bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 15 Jan 2019 15:19:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-chung-cua-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-17802/ Tue, 15 Jan 2019 15:19:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-chung-cua-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-17802/ [...]]]>

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(COPD: Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là một dạngbệnhlýxẩy ra ở phổi, làm tắc nghẽn lưu lượng khí thở ra thường xuyên dẫn đến suy giảm thông khí mạn tính. Bệnh thường có diễn tiến xấu dần theo thời gian, ngày một nặng thêm và khó hồi phục.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh COPD chủ yếu là do hút thuốc lá (có khoảng 5 người nghiện thuốc lá thì sẽ có một người mắc COPD) và có khoảng 80 – 90% bệnh nhân COPD đang hút hoặc có tiền sử hút thuốc lá. Bên cạnh đó các chất kích thích khác có thể gây COPD bao gồm cả khói xì gà, khói thuốc lào, khói ống của nhà máy, ô nhiễm không khí (khói bếp than) và khói trong sử dụng hóa chất do các phản ứng hóa học xảy ra. Một số bệnh về phổi mạn tính kéo dài (viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, giãn phế nang, hen suyễn, khí phế thũng) cũng gây nên COPD. Một số trường hợp trào ngược dạ dày thực quản làm gia tăng bệnh COPD hoặc tạo điều kiện cho COPD xuất hiện. Đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, nhất là mùa lạnh hoặc lạnh đột ngột, gió mùa đông bắc tràn về, áp thấp nhiệt đới đều có tác động làm cho bệnh COPD xuất hiện, tái diễn và nặng thêm.

Triệu chứng

Triệu chứng của COPD phát triển chậm. Những triệu chứng đầu tiên có vẻ nhẹ, vì vậy, bệnh nhân thường cho rằng đây là chuyện không đáng quan tâm cho nên càng ngày bệnh càng nặng dần. Triệu chứng thường gặp nhất là khó thở, ho, khò khè và có hiện tượng tăng tiết chất nhầy và đờm (tương tự như hen suyễn). Khó thở lúc đầu chỉ thỉnh thoảng. Khi bệnh nặng, người bệnh luôn luôn thấy khó thở và đôi khi phải dùng mặt nạ để thở oxy. Thở khò khè giống như hen suyễn vì phế nang bị sưng nề và xuất tiết nhiều (đờm) làm nghẽn đường dẫn khí. Ho lúc đầu vào buổi sáng, sau đó dần dần ho nhiều lên suốt ngày đêm. Ho ra đờm, lúc đầu ít, lỏng, càng về sau càng đặc quánh. Đờm trong hoặc hơi đục, đôi khi đờm có màu hơi vàng. Người bệnh luôn luôn cảm thấy mệt mỏi, lười vận động, môi thâm, chán ăn do thiếu dưỡng khí.

Biến chứng của bệnh phổi  tắc nghẽn mạn tính

Khi có biểu hiện ho, khạc đờm trên 3 tháng trong một năm và biểu hiện liên tiếp như vậy trong vòng hai năm trở lên, đồng thời khó thở càng ngày càng tăng,  thường phải gắng sức để thở hoặc thở hổn hển được gọi là bệnh COPD.

Hầu hết những người bị COPD có cả bệnh khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính do sự gia tăng các thiệt hại ở những túi khí trong phổi và viêm đường hô hấp ở phổi. COPD dễ nhầm với bệnh hen suyễn ở người lớn. Bệnh hen suyễn sẽ lên cơn hen cấp tính mỗi khi gặp phải chất gây dị ứng (dị ứng nguyên) hoặc chất kích thích, trong khi đó COPD không nhất thiết như vậy. Tuy vậy, bệnh hen suyễn dẫn đến suy hô hấp chậm  hơn COPD (trừ trường hợp hen suyễn cấp tính).

