người mắc các bệnh tim mạch, việc bạn ăn bao nhiêu cũng quan trọng không kém việc bạn ăn cái gì. Bởi lẽ, môt khẩu phần ăn quá dư thừa dẫn đến lượng calo, chất béo và cholesterol hấp thụ nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn trầm trọng hơn.

Thực phẩm người mắc bệnh tim nên kiêng

1. Các loại thực phẩm giàu natri: Thực phẩm chứa hàm lượng natri cao có thể khiến tăng huyết áp và tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ. Mỗi người trưởng thành chỉ nên hấp thụ 1-2 thìa cà phê muối mỗi ngày.

 

Người mắc bệnh tim nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo

2. Thực phẩm chứa nhiều chất béo: Việc hấp thu quá nhều chất béo sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, từ đó gây ra nhiều thể bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tai biến, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, …

Do đó, nên hạn chế dầu mỡ và các thực phẩm giàu chất béo, đồng thời tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh,…

BS. Hoàng Xuân Đại

]]>
Kiêng ăn trong bệnh tim mạch http://tapchisuckhoedoisong.com/kieng-an-trong-benh-tim-mach-5037/ Thu, 19 Jul 2018 13:22:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kieng-an-trong-benh-tim-mach-5037/ [...]]]>

(Lê Tấn Tài – Bình Phước)

Đối với phần lớn các bệnh tim mạch, thầy thuốc thường khuyên bệnh nhân kiêng ăn mặn và chất béo. Hạn chế ăn mặn đặc biệt quan trọng nếu bị các bệnh suy tim, cao huyết áp.

Ăn mặn ở đây không phải là chay – mặn, mà là mặn – lạt, nghĩa là người bệnh phải hạn chế muối. Muối có nhiều trong nước chấm, các loại thức ăn khô như cá khô, chà bông, mắm. Nói tóm lại là người bệnh phải tránh ăn những thức ăn có vị mặn. Câu hỏi mà bạn đặt ra là phải hạn chế đến mức độ nào? Xin nêu một ví dụ, người bệnh suy tim nặng chỉ nên ăn tối đa 5g muối NaCl tương đương với 2 muỗng cà phê muối ăn cho cả một ngày, tính cả lượng nêm nếm trong khi nấu. Chế độ ăn như vậy làm thay đổi khẩu vị nên phần lớn người dân, nhất là ở nông thôn có thói quen ăn mặn hầu như không thể thực hiện được. Cách tốt nhất là người bệnh phải hạn chế ăn mặn đến mức tối đa có thể được. Hãy tập thay đổi từ từ, đầu tiên đừng dùng nước chấm khi ăn, tránh các loại mắm, cá thịt khô, nếu cần hãy nấu ăn riêng. Nên nhớ rằng nếu thực hiện được chế độ kiêng cữ tốt thì không những bệnh thuyên giảm mà còn giảm bớt thuốc uống, đỡ tốn tiền chữa bệnh.

Nếu bác sĩ bảo bạn bị rối loạn mỡ máu hay mập phì, thì nên hạn chế ăn chất béo như: thịt mỡ, phô mai, kem, bơ. Các loại thức ăn này làm tăng lượng cholesterol trong máu, đọng lại trong mạch máu gây nhiều bệnh như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

Người bệnh tim không cần phải kiêng ăn chất đạm nếu không bị bệnh khác kèm theo (như bệnh thận) vì đây là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là các bệnh nhân bị bệnh tim nặng, suy kiệt càng cần phải ăn nhiều chất đạm mới giúp tạo đủ năng lượng cho cơ thể. Người bệnh nên hỏi bác sĩ về chế độ ăn của mình, loại thức ăn nào cần phải kiêng và loại nào không cần để có một chế độ ăn hợp lý.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

]]>
Ăn thế nào giúp phòng ngừa bệnh tim mạch? http://tapchisuckhoedoisong.com/an-the-nao-giup-phong-ngua-benh-tim-mach-4719/ Thu, 19 Jul 2018 12:39:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-the-nao-giup-phong-ngua-benh-tim-mach-4719/ [...]]]>

Vậy chế độ ăn như thế nào sẽ giúp bạn phòng ngừa có hiệu quả căn bệnh này?

