Bệnh phụ khoa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 07:07:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Bệnh phụ khoa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bị ngứa, ra khí hư ngay sau quan hệ vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-ngua-ra-khi-hu-ngay-sau-quan-he-vi-sao-3708/ Thu, 19 Jul 2018 07:07:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-ngua-ra-khi-hu-ngay-sau-quan-he-vi-sao-3708/ [...]]]>
phukhoa1-1373000724_500x0.jpg
Ảnh minh họa: Mistile.

2 ngày đầu còn bị ra ít máu nên thời gian này chúng cháu không dám quan hệ nữa. Trước khi lập gia đình cháu cũng từng bị ngứa và ra dịch màu trắng, có khi còn bị đóng mảng nhưng uống thuốc một thời gian là khỏi. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị viêm phải không và nên làm thế nào?

Ngoài ra, từ khi cháu bắt đầu thấy kinh nguyệt thì trong thời gian bị “đèn đỏ” vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 cháu đều bị ra mảng bằng khoảng đốt tay. Cháu vẫn đến tháng bình thường, mỗi lần thấy kéo dài 1 tuần. Hiện tượng trên là gì ạ? Có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này hay không? (Oanh)

Trả lời:

Theo bạn mô tả thì trường hợp của bạn có thể là do dị ứng với bao cao su. Còn triệu chứng ngứa dịch đóng mảng thì giống với bị nấm. Bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác. Nếu đúng là do dị ứng với bao cao su thì hai vợ chồng bạn có thể đổi loại bao cao su khác hoặc lựa chọn phương pháp tránh thai khác như: uống thuốc, đặt vòng… 

Để phòng tránh bệnh phụ khoa bạn nên vệ sinh vùng âm đạo, đặc biệt là khi đến chu kỳ kinh, hình thành thói quen vệ sinh vùng kín sau khi đi vệ sinh. Lưu ý khi dùng giấy vệ sinh thì chùi từ phía trước ra phía sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn tấn công gây bệnh. Còn việc niêm mạc tử cung đôi lúc bong thành miếng khi bạn đến tháng cũng chưa có gì đáng ngại.

Trước khi có ý định có thai bạn cũng nên đi khám để được bác sĩ tư vấn về việc tiêm phòng, cũng như bổ sung các chất cần thiết đặc biệt là sắt, axít folic… Nếu mắc bệnh phụ khoa thì nên điều trị sạch sẽ trước khi có bầu. 

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung
Trung tâm Y tế Lao động, Hà Nội

]]>
Những chị em dễ mắc bệnh phụ khoa  http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-chi-em-de-mac-benh-phu-khoa-3698/ Thu, 19 Jul 2018 07:07:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-chi-em-de-mac-benh-phu-khoa-3698/ [...]]]>

Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ. Tuy là bệnh lý thông thường không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh, nhưng nếu xử trí không đúng có thể để lại những hậu quả xấu đối với sức khỏe như: viêm nhiễm tiểu khung, vô sinh, các bệnh lý đối với thai nghén… Các tác nhân gây bệnh thường gặp là nấm Candida, Chlamydia trachomatis… 

Theo một nghiên cứu gần đây của các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội) thì trong số gần 1.000 chị em đi khám phụ khoa (18-49 tuổi), tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới là 83%. Trong đó, viêm âm đạo chiếm tỷ lệ cao nhất gần 67%, sau đó là viêm cổ tử cung…

woman-mug-laptop-1373863609_500x0.jpg
Ảnh minh họa: BBC.

Cũng theo nghiên cứu này, so với những phụ nữ không phá thai lần nào thì nhóm phá thai có nguy cơ viêm âm đạo cao gấp 1,66 lần, viêm cổ tử cung cao gấp 2 lần. Với những phụ nữ đã sinh con thì nguy cơ viêm âm đạo cao gấp 2,4 lần so với nhóm chưa đẻ lần nào. Tương tự, nguy cơ viêm cổ tử cung ở họ cũng cao gấp khoảng 2 lần. Ngoài ra, nhóm chị em phá thai hay sẩy thai cũng có nguy cơ viêm lộ tuyến cổ tử cung cao gấp 2 lần so với nhóm không. 

