bệnh tật – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:56:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh tật – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Phục hồi chức năng cho trẻ động kinh, tấm lòng yêu trẻ vượt qua nỗi đau bệnh tật http://tapchisuckhoedoisong.com/phuc-hoi-chuc-nang-cho-tre-dong-kinh-tam-long-yeu-tre-vuot-qua-noi-dau-benh-tat-13959/ Sun, 05 Aug 2018 05:56:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phuc-hoi-chuc-nang-cho-tre-dong-kinh-tam-long-yeu-tre-vuot-qua-noi-dau-benh-tat-13959/ [...]]]>

Tình yêu thay lời muốn nói

Động kinh là bệnh phổ biến tỷ lệ mắc giao động khoảng 0,5% dân số. Cả hai giới và các lứa tuổi đều có thể có các cơn động kinh.

Ở Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân động kinh khoảng 0,33%. Ở trẻ em động kinh cần phải quan tâm đặc biệt, do tỷ lệ mắc bệnh cao và dễ để lại nhiều di chứng nếu không được chăm sóc và phục hồi chức năng đúng.

Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, tuy mới tiếp nhận điều trị cho trẻ em không may mắc bệnh động kinh nhưng kết quả ban đầu cho thấy các em đều có phục hồi tốt, đáp ứng khả năng điều trị.

Các kỹ thuật viên, điều dưỡng, bác sĩ của Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An với tình yêu thương vô bờ bến đối với bệnh nhi đã chăm sóc các em từng mái tóc, ngón tay, kèm cặp và theo dõi trong cả bữa ăn và giấc ngủ.

Tình yêu thương của thầy thuốc BV Phục hồi chức năng Nghệ An giúp trẻ vượt qua bệnh tật. Ảnh: Nguyễn Thái

Th.s Thái Thị Xuân, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An cho biết,  người lớn mắc bệnh động kinh cần được cảm thông, yêu thương, tạo cho họ sự bình đẳng và hơn hết tình cảm, thái đô, chăm sóc thật thân thiết như người bình thường để họ không cảm thấy mình đang đi điều trị. Với trẻ em, cần phải quan tâm nhiều hơn nữa, tạo cho các em sự tin cậy như người bạn thân, người mẹ, người bà luôn ở bên mình.

Về điều trị thuốc cho người bệnh bị động kinh, chỉ điều trị khi đã xác định chắc chắn loại cơn động kinh và hội chứng. Nếu chỉ có cơn trên điện não thì không chẩn đoán động kinh và không điều trị. Chọn các loại thuốc đặc trị cho từng loại cơn theo thứ tự ưu tiên. Bắt đầu bằng liệu trình đơn trị liệu. Liều thuốc tăng dần cho đến khi đạt liều hữu hiệu, duy trì liều đó hàng ngày đến khi cắt cơn cuối cùng.

Liệu pháp điều trị

Kích thích dây thần kinh phế vị. Liệu pháp này bao gồm một thiết bị kích thích thần kinh phế vị cấy dưới da ngực như máy tạo nhịp tim. Dây điện kích thích được quấn quanh các dây thần kinh phế vị ở cổ. Các thiết bị chạy pin mang năng lượng điện đến não thông qua các dây thần kinh phế vị. Không rõ ức chế sự co giật như thế nào, nhưng thiết bị có thể làm giảm cơn động kinh từ 30 đến 40 phần trăm. Hầu hết mọi người vẫn cần phải uống thuốc chống động kinh. Các tác dụng phụ kích thích thần kinh phế vị bao gồm khan tiếng, đau họng, ho, khó thở, ngứa và đau cơ.

Chế độ ăn uống Ketogenic. Một số trẻ em bị bệnh động kinh có thể làm giảm cơn co giật của họ bằng cách duy trì một chế độ ăn uống nghiêm ngặt chất béo và ít carbohydrate. Chế độ ăn uống này, được gọi là một chế độ ăn ketogenic, làm cho cơ thể phá vỡ các chất béo thay vì carbohydrate thành năng lượng. Một số trẻ có thể dừng chế độ ăn ketogenic sau một vài năm và vẫn không lên cơn.