Chế độ ăn nào giúp phòng ngừa bệnh tim mạch?

Cho tới nay, đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về các chế độ ăn khác nhau và nguy cơ bị bệnh tim mạch, trong đó, tập trung chủ yếu vào bốn loại chế độ ăn sau:

Chế độ ăn ít chất béo (Low-Fat Diets): Làm tăng nhu cầu nạp carbohydrate để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể nên vẫn là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Liệu chế độ ăn có giúp phòng ngừa mỡ máu và béo phì – hai yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch hay không. Tuy nhiên, 3 nghiên cứu trên phụ nữ của Mỹ được công bố trên tạp chí JAMA năm 2006 đã kết luận rằng chế độ ăn ít chất béo không ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh tim mạch.

Chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediterranean Diet): Chế độ ăn Địa Trung Hải được cho là có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Điểm đáng lưu ý là chế độ ăn Địa Trung Hải làm giảm tỷ lệ tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân tử vong do tim mạch. Một nghiên cứu can thiệp ở Tây Ban Nha đã kết luận rằng chế độ ăn Địa Trung Hải đi kèm với dầu olive làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch trên các đối tượng nghiên cứu có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

Ăn thế nào giúp phòng ngừa bệnh tim mạch?Chế độ ăn Địa Trung Hải giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Chế độ ăn ít tinh bột (Low-Carbohydrate Diets): Kết quả của các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít tinh bột giúp giảm lượng triglycerides (TG) và tăng lượng HDL-cholesterol (HDL-C) (cholesterol có lợi). Không chỉ thế chế độ ăn ít tinh bột còn giúp giảm cân nặng, hạ huyết áp và các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, tuy nhiên ảnh hưởng này có dài hạn hay không thì vẫn chưa rõ. Nghiên cứu so sánh giữa ba chế độ ăn cho thấy chế độ ăn ít tinh bột là hiệu quả nhất trong việc giảm cân, giảm lượng triglycerid và tăng lượng HDL-C, so với chế độ ăn ít chất béo và chế độ ăn Địa Trung Hải.

Chế độ ăn ngăn ngừa tăng huyết áp (DASH Diet): Chế độ ăn DASH là một chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau, ít chất béo hoặc không có chất béo. Nó cũng bao gồm ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, gia cầm, các loại hạt và đậu. Nó chứa nhiều chất xơ và mức chất béo từ thấp đến trung bình. So với chế độ ăn thông thường, chế độ ăn DASH làm giảm được huyết áp tâm trương và tâm thu ở những bệnh nhân tăng huyết áp. Chế độ ăn này cũng giúp cải thiện chức năng hệ thần kinh đối giao cảm, chức năng mạch máu và giảm lưu lượng thất trái trên những bệnh nhân béo phì bị tăng huyết áp. Các kết quả này tăng lên đáng kể khi những bệnh nhân trên theo chế độ ăn DASH vừa giảm cân vừa tăng các hoạt động thể lực. Kết hợp giữa chế độ ăn DASH với thay đổi lối sống (giảm cân, tập thể dục, hạn chế nghiêm ngặt lượng natri và rượu) ở bệnh nhân tăng huyết áp làm giảm được huyết áp, cải thiện chức năng hệ thần kinh đối giao cảm, giảm lưu lượng thất trái của tim trên những bệnh  nhân béo phì kèm tăng huyết áp.

Một số thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

Ngũ cốc nguyên cám và chất xơ: Nghiên cứu tiến hành trên những đối tượng bị bệnh mạch vành hoặc có nguy cơ cao bị bệnh mạch vành được bổ sung 56–85 g chất xơ/ngày trong 4-8 tuần cho thấy làm giảm  lượng triglyceride và nồng độ cholesterol có hại (LDL-C). Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA), Hiệp hội dinh dưỡng tiết chế Hoa Kỳ và Hướng dẫn chương trình quốc gia về giáo dục cholesterole tại Hoa Kỳ (ATP III) cùng đi đến kết luận về lượng chất xơ trong chế độ ăn nên được tăng cường để phòng tránh các bệnh tim mạch.

