bệnh nhân – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 07 Nov 2018 14:28:37 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh nhân – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Những điều phải luôn thành thật với bác sĩ http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-phai-luon-thanh-that-voi-bac-si-16766/ Wed, 07 Nov 2018 14:28:37 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-phai-luon-thanh-that-voi-bac-si-16766/ [...]]]>

Tuổi

Tuổi không chỉ là yếu tố quyết định để bác sĩ chỉ định biện pháp điều trị mà còn là thông tin để chuyên gia về sức khỏe tìm hiểu các yếu tố nguy cơ khác.

Việc nói thật tuổi của mình sẽ không ảnh hưởng gì đến hình ảnh của bạn với bác sĩ. Ngược lại, nếu nói dối về tuổi, người bệnh có thể phá vỡ sự tin tưởng quan trọng của bác sĩ và bệnh nhân.

 

điều phải luôn thành thật với bác sĩ

 

TS. David Shafer, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tại Mahattan, New York, Mỹ cho biêt, bệnh nhân không thích thừa nhận tuổi của họ, nhưng điều quan trọng là phải trung thực. Nếu một bệnh nhân nói với tôi họ 49 tuổi, nhưng trên thẻ bảo hiểm lại cho thấy họ đã 57 tuổi, tôi phải tự hỏi liệu bệnh nhân có nói dối về bất cứ thứ gì khác không”.

Thực phẩm

Sau khi cố gắng giảm cân cũng như số đo vòng 2 nhưng không thành công. Có thể bạn cần gặp bác sĩ để tìm kiếm biện pháp mới. Nếu bạn không thành thật về thói quen của mình, bác sĩ sẽ không thể giúp đỡ bạn.

 

thành thật với bác sĩ về những thực phẩm đang sử dụng

 

Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy bệnh nhân đánh giá thấp chất và lượng thức ăn mà họ ăn, bao gồm cả thực phẩm không lành mạnh. Nhiều người còn không muốn thừa nhận những khó khăn mà họ gặp phải khi tuân thủ chế độ ăn uống theo quy định, vì vậy họ dễ dàng phủ nhận rằng họ đang ăn những thực phẩm có hại cho sức khỏe.

Do đó, bạn cần thành thật với bác sĩ về những thực phẩm đang sử dụng để có lựa chọn điều trị tích cực, hoặc vẫn duy trì chế độ ăn uống cũ hoặc thay đổi thói quen cho thích hợp hơn.

Cách sử dụng thuốc

BS. Joshua Zeichner, chuyên khoa da liễu tại New York cho biết, nhiều bệnh nhân tái khám được hỏi về cách sử dụng thuốc kê toa tại nhà như thế nào và nhận thấy họ thường không tuân thủ đúng chỉ định.

 

thành thật với bác sĩ về cách sử dụng thuốc

 

Có người dùng một tuần rồi bỏ thuốc, có người chỉ điều trị tại chỗ mà không áp dụng cho cả khuôn mặt theo hướng dẫn, có người lại không uống đủ thuốc đã được kê đơn… Điều này ảnh hưởng đến kết quả điều trị vì chẳng hạn như thuốc trị mụn trứng cá chỉ có tác dụng nếu bạn sử dụng đúng cách và trong khoảng thời gian hợp lý. Do đó, bạn nên thành thật với bác sĩ trong những lần tái khám về cách sử dụng thuốc để có sự điều chỉnh, nhất là khi bạn uống mà thuốc đạt hiệu quả kém.

Thói quen hút thuốc

Không chỉ bác sĩ tim mạch hay da liễu mà bất kỳ chuyên gia chăm sóc sức khỏe nào cũng khuyên bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

 

nên bỏ hút thuốc

 

BS. Andrew J. Miller, chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ ở New York, Mỹ cho biết, nicotin rất có hại cho việc chữa bệnh và nhiều bác sĩ sẽ không thực hiện phẫu thuật cho những người nghiện thuốc vì vết rạch có thể để lại sẹo và thời gian phục hồi kéo dài. Do vậy, đôi khi người bệnh đã nói dối về việc hút thuốc để được thực hiện phẫu thuật nhưng điều này lại hoàn toàn không nên.

