bệnh sởi – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 24 Jan 2019 14:25:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh sởi – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 8 cách cần áp dụng ngay lập tức để không bị bệnh sởi tấn công http://tapchisuckhoedoisong.com/8-cach-can-ap-dung-ngay-lap-tuc-de-khong-bi-benh-soi-tan-cong-17927/ Thu, 24 Jan 2019 14:25:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/8-cach-can-ap-dung-ngay-lap-tuc-de-khong-bi-benh-soi-tan-cong-17927/ [...]]]>

Bệnh sởi dễ lây, nhiều biến chứng nguy hiểm

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông – xuân, với tốc độ lây nhiễm rất cao từ người sang người, chủ yếu qua đường hô hấp. Chỉ có thể ngăn chặn được sự lây lan của dịch bệnh khi cộng đồng dân cư được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ. Người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin phòng bệnh sởi đều có thể mắc bệnh.

Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não… có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ bị mắc sởi trong khi cơ thể đã có bệnh nền. Đối với phụ nữ bị mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non.

Theo các chuyên gia dịch tễ, trên thế giới trong năm 2018 bệnh sởi vẫn ghi nhận tại 184/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt có sự gia tăng số mắc tới 2,6 lần tại khu vực châu Âu, trong đó có một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi.

Tại Việt Nam, bệnh sởi có xu hướng gia tăng rải rác, cục bộ từ những tháng cuối năm 2018 đến nay, chủ yếu tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp lớn như Đồng Nai, Bình Dương… Đối tượng mắc bệnh chủ yếu chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi ở trẻ em, nhưng đã ghi nhận nhiều người lớn mắc bệnh, trong đó có phụ nữ mang thai.

Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa.

Để phòng chống bệnh sởi, giảm số trẻ không được tiêm vắc xin qua nhiều năm, Bộ Y tế đã tổ chức 02 chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella tại 88 huyện của 19 tỉnh có nguy cơ cao và tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi – rubella cho trẻ 1-5 tuổi cho khoảng 4,2 triệu trẻ tại 418 huyện của 57 tỉnh, thành phố từ cuối năm 2018 đến nay, đồng thời đẩy mạnh tiêm vắc xin sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng định kỳ hàng tháng.

Phòng bệnh sởi cách nào?

Hiện nay đang trong mùa đông xuân, với sự gia tăng giao lưu, du lịch, cùng với tỷ lệ tiêm vắc xin còn chưa cao tại khu vực có mật độ dân cư cao, thường xuyên biến động dân cư, các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống khó tiếp cận dịch vụ y tế, đồng thời dịch bệnh sởi thường có chu kỳ 4 – 5 năm một lần, hiện đang nằm trong chu kỳ dịch, vì vậy dịch bệnh rất dễ bùng phát nếu không thực hiện các biện pháp đáp ứng kịp thời.

Để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo:

1. Chủ động thực hiện tiêm chủng vắc xin, đây là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu và tốt nhất phòng bệnh sởi

– Đưa trẻ từ 9-12 tháng đến cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1, tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

– Đưa trẻ đi tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi tại các vùng nguy cơ theo các đợt tổ chức tiêm của ngành y tế và chính quyền địa phương.

– Trẻ trên 5 tuổi và người lớn chưa được tiêm vắc xin sởi cần được tiêm vắc xin tại các điểm tiêm chủng dịch vụ, nếu không tiêm sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh sởi bất kỳ lúc nào.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu và tốt nhất phòng bệnh sởi. Ảnh minh họa.

2. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày.

3. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa …), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. Làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

4. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.

5. Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.

6. Cho trẻ nghỉ học khi mắc bệnh. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch..

7. Hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc người nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân.

8. Khi có các dấu hiệu của bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Dương Hải

]]>
Nhiều người lớn nhập viện do bệnh sởi, lo ngại nguy cơ bùng phát dịch http://tapchisuckhoedoisong.com/nhieu-nguoi-lon-nhap-vien-do-benh-soi-lo-ngai-nguy-co-bung-phat-dich-17800/ Tue, 15 Jan 2019 14:31:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhieu-nguoi-lon-nhap-vien-do-benh-soi-lo-ngai-nguy-co-bung-phat-dich-17800/ [...]]]>

Theo PGS. TS Đỗ Duy Cường, thời gian gần đây, số các bệnh nhân đến khám tại các khoa khám bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai, tình trạng bệnh nhân mắc bệnh sởi gia tăng. Riêng tại  Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai từ năm 2018 đến nay điều trị cho khoảng 50 trường hợp mắc bệnh sởi, nhưng 3 tháng trở lại đây, số ca nhập viện do sởi có xu hướng tăng lên.  Theo số liệu thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương , số mắc và nghi sởi năm 2018 là 5100 trường hợp, tăng mạnh so với năm 2017. Trong  những tuần đầu tiên của năm 2019, số ca mắc sởi vẫn tiếp tục tăng, nguy cơ dịch sởi có thể xảy ra theo chu kỳ 4-5 năm, PGS Cường cho hay.

