bệnh thận – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 19 Oct 2018 14:26:04 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh thận – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bệnh thận – tiết niệu: Có thể phòng ngừa? http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-than-tiet-nieu-co-the-phong-ngua-16478/ Fri, 19 Oct 2018 14:26:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-than-tiet-nieu-co-the-phong-ngua-16478/ [...]]]>

Tuy vậy, trong cộng đồng, ở từng cơ thể khác nhau, hệ tiết niệu có thể lâm bệnh ở các cơ quan khác nhau.

Vị trí, chức năng của hệ tiết niệu

Trước hết là thận. Thận gồm hai quả thận nằm sau phúc mạc bên phải và bên trái cột sống ngang đốt ngực số XI đến đốt thắt lưng số III. Thận phải nằm thấp hơn thận trái một chút. Thận có hình hạt đậu màu nâu đỏ, bề mặt trơn bóng dài 10-12cm, rộng 6-7cm, nặng 125-140gr. Cấu tạo của thận rất phức tạp, trong đó có đài thận, bể thận, các mạch máu, thần kinh thực vật chi phối bởi vỏ não. Mạch máu thận có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho các bộ phận trong thận và tham gia hình thành nước tiểu.

Nối tiếp với bể thận là niệu quản. Chức năng của mỗi niệu quản là dẫn nước tiểu từ mỗi bể thận đổ chung vào bàng quang. Mỗi niệu quản nằm sau phúc mạc dọc hai bên cột sống thắt lưng sát thành bụng sau. Niệu quản dài khoảng 25-28cm thay đổi theo giới tính, vị trí (niệu quản trái dài hơn niệu quản phải), chiều cao (người cao có niệu quản dài hơn người thấp, lùn) và được chia làm ba đoạn, đó là bụng, chậu hông và bàng quang, đặc biệt đoạn chậu hông bị cong cho nên khi sỏi từ thận xuống niệu quản thường mắc kẹt ở vị trí này.

Bệnh thận - tiết niệuNhững trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh thận – tiết niệu.

Bàng quang là một tạng rỗng, dung tích khoảng 500-700ml nằm trong chậu hông bé. Bàng quang có hình tháp đáy hướng xuống dưới ra sau về phía trực tràng; đỉnh hướng lên trên ra trước về phía thành bụng; phía sau và phía trên có phúc mạc phủ. Đặc điểm nổi bật của bàng quang là co giãn rất tốt do ở phía trước có một tổ chức mỡ nhão nên có thể dãn rộng khi chứa đầy nước tiểu. Vì vậy, chức năng của bàng quang là chứa đựng nước tiểu được bài tiết từ thận. Nếu nước tiểu bị viêm nhiễm do nhiễm trùng máu hoặc viêm nhiễm ngược dòng từ niệu đạo đi lên bàng quang sẽ bị viêm cấp tính. Nếu không phát hiện và điều trị đúng, kịp thời,  có thể dẫn đến viêm bàng quang mạn tính, từ đó vi sinh vật gây bệnh đi ngược lên thận gây viêm thận.

Từ bàng quang đi xuống là niệu đạo có nhiệm vụ dẫn nước tiểu đi ra ngoài bởi lỗ tiểu. Đặc điểm niệu đạo của nam giới có cấu tạo phức tạp vì ngoài việc dẫn nước tiểu nó còn làm nhiệm vụ dẫn tinh dịch từ túi tinh đổ vào trong mỗi lần xuất tinh. Với nữ giới, niệu đạo có cấu tạo ngắn hơn nhiều (3- 3,5cm) so với niệu đạo nam giới và không chia thành các đoạn mở ra ngoài ở tiền đình âm đạo.

Ở nam giới, bệnh lý hệ tiết niệu đặc trưng là bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt, khoảng 20% người đàn ông 60 tuổi mắc bệnh lý này. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc bệnh viêm bàng quang cấp, viêm thận- bể thận cấp lại gặp ở nữ nhiều hơn…

 

Niệu đạo là đoạn cuối của hệ tiết niệu vừa dẫn nước tiểu thoát ra ngoài mỗi khi tiểu tiện nhưng nếu tiếp xúc với môi trường ô nhiễm (vệ sinh cá nhân kém, quan hệ tình dục không lành mạnh…) rất dễ lâm bệnh viêm nhiễm và thường để lại hậu quả xấu (hẹp) nếu không chữa trị đúng, kịp thời.

Một số bệnh thường gặp

Trong cộng đồng và ngay cả trong bệnh viện (nhiễm trùng bệnh viện) có thể gặp một số bệnh thuộc đường tiết niệu, bao gồm:

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là loại bệnh hay gặp nhất của đường tiết niệu phải, trong đó viêm niệu đạo, viêm bàng quang và viêm thận do vi sinh vật gây bệnh (nhiễm trùng tiết niệu) là đáng kể hơn cả. Nhiễm trùng tiết niệu chủ yếu do vi khuẩn đường ruột, điển hình là vi khuẩn E.coli, Proteus, thứ đến là vi khuẩn tụ cầu hoại sinh, trực khuẩn mủ xanh (P. aerruginosa), đặc biệt nguy hiểm là do vi khuẩn lao (lao thận, lao bàng quang), vi khuẩn lậu, vi khuẩn Chlamydia, Mycoplasma. Ngày nay, viêm bàng quang gặp với tỷ lệ cao hơn cả trong các bệnh viêm tiết niệu. Là cơ quan chứa đựng nước tiểu, vì một lý do nào đó làm cho nước tiểu ứ đọng lâu (nhịn tiểu, tiểu rắt…) rất có nguy cơ nước tiểu sẽ bị nhiễm trùng, từ đó gây viêm bàng quang và lan lên gây nhiễm trùng thận.

Viêm bàng quang có thể do viêm ngược dòng từ niệu đạo đi lên. Viêm niệu đạo là một căn bệnh gặp chủ yếu ở lứa tuổi trưởng thành. Ở độ tuổi này, viêm niệu đạo do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến viêm niệu đạo cấp, mạn tính do vi khuẩn lậu cầu, vi khuẩn Chlamydia, Mycoplasma bởi quan hệ tình dục do đối tác mắc bệnh về đường sinh dục – tiết niệu. Viêm niệu đạo, viêm bàng quang không chỉ gặp ở người trưởng thành, còn gặp ở trẻ em cả trẻ trai, trẻ gái, đặc biệt trẻ trai bị hẹp bao quy đầu do mỗi lần trẻ đi tiểu khó, nước tiểu ứ đọng gây nhiễm vi khuẩn, vi nấm, lan lên gây viêm bàng quang. Viêm niệu đạo do vi khuẩn lậu, Chalmydia, Mycoplasma có thể dẫn đến hẹp niệu đạo. Hẹp niệu đạo còn có thể do chấn thương, do nong niệu đạo nhiều lần. Hẹp niệu đạo điều trị gặp không ít khó khăn.