Sử dụng các chất bổ sung

Thực tế cho thấy rằng, vitamin rất quan trọng đối với những bệnh nhân thiếu vitamin nhưng có thể có một số tương tác giữa vitamin với thuốc thảo mộc và thuốc theo toa dẫn đến làm giảm hoặc tăng tác dụng của thuốc họ dùng, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

 

người bệnh nên trung thực với bác sĩ về các thuốc bổ sung

 

Chính vì vậy, người bệnh nên trung thực về các thuốc bổ sung mà mình đang sử dụng với bác sĩ điều trị để được sử dụng thuốc hợp lý, tránh tương tác nguy hiểm.

Sử dụng ma túy

Bệnh nhân không muốn thừa nhận việc sử dụng ma túy vì họ không muốn thông tin đó trở thành một phần của hồ sơ bệnh án cũng như sợ rằng nó có thể ảnh hưởng đến chính sách bảo hiểm hoặc việc làm của họ.

 

 

Tuy nhiên, sự thiếu trung thực này có thể khiến họ phải thực hiện điều trị với toa thuốc không cần thiết. Chẳng hạn, người bệnh hút cần sa và gây các triệu chứng khó tập trung, giảm trí nhớ, chán nản, buồn bã… nhưng không cho bác sĩ biết về điều này sẽ được điều trị bằng các loại thuốc thần kinh mạnh không cần thiết mà biện pháp tốt nhất là dừng hút cần sa.

Lạm dụng rượu

Bạn có thể uống rượu, bia nhiều hay ít tùy thuộc vào hoàn cảnh, chẳng hạn khi ở nhà có thể bạn sẽ uống ít hơn khi đi nghỉ mát cùng bạn thân. Tuy nhiên, điều mà bác sĩ quan tâm là thói quen uống rượu của bạn. Theo bác sĩ David Poulad tại New Jersey, Mỹ thì biết được thói quen này rất quan trọng với người cần làm phẫu thuật vì lạm dụng rượu có thể gây tổn thương vĩnh viễn lên gan và làm tăng chảy máu. Ngoài ra, nếu biết về lịch sử lạm dụng rượu của người bệnh, bác sĩ có thể điều trị cho bệnh nhân một cách hợp lý để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Tiền sử phẫu thuật

Nói với bác sĩ các cuộc phẫu thuật, dù nhỏ nhất bạn đã từng thực hiện sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng trong tương lai khi cần thực hiện một cuộc phẫu thuật khác.

 

nói rõ cho bác sĩ biết tiền sử phẫu thuật

 

BS. David cho biết, ở những người không thông báo với bác sĩ về lịch sử phẫu thuật gặp những rủi ro về nguy cơ bị sẹo, phản ứng… cao hơn so với những người cho bác sĩ biết họ đã từng được phẫu thuật. Do vậy, để tránh được những nguy cơ khi cần phẫu thuật, bạn nên nói với bác sĩ tất cả những lần phẫu thuật trước đó, kể cả những bất lợi đã gặp phải để được cân nhắc và được áp dụng biện pháp cũng như thuốc gây tê, mê phù hợp.

Ngoài những điều trên, bạn cũng cần thành thật với bác sĩ về cảm giác lo lắng về bệnh tật, lịch sử nạo phá thai hay quan hệ tình dục… để được cân nhắc lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp.

Lê Thu Lương

(Theo MSN.com)

]]>
Các bước để cứu sống bệnh nhân đột quỵ http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-buoc-de-cuu-song-benh-nhan-dot-quy-13545/ Sun, 05 Aug 2018 05:11:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-buoc-de-cuu-song-benh-nhan-dot-quy-13545/ [...]]]>

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người đột quỵ. Đột quỵ đứng hàng thứ ba về nguyên nhân gây tử vong và đứng thứ nhất về nguyên nhân gây tàn tật ở người. Bệnh nhân bị di chứng liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não… sau đột quỵ là 90% và thường bệnh nhân bị đột quỵ lần sau tình trạng nặng hơn lần trước.

