bệnh tiểu đường – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:28:13 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh tiểu đường – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Người bệnh tiểu đường cần kiểm tra mắt hàng năm http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-benh-tieu-duong-can-kiem-tra-mat-hang-nam-13697/ Sun, 05 Aug 2018 05:28:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-benh-tieu-duong-can-kiem-tra-mat-hang-nam-13697/ [...]]]>

Người bệnh tiểu đường cần kiểm tra mắt hàng năm

 

Theo TS Malav Joshi, một bác sĩ nhãn khoa ở Viện mắt Krieger, Baltimore, bệnh mắt tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù ở những người từ 40 tới 60 tuổi.

Những người càng bị bệnh tiểu đường lâu, nguy cơ bị các vấn đề về mắt càng cao.

Tuy nhiên, bệnh mắt do tiểu đường có thể ngăn ngừa và bạn có thể thực hiện các bước để làm chậm quá trình tiến triển thậm chí là đảo ngược tình trạng bằng cách chăm sóc bệnh, huyết áp và cholesterol.

Kiểm tra mắt mở rộng có thể giúp các bác sĩ phát hiện sớm các vấn đề trước khi suy giảm thị lực xảy ra. Điều này đặc biệt quan trọng vì tổn thương mắt liên quan tới bệnh tiểu đường có thể không gây ra các triệu chứng ngay.

Các bệnh về mắt có liên quan tới bệnh tiểu đường gồm:

Bệnh võng mạc tiểu đường: Trong giai đoạn sớm, tình trạng này khiến cho mạch máu bị suy yếu, rò rỉ hoặc xuất huyết võng mạc, gây ra những rối loạn thị lực nghiêm trọng.

Phù hoàng điểm: Tình trạng này xảy ra khi dịch hoặc cholesterol rò ra ngoài mạch máu khiến cho một phần võng mạc cần thiết cho thị lực bị sưng.

Tăng nhãn áp (glôcôm): Tình trạng này ảnh hưởng tới dây thần kinh thị giác, có thể dẫn đến chứng mù vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Đục thủy tinh thể: Những người bị tiểu đường có nhiều nguy cơ bị đục thủy tinh thể hơn, xuất hiện khi thủy tinh thể bị mờ.

Khi khám mắt, các bác sĩ có thể nhìn vào bên trong mắt để phát hiện các dấu hiệu rắc rối như mạch máu bất thường, sưng võng mạc, tổn thương mô thần kinh đồng thời cũng giúp phát hiện đục thủy tinh thể rõ hơn.

Các bước bảo vệ thị lực nếu bị bệnh tiểu đường:

Ngừng hút thuốc

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh

Tập luyện thường xuyên

Dùng thuốc theo chỉ dẫn

BS Thu Vân

(theo Univadis/ Health Day)

]]>
Mẹo giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ bị bệnh thận http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-giup-nguoi-benh-tieu-duong-giam-nguy-co-bi-benh-than-10669/ Wed, 25 Jul 2018 07:57:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-giup-nguoi-benh-tieu-duong-giam-nguy-co-bi-benh-than-10669/ [...]]]>

giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ bị bệnh thận

 

Công việc chính của thận là lọc chất thải và nước dư thừa ra khỏi máu để tạo thành nước tiểu. Thận cũng giúp kiểm soát đường huyết và tạo ra các hormon cơ thể cần để duy trì sức khỏe.

Bệnh tiểu đường kéo dài làm tăng nguy cơ thận bị tổn thương. Khi mạch máu trong thận bị tổn thương, thận không thể làm sạch máu một cách thích hợp. Khi thận bị tổn thương, thận không thể lọc máu thích hợp, điều này có thể khiến cho nhiều chất thải hình thành trong cơ thể. Cơ thể sẽ giữ nhiều nước và muối hơn cần thiết, điều này có thể gây tăng cân và sưng mắt cá. Bạn có thể có protein trong nước tiểu. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thận.