Điều quan trọng đảm bảo rằng trẻ đang điều trị bệnh động kinh không bị suy dinh dưỡng khi dùng chế độ ăn uống này. Tác dụng phụ của chế độ ăn ketogenic có thể bao gồm mất nước, táo bón, tăng trưởng chậm lại do thiếu hụt dinh dưỡng và tích tụ acid uric trong máu, có thể gây sỏi thận. Những tác dụng phụ hiếm gặp nếu sử dụng chế độ ăn uống đúng cách và giám sát y tế.

Chăm sóc điều trị, phục hồi cho trẻ không may mắc bệnh


Như trên đã nói, điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ động kinh cần phải uống thuốc theo đơn chuyên khoa, theo các nguyên tắc sau:
– Uống theo đúng chỉ dẫn (đơn thuốc, sổ khám chữa bệnh chuyên khoa, …)
– Uống thường xuyên liên tục, chỉ được ngừng thuốc theo y lệnh, ngừng đột ngột sẽ làm bệnh nặng lên.
– Uống thuốc đúng liều, đúng giờ, nếu phải uống vào giờ học thì phải liên hệ nhờ giáo viên và y tế nhà trường cho uống.
– Phải ghi sổ theo dõi cơn, tốt nhất là sổ lịch, ghi rõ số cơn, loại cơn, ngày giờ lên cơn, …
– Định kỳ khám chuyên khoa theo hướng dẫn.
– Xác định phải uống thuốc lâu dài (nhiều tháng, nhiều năm).
Ghi điện não để xác định động kinh và phân loại cơn động kinh
Trẻ động kinh phải có sổ theo dõi điều trị ngoại trú
Về phục hồi chức năng cho trẻ động kinh
– Tạo điều kiện cho trẻ làm được mọi việc của trẻ cùng nhóm tuổi.
– Em bé động kinh phải được cho bú, cho ăn như trẻ khác, phải được vui chơi với trẻ khác, phải được đến trường học.
– Phải huấn luyện cho trẻ các kỹ năng tự lập, tự vận động với sự giám sát chặt chẽ cùa cán bộ y tế

BS Võ Kim Hạnh

]]>
Bạn có đang ăn quá nhiều thịt? http://tapchisuckhoedoisong.com/ban-co-dang-an-qua-nhieu-thit-5868/ Sat, 21 Jul 2018 02:39:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ban-co-dang-an-qua-nhieu-thit-5868/ [...]]]>

Theo Fitday, ăn quá nhiều thịt là một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện đại. Hầu hết mọi người không nhận ra rằng họ đang ăn quá nhiều thực phẩm này. Nguy cơ của việc ăn quá nhiều thịt bao gồm bệnh tim, bệnh thận, loãng xương và ung thư.

Các nghiên cứu cho thấy, những người ăn quá nhiều thịt có nguy cơ phát triển ung thư khoảng 20%, đặc biệt là nếu họ ăn nhiều thịt đỏ. Ngoài ra, ung thư tuyến tụy có liên quan đến việc tiêu thụ nhiều thịt. Thịt cũng chứa rất nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, có thể dẫn đến bệnh tim.

ban-co-dang-an-qua-nhieu-thit

Ảnh: Boldsky.

Đặc biệt, các loại thịt đã qua chế biến, như xúc xích thường chứa nitrat, chất bảo quản có thể gây ung thư khi nấu ở nhiệt độ cao. Tất cả loại thịt có thể tạo thành các amin dị hợp bào gây ung thư, hoặc HCAs – những chất hóa học được hình thành khi thịt cá, thịt bò, thịt lợn, hoặc gia cầm được nấu ở nhiệt độ cao như rán hoặc nướng trực tiếp trên ngọn lửa. Hơn nữa, thịt cũng chứa hàm lượng hormone cao, có thể gây ra các vấn đề về sinh sản và dậy thì sớm ở trẻ em.

Thận của bạn làm việc để loại bỏ protein dư thừa ra khỏi cơ thể, do đó ăn quá nhiều protein có thể làm cơ quan này căng thẳng, dẫn đến tổn thương thận và thậm chí gây ra suy thận. Mức protein cao làm cơ thể bạn tiết ra nhiều canxi hơn, có thể góp phần làm loãng xương.