Nhiễm trùng thận: Có thể do vi khuẩn có trong máu bởi nhiễm trùng huyết hoặc trong các trường hợp vãng trùng huyết (có vi khuẩn đi qua trong máu nhưng không gây nhiễm trùng) khi dòng máu đi qua thận sẽ gây nhiễm trùng thận hoặc do nhiễm trùng bàng quang lan lên thận gây nhiễm trùng thận (viêm thận ngược dòng). Nhiễm trùng thận, nếu không được chữa trị đúng có thể  viêm thận, bể thận cấp, áp xe quanh thận, nguy hiểm hơn là gây suy thận cấp. Trong bệnh viện, nếu không vô trùng, tiệt trùng tốt có thể gặp nhiễm trùng tiết niệu do các thủ thuật thăm dò, phẫu thuật (nội soi bàng quang, tán sỏi, mổ lấy sỏi…). Ngoài ra, một số bệnh của cơ quan khác trong cơ thể có thể lây nhiễm gây viêm đường tiết niệu cần được lưu ý, đó là lao phổi, bệnh tiền liệt tuyến ở nam giới, bệnh viêm đường sinh dục…

Bệnh sỏi tiết niệu: Trước tiên là sỏi thận, khi sỏi rơi xuống niệu quản, mắc kẹt ở niệu quản thành sỏi niệu quản, nếu không, sỏi sẽ được đi xuống bàng quang gây sỏi bàng quang. Một số sỏi bàng quang có kích thước bé có thể được tống ra ngoài theo nước tiểu đi qua niệu đạo, hãn hữu có trường hợp sỏi mắc kẹt ở đó phải cấp cứu. Sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu đạo là một trong các nguyên nhân gây nhiễm trùng tiết niệu (bàng quang, thận…).

Bệnh thận - tiết niệu

Một số bệnh lý khác: Ở nam giới, bệnh lý hệ tiết niệu đặc trưng là bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt với khoảng 20% người đàn ông 60 tuổi mắc. Ung thư tuyến tiền liệt cũng hay gặp, đứng thứ 12 trong các bệnh ung thư ở nam giới tại Việt Nam…

Làm gì để phòng bệnh?

Vệ sinh cá nhân: Nhất là vệ sinh vùng kín hàng ngày đúng phương pháp (phụ nữ không xịt nước, dội nước từ sau ra trước khi rửa vùng kín).

Cần có quan hệ tình dục lành mạnh: Tránh quan hệ với đối tác không rõ lai lịch (gái mại dâm…).

Phát hiện sớm trẻ em trai bị hẹp bao quy đầu: Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi bao quy đầu ở trẻ nam để phát hiện hẹp và có biện pháp chữa trị đúng đắn.

Không nên nhịn tiểu: Mọi người không nên nhịn tiểu, ngay cả trẻ em (trường học cần có nhà vệ sinh sạch để trẻ không nhịn tiểu chờ về nhà mới đi tiểu).

Chế độ ăn uống hợp lý: Nên có chế độ ăn, uống hợp lý để tránh bị sỏi tiết niệu (uống đủ nước hàng ngày), không lạm dụng dùng thuốc can-xi (khi cần, phải theo chỉ định của bác sĩ), nên tập thể dục đều đặn hàng ngày và đúng phương pháp để khí huyết lưu thông, nước tiểu bài tiết đều đặn.

 

TS. BS. Đặng Bùi Bảo Linh

]]>
Một số lời khuyên dành cho người mắc bệnh thận http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-loi-khuyen-danh-cho-nguoi-mac-benh-than-15409/ Sun, 19 Aug 2018 16:32:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-loi-khuyen-danh-cho-nguoi-mac-benh-than-15409/ [...]]]>

Thận là nơi chứa nhiều các tế bào chuyên biệt như: tiểu cầu có tác dụng như một bộ lọc nhỏ. Bộ lọc giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi máu khi lưu thông vào mao mạch thông qua việc bài tiết nước tiểu.

Đồng thời, thận có vai trò duy trì những dưỡng chất cần thiết cho máu. Vì vậy, chúng ta cần giữ cho thận khỏe mạnh để duy trì tốt khả năng nuôi dưỡng và giải độc cơ thể của thận được hiệu quả. Vì vậy, những đồ ăn, thức uống, cũng như lối sống có ảnh hưởng trực tiếp đến thận.

 

thận

 

Những người mắc bệnh thận muốn cải thiện chứng thận hư nên cải thiện chế độ ăn uống, lối sống cũng như chăm sóc sức khỏe theo lời khuyên của bác sĩ. Làm được như vậy, người bệnh có thể sống khỏe nhiều năm về sau đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng.

1. Dinh dưỡng phù hợp

Thực đơn dinh dưỡng của bạn phụ thuộc vào việc thận của bạn hoạt động ra sao và mức độ tổn thương của thận. Tùy thuộc vào chức năng, thể trạng, và mức độ suy giảm của thận mà điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp theo sự tư vấn từ bác sĩ đang điều trị cho bạn.

Tuy nhiên, cũng có một số lời khuyên chung về dinh dưỡng cũng như lối sống cho những người mắc bệnh thận. Đó là tránh xa bia rượu, thuốc lá, hạn chế ăn mặn, hạn chế thực phẩm chứa nhiều caffein, chất ngọt nhân tạo, nước ngọt có ga, nên kiêng sản phẩm sữa hay thịt đỏ.

2. Uống nước vừa đủ

Một trong những chức năng quan trọng của thận là cân bằng lượng nước trong cơ thể. Với những người mắc bệnh thận thì không có khả năng đào thải lượng nước dư thừa ra bên ngoài. Nghe có vẻ vô hại, nhưng lượng nước dư thừa trong cơ thể gây ra chứng cao huyết áp, đồng thời cũng là một phần nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Vì vậy, khi đã mắc bệnh thận, bạn chỉ nên uống vừa đủ lượng nước trong ngày. Còn đối với những người phải chạy thận thì nên uống ít hơn.

Một điều nữa là lượng nước dư thừa càng áp lực thêm đối với thận. Do đó không nên uống quá nhiều nước. Lượng nước cần thiết theo nhu cầu của mỗi người là khác nhau, điều này còn tùy thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh tật. Người bệnh nên theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

3. Duy trì cân nặng phù hợp

Nếu bạn thừa cân thì cách tốt nhất là nên giảm cân nhanh chóng. Hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ để tìm ra những bài tập phù hợp và tốt cho sức khỏe.

Nên cân bằng chế độ dinh dưỡng: Với những người mắc bệnh nặng thì người bệnh phải tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt dưới sự chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

4. Chú ý đường huyết và nồng độ cholesterol

Với những ai mắc chứng tiểu đường hay huyết áp cao cần theo dõi cẩn thận và duy trì huyết áp, lượng đường huyết ở mức độ vừa phải.

Ngoài ra, cũng cần giữ cho nồng độ cholesterol ở mức độ có thể kiểm soát được.

5. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

6. Nên tiêm phòng ngừa cúm và ngừa viêm phổi. Vì bệnh thận là nguyên nhân rất dễ bị cúm.

Nguyễn Lương

(theo Home Remedies)

]]>
Lọc máu trong bệnh thận và lưu ý http://tapchisuckhoedoisong.com/loc-mau-trong-benh-than-va-luu-y-14640/ Wed, 08 Aug 2018 15:55:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/loc-mau-trong-benh-than-va-luu-y-14640/ [...]]]>

Khi bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối, chức năng của cả hai thận đã bị mất hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. Để cứu sống bệnh nhân và duy trì cuộc sống lâu dài, cần phải điều trị thay thế thận bằng lọc máu hoặc ghép thận. Lọc máu là biện pháp máu được lọc qua một màng bán thấm. Nếu màng lọc là màng bụng thì được gọi là lọc màng bụng. Nếu màng lọc là màng nhân tạo và máu được dẫn ra ngoài cơ thể bằng vòng tuần hoàn ngoài cơ thể để lọc, được gọi là lọc máu ngoài cơ thể (thận nhân tạo)

Lọc máu là gì?

Lọc máu là biện pháp loại khỏi máu các phần tử có trọng lượng phân tử nhỏ, là các chất cặn của quá trình chuyển hóa hoặc các chất độc nội sinh hoặc ngoại sinh và đào thải nước, nhằm khôi phục lại cân bằng nội môi của cơ thể do suy thận gây ra. Lọc máu chỉ thay thế được cho chức năng bài tiết của thận, mà không thay thế được chức năng nội tiết của thận. Vì vậy, vẫn phải phối hợp lọc máu với điều chỉnh các rối loạn do suy giảm chức năng nội tiết của thận gây ra, như thiếu máu, tăng huyết áp, thiếu calcitriol. Các phương pháp lọc máu bao gồm: lọc màng bụng, lọc máu ngoài cơ thể, lọc máu liên tục…

Lọc màng bụng

Lọc màng bụng là phương pháp lọc máu sử dụng màng bụng làm màng lọc, khoang màng bụng là

khoang dịch lọc, khoang máu là máu chảy trong lòng mạch máu của màng bụng. Trao đổi các chất giữa máu và dịch lọc được thực hiện qua màng bụng theo nguyên lý khuyếch tán riêng phần và thẩm thấu. Khuyếch tán riêng phần là hiện tượng các chất hòa tan di chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp qua màng bán thấm. Các chất như ure, creatinin, kali và các phân tử có trọng lượng phân tử thấp, có nồng độ cao trong máu sẽ khuyếch tán từ khoang máu sang khoang dịch lọc do chênh lệch nồng độ riêng phần.

Lọc máuLọc máu là một phương pháp điều trị cho bệnh nhân suy thận nặng.

Thẩm thấu là hiện tượng nước di chuyển từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp sang nơi có áp suất thẩm thấu cao qua màng bán thấm. Nước từ trong máu di chuyển qua màng bụng ra khoang dịch lọc do chênh lệch áp lực thẩm thấu giữa máu và dịch lọc, sau đó dịch lọc được tháo ra ngoài.

Lọc màng bụng cấp

Người ta đặt một ống thông tạm thời qua thành bụng vào khoang màng bụng tới sát túi cùng Douglas. Kỹ thuật được thực hiện tại giường bệnh mà không cần đưa bệnh nhân lên buồng mổ. Mỗi lần đưa vào khoang màng bụng 2 lít dịch lọc, sau 2 giờ tháo dịch ra và thay vào 2 lít dịch mới. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi đạt được mục tiêu hạ kali máu, hạ ure và creatinin máu, và chức năng thận hồi phục.

Lọc màng bụng mạn tính (còn gọi là lọc màng bụng liên tục ngoại trú)

Người ta đặt một ống thông cố định, được luồn qua một đường hầm dưới da thành bụng vào khoang màng bụng tới sát túi cùng Douglas. Ống thông thường dùng là ống thông Tenckhoff có hai nút chặn (cuff) để giúp cố định ống thông trên thành bụng. Đặt ống thông được tiến hành trong phòng mổ, và cố định trong suốt thời gian dài lọc màng bụng. Thay dịch lọc được bệnh nhân tự thực hiện tại nhà, đưa vào khoang màng bụng mỗi lần 2 lít dịch lọc qua ống thông, cứ 4 giờ thay dịch một lần. Trong thời gian tiến hành lọc màng bụng, bệnh nhân vẫn có thể đi lại và sinh hoạt gần như bình thường tại nhà, nên phương pháp này được gọi là lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD).

Hiện nay người ta dùng một thiết bị có chu kỳ tự động thay dịch, gọi là lọc màng bụng liên tục chu kỳ có trợ giúp (CCPD). Sử dụng thiết bị này thuận lợi cho bệnh nhân rất nhiều, nhất là ban đêm không phải thức dậy để thay dịch và làm giảm được nguy cơ nhiễm khuẩn phúc mạc do quá trình thay dịch của bệnh nhân.
Những bệnh nhân mà màng bụng có tính thấm cao, làm tăng glucose máu khi lọc màng bụng mạn tính, người ta dùng phương pháp lọc màng bụng ngắt quãng về đêm (NIPD). NIPD chỉ khác CCPD ở chỗ, ban ngày không cho dịch lọc vào khoang màng bụng, ban đêm dịch lọc được đưa vào khoang màng bụng, nhưng số lần thay dịch tăng lên. Trong CCPD, số lần thay dịch một đêm là 4-5 lần, trong NIPD số lần thay dịch một đêm tăng lên 8-10 lần.

Trường hợp nào được lọc máu màng bụng?

Lọc màng bụng cấp thường được lựa chọn khi không có thận nhân tạo, hoặc bệnh nhân có chống chỉ định thận nhân tạo do bệnh lý tim mạch nặng, có rối loạn huyết động, hoặc rối loạn đông máu không cho phép dùng heparin. Lọc màng bụng cấp được chỉ định khi suy thận cấp hoặc đợt tiến triển nặng của suy thận mạn mà có các yếu tố sau: Kali máu >= 6,5 mmol/l; Ure máu >=30 mmol/l; pH máu >=7,2; quá tải thể tích đe dọa phù phổi cấp; nhiễm độc cấp một số chất như bacbiturat, kim loại nặng, để loại bỏ các chất độc này ra khỏi máu của bệnh nhân.

Lọc màng bụng liên tục ngoại trú được chỉ định cho những bệnh nhân suy thận mạn có mức lọc cầu thận <15 ml/ph, và có những lý do không cho phép lọc máu bằng thận nhân tạo như có bệnh lý tim mạch nặng, rối loạn huyết động, rối loạn đông máu không cho phép sử dụng heparin, không tạo được lỗ thông động-tĩnh mạch cho lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ, bệnh nhân xa các trung tâm lọc máu không có điều kiện lọc máu ngoài cơ thể.

Lọc màng bụng cần được chống chỉ định trong các trường hợp đang có nhiễm khuẩn phúc mạc, dính phúc mạc do mổ cũ hoặc chấn thương cũ, xơ hóa phúc mạc, bệnh nhân đã cắt đoạn ruột, có thoát vị cơ hoành hoặc thoát vị thành bụng hoặc thoát vị bẹn, có các khối u trong ổ bụng, không có khả năng tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, bệnh nhân có bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính nặng (COPD).

Khi lọc màng bụng có thể gặp một số biến chứng như viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn chỗ ra của ống thông, tắc ống thông, tăng glucose máu, giảm protein máu nặng.