Bên cạnh đó, những người không áp dụng biện pháp tránh thai cũng có tỷ lệ viêm nhiễm cao hơn. Các chuyên gia không thấy mối liên hệ giữa thói quen vệ sinh và sinh hoạt khi hành kinh với khả năng bị viêm nhiễm đường sinh dục dưới. Tuy nhiên, việc rửa sâu vào âm đạo có nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục dưới gấp gần 1,6 lần. 

Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (Hà Nội), mọi phụ nữ, kể cả các bé gái 12-13 tuổi, đều có khả năng bị bệnh do cấu trúc của vùng kín mở hẳn ngoài da, lại nằm giữa lỗ đi đại tiên và tiểu tiện – nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu giữ vệ sinh không sạch sẽ, vi khuẩn, nấm phát triển sẽ gây viêm nhiễm. 

Ở những thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục, tỷ lệ mắc bệnh  viêm nhiễm đường sinh dục thấp hơn vì có màng trinh bảo vệ. Nó giống như một lớp màng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào sâu bên trong (nhưng chỉ một phần nào đó). Vì thế, những chị em đã lấy chồng hoặc có quan hệ tình dục thì khả năng mắc bệnh bao giờ cũng cao hơn. 

Bác sĩ Dung cho biết, bên cạnh đó, việc sinh vùng kín không đúng cách cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục. Chẳng hạn, một số chị em có thói quen pha nước muối loãng hoặc ngâm lá trầu không để rửa vốn là cách làm khoa học nhưng lại vô tình biến nó thành phản khoa học vì ngâm cả cửa mình vào trong chậu nước. 

“Không những thế, việc vệ sinh vùng này sạch sẽ quá cũng khiến nguy cơ mắc bệnh phụ khoa của chị em cao hơn. Nhiều người có thói quen vệ sinh vùng kín liên tục, dùng xà bông để rửa. Tuy nhiên, xà bông có tính chất tẩy mạnh, sẽ khiến cho âm đạo bị mất đi độ ẩm cân bằng. Đồng thời, tiêu diệt cả những loại vi khuẩn có lợi trong môi trường này và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, cũng như các bệnh liên quan đến tình dục phát triển“, bác sĩ Dung cho biết. 

Vì thế, bác sĩ khuyến cáo, bộ phận sinh dục rất nhạy cảm, nếu cơ thể khỏe mạnh nó có thể kháng cự được phần nào đó vi khuẩn. Vào những ngày bình thường khi tắm có thể rửa bằng nước sạch, nếu thích có thể dùng thêm dung dịch vệ sinh. 

Chị em nên rửa cơ quan sinh dục 2 lần mỗi ngày, đặc biệt hình thành thói quen rửa âm đạo sau mỗi lần đi đại tiện. Điều này sẽ giúp loại trừ nguy cơ bị các loại vi khuẩn ở hậu môn tấn công, tuy nhiên cũng cần lưu ý khi chùi giấy vệ sinh phải chùi từ đằng trước ra sau, tránh chùi ngược lại. Trong những ngày đèn đỏ thì nên chú ý vệ sinh sạch sẽ, thay rửa thường xuyên hơn. 

Nếu muốn dùng thuốc rửa thì cần lựa chọn loại phù hợp, không quá kiềm, không sử dụng hóa chất sát khuẩn mạnh. Không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo thường xuyên. Sử dụng các biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn. Nếu có ý định phá thai thì nên đến các cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn. Khi thấy ra khí hư bất thường, ngứa, khó chịu, chị em nên đi khám. 