Đối với bệnh COPD khi đã có ho nhiều, khó thở nặng và tăng tiết chất nhày nhiều thì bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Biến chứng do bệnh COPD

COPD là căn bệnh phải chịu đựng gần như suốt đời từ khi mắc bệnh. Vì vậy, trung bình mỗi người bệnh phải chịu đựng căn bệnh này khoảng từ mười năm đến hai ba chục năm.Trong quá trinhg mắc COPD, tình trạng giảm oxy và tăng carbonic kéo dài có thể dẫn đến suy hô hấpcấp tính (đặc biệt trong mùa lạnh, rét) từ đó gây rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, COPD có thể dẫn đến bệnh động mạch vành, là bệnh lý mà các mạch máu cung cấp máu mang theo chất dinh dưỡng, oxy cho tim sẽ trở nên cứng lại và bị thu hẹp. Thiếu dưỡng khí cũng ảnh hưởng đến các mạch máu trong phổi (động mạch phổi) khiến chúng nhỏ lại. Vô hình trung, có thể gây tăng huyết áp động mạch phổi, huyết áp cao trong phổi. Bởi vì, tâm thất phải của tim bơm máu vào phổi qua động mạch phổi, tăng huyết áp động mạch phổi sẽ làm cho tâm thất phải bị căng thẳng, liên tục nở rộng và cuối cùng có thể làm cho tim bị suy.

Nguyên tắc điều trị

Dùng thuốc anticholinnergic dạng bơm đem lại hiệu quả khá cao trong COPD, vì vậy, nhiều tác giả khuyến nghị nên dùng các thuốc anticholinergic là thuốc điều trị duy trì đối với COPD và khi bệnh tiến triển xấu cần kết hợp với các thuốc chủ vận bêta hoặc một số thuốc khác. Khi bệnh tái phát nặng, nên dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn (nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn) từ 10 – 14 ngày. Đồng thời dùng thuốc giãn phế quản (Atrovent, Diaphylin…) khí dung hoặc uống hoặc tiêm theo chỉ định của bác sỹ điều trị và thuốc long đờm. Trong trường hợp cần thiết và có điều kiện nên cho thở oxy.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng COPD điều quan trọng nhất là bỏ thuốc lá, thuốc lào, hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc với khí, khói độc hại, bụi. Cần có bảo hộ lao động tốt cho những người làm việc trong môi trường có hóa chất, khói, bụi bặm.
Nên tập thể dục đều đặn hàng ngày, nhất là hít thở không khí trong lành trước và sau khi ngủ dậy, tuy vậy, những lúc thời tiết chuyển mùa, nhất là mưa, lạnh chỉ nên tập thể dục trong nhà.
Khi mưa nhiều, lạnh cần mặc ấm, không để nhiễm lạnh đột ngột. Khi ra đường cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay, chân cần đi tất. Luôn luôn có đủ thuốc để dự phòng mà bác sĩ đã kê đơn trong các lần khám bệnh, đặc biệt là lúc chuyển mùa.

 

BS. NGUYỄN VĂN DŨNG

]]>
Dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-benh-nhan-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-4465/ Thu, 19 Jul 2018 11:58:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-benh-nhan-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-4465/ [...]]]>

Các đợt bệnh cấp khiến bệnh tiến triển nặng dần. Bệnh liên quan tới phản ứng viêm của phổi bởi các phần tử và khí độc hại. Những bệnh nhân này có sự mất cân bằng giữa sự cung cấp năng lượng và nhu cầu cung cấp năng lượng của cơ thể.

Nhu cầu năng lượng tăng cao (1,5  – 2 lần) mà cung cấp năng lượng lại giảm đi, nên bệnh nhân phải “tự ăn thịt chính mình” (do lấy năng lượng từ chính cơ thể mình như mỡ, cơ…) nên bệnh nhân ngày càng sụt cân, nếu tình trạng suy dinh dưỡng quá nặng có thể phù tay, chân… và tiêu chảy.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhBệnh nhân phải thở nhanh và sâu hơn nên năng lượng dành cho hoạt động này tăng gấp 5 – 10 lần

Lý do giảm cung cấp năng lượng

– Bệnh nhân ăn có cảm giác mau no (vì lồng ngực ứ khí, gây chèn ép dạ dày).

– Bệnh nhân sợ khó thở nên không muốn ăn (mỗi lần nuốt bệnh nhân phải ngưng thở vài giây nên thiếu oxy hơn, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, mệt hơn).

– Bệnh nhân không có cảm giác ngon miệng (bệnh nhân khó thở nên ít vận động, ít giao tiếp, hay thường lo lắng trầm cảm về tình trạng bệnh của mình).