Thận nhân tạo

Ngày nay nhờ có phương pháp lọc máu bằng thận nhân tạo mà bệnh nhân tử vong do suy thận cấp từ 70-80% trước khi có thận nhân tạo, giảm xuống còn trên dưới 10%, và các bệnh nhân suy thận mạn được kéo dài đời sống thêm tới 20 năm hoặc hơn, chất lượng cuộc sống của họ ngày càng tốt hơn.

Thận nhân tạo là phương pháp lọc máu ngoài cơ thể, bằng cách tạo một vòng tuần hoàn ngoài cơ thể, dẫn máu ra bộ lọc để lọc các sản phẩm cặn chuyển hóa và nước dư thừa, rồi máu được dẫn trở lại cơ thể.

Bệnh nhân nào được sử dụng biện pháp thận nhân tạo?

Chỉ định thận nhân tạo cấp trong các trường hợp suy thận cấp hoặc đợt suy sụp cấp tính chức năng thận của suy thận mạn có các yếu tố sau: Kali máu >6,5 mmol/l; Ure máu >30 mmol/l; pH máu <7,2; quá tải thể tích đe dọa phù phổi cấp.

Lọc máu bằng thận nhân tạo cấp cũng được chỉ định trong nhiễm độc cấp một số chất như bacbiturat, kim loại nặng, để loại chất độc ra khỏi máu bệnh nhân.
Thận nhân tạo chu kỳ được chỉ định khi suy thận giai đoạn cuối, mức lọc cầu thận <15 ml/ph.

Tuy nhiên, thận nhân tạo được chống chỉ định trong một số trường hợp sau: Bệnh nhân có bệnh tim mạch nặng có thể bị rối loạn huyết động khi tiến hành thận nhân tạo; bệnh nhân đang trong tình trạng trụy tim mạch, sốc; nhồi máu cơ tim cấp, rối loạn nhịp tim nặng; bệnh nhân có rối loạn đông máu không cho phép sử dụng heparin và các bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối. Các bệnh nhân không làm được cầu nối động-tĩnh mạch.

Biến chứng nào có thể xảy ra?

Các biến chứng thường gặp trong khi lọc máu bằng thận nhân tạo bao gồm:

Hạ huyết áp: hạ huyết áp trong kỳ lọc máu có thể do thay đổi tốc độ lọc thất thường, tốc độ bơm máu cao, siêu lọc quá mức do đặt mục tiêu đạt “trọng lượng khô” thấp, bệnh nhân bị giảm khả năng co mạch do dùng thuốc hạ huyết áp, có bệnh lý tim mạch hoặc dùng thuốc gây giảm sức bóp cơ tim như thuốc chẹn beta giao cảm, bệnh cơ tim thiếu máu, suy tim, tràn dịch màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim cấp, rối loạn nhịp tim, sử dụng dịch lọc acetat, nhiệt độ dịch lọc cao.

Buồn nôn và nôn: thường liên quan đến tụt huyết áp, là triệu chứng sớm của hội chứng mất cân bằng thẩm thấu.

Chuột rút: Thường liên quan đến tụt huyết áp, rút nước quá mức, dịch lọc có nồng độ natri thấp.

Đau đầu: Thường liên quan với tụt huyết áp, hoặc là triệu chứng sớm của hội chứng mất cân bằng thẩm thấu.

Đau ngực: Gặp khi có hội chứng sử dụng bộ lọc lần đầu, hoặc thiếu máu cơ tim.

Đau lưng: Gặp trong hội chứng sử dụng bộ lọc lần đầu.

Sốt và ớn lạnh: Do có chí nhiệt tố hoặc độc tố vi khuẩn xâm nhập vào máu do sử dụng nước pha dịch lọc không đạt tiêu chuẩn.

Ngứa: Thường do dị ứng với một số chất có trong dịch lọc.

Các biến chứng ít gặp nhưng nặng: Hội chứng mất cân bằng thẩm thấu: là biến chứng hệ thần kinh xảy ra trong hoặc ngay sau lọc máu, thường xảy ra trong 3-4 kỳ lọc đầu. Do nồng độ ure máu quá cao, rút ure nhanh làm ure trong tế bào chưa kịp khuyếch tán ra ngoại bào, gây ra chênh lệch áp lực thẩm thấu giữa nội bào và ngoại bào, áp lực thẩm thấu nội bào cao làm nước vào tế bào gây ra phù tế bào, đặc biệt tế bào não. Biểu hiện lâm sàng là đau đầu, buồn nôn và nôn, ý thức u ám, có thể co giật, hôn mê. Để đề phòng hội chứng mất cân bằng do thẩm thấu cần hạ nồng độ ure máu từ từ, rút ngắn thời gian lọc trong một vài kỳ lọc đầu khi nồng độ ure máu quá cao.

Hội chứng sa sút trí tuệ do lọc máu: Hội chứng này không xảy ra trong kỳ lọc mà tiến triển dần ở các bệnh nhân lọc máu kéo dài do tích lũy nhôm ở hệ thần kinh trung ương.

Hội chứng sử dụng bộ lọc lần đầu: Bao gồm týp A và týp B. Týp A là týp dị ứng, có thể dị ứng với các chất bảo quản và khử trùng bộ lọc như ethylenoxid, màng lọc AN69 gây hoạt hóa hệ bradykinin, dung dịch lọc bị nhiễm vi khuẩn hoặc độc tố vi khuẩn, đôi khi dị ứng với heparin. Týp B là týp phản ứng không đặc hiệu với màng lọc, thường gặp hơn týp A nhưng ít nặng hơn týp A. Biểu hiện tức ngực, đau lưng. Nguyên nhân chưa rõ nhưng có thể do hoạt hóa bổ thể.

Hội chứng không dung nạp dịch lọc acetat.

Hội chứng ép tim do tràn dịch hoặc tràn máu khoang màng ngoài tim.

Chảy máu cấp hoặc rối loạn đông máu: Có thể gặp chảy máu não, chảy máu đường tiêu hóa, do sử dụng heparin trong quá trình lọc máu.

Ngoài ra có thể gặp các biến chứng co giật, tan máu cấp, tắc mạch do khí.

Đường vào mạch máu có thể gặp nhiễm khuẩn lỗ thông động-tĩnh mạch, huyết khối lỗ thông động tĩnh mạch.

Những bệnh nhân lọc máu kéo dài có thể gặp nhiễm chất dạng tinh bột do lắng đọng beta2-microglobulin.

BS.Trần Minh Thiệu

]]>
Bệnh thận đa nang và các biến chứng http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-than-da-nang-va-cac-bien-chung-14285/ Tue, 07 Aug 2018 05:40:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-than-da-nang-va-cac-bien-chung-14285/ [...]]]>

Bệnh thận đa nang là bệnh di truyền. Bệnh thận nang có thể kết hợp với nang gan cùng các bất thường tim mạch và thường dẫn tới suy thận giai đoạn cuối. Vì vậy, việc hiểu biết về bệnh và biết cách đề phòng biến chứng nguy hiểm là vô cùng quan trọng.

Ai dễ mắc?

