bệnh tiêu hóa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 26 Jul 2018 12:42:45 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh tiêu hóa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cha mẹ không ăn đủ chất xơ, con dễ mắc bệnh tiêu hóa http://tapchisuckhoedoisong.com/cha-me-khong-an-du-chat-xo-con-de-mac-benh-tieu-hoa-12354/ Thu, 26 Jul 2018 12:42:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cha-me-khong-an-du-chat-xo-con-de-mac-benh-tieu-hoa-12354/ [...]]]>

Trưởng nhóm nghiên cứu – Tiến sĩ Erica Sonnenburd cùng các đồng nghiệp đã tiến hành thử nghiệm trên chuột bằng cách loại bỏ chất xơ khỏi bữa ăn hàng ngày và theo dõi chúng. Kết quả cho thấy, sự đa dạng của hệ sinh vật trong ruột (vốn có vai trò lớn trong hỗ trợ tiêu hóa) đã bị suy giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, việc tuân theo chế độ ăn không chất xơ trong thời gian dài khiến bốn thế hệ sau của đàn chuột cũng có những dấu hiệu tương tự các bệnh về hệ tiêu hóa. Tiến sĩ Sonnenburg giải thích: “Việc không bổ sung chất xơ ngoài việc mất đi hệ vi sinh trong đường ruột còn khiến một số enzym của hệ tiêu hóa mất dần đi. Trong khi enzym có vai trò tăng tốc quá trình tiêu hóa và biến thức ăn thành năng lượng cung cấp cho cơ thể”. Đây là kết quả thí nghiệm trên chuột, vẫn chưa có đủ bằng chứng cho thấy vấn đề này sẽ xảy ra ở người nhưng các nhà khoa học cũng nhấn mạnh trên thực tế, bữa ăn thiếu chất xơ ở người cũng dẫn đến những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm như táo bón, ung thư trực tràng, đại tràng…

Huệ Minh

((Theo Sciencealert, tháng 2/2016))

]]>
Ăn dặm quá sớm, trẻ dễ mắc bệnh tiêu hóa http://tapchisuckhoedoisong.com/an-dam-qua-som-tre-de-mac-benh-tieu-hoa-12048/ Thu, 26 Jul 2018 11:52:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-dam-qua-som-tre-de-mac-benh-tieu-hoa-12048/ [...]]]>

Theo TS. Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, quy định hiện nay của Tổ chức Y tế thế giới, sau 180 ngày (tức sau 6 tháng tuổi) trẻ nên ăn dặm, còn thời gian trước đó trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn, trẻ không cần uống nước vì trong sữa mẹ không những đã đủ chất dẫn mà còn có kháng khuẩn, có thể làm sạch được đường ruột. Đó là cách nuôi con tốt nhất.

Song trên thực tế cũng có rất nhiều trường hợp, mẹ bị thiếu sữa hoặc có vấn đề về sức khỏe mà không thể cho con bú thì cần phải cho ăn bổ sung thực phẩm (có trường hợp ăn dặm từ 3 tháng tuổi). Một số cha mẹ khác lại nghĩ rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm cho “có bột, có hồ” sẽ giúp con nhanh cứng cáp và tăng cân. Tuy nhiên, TS. Từ Ngữ khuyến cáo, không nên cho ăn bổ sung thực phẩm quá sớm, bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, nếu ăn bổ sung quá sớm khiến trẻ gặp hàng loạt những vấn đề về tiêu hóa. Đó là chưa kể đến việc cho ăn bổ sung sai cách thì càng gây ra những hậu quả nặng nề hơn.

“Việc cho trẻ ăn bổ sung thực phẩm cần đảm bảo 2 nguyên tắc rất quan trọng, đó là: Ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc. Việc ăn từ ít đến nhiều để xem cơ thể trẻ phản ứng thế nào với loại thực phẩm đó, có dung nạp hay không. Còn ăn từ lỏng đến đặc để hệ tiêu hóa của trẻ quen dần dần với thực phẩm.”- TS. Từ Ngữ phân tích.

tre-an-dam

Sau 6 tháng tuối, trẻ nên được cho ăn dặm.

Cũng theo TS. Từ Ngữ, một điều nữa cần phải chú ý là khi cho trẻ ăn bổ sung, cha mẹ nên lưu ý sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ phát triển tốt thì có nghĩa là chế độ ăn mà bạn đang áp dụng cho con là đúng; còn ngược lại thì cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Khi trẻ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm, cha mẹ cũng cần chú trọng tới giờ giấc ăn, vì cơ thể con người cứ đúng giờ ăn là sẽ tiết ra dịch vị, nếu ăn sai giờ thì cơ thể không tiết ra dịch vị, gây hại cho đường tiêu hóa.

ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên GĐ Trung tâm Khám Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng cho rằng, khi bé được 6 tháng tuổi thì cha mẹ nên tập cho con ăn dặm. Lúc đầu chỉ cho trẻ ăn 1 – 2 bữa thậm chí chỉ vài thìa/ngày, sau đó tăng dần lên tùy theo khả năng ăn của cháu. Thức ăn lúc đầu xay nhuyễn, sau thì băm nhỏ, càng tập cho bé ăn thô sớm càng tốt, lúc đầu có thể ăn bột loãng, hoặc cháo xay ăn thịt trứng trước, khi 7  tháng ăn tôm, cua cá.