Nhiều người bị bệnh thận do tiểu đường không có bất cứ triệu chứng nào. Những người bị bị bệnh tiểu đường nên được kiểm tra thận thường xuyên ít nhất mỗi năm một lần.

Dưới đây là những mẹo giúp bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ bị bệnh thận:

Kiểm soát bệnh tiểu đường: giữ mức đường huyết và Hba1c (đường trung bình 3 tháng) được kiểm soát giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh.

Kiểm soát huyết áp: Bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát huyết áp trong mỗi lần khám. Nếu bạn bị huyết áp cao, bạn có thể cần uống thuốc.

Tránh uống rượu/ hút thuốc lá

Không dùng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và các chất ức chế COX 2: nếu bạn bị bệnh thận hoặc suy thận, cần thông báo cho các bác sĩ về hàm lượng creatinin của mình để các bác sĩ kê thuốc.

Không bôi gel hoặc xịt sữa dưỡng chứa NSAID vì chúng được hấp thu qua da.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ thuốc nào.

Tránh mất nước: hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi bạn bị mất nước.

Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn của bạn

Hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn lành mạnh và cân bằng

Kiểm tra thường xuyên (hàm lượng creatin mỗi 6 tháng và tình trạng thận với điện giải một lần mỗi năm.

Kiểm tra mắt: Bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính nên kiểm tra võng mạc hàng năm.

BS Thu Vân

(theo Univadis/THS)

]]>
Thực đơn trong tuần cho người bị tiểu đường http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-trong-tuan-cho-nguoi-bi-tieu-duong-5834/ Sat, 21 Jul 2018 02:31:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-trong-tuan-cho-nguoi-bi-tieu-duong-5834/ [...]]]>
 

Sáng

(6h30 – 7h30)

Phụ sáng 

(9h)

Trưa 

(11 – 11h30)

Xế 

(14 – 14h30)

Chiều 

(17 – 17h30)

Tối 

(20 – 20h30) 

Thứ hai

– Phở gà một tô vừa: Bánh phở 70 g, thịt gà 30 g, rau giá 30 g.

– Bưởi hai múi.

Sữa 140 ml, loại dành cho người đái tháo đường.

– Cơm một chén. Canh bí đỏ thịt (bí đỏ 80 g, thịt 5 g).

– Chả trứng chưng: Thịt nạc 27 g, trứng nửa quả, nấm mèo bún tàu…

– Dưa leo cà chua.

– Dưa hấu một miếng 150 g.

Bánh flan một cái nhỏ.

– Cơm một chén.
– Canh cải soong tôm: Tôm 10 g, cải soong 50 g.
– Thịt kho đậu hũ: Đậu hũ 50 g, thịt 25 g, dầu 5 g, nấm mèo, bún tàu.
– Dưa cải, dưa giá 100 g.
– Táo ta 3 trái.

Sữa 230 ml, loại dành cho người đái tháo đường. Thứ ba

– Há cảo một đĩa 6 cái vừa.

– Quýt một trái.

Sữa 140 ml, loại dành cho người đái tháo đường.

– Cơm một chén.

– Canh măng chua cá hồi: Cá 2 0g, măng 50 g, dầu 2,5 g.

– Thịt kho trứng: Thịt đùi 40 g, trứng trái nhỏ.

– Rau muống luộc 100 g.

– Lê nửa trái.

Bánh flan một cái nhỏ.

– Cơm một chén.
– Canh cải soong tôm: Tôm 10 g, cải soong 50 g.
– Thịt kho đậu hũ: Đậu hũ 50 g, thịt 25 g, dầu 5 g, nấm mèo bún tàu.
– Dưa cải, dưa giá 100 g.
– Táo ta 3 trái.

Sữa 230 ml, loại dành cho người đái tháo đường. Thứ tư

– Bánh canh thịt heo một tô: Bánh canh 70 g, thịt heo 25 g, hành ngò…

– Nho 50 g.

Sữa 140 ml, loại dành cho người đái tháo đường.

– Cơm một chén.

– Canh bầu tôm: Tôm 10 g, bầu 50 g.