Vậy bạn ăn thịt như thế nào là đúng? Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến cáo rằng người lớn nên ăn 5-6 ounces (140 g – 170 g) thịt mỗi ngày.

Nếu bạn ăn nhiều hơn khẩu phần ăn được đề nghị hằng ngày, có lẽ bạn nên cân nhắc việc giảm tiêu thụ thịt. Bạn có thể thay thế bằng các nguồn protein không phải là thịt như đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trứng và các sản phẩm sữa đều chứa protein. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn cá và hải sản bởi chúng có lượng chất béo bão hòa và cholesterol thấp.

Cơ thể bạn cần khoảng 8 g protein cho mỗi 20 kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Tùy vào cân nặng mà bạn có thể tính toán ra lượng protein bạn cần nạp. Bạn có thể nhận được nhiều protein này từ các nguồn không phải là thịt. Các nguồn protein không phải là thịt thường không chứa nhiều chất béo no hoặc cholesterol. Chúng cũng chứa chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể bạn.

Điều gì xảy ra nếu bạn ngừng ăn thịt

Chuyện gì xảy ra trong cơ thể khi bạn ngừng ăn thịt

Chuyện gì xảy ra trong cơ thể khi bạn ngừng ăn thịt

Lê Nga

]]>
Ăn chay giúp phòng nhiều bệnh tật http://tapchisuckhoedoisong.com/an-chay-giup-phong-nhieu-benh-tat-5172/ Thu, 19 Jul 2018 13:37:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-chay-giup-phong-nhieu-benh-tat-5172/ [...]]]>

Lời dẫn: Con người ăn chay vì nhiều lý do, bao gồm sức khỏe, niềm tin tôn giáo, mối quan tâm về quyền lợi động vật hoặc góp phần bảo vệ trái đất.

Tuy nhiên, không phải ai cũng được “suôn sẻ” với chế độ ăn chay của mình. Một số người gặp không ít khó khăn do lựa chọn một chế độ ăn chay. Lý do vì họ chưa hoàn toàn hiểu biết về vấn đề ăn chay cũng như chưa có một kế hoạch ăn chay hợp lý. Ngoài ra, những người xung quanh họ hay cộng đồng cũng có những hiểu biết khiêm tốn về ăn chay, do vậy vô tình hoặc cố tình làm ảnh hưởng đến việc ăn chay của họ.

Bài viết cung cấp những thông tin ở góc độ khoa học và bàn luận xung quanh vấn đề ăn chay giúp mọi người hiểu biết hơn về vấn đề này. Từ đó, người đang ăn chay có thể tự tin tiếp tục duy trì chế độ ăn này và có ý tưởng về một kế hoạch ăn chay hợp lý hơn. Những người chưa ủng hộ việc ăn chay có thể có cái nhìn khác về vấn đề này hoặc có cái nhìn rộng hơn về vấn đề ăn uống của loài người.

Kỳ 1: Thay đổi tư duy về ăn chay!

Con người ăn chay vì nhiều lý do, bao gồm sức khỏe, niềm tin tôn giáo, mối quan tâm về quyền lợi động vật hoặc việc sử dụng kháng sinh và hormone trong chăn nuôi, hay họ muốn ăn theo cách mà tránh sử dụng quá nhiều tài nguyên môi trường cũng như để bảo vệ trái đất. Một số người theo một chế độ ăn uống chủ yếu là ăn chay, vì họ không có đủ khả năng để ăn thịt. Ăn chay đã trở nên hấp dẫn hơn và dễ tiếp cận, nhờ vào sự sẵn có quanh năm của sản phẩm tươi.

Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đều khẳng định những lợi ích sức khỏe của việc ăn chay với một kế hoạch hợp lý. Ngày nay, ăn thực vật được công nhận là không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ mà còn là chế độ ăn uống để giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường tuýp 2.