Giai đoạn này bát bột của trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột – đường (có trong tinh bột gạo), đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua), chất béo (dầu, mỡ), vitamin và khoáng (trong các loại rau, củ). Để có thực đơn cụ thể, cha mẹ cũng nên đến Viện Dinh dưỡng để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.

D.Hải

]]>
Cách hay để trẻ không mắc bệnh tiêu hoá mùa lạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-hay-de-tre-khong-mac-benh-tieu-hoa-mua-lanh-11865/ Wed, 25 Jul 2018 12:24:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-hay-de-tre-khong-mac-benh-tieu-hoa-mua-lanh-11865/ [...]]]>

Các chuyên gia cho hay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh đường đường tiêu hóa, trong đó có 3 nguyên nhân chính là nguyên nhân nhiễm trùng (bao gồm vi khuẩn, ký sinh trùng, virus, do khuẩn HP), ký sinh trùng – phát triển rất nhiều ở khu vực nhiệt đới như ở nước ta. Nguyên nhân thứ 2 là yếu tố thực phẩm và chế độ dinh dưỡng đang thay đổi góp phần sinh ra các bệnh đường tiêu hóa. Nguyên nhân thứ 3 là yếu tố môi trường và lối sống. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác cũng sinh ra các bệnh đường tiêu hóa.

Lưu ý khi trẻ quấy khóc, đau bụng

Riêng ở trẻ em, PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, ở trẻ em thì mô hình bệnh tật hơi khác so với người lớn, có 2 hệ thống bệnh rất hay gặp ở trẻ em đó là bệnh hô hấp và tiêu hóa. Trong đó bệnh tiêu hóa là nhóm bệnh rất hay mắc và cũng là nguyên nhân gây tử vong rất đáng tiếc ở trẻ. Bệnh lý ở trẻ em hay gặp và cấp tính vì trẻ non nớt, chưa có sức đề kháng tốt và có thể thành dịch. Nếu như ở người lớn chỉ là bệnh đơn lẻ thì ở trẻ em xuất hiện thành những vụ dịch, lây qua đường phân, miệng, nghĩa là lây qua đường tiếp xúc ăn uống, từ tay vào miệng.

Bệnh tiêu hóa là nhóm bệnh rất hay mắc và cũng là nguyên nhân gây tử vong rất đáng tiếc ở trẻ. Ảnh minh hoạ.

 

Theo PGS. Thuý, biểu hiện có thể quan sát được ở trẻ khi mắc bệnh tiêu hoá là trẻ quấy khóc, đau bụng. Bệnh hay gặp nhất ở trẻ em đó là bệnh tiêu chảy, bệnh này cũng có nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau: do nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn. Trong nhóm tiêu chảy nhiễm khuẩn hay nhắc đến nhiều nhất ở trẻ em đó là tiêu chảy cấp do rotavirus, có thể thành dịch lớn và gây tử vong. Thứ hai là tiêu chảy nhiễm khuẩn do tả, thương hàn, lỵ, ngộ độc thức ăn, viêm gan A… Ngoài ra có thể thấy HP gây viêm dạ dày đường tiêu hóa, một số bệnh tay chân miệng vừa gây bệnh đường tiêu hóa, đường hô hấp.

Cắt đường lây truyền bệnh

Biết được đường lây truyền bệnh tiêu hoá, vậy làm thế nào cắt được đường lây truyền đó?. PGS. Thuý cho rằng, việc vệ sinh ăn uống rất quan trọng trong việc phòng bệnh đường tiêu hóa. Người lớn cần thực hiện và giáo dục trẻ thực hiện tốt vệ sinh cá nhân tự bảo vệ mình, thói quen tốt nhất là rửa tay hàng ngày trước bữa ăn sau khi đi vệ sinh, rửa tay tốt nhất là bằng dung dịch sát khuẩn trung tính giúp trẻ sạch sẽ, hạn chế đường lây truyền.

Bên cạnh đó là vệ sinh đồ chơi hàng ngày, không dùng chung khăn mặt, cho trẻ tiêm chủng phòng chống rotavirus. Khi có dấu hiệu bệnh xảy ra phải lập tức đưa đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng giải tuyết tốt, đừng để xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Cha mẹ cần chú ý đến các biểu hiện quấy khóc, đau bụng ở trẻ. Ảnh minh hoạ.

 

Ăn đúng giờ

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc phòng chống các bệnh về tiêu hoá. Theo TS. Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, để phòng chống bệnh đường tiêu hoá trước hết cần phải chú trọng tới giờ giấc ăn. Vì cơ thể cứ đúng giờ ăn là sẽ tiết ra dịch vị, nếu ăn sai giờ thì cơ thể không tiết ra dịch vị, gây hại cho đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, cần phải để ý mức độ ăn: no hay không no. Nhiều người thường ăn quá no nê, trong đó có người lại ăn quá ít đều không tốt. Cách đúng là phải ăn ở mức độ cảm thấy no vừa phải, đủ. Không nên ăn trước khi đi ngủ, vì trước khi đi ngủ các dịch tiêu hóa cần phải nghỉ ngơi.

Cha mẹ cần phải đa dạng hóa thực phẩm, cắt nhỏ thực phẩm và lựa chọn ăn các thực phẩm có tác dụng trung hòa, hỗ trợ cho bệnh tiêu hóa. Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm đã đóng gói, đã chế biến, qua chiên xào nhiều lần. Trong một số trường hợp, cần phải tránh tiêu thụ đường, cần ăn nhiều chất xơ.

D.Hải

]]>