Trung bình trên toàn cầu hiện nay mỗi 45 giây trôi qua có một người bị đột quỵ và cứ 3 phút có một người tử vong do đột quỵ.

Một ca bệnh điển hình

Như mọi ngày, anh  L.N.Đ thức dậy đi lại sinh hoạt bình thường, nhưng đến 6 giờ 45 phút, anh Đ. đột ngột thấy chóng mặt đi lại khó khăn kèm thay đổi giọng nói, được người nhà đưa đến BV. Nhân Dân Gia Định. Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân tri giác lơ mơ làm các xét nghiệm cơ bản hình ảnh học, được chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não cấp vùng thân não giờ thứ 2, phân loại đột quỵ mức độ nặng, được các bác sĩ điều trị thuốc tan cục máu, sau 1 ngày điều trị bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, nhận biết, nói chuyện mọi người xung quanh, tay chân cử động được, sau 7 ngày bệnh nhân diễn tiến tốt hơn xuất viện.

đột quỵ

Đây là tình huống bác sĩ bệnh viện gặp mỗi ngày, nhưng với anh Đ. là may mắn, vì bệnh nhân đến sớm (giờ vàng sử dụng thuốc tan cục máu), nên bệnh nhân hồi phục. Nhiều trường hợp như anh Đ. đến muộn, đa phần bệnh diễn tiến nặng hơn có thể tử vong, hoặc để lại di chứng cần người chăm sóc, tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.

45 giây trôi qua có một người bị đột quỵ

 

Làm sao nhận biết đột quỵ?

Dấu hiệu nhận biết:

– Khuôn mặt mất cân đối: hãy bảo người đó cười và quan sát.

– Yếu liệt tay chân: hãy bảo người đó giơ tay lên và so sánh.

– Giọng nói bị thay đổi: hãy bảo người đó nói những từ đơn giản.

Nếu phát hiện những dấu hiệu trên hãy nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất.

Những điều không nên làm

– Không chích máu đầu ngón tay.

– Không cạo gió.

– Không xoa bóp.

– Không nặn chanh.

Những việc cần làm

– Cho người bệnh nằm nghỉ.

– Lấy răng giả hoặc vật lạ trong miệng.

– Gọi ngay cấp cứu 115 hoặc cấp cứu gần nơi bệnh nhân đang ở.

– Nên dưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế có điều trị đột quỵ một cách sớm nhất. Nên nhớ thời gian vàng 4 giờ đầu sau đột quỵ có thể cứu sống được bệnh nhân

Phòng ngừa đột qụy

– Cần giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch:

Phát hiện cao áp huyết sớm và chữa cao áp huyết tốt, nhất là ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình cao áp huyết và bệnh tim mạch.

Điều trị rối loạn nhịp tim.

Giảm cholesterol trong máu, ăn ít chất béo, giảm muối, ăn nhiều rau và hoa quả.

– Phát hiện và điều trị đái tháo đường.

– Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu.

– Không dùng các chất kích thích hoặc ma túy.

– Thường xuyên vận động và tập luyện.

-Ngoài ra cần chú ý:

Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ

Tránh táo bón, đặc biệt với người già.

Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chơi thể thao quá sức.

BS. VÕ VĂN TÂN

(Trưởng khoa Nội Thần kinh BV. Nhân Dân Gia Định)

]]>
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-benh-nhan-ung-thu-13027/ Sun, 29 Jul 2018 14:41:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-benh-nhan-ung-thu-13027/ [...]]]>

Nhờ bác sĩ tư vấn cho tôi cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Dương Hoà(Tuyên Quang)

Người bệnh ung thư giai đoạn cuối thông thường có triệu chứng suy kiệt sức khỏe và luôn có cảm giác không muốn ăn. Bởi vậy, phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý mới khiến cho tình trạng người bệnh phần nào được cải thiện, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, tâm lý của những người bị ung thư giai đoạn cuối thường rơi vào khủng hoảng, một số còn trong trạng thái trầm cảm sợ hãi và thường mất hi vọng vào cuộc sống nên không muốn ăn uống. Ngoài ra, các triệu chứng do khối u gây ra như buồn nôn, nôn, khẩu vị cũng thay đổi so với người bình thường cũng dẫn đến hiện tượng chán ăn.