 

Tuy nhiên, hiện nay, số lượng người chọn chế độ ăn này trên thế giới vẫn chỉ là thiểu số (Theo thống kê năm 2014, tỷ lệ người ăn chay chiếm 2 – 5% dân số Hoa Kỳ tùy theo cách thức ăn chay). Do vậy, những người chọn chế độ ăn này gặp không ít khó khăn để giải quyết các tình huống phát sinh từ cách ăn uống không giống với hầu hết những người xung quanh (bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình). Nhiều người bị phản đối mạnh mẽ do quyết định theo chế độ ăn này và dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có. Sở dĩ để dẫn đến một kết quả như vậy, điều đầu tiên do người ăn chay chưa chuẩn bị tâm lý thật tốt cho mọi người, đặc biệt là những người thân sát bên cạnh mình.

Điều thứ hai, do cộng đồng còn nhiều người chưa hiểu biết về ăn chay. Hoàn toàn dựa trên thói quen lâu đời của loài người về một chế độ không ăn chay từ trước đến giờ để nhận định và kết luận. Họ thường cho rằng “ăn chay thiếu chất”, “ăn chay bị thiếu máu, bủn rủn chân tay”, “ăn chay không tạo được cơ bắp khỏe mạnh”… Đây hoàn toàn là những kết luận không có căn cứ khoa học mà cộng đồng tự đưa ra và tự cài đặt trong suy nghĩ của mình. Họ không được tiếp cận với những nghiên cứu về ăn chay, cũng như không được hướng dẫn bởi bất cứ chuyên gia dinh dưỡng nào cụ thể là chuyên gia về lĩnh vực ăn chay nên mới có những đánh giá như vậy. Con người thường có xu hướng tin theo những gì họ “muốn tin”, ví dụ một số người thích ăn thịt và bấy lâu nay gia đình họ ăn rất nhiều thịt thì họ “muốn tin” rằng một chế độ ăn tốt nhất thì không thể thiếu thịt. Và lẽ thường tình, con người ta hầu hết tin theo những gì mà người ta thấy quen thuộc, thấy thật phổ biến trong đại đa số ở thế giới xung quanh.

Thực tế lại khác, chân lý hay những điều giúp con người sống tốt đẹp, bền vững, đạt được hạnh phúc bền lâu không hẳn thuộc về đa số (thậm chí tuyệt đại đa số) hay những gì vô cùng quen thuộc, rất đỗi tự nhiên đang diễn ra xung quanh. Mọi người cần hết sức lưu ý điều này để có một lối tư duy thích hợp về mọi việc trong xã hội ngày nay.

 

Theo Hiệp Hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ: “Chế độ ăn chay, bao gồm cả ăn thuần chay, với một kế hoạch hợp lý, là chế độ ăn khỏe mạnh, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, và có thể mang lại lợi ích trong việc phòng ngừa và điều trị một số bệnh. Một chế độ ăn chay đúng cách thích hợp cho mọi người trong mọi giai đoạn của cuộc đời kể cả lúc mang thai, thời kỳ cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người trưởng thành và cho cả vận động viên” (Ghi chú: Ăn thuần chay – Vegan là không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có nguồn gốc động vật trong khẩu phần ăn như thịt, trứng, sữa…. Link tài liệu: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19562864)

Trong hướng dẫn chế độ ăn uống của Mỹ năm 2010, Bộ Nông Nghiệp và Bộ Y tế & Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đã đề xuất một chế độ thích ứng ăn chay, bao gồm một chế độ ăn chay cân bằng. Đồng thời, trong Hướng dẫn đưa ra một số bằng chứng từ các nghiên cứu về ăn chay: “Trong các nghiên cứu tiến cứu  đối với người trưởng thành, so với chế độ không ăn chay, chế độ ăn chay có liên quan đến giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong thấp hơn. Một vài thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng chế độ ăn chay giúp giảm huyết áp. Những đặc điểm này và một số yếu tố lối sống khác liên quan đến chế độ ăn chay có thể cải thiện các kết quả sức khỏe tích cực. (Link tài liệu:https://health.gov/dietaryguidelines/dga2010/dietaryguidelines2010.pdf)

Thêm vào đó, trong một báo cáo năm 2010, Liên Hợp Quốc kêu gọi toàn thế giới chuyển sang ăn thuần chay. Trong báo cáo, Liên Hợp Quốc tuyên bố: “Với dân số thế giới đang tiến dần đến 9,1 tỉ người, chế độ ăn nhiều thịt và sữa kiểu phương Tây là không bền vững. Toàn thế giới chuyển sang ăn Thuần Chay là giải pháp sống còn để cứu thế giới khỏi nạn đói, sự kiệt quệ nhiên liệu và những tác động tồi tệ nhất lên biến đổi khí hậu”.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc chủ yếu đề cập đến khía cạnh lương thực và biến đổi khí hậu. Nhưng như vậy cũng đủ để thấy tầm quan trọng của việc chuyển sang chế độ ăn chay với việc “cứu thế giới”.

