bệnh sản phụ khoa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 07:04:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh sản phụ khoa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ngứa vùng kín ngày ‘đèn đỏ’ là bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-vung-kin-ngay-den-do-la-benh-gi-3664/ Thu, 19 Jul 2018 07:04:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-vung-kin-ngay-den-do-la-benh-gi-3664/ [...]]]>
ngua-vung-kin-6860-1381203453.jpg

Ảnh minh hoa: Women’shealth.

Trả lời:

Chào bạn,

Ngứa âm đạo không phải là biểu hiện hiếm gặp ở phụ nữ. Gần như chị em nào cũng từng ít nhất gặp phải biểu hiện khó chịu này một lần trong đời, và một số lại phải đối diện với sự khó chịu này lặp đi lặp lại, thậm chí là vào mỗi kỳ kinh.

Nguyên nhân của ngứa âm hộ, âm đạo khá đa dạng, bao gồm:

– Nhiễm trùng hoặc nấm âm đạo. Nguyên nhân khiến chị em bị nhiễm trùng âm đạo có thể là thuốc kháng sinh, thuốc đặt âm đạo, quan hệ tình dục không dùng bao cao su, hoặc là do kinh nguyệt, thời kỳ thai nghén, bệnh tiểu đường, hoặc cũng có thể là do hệ miễn dịch của chị em bị yếu.

Khi đó, sự cân bằng vi sinh ở vùng âm đạo bị nghiêng về phía tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi nấm (như candida), herpes, trùng roi âm đạo… Hậu quả là âm đạo bị viêm nhiễm, ra khí hư gây ngứa. Các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục cũng được kể trong nhóm này như lậu, HPV…

– Viêm âm đạo không do nhiễm trùng, thường gặp ở trẻ gái vị thành niên chưa có kinh nguyệt. Biểu hiện này cũng có thể gặp khi phụ nữ vào độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.

– Do căng thẳng: Yếu tố stress tự thân có thể là nguyên nhân gây ngứa, cũng có thể là yếu tố thúc đẩy làm tăng nặng tình trạng ngừa vùng kín ở chị em.

– Do hóa chất như thuốc rửa, thuốc đặt, chất bôi trơn sử dụng trong quan hệ tình dục hay các tiếp xúc ngoài (xà phòng, sữa tắm, nước xả vải).

Trước mắt, bạn nên đến cơ sở có chuyên khoa sản phụ khoa để được thăm khám và làm các xét nghiệm tầm soát nguyên nhân viêm nhiễm. Sau khi loại trừ các bệnh lý do nhiễm trùng vốn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa âm đạo, chúng ta mới bắt đầu lưu ý đến các nguyên nhân không nhiễm trùng (stress hay hoá chất). Việc loại suy dần cho đến khi tìm ra nguyên nhân gây ngứa sẽ giúp giải quyết dứt điểm tình trạng khó chịu này.

Một lưu ý sau cùng là khi vào các ngày hành kinh, thời điểm mà bạn cho là ngứa nhiều nhất, bạn nên quan tâm đến vấn đề vệ sinh kinh nguyệt với một số lưu ý sau:

– Thay băng vệ sinh thường xuyên, không nên để băng quá ẩm. Tùy vào lượng kinh, tuy nhiên nếu được nên thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ hay ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.

– Vệ sinh vùng kín mỗi khi thay băng bằng nước sạch hay các dung dịch có thành phần tự nhiên, hài hòa với cơ thể. Không dùng các chất có tính kiềm vì chúng có thể hủy hoại độ pH trong âm đạo (như xà bông, sữa tắm…).

– Khi rửa nên rửa từ trước ra sau, và không thụt rửa vào trong âm đạo. Sau khi rửa vùng kín, lau khô bằng khăn sạch.

– Không nên ngâm cả vùng kín vào bồn tắm hay chậu nước, vì thời kỳ này cổ tử cung hé mở, tạo cửa ngỏ cho vi khuẩn xâm nhập ngược dòng gây viêm nhiễm phụ khoa.

– Hạn chế sinh hoạt tình dục. Nếu có quan hệ, nên sử dụng bao cao su.

– Ưu ái hơn cho cơ thể mình với chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng (bổ sung đạm động vật), tránh các công việc gắng sức, giữ tinh thần thoải mái.

Thân ái.

BS Nguyễn Tấn Thủ

]]>