Phương Trang

]]>
Bệnh phụ khoa bị tái nhiễm nhiều lần, làm thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-phu-khoa-bi-tai-nhiem-nhieu-lan-lam-the-nao-3666/ Thu, 19 Jul 2018 07:04:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-phu-khoa-bi-tai-nhiem-nhieu-lan-lam-the-nao-3666/ [...]]]>

Trả lời:

Trường hợp của bạn không thấy nêu rõ đã có quan hệ tình dục hay đã có gia đình hay chưa. Mặt khác tôi không biết bạn đã đi khám ở đâu mà được chẩn đoán bệnh là gì. Vì những thông tin đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị của bạn. Nếu bạn được chẩn đoán bệnh rõ ràng thì bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân gây bệnh cho bạn. Từ đó liệu trình điều trị sẽ có hiệu quả hơn. Nếu bạn đã có gia đình thì nguyên tắc bao giờ cũng cần kiểm tra cả chồng để có hướng điều trị kết hợp.

Thứ hai nữa là trong quá trình điều trị, bạn phải kiêng quan hệ tình dục để tránh hiện tượng lây chéo trở lại cho nhau.

Việc thứ ba bạn cần làm là những đồ dùng cá nhân của bạn như quần lót, cần được hấp sấy lại toàn bộ, hoặc mặc mới tất cả. Vì nguyên nhân nếu do nấm hay vi khuẩn thì những tác nhân này có thể còn dính trên quần lót. Từ đấy mặc dù bạn đã được điều trị tốt nhưng vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm.

Trong quá trình vệ sinh, bạn nên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý pha loãng. Tránh sử dụng một số nước rửa vệ sinh phụ nữ có tác dụng tẩy khuẩn mạnh sẽ làm mất đi những vi khuẩn có lợi ở âm đạo và để lại những vi khuẩn có hại, càng khiến bệnh nặng hơn.

Ngoài ra, bạn cần kiểm tra lại ở một chuyên khoa sản phụ khoa về toàn bộ cơ quan sinh sản để xem bệnh lý đi kèm.

Chúc bạn chóng điều trị khỏi bệnh.

Bác sĩ Trương Gia Bảo

]]>
Bỗng dưng bị rong kinh, bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/bong-dung-bi-rong-kinh-benh-gi-3638/ Thu, 19 Jul 2018 06:59:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bong-dung-bi-rong-kinh-benh-gi-3638/ [...]]]>

Cháu cảm thấy rất lo lắng. Xin nhờ bác sĩ tư vấn tình trạng của cháu và cháu phải làm thế nào? (Như Nguyệt)

woman-pain-6571-1391057280.jpg

Ảnh minh họa: Medicinenet.com.

Trả lời:

Chào bạn,

Theo lý thuyết, rong kinh, rong huyết là khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu mất nhiều hơn 80ml trong chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng rong kinh, rong huyết có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe phụ nữ nếu không được xử lý, điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, lần rong kinh số lượng ít như trường hợp của bạn chưa đáng lo ngại. Nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại thì bạn cần đi khám. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây rong kinh như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết… 

Rong kinh đôi lúc còn liên quan đến việc có thai. Vì thế, bạn cũng nên thử thai để loại trừ nguyên nhân này. 

Chúc bạn luôn vui, khỏe.

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung
Trung tâm y khoa Thái Hà, Hà Nội

]]>
Dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-canh-bao-u-xo-tu-cung-3536/ Thu, 19 Jul 2018 06:50:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-canh-bao-u-xo-tu-cung-3536/ [...]]]>
dau-hieu-canh-bao-u-xo-tu-cung

Ảnh minh họa: Womenshealth.

Trả lời:

Chào chị,

U xơ tử cung là một loại u lành tính phát triển từ phần cơ của tử cung. Bệnh chia làm 2 nhóm triệu chứng khác nhau ở người không mang thai và đang mang thai.

Những biểu hiện ngoài thời kỳ mang thai

– Đau bụng dưới, thường ở vùng tử cung, đặc biệt vào chu kỳ kinh nguyệt.

– Cơn đau kéo dài khi quan hệ tình dục.

– Xuất huyết âm đạo như rong kinh (kinh kéo dài), rong huyết (xuất huyết ngoài chu kỳ hành kinh), cường kinh (lượng kinh rất nhiều).

– Nếu u to có thể sờ nắn được, khi sờ trúng sẽ thấy đau, cộm.