(Còn nữa…)

Lưu Thị Kim Oanh

]]>
Một số thực phẩm giúp chống lại bệnh tật http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-thuc-pham-giup-chong-lai-benh-tat-4546/ Thu, 19 Jul 2018 12:09:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-thuc-pham-giup-chong-lai-benh-tat-4546/ [...]]]>

Dưới đây là 8 siêu thực phẩm bạn có thể dễ dàng kết hợp chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày để giúp bạn chống lại bệnh tật, có được sức khỏe như ý và bền bỉ với thời gian.

Cải bó xôi

Đây là loại rau rất tuyệt vời với vai trò xây dựng cơ, giúp giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và loãng xương. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng trong cải bó xôi giúp cải thiện lưu lượng máu, chức năng tình dục và thị lực. Cải bó xôi làm giảm nồng độ glucose, tăng độ nhạy cảm insulin và ngăn ngừa stress ôxy hóa ở những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường. Cải bó xôi và các loại rau xanh khác chứa chất diệp lục có hiệu quả trong việc ngăn chặn những tác động gây ung thư của các amin dị vòng được tạo ra khi nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao. Do có hàm lượng kali cao, cải bó xôi được khuyến khích sử dụng cho những người có tăng huyết áp. Hơn nữa, trong loại rau này còn có nhiều vitamin A (rất cần thiết cho sản xuất bã nhờn để giữ cho tóc ẩm), vitamin C (cần thiết đối với việc xây dựng và duy trì collagen, cung cấp vật liệu cấu trúc cho da và tóc)…

 

Sữa chua có các vi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa tốt.

Sữa chua có các vi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa tốt.

Sữa chua

Sữa chua có chứa các vi khuẩn có ích cho đường ruột, giúp tiêu hóa tốt. Ngoài ra, vi khuẩn hữu ích trong sữa chua có thể làm tăng hệ miễn dịch của bạn, sữa chua cũng chứa canxi và protein thiết yếu.

Cà chua

Tiêu thụ cà chua tươi giúp cơ thể hấp thụ tất cả các dưỡng chất thiết yếu. Một số nghiên cứu kết luận các chất dinh dưỡng này làm giảm nguy cơ ung thư và giảm mắc bệnh động mạch vành. Các sắc tố đỏ của cà chua với màu sắc tươi sáng cũng là một chất chống ôxy hóa mạnh mẽ. Lycopene, là sắc tố đỏ được tìm thấy dồi dào trong cà chua, có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư và hỗ trợ giải độc cơ thể.

Quả việt quất

Quả việt quất có các chất chống ôxy hóa mạnh giúp chống lại các tổn thương do gốc tự do gây ra. Không những quả việt quất giàu chất chống ôxy hóa mà còn rất giàu proanthocyanidins, chất có khả năng chống viêm. Do chứa một lượng cao phenol, đặc biệt axit gallic, quả việt quất được biết đến như là “tác nhân bảo vệ thần kinh”. Lợi ích sức khỏe quả việt quất cũng đã được chứng minh là làm giảm LDL cholesterol, làm tăng HDL cholesterol và giảm huyết áp một cách tự nhiên.

 

Quả việt quất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ thần kinh...

Quả việt quất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ thần kinh…

Đậu đen

Tất cả các giống đậu đều tốt cho tim, nhưng đậu đen còn tốt cho não của bạn. Đậu đen cũng là một loại thực phẩm ít calo và không chứa chất béo no, là một nguồn cung cấp chất sắt và đồng. Món súp đậu đen sẽ giúp cơ bắp sử dụng ôxy nhiều hơn và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một phần ăn bao gồm gần một chén đậu đen sẽ cung cấp 15 gram protein và chất xơ. Không giống như các nguồn protein động vật, đậu đen hầu như không có chất béo bão hòa. Nghiên cứu của Hiệp hội Hóa học Mỹ cho thấy, vỏ màu đen của loại đậu này có chứa hàm lượng cao các chất chống ôxy hóa flavonoid chống lại bệnh tật tốt hơn bất kỳ loại đậu có vỏ màu khác.