– Bệnh nhân ăn uống không hợp lý, không đủ số lượng hay chất lượng (ví dụ: bệnh nhân nghĩ rằng ăn nhiều yến là đủ chất bổ hay kiêng ăn trứng, thịt bò vì sợ ho…).

Dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Lý do nhu cầu năng lượng tăng

– Vì tình trạng tắc nghẽn gây ứ khí CO2, bệnh nhân phải thở nhanh và sâu hơn, cơ hô hấp phải hoạt động nhiều hơn, gắng sức hơn và năng lượng dành cho hoạt động này tăng gấp 5 – 10 lần.

– Tình trạng viêm làm tiêu hao năng lượng, vitamin và chất khoáng (canxi, magie, kali, photpho…) nhiều hơn.

Ảnh hưởng của tình trạng kém dinh dưỡng lên bệnh nhân BPTNMT

Dinh dưỡng kém làm giảm khả năng sinh hoạt, vận động của bệnh nhân BPTNMT do teo cơ. Cơ hô hấp cũng bị teo, làm hạn chế khả năng hô hấp, bệnh nhân mau mệt và khó thở hơn. Càng khó thở, nhu cầu năng lượng lại càng tăng cao, càng làm tình trạng suy dinh dưỡng nặng hơn. Càng suy dinh dưỡng nặng hơn càng làm cho bệnh BPTNMT tiến triển nhanh hơn và nặng hơn, đây là một vòng luẩn quẩn.

Suy dinh dưỡng làm suy giảm khả năng miễn dịch, bệnh nhân dễ mắc các các bệnh nhiễm trùng, thường gặp là nhiễm trùng hô hấp tạo thành các đợt cấp BPTNMT thường phải nhập viện. Càng suy dinh dưỡng, thời gian nằm viện càng kéo dài. Càng suy dinh dưỡng, tỉ lệ tử vong càng cao.

Chế độ ăn uống nên có

Như đã trình bày ở trên, bệnh nhân BPTNMT phải dùng nhiều năng lượng cho việc thở gắng sức. Nếu biết cách ăn uống đầy đủ và hợp lý các chất dinh dưỡng, kết hợp tập vật lý trị liệu, tránh môi trường ô nhiễm, bệnh nhân ít bị nhiễm trùng hơn, chất lượng cuộc sống sẽ tốt hơn.

So với người bình thường, năng lượng cần cung cấp cho bệnh nhân tăng 1,5 – 2 lần. Mà năng lượng được cung cấp từ 3 nguồn: chất đạm, chất béo, và chất bột đường. Mà mỗi loại thực phẩm đều có chứa 1 – 3 loại chất này với tỉ lệ và các thành phần khác nhau nên chúng ta phải ăn đa dạng các loại thực phẩm:

Chất đạm cần sử dụng nhiều hơn người bình thường (vì quá trình viêm và sử dụng thuốc corticoid làm tiêu hao nhiều chất này). Nên sử dụng kết hợp đạm thực vật với đạm động vật. Đạm thực vật là mè, đậu phộng, đậu xanh, các chế phẩm từ đậu nành như đậu hủ, chao… Đạm động vật như trứng, hải sản, cua đồng, cá, thịt gà, thịt vịt, thịt heo… Hạn chế ăn nội tạng, da của động vật (gà, vịt, heo bò) vì có chứa nhiều cholesterol có hại cho tim, mạch. Nên ăn nhiều cá (vì thịt của cá dễ tiêu hóa) nhất là cá biển như cá trích, cá thu, cá hồi… (vì chất béo của các cá này có chứa nhiều chất Omega 3 là chất có tác động kháng viêm rất hữu hiệu). Một tuần nên ăn cá ít nhất 3 ngày.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Chất béo nên sử dụng nhiều hơn người bình thường vì chất béo cung cấp nhiều năng lượng hơn chất đạm và chất bột đường. Chất béo còn ít làm bệnh nhân khó thở (vì trong quá trình chuyển hóa thành năng lượng, chất béo sinh ra ít khí CO2 hơn so với chất bột đường). Nên sử dụng chất béo có nguồn gốc từ cá, từ thực vật như là dầu nành, dầu đậu phộng, dầu oliu, dầu gấc… hơn là mỡ heo, mỡ bò, dầu dừa.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Chất bột đường nên sử dụng vừa đủ. Chất bột đường gồm gạo, ngũ cốc, khoai củ, rau xanh, trái cây và các chế phẩm từ chúng.