– Luôn thấy buồn tiểu do u ép vào bàng quang. Nếu u to quá sẽ chèn ép vào niệu quản gây ra thận ứ nước. Trong trường hợp u ép lên trực tràng, người bệnh có nguy cơ bị trĩ và táo bón.

– Khó thụ thai và lâu có con (hiếm muộn).

Những biểu hiện trong thời kỳ mang thai

– Sảy thai.

– Ngôi thai bất thường nên khó sinh ngả âm đạo, tăng nguy cơ sinh mổ.

– Thai chậm tăng trưởng thậm chí suy dinh dưỡng.

– Dễ gây băng huyết vì một phần khối u xơ to làm chậm sự co hồi của tử cung sau sinh.

Thân ái.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Đức
Bệnh viện quốc tế Phúc An Khang

]]>
Làm sao tăng cân và hết rong kinh? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-sao-tang-can-va-het-rong-kinh-3534/ Thu, 19 Jul 2018 06:50:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-sao-tang-can-va-het-rong-kinh-3534/ [...]]]>

Em đã cố cải thiện bằng cách ăn nhiều, không bỏ bữa nửa tháng thì mặt bớt xanh nhưng không tăng cân. Đến chu kỳ kinh nguyệt, máu ra nhiều (không đo được bao nhiêu), tình trạng xanh xao vẫn như cũ. Em luôn cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng, đôi khi khó thở. 

Em chưa đi khám tổng quát, khám phụ khoa bác sĩ bảo không bị bệnh gì. Hiện tình trạng rong kinh nhiều vẫn không cải thiện. Mong bác sĩ tư vấn làm thế nào để kỳ kinh ngắn lại và ra ít máu hơn. Hiện tại em phải dùng tã trẻ em trong 3 ngày đầu, nhờ uống tránh thai hàng ngày nên đến ngày thứ 5 là sạch kinh. Em cám ơn. (thuymy1210).

Image result for gầy

Ảnh minh họa: News.

Trả lời:

Chào em,

Em có chỉ số BMI là 18,4, hơi gầy so với chuẩn bình thường từ 18,5 đến 22,9. Em đang có nhiều vấn đề về sức khỏe đi kèm, nên cần đến khám tổng quát ở bệnh viện có uy tín để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Thông thường cần phải có nhiều xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng mà em đang gặp.

Theo mô tả, em có thể đang bị thiếu máu thiếu sắt. Tình trạng này rất hay gặp ở phụ nữ mất máu nhiều do hành kinh nhiều và kéo dài cùng chế độ ăn không đủ chất sắt. Bệnh này cần khám và dùng thuốc kèm chế độ ăn giàu sắt mới khỏi. Nếu không điều trị, tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn và rất nguy hiểm. Hơn nữa, thiếu máu cũng có thể là một nguyên nhân gây hành kinh kéo dài. Do đó, em không nên chủ quan mà phải đi khám sớm.

Về chế độ dinh dưỡng, em muốn tăng cân thì nên ăn nhiều hơn hiện tại. Cụ thể, mỗi ngày gồm 3 bữa chính và từ một đến 2 bữa phụ, không được bỏ bữa. Mỗi bữa ăn chính phải đủ các nhóm tinh bột, đạm, béo, rau và trái cây. Bổ sung thêm từ 400 đến 500 ml sữa và sữa chua giúp tăng cường dinh dưỡng. Ưu tiên chọn các thực phẩm giàu sắt như huyết, gan, thịt đỏ (bò, trâu), thịt gia cầm (gà, vịt), hải sản, trứng, rau có màu đậm… 

Để phòng thiếu sắt do mất máu nhiều mỗi chu kỳ kinh nguyệt, em có thể bổ sung viên sắt xung quanh thời gian “đèn đỏ”. Nên dùng loại chứa 60 mg sắt nguyên tố, mỗi ngày một viên trong vòng một tuần khi đang hành kinh. Em đừng quên đi khám, dùng thuốc theo toa và đề nghị bác sĩ tư vấn thêm các vấn đề sức khỏe đang gặp.

Thân ái.

Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt

]]>