Hiện Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai hàng ngày vẫn tiếp nhận bệnh nhân mắc sởi và  đang điều trị cho  6 trường hợp sởi có biến chứng, trong đó có một số phụ nữ đang mang thai. Hầu hết bệnh nhân đều không được tiêm phòng, nhất là những phụ nữ mang thai không chủ động tiêm phòng sởi trước khi có thai.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai

Chị Nguyễn T.T.H (30 tuổi ở Sơn Tây, Hà Nội)  đang mang thai ở tuần thứ 24 cho biết ,  chị bị sốt cao 2 ngày, đi khám thì được chuyển sang BV Bạch Mai và được bác sĩ chẩn đoán mắc sởi. Anh Phùng Văn Đức, chồng bệnh nhân H. cho biết, khi nhập viện, vợ anh bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban ở mặt và người. Dù biết bệnh sởi có thể phòng được bằng vaccine nhưng  trước khi mang thai chị H.  “quên”  tiêm vaccine phòng bệnh.  PGS Cường cho biết, trường hợp này bắt đầu xuất hiện biến chứng viêm phế quản, nên phải được theo dõi tại bệnh viện.

Bệnh nhân Nguyễn T. T (37 tuổi ở Hà Nội) cho biết, chị là một nhân viên y tế đang làm việc tại một bệnh viện ở Hà Nội.  Trước khi nhập viện, gia đình và người nhà chị T. không có ai mắc sởi, nên chị nghi mình bị nhiễm sởi  do tiếp xúc với bệnh nhân tại bệnh viện.   Chị T cho hay, chị chỉ có các triệu chứng ho, sốt cao thông thường, sau đó xuất hiện các nốt phát ban trên mặt và người , đi khám mới biết mình đã mắc sởi. Điều đáng nói là chị T cũng không tiêm phòng sởi.

Thai phụ NTTH mắc sởi đang  được PGS TS Đỗ Duy Cường khám bệnh

PGS TS Đỗ Duy Cường cho rằng, mùa đông xuân thời tiết lạnh và ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus sinh sôi và phát triển, trong đó có virus gây bệnh sởi.  Hiện không chỉ có sởi mà nhiều dịch bệnh như cúm, thủy đậu, quai bị … cũng xuất hiện trong thời tiết lạnh, ẩm như hiện nay.

Đối tượng có nguy cơ mắc sởi là những người có tiếp xúc với nguồn lây, phụ nữ mắc sởi nhiều hơn nam giới, chủ yếu phụ nữ trong độ tuổi từ 25-40 tuổi. Nguy hiểm là nhiều người mắc sởi mà không biết. Có những trường hợp đi khám bị chẩn đoán nhầm là dị ứng thuốc, sốt phát ban, rubella…  Hoặc nhiều người dân cho rằng đây là bệnh của trẻ con và người lớn không mắc sởi, nên không có các biện pháp  phòng bệnh.

PGS Cường cho biết, dù có nguy cơ thành dịch nhưng sởi là bệnh lành tính, đa số các trường hợp không có biến chứng,  có khoảng 90-95% trường hợp bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên một số trường hợp xuất hiện biến chứng rất nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm gan, viêm não…. Phụ nữ mang thai nhiễm  sởi có nguy cơ sảy thai, đẻ non.

Trong điều trị bệnh sởi ở người lớn, các bác sĩ cho biết nguyên tắc điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng như hạ sốt, kết hợp với vấn đề vệ sinh và dinh dưỡng,  theo dõi biến chứng của người bệnh. PGS Cường  lưu ý,  người mắc bệnh sởi không nên bôi các loại thuốc lên da. Người dân còn có quan niệm bệnh sởi phải kiêng tắm rửa là hoàn toàn không đúng, nếu không vệ sinh sạch sẽ, người bệnh có  nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng rất nguy hiểm, PGS Cường nói.

PGS Cường cho biết, để phòng lây nhiễm sởi ra cộng đồng, cần cách ly bệnh nhân mắc sởi bằng cách đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.  Cách phòng bệnh sởi tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh, nhất là đối tượng trẻ em, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên được tiêm đúng lịch, đủ liều.

TS. BS Lê Xuân Luật, Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết, với trẻ nhỏ có mẹ đã tiêm phòng sởi trước khi mang thai, nên tiêm phòng sởi lúc 9 tháng tuổi. Tuy nhiên với trẻ sinh ra từ mẹ không được tiêm phòng sởi 3 tháng trước khi có thai có thể cân nhắc tiêm phòng sởi cho trẻ khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc tiêm phòng sởi cho trẻ 6 tháng hoặc 9 tháng tuổi đều đảm bảo an toàn cho bé.