Nên ăn gạo chà dối (vì lớp vỏ cám có chứa chất đạm, chất xơ, vitamin nhóm B).

Nên ăn nhiều rau xanh (300 – 500g/ngày) và trái cây vì:

– Cung cấp nhiều vitamin A, C, E (giúp giảm tác hại gây ra từ phản ứng viêm và khói thuốc lá).

– Cung cấp nhiều chất xơ, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn (vì tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có lợi trong ruột phát triển).

– Giảm táo bón.

– Thải cholesterol ăn dư thừa ra ngoài theo phân.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

2. Uống đủ nước (nước lọc, nước trái cây, nước trà xanh…) 1,5 – 2 lít/ngày (giúp làm loãng đàm, dễ khạc, dễ đi cầu). Nên uống nước ấm, không nên uống nước đá, lạnh.

3. Nên chia nhỏ bữa ăn (3 bữa chính, 2 – 3 bữa phụ) để cung cấp đủ năng lượng.

4. Chọn thực phẩm tươi sống, không hóa chất độc hại, dễ tiêu.

5. Chế biến thức ăn mềm (dễ nhai, dễ nuốt), hình thức hấp dẫn, phù hợp khẩu vị giúp bệnh nhân ăn ngon miệng.

6. Khi ăn nên ngồi thẳng lưng để tránh tạo áp lực lên phổi.

7. Nên ăn chậm, nhai kỹ.

8. Nên thở O2 cả trong khi ăn nếu có chỉ định thở O2 tại nhà.

9. Cần phối hợp điều trị vật lý trị liệu (tập thở bụng), vận động thể lực phù hợp, phơi nắng buổi sáng sớm 15 – 30 phút (giúp da tổng hợp vitamin D tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thu Canxi).

10. Bỏ thuốc lá, thuốc lào, tránh nơi ô nhiễm không khí.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Những điều bệnh nhân BPTNMT
1. Hạn chế muối ăn, cũng như gia vị (vì muối giữ nước trong cơ thể gây tăng gánh cho tim, phổi). Hạn chế ăn các loại thức ăn quá chua, cay vì có thể kích thích gây ho làm bệnh nhân mệt hơn.
2. Hạn chế các loại thức ăn quá ngọt thường gây mệt sau ăn (khó thở vì nhiều khí CO2 sinh ra).
3. Hạn chế những thức ăn hay thức uống sinh hơi gây khó chịu cho bệnh nhân như rượu bia, đậu nành, dưa hấu…
4. Tránh đồ ăn ít bổ mà gây dễ gây no như cốm phồng, bắp rang.
5. Tránh ăn quá no làm bệnh nhân mệt.

 

BS.CKI. NGUYỄN ĐÀO NGỌC LOAN

]]>
Khó thở, ho khạc coi chừng bệnh phổi tắc nghẽn http://tapchisuckhoedoisong.com/kho-tho-ho-khac-coi-chung-benh-phoi-tac-nghen-2748/ Thu, 19 Jul 2018 01:39:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kho-tho-ho-khac-coi-chung-benh-phoi-tac-nghen-2748/ [...]]]>

Nhiều người vẫn nhầm lẫn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với hen suyễn vì cả hai có triệu chứng gần giống nhau, nhất là khó thở. Nhưng đây là hai căn bệnh khác nhau. Thường bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh của người đã lớn tuổi sau nhiều năm tháng tiếp xúc với chất độc hại.

Trong buổi nói chuyện tại Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe TP HCM, bác sĩ Nguyễn Hồng Đức, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cho biết, phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh do con người tự gây ra sau khi đã hít vào những chất độc hại trong thời gian dài, đặc trưng bởi sự chít hẹp ngày càng nặng dần của phế quản và chức năng trao đổi khí của phổi ngày càng suy kém, dẫn đến suy hô hấp mạn tính và tử vong.