Thận đa nang là bệnh di truyền có 2 loại: di truyền theo tính trạng lặn hoặc trội. Bệnh di truyền theo tính trạng trội thường khởi phát bệnh ở tuổi trung niên, còn theo tính trạng lặn thường khởi phát ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, khởi phát bệnh thường là người lớn biểu hiện lâm sàng thường xuất hiện sau 30-40 tuổi, rất ít gặp khởi phát bệnh khi còn nhỏ. Vì vậy, những người trong gia đình có bệnh nhân cần đi kiểm tra để phát hiện bệnh, từ đó có hướng tư vấn hôn nhân và sinh con.

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh được đặc trưng bởi xuất hiện nhiều nang ở cả hai thận. Triệu chứng ban đầu thường không đặc hiệu, bệnh nhân phát hiện được bệnh thường do khám sức khỏe thường kỳ hoặc siêu âm ổ bụng. Có một số bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng nhưng nhiều trường hợp thận đa nang chỉ được phát hiện khi nang lớn và đã có biến chứng. Theo nghiên cứu, có khoảng 20-30% số bệnh nhân được phát hiện tăng lên theo tuổi và kích cỡ của nang. Nếu đau cấp tính, có thể là do chảy máu trong nang, nhiễm khuẩn nang, tắc nghẽn đường tiết niệu. Đau dưới hạ sườn phải hoặc đau vùng thận 2 bên, đau âm ỉ, nặng tức. Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiểu tiện, có thể nhiễm trùng đường tiểu ngược dòng gây đái buốt, đái rắt hoặc tiểu tiện ra máu do nhiễm trùng nang hoặc chảy máu nang hoặc do sỏi.

 

Thận đa nang

Thận bình thường.                                 Thận đa nang.

Bệnh nhân mắc thận đa nang và kèm theo bất thường van tim, thống kê cho thấy, có thể thấy bất thường ở một hoặc nhiều hơn các van tim ở 18% bệnh nhân. Van tim thấy thoái hóa tổ chức cơ, mạch máu và collagen. Sa van hai lá, rối loạn nhịp tim, viêm màng trong tim nhiễm khuẩn, huyết khối nhĩ trái. Theo nghiên cứu, có khoảng 50% bệnh nhân bị bệnh thận đa nang có nang ở gan. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện ở các cơ quan khác: Nang có thể thấy ở tụy và lách, tỉ lệ gặp là 10% và 5%, đôi khi còn phát hiện nang ở thực quản, niệu quản, buồng trứng, não.

Dễ bị biến chứng

Nhưng thận đa nang thường không gây đau, bệnh nhân đau có thể là do nhiễm trùng, đây là biến chứng thường gặp của bệnh lý này. Các biến chứng thường gặp là: nhiễm trùng, tăng huyết áp, nang xuất huyết, nếu ở giai đoạn muộn có thể có suy thận.

Bệnh nhân có thể tăng huyết áp và sốt thường xuất hiện khi có biến chứng như nhiễm trùng, sỏi thận, suy thận. Tăng huyết áp có thể xảy ra sớm, gặp với tỉ lệ 13-20% số bệnh nhân ngay cả khi chưa có suy thận. Nhiễm khuẩn là lý do chính khiến bệnh nhân phải nhập viện. Vi khuẩn tới thận theo đường ngược dòng. Nếu nhiễm khuẩn nang làm nang to lên và đau.  Theo thống kê, có khoảng 11-34% số bệnh nhân thận đa nang mắc sỏi thận. Thận đa nang dễ tiến triển đến suy thận và đây là biến chứng thường gặp nhất. Gần 50% số ca ung thư thận xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh thận đa nang. Chủ yếu là ung thư tế bào thận, một số ít ung thư nhú thận. Chụp động mạch não phát hiện khoảng 10-30% bệnh nhân có phình mạch trong sọ. Tỉ lệ gặp chảy máu trong sọ gặp khoảng 2% số bệnh nhân do vỡ phình mạch.

Điều trị triệu chứng là chính

Hiện chưa có thuốc đặc hiệu nên điều trị bệnh thận đa nang trước hết là điều trị triệu chứng như cho các thuốc hạ huyết áp, các thuốc giảm đau, các thuốc lợi tiểu khi có suy thận. Nếu nang thận quá lớn gây chèn ép trong ổ bụng có thể được mổ dẫn lưu. Nhiễm khuẩn thận có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh ở hầu hết các bệnh nhân.  Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối sẽ được lọc máu chu kỳ và ghép thận. Bệnh nhân lọc máu chu kỳ có thể gặp đái ra máu đại thể hầu hết ở năm đầu và ở những bệnh nhân đã có đái ra máu đại thể trước đây. Nguy cơ nhiễm khuẩn thận tăng ở bệnh nhân bị bệnh thận đa nang lọc máu.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Đối với bệnh nhân mắc thận đa nang, việc dự phòng nhiễm trùng tái phát, chảy máu nang thận, sỏi thận nhằm kéo dài diễn tiến suy thận là vô cùng cần thiết. Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn. Tuyệt đối không điều trị theo mách bảo, truyền miệng. Bệnh nhân cần chú ý đến chế độ ăn nhiều rau quả, hạn chế muối, uống nhiều nước. Khi có biểu hiện bất thường hoặc khi có dấu hiệu đau bụng, cần nhập viện ngay.

BS. Nguyễn Đình Liên

]]>
Bệnh thận ở người đái tháo đường http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-than-o-nguoi-dai-thao-duong-13967/ Sun, 05 Aug 2018 05:57:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-than-o-nguoi-dai-thao-duong-13967/ [...]]]>

Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2015 toàn thế giới có 415 triệu người bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Một nửa số người mắc ĐTĐ chưa được chẩn đoán, rất nhiều bệnh nhân ĐTĐ type 2 bị bệnh trong thời gian dài mà không biết nên đã dẫn đến nhưng biến chứng nghiêm trọng, trong đó biến chứng thận được coi là nguy hiểm và tốn kém nhất.  Đây là nguyên nhân phổ biến gây suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu chu kỳ.

Tại sao bệnh ĐTĐ lại hay gây tổn thương thận?

Tỉ lệ và mức độ nặng của biến chứng thận liên quan tới thời gian bị bệnh và mức độ kiểm soát đường huyết. Theo các thống kê, có khoảng 20 – 40% các bệnh nhân ĐTĐ sẽ bị biến chứng thận, trong đó có nhiều bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đã có protein niệu ngay khi được phát hiện ĐTĐ, còn với bệnh nhân ĐTĐ týp 1 thì sau 10 năm bị bệnh có khoảng 50% số bệnh nhân đã có suy thận giai đoạn cuối và sau 20 năm thì con số này đã lên tới 75%. Tại các khoa thận, khoảng 40% số bệnh nhân đang phải chạy thận nhân tạo là do biến chứng thận của ĐTĐ.

Hàng ngày, khi ăn các thức ăn có nhiều chất đạm (protein), sau một quá trình chuyển hóa sẽ có nhiều chất thải độc hại được tạo thành. Thận chứa hàng triệu mạch máu nhỏ mà thành của các mạch máu này có những lỗ rất nhỏ giống như những cái túi lọc. Khi máu chảy qua các mạch máu, những chất độc hại có kích thước rất nhỏ sẽ chui qua những lỗ này đi ra nước tiểu rồi được tống ra ngoài. Ngược lại, những chất hữu ích trong cơ thể như protein, tế bào hồng cầu có kích thước lớn nên không thể lọt qua những lỗ này nên vẫn được giữ lại trong máu.