– Xíu mại: Thịt 60 g, củ sắn 35 g.

– Rau càng cua trộn dầu dấm.

– Sapoche một trái.

Bánh bích quy hai cái.

– Cơm một chén.
– Canh cải xanh thịt nạc: Thịt 10 g, cải xanh 100 g.
– Gà nấu nấm: Gà 50 g, nấm rơm, cà rốt 100 g, dầu 3 g.
– Thanh long một miếng 100 g.

Sữa 230 ml, loại dành cho người đái tháo đường. Thứ năm

– Bánh mì cá hộp: Bánh mì một ổ nhỏ (bánh mì cóc), cá hộp 20 g, dưa leo cà chua…

– Mãng cầu xiêm một miếng 50 g.

Sữa 140 ml, loại dành cho người đái tháo đường.

– Bún mọc một tô: Bún 90 g, thịt sườn heo 30 g, mọc viên 10 g, chả 18 g, rau giá, bắp chuối…

– Bánh su kem môt cái vừa.

Bắp luộc nửa trái.

– Cơm một chén.
– Canh bắp cải thịt: Thịt heo 10 g, bắp cải 50 g.
– Cá hú kho thơm: Cá hú 45 g, thơm 50 g.
– Rau lang luộc: Rau lang 100 g.
– Chôm chôm 4 trái.

Sữa 230 ml, loại dành cho người đái tháo đường. Thứ sáu

– Hoành thánh một tô nhỏ: Hoành thánh 16 g, thịt 13 g, rau giá.

– Vú sữa nửa trái vừa.

Sữa 140 ml, loại dành cho người đái tháo đường.

– Cơm một chén.
– Canh cua rau dền, mồng tơi: Cua đồng 50 g, rau dền, mồng tơi 50 g.
– Tôm kho củ hành: Tôm 50 g, củ hành 30 g, dầu 6 g.
– Đậu que luộc 50 g.
– Trái hồng hai trái vừa.

Yaourt một hũ.

– Cơm một chén.
– Canh bí đao thịt: Thịt 5 g, bí đao 50 g.
– Khổ qua xào trứng: Khổ qua 70 g, trứng nửa trái, dầu 2,5 g.
– Táo nửa trái.

Sữa 230 ml, loại dành cho người đái tháo đường. Thứ bảy

– Bánh cuốn một đĩa vừa: Bột gạo 26 g, thịt 26 g, chả 20 g, dưa leo, hành phi, nước mắm.

– Thơm một miếng 60 g.

Sữa 140 ml, loại dành cho người đái tháo đường.

– Hủ tíu bò kho một tô vừa: Hủ tíu 50 g, thịt bò nạm 80 g, rau giá…

– Dưa hấu một miếng 150 g.

Bánh flan.

– Cơm một chén
– Canh đậu hũ hẹ thịt: Thịt 20 g, đậu hũ 20 g, hẹ 30 g.
– Mực dồn thịt sốt cà: Mực 50 g, thịt 30 g, dầu 5 g.
– Bông cải xào tỏi: Bông cải 100 g, dầu 5 g.
– Ổi nửa trái.

Sữa 230 ml, loại dành cho người đái tháo đường. Chủ nhật

– Cháo đậu đỏ một chén: Gạo 10 g, đậu đỏ 14 g, dừa 12 g, đường 5 g.

– Cam  nửa trái.

Sữa 140 ml, loại dành cho người đái tháo đường.

– Mì Quảng một tô: Sợi mì 80 g, thịt 20 g, chả 16 g, tôm tươi 15 g, bánh tráng 20 g, rau muống, giá, bắp chuối…

– Măng cụt ba trái vừa.

Dưa lê một miếng 100 g.

– Cơm một chén.
– Canh khổ qua hầm: Khổ qua 100 g, thịt nạc 50 g.
– Cá chép chưng tương: Cá chép nạc 100 g, tương hột 3 g, nấm mèo, bún tàu…
– Thanh long một miếng 100 g.

Sữa 230 ml, loại dành cho người đái tháo đường.
]]>