Những chất độc hại với phổi sinh ra từ các nguyên nhân:

– Nghiện thuốc lá

Khói thuốc lá chứa hàng nghìn hóa chất độc hại đối với cơ thể, khi vào phổi tạo nên phản ứng viêm của phế quản và mô phổi. Phế quản bị viêm lâu ngày dẫn đến tình trạng chít hẹp dần, bị tắc nghẽn, làm không khí sau khi hít vào phổi sẽ không ra được dễ dàng. Chính vì lý do này bệnh có tên là phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bên cạnh đó, nhu mô phổi, tức các phế nang, bị viêm và bị phá hủy dần. Phế nang là nơi xảy ra trao đổi khí. Oxy từ không khí đi vào máu và khí CO2 sinh ra trong cơ thể được thải ra ngoài không khí. Phế nang hư hỏng không làm nhiệm vụ lấy oxy cho cơ thể và thải khí carbonic ra ngoài được như bình thường. Hậu quả là suy hô hấp, phổi không còn đảm trách được nhiệm vụ của nó đối với cơ thể.

– Các chất ô nhiễm trong không khí

Ở môi trường làm việc như trong các nhà máy sản xuất, đặc biệt là chất ô nhiễm sinh ra do việc đốt vật liệu than củi, rơm rạ dùng trong sinh hoạt bếp núc, cũng có tác dụng như chất ô nhiễm công nghiệp và khói thuốc lá. Hít thở những khói bụi ấy lâu ngày cũng có thể sinh ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

– Nếu đồng thời tiếp xúc với các yếu tố trên

Nghĩa là nghiện thuốc lá và làm việc hoặc sống trong bầu không khí ô nhiễm thì khả năng sinh bệnh càng cao, sự tiến triển của bệnh càng nhanh.

Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Phản ứng viêm trong phế quản làm tăng tiết các chất đàm nhớt. Vì thế dấu hiệu đầu tiên là ho khạc. Ho khạc thường xuyên, kéo dài chứ không ngày một ngày hai như cảm cúm thông thường. Nếu ho, khạc kéo dài 3 tháng một năm trong ít nhất 2 năm liên tiếp thì gọi là viêm phế quản mạn tính. Do ứ đọng nhiều đàm nhớt, do hệ thống phòng ngự của đường hô hấp đã yếu đi, đờm sẽ tăng số lượng, chuyển màu từ trong sang đục hoặc vàng, xanh. Những đợt nhiễm trùng với triệu chứng ho đàm đục này rất lâu khỏi, kể cả khi bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh mạnh hay đắt tiền.

Phần phế nang khi bị viêm sẽ mất khả năng lấy oxy, gây ra khó thở. Lúc đầu chỉ khó thở khi gắng sức, sau khả năng gắng sức ngày một kém, khó thở cả khi làm những động tác đơn giản như tắm gội, vệ sinh, thậm chí ăn uống. Khi có triệu chứng này là người bệnh đã bị suy hô hấp, khả năng hồi phục không còn nữa.

Chẳng hạn, một người nghiện thuốc lá, sau nhiều năm hút thuốc bắt đầu bị ho khạc thường xuyên. Lúc đó người ấy bị viêm phế quản mãn tính. Tình trạng cứ diễn tiến dần, đến một hôm nào đó thấy khó thở khi dắt xe, khi lên cầu thang… là dấu hiệu của suy hô hấp. Người nghiện thuốc lá ấy đã có thể bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Ảnh: Lê Phương.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh lao, hen suyễn. Ảnh: Lê Phương.

Để chẩn đoán người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần có các tiêu chuẩn:

– Người nghiện thuốc lá nhiều năm, hoặc làm việc và sống trong môi trường ô nhiễm lâu ngày.

– Bệnh nhân ho, khạc kinh niên và khó thở.

– Chụp hình phổi sẽ chỉ có thể thấy hình ảnh không khí bị ứ kẹt lại trong phổi, phổi “đen thui” không thấy gì thêm cả. Chính vì vậy bệnh nhân thường hay than rằng “tôi ho khạc hoài, khó thở hoài mà đi khám chụp hình không thấy gì”. Thật sự phổi của bệnh nhân đã bị phá hủy nhiều nên không còn gì để thấy. Chính dấu hiệu khó thở đã nói lên toàn bộ thực trạng phổi.

Ở Việt Nam nhiều người bị bệnh lao. Bệnh lao và di chứng lao cũng có triệu chứng ho khạc. Bệnh nặng cũng có thể thấy khó thở, nhất là sau khi đã chữa khỏi bệnh lao, thường làm cho người ta nhầm lẫn là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ngược lại cũng đừng chủ quan cho rằng ho khạc là do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà quên đi có thể đó là dấu hiệu của bệnh lao. 