đái tháo đườngNên  thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết để tránh biến chứng ở thận.

Ở bệnh nhân ĐTĐ, do đường huyết tăng cao dẫn đến lượng máu đến thận quá lớn, thận phải làm việc (lọc) quá mức. Sau thời gian dài phải làm việc trong tình trạng quá mức hệ thống lọc bắt đầu bị phá hủy, các lỗ lọc trở nên to hơn dẫn đến nhiều protein bị lọt ra ngoài. Lúc đầu protein xuất hiện trong nước tiểu một lượng rất nhỏ, nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này thì rất có hiệu quả, chức năng thận sẽ không bị giảm. Nếu để muộn thì các tổn thương thận sẽ ngày càng nặng hơn, hậu quả là có nhiều protein niệu lọt ra nước tiểu, chức năng thận suy giảm dần. Cuối cùng thận bị mất hoàn toàn chức năng gọi là suy thận giai đoạn cuối, điều này đồng nghĩa với việc nồng độ các chất thải độc hại trong cơ thể như ure, creatinin tăng lên rất cao, đe dọa tính mạng người bệnh ĐTĐ, đòi hỏi phải được điều trị bằng lọc máu thường xuyên để đẩy bớt chất độc ra ngoài.

Ngoài kiểm soát đường không tốt thì bệnh nhân có tăng huyết áp, bị ĐTĐ lâu năm, ĐTĐ týp 1, hút thuốc lá, có bệnh thận khác đi kèm như sỏi thận, nhiễm khuẩn tiết niệu… là những yếu tố nguy cơ làm tăng bị biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ.

Dấu hiệu của biến chứng thận

Trong giai đoạn đầu, thận vẫn còn khả năng tăng cường hoạt động để bù trừ cho các mao mạch bị tổn thương. Vì vậy chức năng thận vẫn bình thường, bệnh nhân không có biểu hiện bất thường nào. Tuy nhiên khi số mao mạch bị tổn thương tăng lên, thận dù hoạt động mạnh hơn nhưng vẫn không bù trừ được và các triệu chứng của suy thận sẽ xuất hiện. Các triệu chứng của suy thận giai đoạn đầu thường không đặc hiệu, ví dụ phù, mất ngủ, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi và giảm trí nhớ, tăng huyết áp. Tăng huyết áp có thể là một triệu chứng của suy thận nhưng cũng có thể tăng huyết áp đã có từ trước (thường ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2) và nó thúc đẩy biến chứng thận do ĐTĐ nặng thêm. Khi bệnh nhân bị tổn thương cấu trúc thận nặng gây mất quá nhiều protein ra nước tiểu, lượng protein trong máu quá thấp không thể giữ dịch ở lại trong lòng mạch máu, dẫn tới dịch bị thoát ra ngoài làm bệnh nhân bị phù rất to toàn thân, có cổ chướng và có thể tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim… gọi là hội chứng thận hư. Bệnh nhân bị hội chứng thận hư này cũng dễ tiến triển đến suy thận nặng.

Biện pháp ngăn ngừa và điều trị

Biến chứng thận hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ. Các bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng suy thận hoặc hội chứng thận hư cần được nhập viện để đánh giá và có kế hoạch điều trị tích cực cũng như được tư vấn về chế độ ăn, sinh hoạt, khả năng cần chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Kiểm soát tốt đường huyết bằng kết hợp các biện pháp như chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc. Nhiều nghiên cứu, theo dõi lâu dài thấy hiệu quả của điều trị kiểm soát tốt đường huyết hạn chế biến chứng thận có thể kéo dài nhiều năm sau khi mắc ĐTĐ.

Tuy nhiên, khi thận suy sẽ giảm khả năng thanh thải thuốc, các thuốc có xu hướng tích lũy lại trong máu nên các bệnh nhân dễ bị hạ đường huyết nếu không được điều chỉnh liều thuốc. Kiểm soát tốt huyết áp cũng có giá trị rất lớn vì tăng huyết áp ảnh hưởng xấu đến chức năng thận. Mục tiêu huyết áp ở người bệnh ĐTĐ thông thường theo khuyến cáo của Hội ĐTĐ Mỹ và Liên đoàn ĐTĐ quốc tế phải là < 130/80 mmmHg, còn với những bệnh nhân đã có protein niệu đại thể hoặc đã có suy thận thì huyết áp nên đưa xuống mức 120/70 mmHg.

Các cách đơn giản để hạ huyết áp phải thực hiện đồng thời là giảm cân (nếu thừa cân), ăn nhạt, bỏ rượu và thuốc lá, tập thể dục đều đặn. Nếu các biện pháp này không có hiệu quả thì cần dùng các thuốc hạ huyết áp sớm. Có nhiều loại thuốc hạ huyết áp nhưng không phải tất cả đều tốt cho các bệnh nhân ĐTĐ.  Một số nhóm thuốc ngoài khả năng làm hạ huyết áp còn có tác dụng lên hệ thống mạch thận, có tác dụng bảo vệ thận và làm chậm tiến triển biến chứng thận của bệnh nhân ĐTĐ như thuốc nhóm ức chế men chuyển hoặc nhóm đối kháng thụ thể angiotensin II. Các thuốc này được khuyến cáo là thuốc điều trị đầu tay cho các bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp hoặc có biến chứng thận. Thông thường các bệnh nhân phải cần tới 2-4 loại thuốc mới có thể kiểm soát được huyết áp đạt mục tiêu. Điều cần lưu ý là những phương pháp điều trị can thiệp như kiểm soát đường huyết và huyết áp thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng lớn, tốt nhất là ngay khi bệnh nhân được phát hiện ĐTĐ.

Với bệnh nhân đã có protein niệu đại thể nên thực hiện chế độ ăn giảm chất đạm vừa phải (0,6 – 0,8g protein/kg thể trọng/ngày) với mục đích để thận ít phải làm việc hơn và ít mất protein qua thận hơn. Tuy nhiên với mỗi bệnh nhân cần phải có tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.

Khi bệnh nhân đã có suy thận giai đoạn cuối, thận mất gần như hoàn toàn chức năng thì điều trị thay thế thận suy bằng phương pháp lọc máu chu kỳ (2 – 4 lần mỗi tuần) là cần thiết để duy trì cuộc sống cho bệnh nhân. Có hai cách lọc máu là chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc đều tuân theo nguyên lý là sử dụng một cái máy hoặc màng bụng đóng vai trò như quả thận để lọc máu, loại trừ các chất độc ra khỏi cơ thể. Một phương pháp điều trị thay thế khác rất hiệu quả là ghép thận, nhưng chưa được phổ biến bởi chi phí quá cao và kỹ thuật thực hiện phức tạp.