Quả óc chó

Loại hạt này được biết là để thúc đẩy sức khỏe tim đi kèm tính chống viêm tốt. Quả óc chó cũng chứa protein xây dựng cơ bắp, gần bằng một nửa so với thịt gà, vì vậy chúng là một nguồn thực phẩm ăn chay tốt. Nghiên cứu cho thấy, quả óc chó đã mang lại nhiều lợi ích đáng quan tâm, làm giảm cholesterol máu, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa ung thư vú và tiền liệt tuyến, phòng chống đái tháo đường týp 2. Ngoài ra, quả óc chó còn giúp cải thiện chức năng sinh sản ở nam giới.

Yến mạch

Có nhiều chất xơ và protein, không chỉ giúp tiêu hóa mà còn giúp giảm cholesterol xấu. Yến mạch có chứa một hợp chất rất tốt được gọi là beta-glucan. Nghiên cứu đánh giá dinh dưỡng cho thấy, chỉ cần 3g một ngày của beta-glucan trong yến mạch có thể làm giảm nồng độ cholesterol xấu bằng 5-10%.

Khắc Hùng

((Theo belmarrahealth và health, 6/2017))

]]>
Đường, axit trong cơ thể và nguy cơ bệnh tật http://tapchisuckhoedoisong.com/duong-axit-trong-co-the-va-nguy-co-benh-tat-4368/ Thu, 19 Jul 2018 11:39:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/duong-axit-trong-co-the-va-nguy-co-benh-tat-4368/ [...]]]>

đường có nhiều trong bánh kẹo

 

Các công trình nghiên cứu khoa học mới đây đã chỉ ra mối liên quan giữa lượng đường, nồng độ acid trong cơ thể với các loại bệnh tật như tăng huyết áp, đái tháo đường, gút, ung thư… Đã đến lúc chúng ta cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để phòng tránh các bệnh này.

Chế độ ăn uống hiện đại của chúng ta khiến cho cơ thể không có khả năng để tiêu thụ lượng đường dư thừa. Đường xuất hiện ở khắp mọi nơi: trong nước ngọt, nước trái cây, kẹo, bánh và ẩn giật trong vô số thực phẩm khác mà chúng ta chỉ có thể nhìn thấy trong thành phần ghi trên bao bì của các loại thực phẩm như sốt cà chua, sữa chua, sốt spaghetti… Nó ẩn mình trong nhiều loại sirô với lượng fructose, sucrose, dextrose cao hoặc trong chất làm ngọt nhân tạo… Thậm chí ngay cả trong những thực phẩm được cho là tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như mật ong, mật hoa cây thùa, đường phong… tất cả đều có ảnh hưởng tới cơ thể.

Tác hại của đường

Mặc dù cũng giống như thuốc lá, cảnh báo về sự nguy hại của đường có mặt ở khắp mọi nơi như: tiêu thụ đường gây sâu răng, bệnh tiểu đường và béo phì… nhưng người ta vẫn hồn nhiên sử dụng nó. Lấy ví dụ như sữa ngô, một sản phẩm được nhiều người lựa chọn mặc dù hàm lượng fructose (một loại đường trong thành phần của các loại thực phẩm chế biến sẵn nếu dùng nhiều tác động lên não có thể liên quan đến béo phì) có trong sữa ngô là rất cao.

 

Rau quả giúp cân bằng acid trong cơ thể

Rau quả giúp cân bằng acid trong cơ thể.

 

Một tác dụng phụ ít được biết đến của tất cả đường có trong thực phẩm được liệt kê ở trên là ảnh hưởng của nó trên cơ thể và độ pH (pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hydro (H+). Nước được chia tách thành ion H+ và OH-. Khi có một sự dư thừa của H+ thì nó có tinh axit, nếu các ion OH- nhiều hơn thì có tính  kiềm) đậm đặc của nó dẫn đến hậu quả nặng nề đối với các vấn đề về thể chất – nguyên nhân dẫn đến bệnh mạn tính và có khả năng đe dọa tính mạng. Nếu như chúng ta nhận thức được điều này, có thể sẽ làm thay đổi đáng kể chế độ ăn của mình.

