bệnh mùa đông – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 08:12:14 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh mùa đông – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ngừa chứng thân nhiệt thấp, chống đỡ giá rét http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-chung-than-nhiet-thap-chong-do-gia-ret-10806/ Wed, 25 Jul 2018 08:12:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-chung-than-nhiet-thap-chong-do-gia-ret-10806/ [...]]]>

Thân nhiệt được coi là thấp khi chỉ số dưới mức 350C. Theo điều tra, số người già bị hội chứng thân nhiệt thấp và số người già tử vong trong mùa đông giá lạnh cao hơn các mùa khác tới 60%, đàn ông nhiều hơn đàn bà và tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc càng lớn.

Điểm một số nguyên nhân và yếu tố bất lợi

Khi tiết trời trở lạnh, nhiệt độ xuống thấp, thậm chí dưới 100C ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, do phản ứng của cơ thể người già với giá lạnh thường suy giảm nên quá trình sản sinh nhiệt và tản nhiệt trong cơ thể bị rối lọan, nhiệt lượng tiêu hao tăng lên khiến thân nhiệt không ổn định và có xu hướng giảm xuống dưới mức bình thường.

Đợt lạnh tăng cường khiến nhiệt độ tại các tỉnh miền Bắc hạ sâu, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.     Ảnh: Trần Minh

Đợt lạnh tăng cường khiến nhiệt độ tại các tỉnh miền Bắc hạ sâu, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Ảnh: Trần Minh

 

Do dùng thuốc không hợp lý, ví như các loại thuốc an thần, thuốc ngủ… có tác dụng ức chế trung khu điều tiết thân nhiệt ở vùng dưới vỏ não làm cho các mạch máu co lại, can thiệp vào quá trình trao đổi năng lượng, làm giảm sức phản ứng đối với giá lạnh và tính thích ứng đối với môi trường của người già, từ đó khiến thân nhiệt hạ xuống.

Do thói quen, một số người già thích uống rượu để chống lại thời tiết giá lạnh. Nhưng trên thực tế, hiệu quả lại ngược lại, khi uống rượu mặc dù lưu lượng tuần hoàn máu được cải thiện nhưng mạch máu lại giãn ra khiến cho quá trình tản nhiệt tăng lên, do vậy mà sau khi uống rượu xong lại càng cảm thấy lạnh hơn…

Phòng ngừa thế nào?

Thường xuyên theo dõi thân nhiệt hàng ngày; Sử dụng mọi biện pháp chống rét có hiệu quả, phòng ở và phòng ngủ nên giữ nhiệt độ thường xuyên trên 180C; Chú ý mặc thêm áo ấm, khăn mũ, nên chọn các loại sản xuất bằng chất liệu bông sợi, nhẹ và không gây kích thích khó chịu; Tăng cường dinh dưỡng bằng các loại thức ăn giàu nhiệt lượng, nhiều đạm và vitamin; Có thể dùng các loại thuốc bổ dưỡng ôn ấm như nhân sâm, nhung hươu, hoàng kỳ, nhục dung, tỏa dương… nhưng chú ý là phải có sự tư vấn của thầy thuốc đông y; Khuyên người già kiêng rượu, thuốc lá, dùng thuốc hợp lý, hạn chế tối thiểu việc dùng các tân dược, đặc biệt là các thuốc an thần, thuốc ngủ và các loại thuốc có tác dụng ức chế trung khu điều tiết thân nhiệt.

 

Cần bổ sung thức ăn giàu nhiệt lượng cho cơ thể để chống đỡ giá rét.

Cần bổ sung thức ăn giàu nhiệt lượng cho cơ thể để chống đỡ giá rét.

 

Lựa chọn và sử dụng các món ăn – bài thuốc có tác dụng ôn ấm, bổ dưỡng. Ví như: thịt bò 200g, tiểu mạch lượng vừa đủ đem nấu cháo ăn hàng ngày. Hoặc thịt bò 200g, hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 30g, sơn dược 30g, tất cả đem hầm thật nhừ, ăn nóng. Hay thịt chó 200g, đậu đen 30g hầm chín, chế đủ gia vị, ăn trong ngày. Hoặc thịt dê 200g, hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 30g hầm chín, ăn nóng. Hoặc cà rốt, thịt chó, thịt dê và thịt hươu mỗi thứ lượng vừa đủ đem hầm nhừ rồi ăn. Chú ý trọng dụng gạo nếp, củ mài, các loại gia vị và hoa quả có tính ôn ấm để bảo vệ dương khí, tăng cường sức chống đỡ giá rét cho cơ thể.

 

Khi thân nhiệt hạ xuống dưới 350C, người bệnh có cảm giác buồn ngủ, phản ứng chậm chạp, trạng thái tinh thần thiếu tỉnh táo, không ăn, không uống, không tiểu – đại tiện, mặt phù, thậm chí có thể bất tỉnh nhân sự, nhịp thở giảm rõ rệt, tim đập chậm, mạch yếu. Khi xuất hiện các triệu chứng này cần lập tức đưa người bệnh tới các cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

]]>