Điều quan trọng là làm sao phát hiện sớm bệnh. Bạn cần nhớ bệnh chỉ có ở những người tiếp xúc lâu ngày với những khí độc hại cho phổi. Đó là khói thuốc lá, là ô nhiễm nơi làm việc trong các ngành công nghiệp, là khói bụi trong khi đun nấu. Càng nhiều yếu tố nguy cơ, khả năng mắc bệnh càng cao. Những người có yếu tố nguy cơ đó nếu thấy ho khạc kéo dài thì cần đo chức năng hô hấp để xem có bị tắc nghẽn hay chưa.

Một khi đã hình thành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian. Các triệu chứng khó thở ngày càng tăng, lúc nặng thì khó thở cả sau khi ăn, khi làm vệ sinh cá nhân. Vào giai đoạn cuối, tim bị ảnh hưởng suy yếu theo, gọi là tâm phế mạn. Trong quá trình đó sẽ có những biến cố gọi là các đợt kịch phát, tình trạng bệnh nhân đột ngột diễn biến xấu đi, khó thở tăng lên, đàm nhiều hơn và có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.

Hiện nay việc điều trị nhằm 2 mục đích, giảm triệu chứng và ngừa biến chứng xảy ra. Những phương tiện không dùng thuốc gồm cai thuốc lá, tập luyện thể lực phù hợp để duy trì khả năng hoạt động cơ thể, dinh dưỡng phù hợp để duy trì thể trạng tốt. Điều trị bằng thuốc chủ yếu là dùng thuốc giãn phế quản để giảm khó thở, tăng khả năng hoạt động, giảm các đợt kịch phát, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ. Cần lưu ý dùng đúng kỹ thuật những loại thuốc hít đã được bác sĩ chỉ định và nên tuân thủ tốt điều trị.

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Đức, đây là bệnh không chữa khỏi nhưng có thể phòng ngừa. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là hút thuốc lá, do đó cần cai thuốc lá sớm ở người đang hút. Ngay cả khi bệnh đã hình thành thì việc cai thuốc hiện nay vẫn là phương pháp gần như hiệu quả duy nhất trong việc làm chậm lại tốc độ tiến triển của bệnh, giúp việc điều trị có hiệu quả hơn.

Lê Phương

]]>
Tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn tương đương HIV http://tapchisuckhoedoisong.com/tu-vong-do-benh-phoi-tac-nghen-tuong-duong-hiv-2694/ Thu, 19 Jul 2018 01:31:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tu-vong-do-benh-phoi-tac-nghen-tuong-duong-hiv-2694/ [...]]]>

Bác sĩ Huỳnh Minh Đăng, chuyên khoa Phổi và Phẫu thuật lồng ngực cho biết, trên thế giới cứ 100 người chết do tất cả nguyên nhân thì trong đó 5 người chết vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Đây là một trong những bệnh gây tàn phế, làm giảm chất lượng cuộc sống và gây tử vong cao.

Ảnh: cigarettezoom

Thủ phạm chủ yếu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là hút thuốc lá, kể cả thụ động hít khói thuốc. Ảnh: cigarettezoom.

Bệnh rất dễ nhầm lẫn với lao, hen suyễn và hiện không thể điều trị khỏi. Thủ phạm chủ yếu của bệnh là hút thuốc lá, kể cả thụ động hít khói thuốc lá do người khác hút.

Đây là bệnh không chữa khỏi nhưng có thể phòng ngừa. Quan trọng là làm sao phát hiện sớm bệnh. Khi bệnh đã hình thành thì việc cai thuốc hiện nay vẫn là phương pháp gần như hiệu quả duy nhất trong việc làm chậm lại tốc độ tiến triển của bệnh, giúp việc điều trị có hiệu quả hơn.

Nhằm giúp mọi người hiểu biết hơn về bệnh để chủ động phòng ngừa đúng cách, hội thảo với chủ đề “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” diễn ra vào 9h sáng 2/8 tại Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin, số 10 Trương Định, quận 3, TP HCM.

Đăng ký tham dự miễn phí qua điện thoại (08) 3933 6688.

Lê Phương

]]>