Đường và những thực phẩm có đường đang đầu độc chúng ta một cách ngấm ngầm. Và nồng độ axit trong cơ thể cũng là một điều “ngấm ngầm” tương tự.

Và nồng độ acid trong cơ thể

Một lượng pH bình thường trong cơ thể là 7,35-7,45. Bất kỳ chỉ số nào ngoài phạm vi này trong cả hai hướng đều có thể gây những hậu quả nguy hiểm. Nếu độ pH tăng hay giảm đột ngột sẽ khiến ta mắc bệnh nghiêm trọng.

Có nhiều người trong chúng ta luôn làm tăng độ pH cơ thể có tính axit dẫn đến dư axit do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường. Điển hình là người Mỹ trung bình tiêu thụ 152 pound (68,856kg) đường mỗi năm. Đường (dưới mọi hình thức) đều có tính axit cao, bạn sẽ hiểu tại sao ăn thực phẩm có chứa nhiều đường góp phần vào độ pH cơ thể có tính axit.

Có rất nhiều bệnh bị gây nên do nồng độ axit cao như: loãng xương, sâu răng, béo phì, ung thư, ợ nóng, trào ngược dạ dày, viêm khớp, nhiễm trùng nấm men…

Khi cơ thể có tính axit, nó có cơ chế tại chỗ để chống lại điều đó và mang lại độ cân bằng pH cơ thể trở lại với 7,35-7,45 ở phạm vi lành mạnh. Ví dụ, nó kéo canxi từ xương để trung hòa độ pH axit, dẫn đến chứng loãng xương và sâu răng. Và mỡ hình thành để bẫy axit độc hại mà một hệ thống khác quá tải không thể bài tiết, dẫn đến béo phì.

 

đường

 

Làm thế nào bạn có thể đo bao nhiêu đường tiêu thụ là đủ? Hãy lưu ý rằng một muỗng cà phê đường cát chứa 4 gram đường. Trong một lon soda có 33 gram đường, tương đương hơn 8 muỗng cà phê đường! Vậy, loại bỏ nước ngọt sẽ có một tác động lớn tới cơ thể vì nó là một trong những nguồn bổ sung đường nhiều nhất trong chế độ ăn của chúng ta. Thông thường, bạn thậm chí sẽ không biết bạn đang tiêu thụ đường nếu bạn không đọc nhãn. Nguồn đường ẩn thường gặp bao gồm: sốt cà chua, sốt mỳ Ý, nước sốt thịt nướng, sữa chua, bơ đậu phộng, thậm chí nước vitamin  có 13 gram đường mỗi khẩu phần.

Lời khuyên cho bạn

May mắn thay, nhiều sản phẩm đường thay thế tự nhiên có lợi ích của việc có ít hoặc không có tác động trên chỉ số đường huyết của cơ thể, có nghĩa là nó có ít tác dụng trên nồng độ axit cơ thể. Nhưng hãy nhớ, những chất làm ngọt vẫn có pH axit, vì vậy điều độ là chìa khóa của việc kiểm soát đường. Phương pháp tự nhiên khác để tạo pH kiềm hơn (ít chua) cho cơ thể đó là:

Uống nhiều nước hơn (giúp loại bỏ axit dư thừa).

Ăn những thực phẩm có tính kiềm hơn (như rau bina, bông cải xanh, quả bơ, cà rốt, tỏi, táo).

Bổ sung kali citrate, magnesium citrate, và sodium bicarbonate (baking soda).

Cuối cùng, câu ngạn ngữ “Tri thức là sức mạnh” cho bạn sự hiểu biết đối với những tác động của đường vào nồng độ axit trong cơ thể. Trang bị những kiến thức mà đường có tác động sâu sắc đến sức khỏe tổng thể của bạn, bạn có thể có những lựa chọn tốt nhất cho chính mình và tạo ra một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh.

Mai Hương

(theo Sugar-acidity)

]]>