PGS. TS. Đỗ Trung Quân

]]>
Phương pháp điều trị thay thế thận http://tapchisuckhoedoisong.com/phuong-phap-dieu-tri-thay-the-than-13434/ Fri, 03 Aug 2018 15:34:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phuong-phap-dieu-tri-thay-the-than-13434/ [...]]]>

(Lâm Đình Thủy – TP.HCM)

Như chúng ta biết, thận là cơ quan bài tiết nước tiểu của cơ thể, qua nước tiểu sẽ đào thải các chất sinh ra trong quá trình chuyển hóa. Đồng thời, sự bài tiết của thận cũng nhằm mục đích giữ sự hằng định nội môi trong cơ thể.

Ở một người lớn bình thường trong mỗi phút có đến 1,2 lít máu đi qua hai quả thận và tùy theo từng điều kiện khác nhau mà lượng nước tiểu được bài tiết ra ngoài từ 0,5 – 2,0 lít. Nephron là đơn vị cấu tạo nên thận, có khả năng tạo nước tiểu độc lập với nhau, mỗi thận chứa trên 1 triệu nephron. Nephron được tạo thành từ một cầu thận, trong đó dịch được lọc từ máu và một ống dài để biến đổi dịch lọc thành nước tiểu rồi đổ vào bể thận ra hệ niệu. Do nguyên nhân nào đó làm cho số lượng nephron bị giảm thì thận không đảm bảo được chức năng bài tiết nước tiểu và các chất chuyển hóa độc hại. Nếu sự giảm lọc của cầu thận thường xuyên, cố định thì được gọi là suy thận mãn tính. Khi thận bị suy mãn tính thì ngoài việc nước không đào thoát khỏi cơ thể còn có sự ứ đọng các chất chuyển hóa và bệnh nhân sẽ bị nhiễm độc chính các chất này.

Hiện nay, để giải quyết tình trạng suy thận mãn cách tốt nhất là thay thận mới (ghép thận khỏe mạnh cho bệnh nhân) nhưng không phải dễ dàng. Thận ghép cho bệnh nhân suy thận mãn phải tương thích cao về miễn dịch (nhằm hạn chế đào thải mảnh ghép). Nguồn thận để ghép cho bệnh nhân cũng cực kỳ hạn chế. Đối với bệnh nhân không ghép được thận hoặc trong thời gian chờ ghép phải được điều trị bằng phương pháp khác đó là chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc). Sử dụng cách thức nào để điều trị cho bệnh nhân bị suy thận mãn sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể cho từng bệnh nhân tùy thuộc nhiều yếu tố.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

]]>
Nên ăn gì khi mắc bệnh thận? http://tapchisuckhoedoisong.com/nen-an-gi-khi-mac-benh-than-12093/ Thu, 26 Jul 2018 11:56:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nen-an-gi-khi-mac-benh-than-12093/ [...]]]>

Vì sao ăn thịt đỏ làm hại thận?

 

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Singapore vừa được công bố hôm 14/7 trên tạp chí của Hiệp hội Thận học Hoa Kỳ, thuộc Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ cho biết, ăn thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ suy thận. Tuy nhiên chỉ cần thay khẩu phần ăn một bữa trong ngày bằng các loại protein từ thịt động vật khác có thể giảm nguy cơ mắc bệnh thận.

 

Sở dĩ việc ăn quá nhiều protein động vật – có trong thịt đỏ- sẽ sản sinh ra nhiều thành phẩm độc hại như là hydrogen sulfide và ammonia khiến thận phải tăng cường làm việc để loại bỏ các chất độc này ra khỏi cơ thể. Lâu dài, thực phẩm protein dễ làm suy giảm chức năng thận, và dẫn đến tổn thương thận.

Thịt đỏ là loại thịt phổ biến được sử dụng trong mỗi gia  đình, chủ yếu là thịt lợn. Các nhà khoa học Singapore cho rằng càng ăn nhiều thịt đỏ, nguy cơ mắc bệnh thận giai đoạn muộn càng cao. Giáo sư Woon Puay Koh, khoa lâm sàng tại Đại học Duke cho biết, phát hiện mới này cho thấy những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính hoặc suy giảm chức năng thận vẫn có thể ăn các thực phẩm có protein nhưng nên chuyển sang các loại thực phẩm cung cấp đạm từ thực vật như đậu đỗ hay động vật như cá , thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ.

 

Tiến sĩ William Mitch, giáo sư về thận học tại Đại học y Baylor ở Houston, cho biết nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chế độ ăn với lượng protein thấp rất có lợi cho những người có tổn thương thận. Nhưng điều này không có nghĩa là ăn thức ăn nhiều protein sẽ làm ảnh hưởng đến thận.

Theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, nước này có khoảng 20 triệu người mắc bệnh thận mạn tính. Từ năm 2000 đến 2008, số trường hợp từ 65 tuổi trở lên mắc mới đã tăng gấp đôi. Cho đến thời gian gần đây, mặc dù số mắc mới chững lại nhưng số người cần được chạy thận lại đang tăng lên. Một trong những nguyên nhân là do chế độ ăn của những người mắc bệnh thận. Năm ngoái, Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo về mối liên quan giữa thịt đỏ và ung thư. Và một nghiên cứu tháng 11/2015 trên tạp chí Ung thư chỉ ra rằng thịt nấu chín ở nhiệt độ cao có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư thận.

 

Trong nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu Singapore cho biết, qua theo dõi hơn 63.000 người lớn trong thời gian trung bình là 15,5 năm. Họ được phân loại tùy theo việc sử dụng lượng protein mỗi ngày, 97% những người ăn thịt đỏ thường là thịt lợn. Nhóm ăn nhiều thịt đỏ làm tăng 40% nguy cơ phát triển bệnh thận giai đoạn cuối so với nhóm cung cấp protein từ các loại thực phẩm khác. Việc thay thế khẩu phần ăn bằng thịt đỏ với protein từ thịt gia cầm, cá, tôm cua, trứng hay các sản phẩm từ sữa đậu nành và các loại đậu làm giảm nguy cơ suy thận. Riêng với thịt gia cầm, làm giảm tới 62% nguy cơ bệnh thận nặng thêm.

 

Bảo vệ thận không chỉ bằng chế độ ăn….

 

Khi một người mắc bệnh thận, tức là thận không còn khả năng làm việc như bình thường, duy trì chức năng lọc, thải độc tố ra khỏi cơ thể, bạn cần biết rằng  chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng bệnh của bạn, nó có thể giúp bạn bảo vệ, không làm xấu đi tình trạng bệnh nhưng cũng có thể làm bệnh nặng thêm nếu ăn uống không giữ gìn. Thậm chí nếu ăn uống khoa học, người mắc bệnh thận còn có thể kiểm soát các bệnh khác như bệnh tiểu đường, cao huyết áp – những chứng bệnh làm bệnh thận nặng thêm.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, với những đối tượng bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo  hay ghép thận, cần thực hiện chế độ ăn uống đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ. Còn với những người mắc bệnh thận khác nên chú ý các điểm sau trong chế độ ăn của mình: Hạn chế ăn muối, đây là điều kiện đầu tiên mà mỗi bệnh nhân mắc bệnh thận cần tuân thủ. Protein cũng nên hạn chế, tốt nhất cung cấp protein cho cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm như các loại cá, giảm các thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol, các thực phẩm chiên, rán, chế biến sẵn. Nên ăn nhiều rau, hoa quả.