Ăn thế nào giúp phòng ngừa bệnh tim mạch?Ăn nhiều rau xanh  giảm nguy cơ  bị tăng huyết áp.

Rau củ và hoa quả: Các bằng chứng về rau củ và hoa quả có liên quan đến giảm các nguy cơ cholesterol chỉ có các dữ liệu dịch tễ học. Phân tích gộp trên 9 nghiên cứu thuần tập chỉ ra nguy cơ mắc mỡ máu giảm đi 7% khi tiêu thụ thêm một khẩu khẩu phần hoa quả mỗi ngày. Người ta vẫn chưa chứng minh được những ảnh hưởng của việc tiêu thụ rau củ và hoa quả lên các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tiêu thụ rau củ và hoa quả có ảnh hưởng đến việc hạ huyết áp. Cơ chế của rau củ tác động đến sức khỏe vẫn chưa được chứng minh rõ ràng nhưng giả thuyết về chất chống oxy hóa và chất xơ được nhiều nhà khoa học ủng hộ. Rau củ và hoa quả cũng được coi là những thực phẩm có chứa ít calo, ít natri và giúp no lâu. Dù vậy, Hiệp hội tim mạch Mỹ vấn khuyến cáo nên nạp ít nhất khoảng 8 phần rau và hoa quả một ngày.

Trứng: Trong suốt 40 năm qua, rất nhiều người cho rằng ăn trứng sẽ làm tăng mỡ máu bởi trong trứng có chứa nhiều cholesterol. Mà chế độ ăn có nhiều cholesterol (mỡ máu) sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học đã khám phá ra rằng chế độ ăn có nhiều cholesterol nói chung và cholesterol trong trứng nói riêng có rất ít ảnh hưởng tới lượng cholesterol trong máu hay nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thực ra trứng là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo giàu vitamin và muối khoáng, protein trong trứng được coi là “protein” chuẩn, các chất béo trong trứng là chất béo đơn không bão hòa nên rất tốt cho sức khỏe.

Song hành với việc dùng những thực phẩm có lợi cho hoạt động của hệ tim mạch, bạn cũng cần tránh các thực phẩm làm hại đến hệ tim mạch. Các thực phẩm đó là các loại chứa nhiều cholesterol như mỡ động vật, phủ tạng động vật, thịt đỏ, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn… Các thực phẩm có hàm lượng muối cao như các loại bim bim, thịt hun khói, xúc xích, thịt, cá đóng hộp, thịt nguội, thịt nướng, dưa, cà, măng muối chua các loại… Nếu ăn nhiều những thực phẩm này không những gây bất lợi cho hệ tim mạch của bạn mà có khi còn dẫn đến nguy cơ mắc các loại ung thư nguy hiểm khác.

TS. BS. Phan Bích Nga

]]>
Rối loạn lo âu khiến huyết áp tăng http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-lo-au-khien-huyet-ap-tang-3017/ Thu, 19 Jul 2018 03:24:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-lo-au-khien-huyet-ap-tang-3017/ [...]]]>

Lúc em mới bị rối loạn lo âu, vào bệnh viện đo huyết áp lên 15. Sau đó em được theo dõi huyết áp suốt 24 giờ ở bệnh viện, bình thường thì khoảng 12-13,5, khi bị hồi hộp lên 14-15. Xin bác sĩ tư vấn giúp. Em cám ơn. (Nguyễn Đức Tuân).

phu-nu-va-nhung-ao-tuong-ve-be-8308-6062

Ảnh minh họa: Health.

Trả lời:

Chào bạn,

Biện pháp đo huyết áp 24 giờ đã giúp khẳng định là huyết áp của bạn chỉ cao khi có những cơn lo âu, hồi hộp. Tuy nhiên, những lúc bạn gọi là bình thường mà huyết áp đã lên 13,5 mmHg thì cũng đến mức báo động rồi. Song song với việc điều trị tình trạng rối loạn lo âu, bạn cần phải thực hiện những biện pháp điều trị không bằng thuốc khác để cải thiện tình trạng cao huyết áp như bớt ăn mặn, tập thể dục đều đặn, giảm cân (nếu thừa cân)…

Thân ái.

Phó Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Trương Quang Bình
Phó Giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM
Giám đốc Trung tâm tim mạch

]]>