Do đó, cách tốt nhất để cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân bị bệnh ung thư vào giai đoạn này là nguồn động viên từ gia đình và sự lạc quan trong cuộc sống của người bệnh ung thư. Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý dưới đây để bạn có thể tham khảo, trong đó, chú ý đến chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa), chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 3 bữa lớn như bình thường, bổ sung thêm năng lượng vào thực phẩm (cho thêm sữa, bơ, mật ong…). Nếu bệnh nhân khó nuốt, chuyển sang các loại thức ăn dạng lỏng, nghiền, trộn, xay nhuyễn (canh, súp, cháo, nước ép…). Dự trữ sẵn các loại thức ăn hợp khẩu vị bệnh nhân nhằm tiện dụng mọi lúc mọi nơi (phô mai, bánh quy, nho khô…). Thức ăn nên được trình bày hấp dẫn, sạch sẽ và thường xuyên đổi món, đa dạng món chính, loại tráng miệng. Trong bữa ăn, cố gắng tạo không khí vui vẻ, thư giãn. Vận động cơ thể, tập thể dục cũng góp phần làm tăng cảm giác ngon miệng.

BS. Nguyễn Ngọc

]]>
Cách chọn trái cây ít ngọt cho người tiểu đường http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-chon-trai-cay-it-ngot-cho-nguoi-tieu-duong-5924/ Sat, 21 Jul 2018 02:49:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-chon-trai-cay-it-ngot-cho-nguoi-tieu-duong-5924/ [...]]]>
cach-chon-trai-cay-it-ngot-cho-nguoi-tieu-duong

Ảnh: News.

Nhiều nghiên cứu cho thấy trái cây là nguồn cung cấp nước, đường, chất xơ, vitamin C, vitamin nhóm B, chất khoáng, canxi, magie, kali… cần thiết cho cơ thể. Năng lượng từ trái cây chủ yếu đến từ lượng đường chứa trong đó. Chất đạm trong trái cây ít. Chất béo trong trái trái cây cũng ít, trừ bơ, sầu riêng. Chất xơ trong trái cây giúp chống táo bón và giảm mỡ máu. Vitamin C giúp tạo collagen nuôi dưỡng làn da và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Văn Chín, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn nhiều loại trái cây giống như người không bị bệnh. Song có điểm khác là không được ăn một cách thoải mái mà phải trong giới hạn cho phép về số lượng và số lần ăn để giữ cho đường huyết ổn định.

Bác sĩ khuyên người bệnh đái tháo đường trước khi lựa chọn thực phẩm cần chú ý đến lượng đường chứa trong đó. Tỷ lệ chất đường trong trái cây phụ thuộc vào giống cây, nơi trồng. Tùy mỗi loại quả mà lượng đường chứa trong đó khác nhau có thể làm tăng đường huyết ít hay nhiều. Nước thường chiếm từ 75 đến 95% trong trái cây. Thông thường loại quả nào đường nhiều thì ít nước và ngược lại. Lưu ý: Đường trong trái cây khô chiếm từ 40 đến 60%, cao hơn trong trái cây tươi cùng trọng lượng. 

Nguyên tắc chọn trái cây ở người đái tháo đường:

– Nên ăn thay đổi, không theo thói quen mà chỉ dùng một số loại trái cây nhất định.

– Chọn trái cây tươi. Hạn chế sử dụng các loại quả sấy hoặc phơi khô vì tỷ lệ đường cao, lượng chất dinh dưỡng đã bị thay đổi trong quá trình chế biến và nhiều chất phụ gia, chất bảo quản có hại cho sức khỏe.

– Chọn trái cây có nhiều chất xơ và nước.