Các chuyên gia về thận – tiết niệu thuộc Hội Thận học quốc gia Mỹ đã đưa ra những khuyến cáo giúp người bệnh thận có thể cải thiện sức khỏe bao gồm:

 

–          Xét nghiệm thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.

–          Có chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.

–          Tăng cường hoạt động thể lực, kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, giúp tăng độ nhạy cảm với insulin, và giấc ngủ còn giúp sửa chữa và tái tạo các mô thận.

–          Giảm cholesterol.

–          Kiểm soát huyết áp.

–          Kiểm soát đường huyết nếu bệnh nhân bị tiểu đường, bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thận  của bạn.

–          Bỏ thuốc lá bởi thuốc lá là nguyên nhân gây ra các bệnh về mạch máu từ đó ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho thận. Ngoài ra người bệnh cũng cần bỏ rượu vì nó cũng là tác nhân gây ảnh hưởng đến thận.

Nguyễn Mai Hoàng

((theo WebMD, Kidney))

]]>
Dấu hiệu mắc bệnh thận http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-mac-benh-than-11733/ Wed, 25 Jul 2018 12:09:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-mac-benh-than-11733/ [...]]]>

Tôi 54 tuổi, mấy tháng nay tôi thấy người mệt mỏi, đi tiểu nhiều về đêm, hơi thở cũng khác thường. Mọi người nói trông tôi như người bệnh thận. Xin bác sĩ cho biết dấu hiệu mắc bệnh thận là gì? Cách phòng ngừa suy thận?

Phạm Văn Thủy ([email protected])

Bệnh thận thường diễn biến âm thầm đến khi có biểu hiện thì bệnh đã nặng có thể suy thận phải chạy thận nhân tạo. Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu sớm của bệnh thận rất quan trọng. Một số biểu hiện gợi ý sau: Thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường nước tiểu tối màu hoặc có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…; Phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt… khi thở nông; Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận. Ngoài ra, ngứa da do khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải trong máu không được loại thải ra ngoài có thể gây ngứa ở da và hơi thở có mùi hôi (mùi amoniac), buồn nôn và nôn, ớn lạnh hoặc bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa;… Để phòng bệnh thận, bạn cần uống đủ nước mỗi ngày; thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol; hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp; không hút thuốc lá vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn; tập thể dục thể thao mỗi ngày; không dùng thuốc khi không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.

BS. Vũ Hồng Ngọc

]]>
Làm sao biết mắc bệnh thận? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-sao-biet-mac-be%cc%a3nh-than-11364/ Wed, 25 Jul 2018 09:49:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-sao-biet-mac-be%cc%a3nh-than-11364/ [...]]]>

Tôi 60 tuổi, mới phát hiện bị bệnh tiểu đường, trước đó có tăng huyết áp nên hằng ngày vẫn uống thuốc. Được biết những người mắc bệnh như tôi dễ mắc bệnh thận. Xin bác sĩ cho biết những dấu hiệu nào biết là bị bệnh thận? Có cách nào phòng ngừa?

Đặng Văn Minh (Hà Nội)

Một số người dễ phát triển bệnh thận, nếu có: bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh thận đa nang, bệnh phì đại và ung thư tuyến tiền liệt…; dùng một số thuốc như thuốc giảm đau kéo dài và cả một số kháng sinh.

Dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị bệnh thận: thay đổi khi đi tiểu, phù, mệt mỏi, ngứa; hơi thở có mùi amoniac, buồn nôn và nôn, thở nông, ớn lạnh, hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung. Một số bệnh nhân có thể bị đau ở lưng hay sườn. Để phát hiện sớm bệnh thận có ba cách: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên. Khi bệnh thận có diễn biến xấu thì có thể có biểu hiện tổn thương thần kinh ngoại biên (gây yếu chân, tay hay có cảm giác kiến bò, cảm giác nóng rát hay khó chịu và bứt rứt ở bàn chân, cẳng chân, dáng đi thay đổi). Điều cần chú ý, tăng huyếp áp không chỉ là nguyên nhân chính gây suy thận mà còn có thể là hậu quả của bệnh thận. Để phòng bệnh: cần uống đủ nước mỗi ngày (1,5-2 lít); Thực hiện chế độ ăn hợp lý để tránh bị thừa cân và tránh tăng cholesterol; Hạn chế dùng muối, vì muối là yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp; Không hút thuốc lá vì làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn; Khi thận bị suy, tùy theo mức độ mà người bệnh cần ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm; dùng thuốc chống tăng huyết áp, chống thiếu máu… theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

BS. Trần Kim Anh

]]>
Mẹo giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ bị bệnh thận http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-giup-nguoi-benh-tieu-duong-giam-nguy-co-bi-benh-than-10669/ Wed, 25 Jul 2018 07:57:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-giup-nguoi-benh-tieu-duong-giam-nguy-co-bi-benh-than-10669/ [...]]]>

giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ bị bệnh thận

 

Công việc chính của thận là lọc chất thải và nước dư thừa ra khỏi máu để tạo thành nước tiểu. Thận cũng giúp kiểm soát đường huyết và tạo ra các hormon cơ thể cần để duy trì sức khỏe.

Bệnh tiểu đường kéo dài làm tăng nguy cơ thận bị tổn thương. Khi mạch máu trong thận bị tổn thương, thận không thể làm sạch máu một cách thích hợp. Khi thận bị tổn thương, thận không thể lọc máu thích hợp, điều này có thể khiến cho nhiều chất thải hình thành trong cơ thể. Cơ thể sẽ giữ nhiều nước và muối hơn cần thiết, điều này có thể gây tăng cân và sưng mắt cá. Bạn có thể có protein trong nước tiểu. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thận.

Nhiều người bị bệnh thận do tiểu đường không có bất cứ triệu chứng nào. Những người bị bị bệnh tiểu đường nên được kiểm tra thận thường xuyên ít nhất mỗi năm một lần.

Dưới đây là những mẹo giúp bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ bị bệnh thận:

Kiểm soát bệnh tiểu đường: giữ mức đường huyết và Hba1c (đường trung bình 3 tháng) được kiểm soát giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh.

Kiểm soát huyết áp: Bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát huyết áp trong mỗi lần khám. Nếu bạn bị huyết áp cao, bạn có thể cần uống thuốc.

Tránh uống rượu/ hút thuốc lá

Không dùng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và các chất ức chế COX 2: nếu bạn bị bệnh thận hoặc suy thận, cần thông báo cho các bác sĩ về hàm lượng creatinin của mình để các bác sĩ kê thuốc.

Không bôi gel hoặc xịt sữa dưỡng chứa NSAID vì chúng được hấp thu qua da.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ thuốc nào.

Tránh mất nước: hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi bạn bị mất nước.

Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn của bạn

Hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn lành mạnh và cân bằng

Kiểm tra thường xuyên (hàm lượng creatin mỗi 6 tháng và tình trạng thận với điện giải một lần mỗi năm.

Kiểm tra mắt: Bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính nên kiểm tra võng mạc hàng năm.

BS Thu Vân

(theo Univadis/THS)

]]>