 

Triệu chứng của người mắc bệnh sởi bao gồm:

– Sốt cao, sau đó phát ban ở các vị trí sau tai, sau gáy, mặt, cổ, ngực, tay chân.

– Sau 3-5 ngày bị sốt người bệnh nổi ban toàn thân giống như rắc kê, đặc biệt không bị ngứa.

– Bệnh nhân có kèm theo có dấu hiệu viêm long như ho, chảy nước mắt, nước mũi.

– Ở trẻ em có thể kèm theo tiêu chảy.

 

 

Hải Yến

]]>
Cách phòng 4 bệnh ai cũng có thể mắc trong mùa này, nhất định phải biết http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-4-benh-ai-cung-co-the-mac-trong-mua-nay-nhat-dinh-phai-biet-16380/ Fri, 12 Oct 2018 14:24:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-4-benh-ai-cung-co-the-mac-trong-mua-nay-nhat-dinh-phai-biet-16380/ [...]]]>

1. Bệnh tay chân miệng

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

– Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

– Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

– Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

– Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

2. Bệnh sởi

Với bệnh sởi, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

– Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

– Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh. Ảnh: TTXVN.

3. Bệnh sốt xuất huyết Dengue

Để phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả cần sự chung tay của chính quyền các cấp, ban ngành, các tổ chức chính trị – xã hội và đặc biệt là mỗi người dân trong cộng đồng ý thức trách nhiệm, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản ngay tại hộ gia đình với mục tiêu“Không có lăng quăng (bọ gậy), không có sốt xuất huyết”.

Bộ Y tế khuyến cáo cho mọi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

– Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

– Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…

– Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.

– Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.

– Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

4. Bệnh cúm mùa

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

– Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

– Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.

– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

– Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

 

Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông-xuân, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh như sau:

– Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà…).

– Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

– Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người.

– Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.

– Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày.

– Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa.

– Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám và xử trí kịp thời.

Lê Nguyên

]]>
Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-benh-soi-14318/ Tue, 07 Aug 2018 14:27:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-benh-soi-14318/ [...]]]>

Nguyễn Thị Hải Yến (Hòa Bình)

Không có vắc-xin nào đạt hiệu quả 100%. Nếu mới tiêm phòng sởi mũi 1, chỉ đạt trên 80%, tiêm xong mũi 2 đạt trên 90%. Như vậy, trẻ mới tiêm mũi 1 có thể vẫn lây mắc sởi dù tỷ lệ này rất thấp.

Trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7-21 ngày, sau đó có thể có các triệu chứng như: sốt cao trên 39°C, viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng, chảy nước mắt, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt. Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay.

Cách ly trẻ để tránh lây nhiễm. Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt đến 38,5°C hoặc hơn theo chỉ định của bác sĩ. Không kiêng tắm để giữ vệ sinh thân thể, nhưng tránh gió, tránh bị lạnh. Cắt móng tay để tránh trẻ ngứa gãi làm xước da. Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ trên 6 tháng). Ăn đầy đủ dinh dưỡng. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm bằng đường uống. Trẻ lớn đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin A. Bổ sung vitamin A để bảo vệ mắt.

BS. Hồng Minh

]]>
Vui đón Tết, trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm nếu không được tiêm vắc xin đầy đủ http://tapchisuckhoedoisong.com/vui-don-tet-tre-de-mac-benh-truyen-nhiem-neu-khong-duoc-tiem-vac-xin-day-du-10740/ Wed, 25 Jul 2018 08:05:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vui-don-tet-tre-de-mac-benh-truyen-nhiem-neu-khong-duoc-tiem-vac-xin-day-du-10740/ [...]]]>

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, căn cứ theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, từ ngày 01/01/2018 các trẻ thuộc đối tượng chương trình Tiêm chủng mở rộng bắt buộc phải tiêm đầy đủ 10 loại vắc xin miễn phí để phòng các bệnh truyền nhiễm.

Các loại vắc xin này bao gồm: vắc xin viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh viêm màng não mủ (Hib); bệnh sởi, viêm não Nhật Bản B, rubella.

Cha mẹ nhớ đưa con đi tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Ảnh minh họa.

 

Cụ thể:

– Trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan b trong 24h đầu sau sinh và tiêm vắc xin phòng bệnh lao trong vòng 1 tháng sau khi sinh

– Trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi tiêm vắc xin phòng 5 bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib và uống vắc xin phòng bại liệt

– Trẻ 9 tháng tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

– Trẻ 18 tháng tuổi tiêm vắc xin Sởi – Rubella và tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván

– Trẻ từ 1 đến 5 tuổi tiêm 3 mũi vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn:

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu trẻ không được tiêm chủng, tiêm không đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ.

Hiện nay, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được khống chế song vẫn có nguy cơ quay trở lại nếu tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp. Nếu trẻ không được tiêm chủng thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng.

Chính vì vậy, vì sức khoẻ của con em mình, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng và toàn xã hội.

D.Hải

]]>