– Các loại quả làm tăng đường huyết nhiều như sầu riêng, mít, vải, nhãn… nên ăn lượng ít. Quả ít ngọt như thanh long, bưởi, củ sắn, cóc, ổi, táo, lê… có thể ăn nhiều hơn.

– Theo khuyến cáo, người bị tiểu đường chỉ nên ăn tối đa từ 2 đến 3 lần trái cây mỗi ngày. Có thể nhờ bác sĩ tư vấn cho phù hợp nhu cầu năng lượng. Bệnh nhân có thể ăn trái cây tráng miệng nhưng nếu chỉ số đường huyết sau ăn cao quá thì nên ăn cách xa bữa ăn.

– Không ăn trái cây thay cho bữa chính.

Lưu ý: Mỗi bệnh nhân tiểu đường có cơ địa khác nhau nên thay đổi đường huyết khác nhau khi hấp thu cùng lượng và cùng loại trái cây. Do đó cần dựa trên kinh nghiệm của mỗi bệnh nhân mà chọn loại quả nào cho thích hợp. Tốt nhất với trái cây vỏ mềm thì ăn cả vỏ, xác, chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường và chống táo bón. Không nên dùng nước ép trái cây vì dễ làm đường huyết sau ăn tăng cao. Nước ép trái cây như cam, dứa (thơm) hay nước dừa, nước mía chỉ có thể dùng khi cấp cứu hạ đường huyết trong trường hợp không có sẵn thức ăn hay nước uống khác.

Thi Trân

]]>
Người đàn ông ung thư chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-dan-ong-ung-thu-chinh-phuc-dinh-nui-cao-nhat-the-gioi-4176/ Thu, 19 Jul 2018 09:26:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-dan-ong-ung-thu-chinh-phuc-dinh-nui-cao-nhat-the-gioi-4176/ [...]]]>

“Ở đây chẳng có gì để nhìn cả, ngoại trừ một gã ung thư hâm mộ đội bóng Sheffield Wednesday đứng trên đỉnh Everest cùng với một lá cờ Sheffield United”, Ian Toothill chia sẻ cảm giác khi đứng trên “nóc nhà thế giới”. Ít ai ngờ người đàn ông 47 tuổi từng được thông báo chỉ còn sống 4 tháng lại trở thành bệnh nhân ung thư đầu tiên leo đến đỉnh núi cao nhất thế giới.

nguoi-dan-ong-ung-thu-chinh-phuc-dinh-nui-cao-nhat-the-gioi

Ian trên đỉnh Everest. Ảnh: Peter Whitfield.

Theo BBC, Ian phát hiện ung thư trực tràng vào tháng 6/2015. Một năm sau, bệnh viện chẩn đoán căn bệnh đã bước vào giai đoạn ổn định nhưng quay lại tấn công Ian.

Là một huấn luyện viên thể hình, Ian không bỏ cuộc. Sẵn đam mê phiêu lưu mạo hiểm, anh quyết định lên đường chinh phục Everest, vừa để thỏa mãn ước mơ thuở nhỏ, vừa để gây quỹ MacMillan Cancer Support. Trước đây, Ian từng leo lên đỉnh Himalaya và đi bộ dọc Iceland một mình.

Ngày 16/5, Ian chạm đỉnh North Col cách mặt nước biển 7.000 m. Ngày 5/6, anh đã cắm lá cờ đội bóng yêu thích lên “nóc nhà thế giới” ở độ cao 8.848 m.

nguoi-dan-ong-ung-thu-chinh-phuc-dinh-nui-cao-nhat-the-gioi-1

Ian trên đỉnh North Col. Ảnh: NVCC.

“Tôi muốn chứng minh mọi thứ đều có thể”, người đàn ông tâm sự. “Tôi cũng muốn truyền cảm hứng cho mọi bệnh nhân ung thư để họ thực hiện mọi mong muốn như hoàn thành một cuốn sách, học một kỹ năng mới hay thực hiện chuyến đi hằng mơ ước”. 

Minh Nguyên

]]>