bệnh mạn tính – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 06:04:51 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh mạn tính – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Người mắc bệnh mạn tính thường dễ gánh thêm bệnh gan http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-mac-benh-man-tinh-thuong-de-ganh-them-benh-gan-14004/ Sun, 05 Aug 2018 06:04:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-mac-benh-man-tinh-thuong-de-ganh-them-benh-gan-14004/ [...]]]>

Vậy người mắc bệnh mạn tính phải làm gì, chăm sóc lá gan thế nào để gan không bị ảnh hưởng?

Vì sao người mắc bệnh mạn tính gan dễ bị tổn thương?

Tại Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với phương thức làm việc và lối sinh hoạt thay đổi theo hướng ít vận động, thực phẩm bẩn tràn lan đi kèm thói quen sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp tăng lên, thì tình hình biến đổi khí hậu, môi trường cũng ngày càng ô nhiễm, là các tác nhân chính làm tăng mạnh số người mắc bệnh mạn tính. Nhất là với người càng cao tuổi, quá trình cơ thể bị lão hóa khiến cho sức khỏe cũng dần suy giảm, do đó càng dễ gặp nhiều bệnh hơn như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, suy giảm chức năng gan, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ,…

người mắc bệnh mạn tính gan dễ bị tổn thương

 

Khi đó, người bệnh phải cầu cứu đến các loại thuốc để hỗ trợ theo các cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc khiến cho gan dễ bị tổn thương. Do gan có vai trò hết sức thiết yếu, tham gia hầu hết vào các quá trình tiêu hóa, chuyển hóa, khử độc, đào thải… trong cơ thể. Theo Ths. Nguyên Hồng Hà- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, việc sử dụng nhiều loại thuốc trong thời gian dài để điều trị các bệnh mạn tính cũng là một gánh nặng khiến chức năng gan phải hoạt động nhiều hơn và dẫn đến tình trạng suy giảm rõ rệt, khả năng thải độc càng lúc càng kém, sức đề kháng cơ thể cũng từ đó mà kém theo, điều mà ai cũng nhận định được rằng tế bào gan bị thoái hóa. Nếu không biết cách bảo vệ, những căn bệnh mà lá gan của người bệnh mạn tính sẽ có nguy cơ mắc phải: rối loạn chức năng gan, viêm gan, suy gan, gan nhiễm mỡ, nhiễm siêu vi,… hay những căn bệnh phức tạp và rất nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…

Ths Nguyễn Vân Anh cho biết thêm, phần lớn thuốc khi vào cơ thể được chuyển hóa tại gan trước khi được đào thải qua đường mật hoặc qua thận. Bình thường, thuốc đưa vào cơ thể là chất không độc, nhưng sau khi được chuyển hóa tại gan, một số thuốc trở thành chất gây độc với chính bản thân gan. Thuốc có thể gây độc cho gan ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến hoại tử rất nặng, bệnh gan có thể cấp tính nhưng cũng có thể mạn tính. Bệnh thường xuất hiện trong vòng từ 5 – 90 ngày sau khi dùng thuốc, với biểu hiện rất khác nhau, thậm chí có trường hợp suy gan nặng dẫn đến tử vong.

Làm gì để gan người bệnh mạn tính không bị ảnh hưởng?

 

Với sự ra đời của nhiều thuốc mới, danh sách các thuốc gây độc cho gan ngày càng dài thêm, trong đó phải kể đến các nhóm thuốc như giảm đau hạ sốt, thuốc kháng virut, thuốc điều trị lao,… Ngoài ra, một số nhóm thuốc khác cũng có thể gây hại gan như thuốc điều trị nấm (nystatin, ketoconazole, fuconazole,…), thuốc kháng giáp trạng (PTU, MTU,…), thuốc điều trị đái tháo đường (sulfamid, troglitazone, rosiglitazole,…), thuốc điều trị bệnh tim mạch (amiodazon, methyldopa, quinidine,…), thuốc chống co giật (phenytoin, carbamazepin,…),… Chính vì vậy, để dùng thuốc an toàn, người bệnh cần hết sức tuân thủ hướng dẫn, y lệnh của bác sĩ, không được lạm dụng thuốc và tự ý dùng thuốc, khi dùng thuốc mà có biểu hiện như chán ăn sợ mỡ, nước tiểu sẫm màu, đau tức vùng gan thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra phát hiện và điều trị kịp thời.

Làm gì để gan người bệnh mạn tính không bị ảnh hưởng?

Khuyến cáo gần đây về việc điều trị sớm các bệnh mạn tính thường gặp ở người luống tuổi như tiểu đường, tăng huyết áp,… để giảm gánh nặng cho gan là người bệnh cần thực hiện mọi khuyến cáo theo y lệnh của bác sĩ nhất là việc sử dụng thuốc điều trị như: đúng liều lượng, kiểm soát chặt chẽ và cần hỏi ý kiến bác sĩ về cảnh báo tác dụng phụ có thể xảy ra. Khi người bệnh uống thuốc thấy có biểu hiện bất thường về suy giảm chức năng gan (mệt mỏi, chán ăn, trướng bụng đặc biệt là các thức ăn có nhiều dầu mỡ), đau tức hạ sườn phải, táo bón,… hay những biểu hiện ra bên ngoài như: vàng da – sạm da, nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt,… cần thông báo ngay cho bác sĩ để có thể cân nhắc thay thuốc điều trị và tư vấn thêm.

Củ quả tự nhiên có lợi cho gan, giúp gan thải độc, phục hồi chức năng gan

Củ quả tự nhiên có lợi cho gan, giúp gan thải độc, phục hồi chức năng gan như: đu đủ, củ cải, mướp đắng, gấc, lêkima và tỏi,…

 

Bên cạnh những tác dụng phụ của thuốc, chúng ta cũng cần chú ý một số yếu tố làm tăng độc tính của thuốc đối với gan đó là rượu (rượu làm tăng độc tính của hầu hết thuốc đối với gan), có bệnh lý gan mật từ trước, liều lượng của thuốc (một số thuốc dùng ở liều thấp thì an toàn nhưng dùng ở liều cao hoặc quá liều sẽ gây ngộ độc cấp cho gan); sự tương tác giữa các thuốc làm tăng khả năng gây độc cho gan,…

Để bảo vệ sức khỏe cũng như lá gan người bệnh mạn tính, theo chuyên gia dinh dưỡng- TS. Từ Ngữ – Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, cần sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ định. Ngoài ra phải biết duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, không dùng nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá,… tăng cường tập luyện thể dục – thể thao, không nên lao động quá sức, đồng thời thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể với các vitamin nhóm B, C, củ quả tự nhiên có lợi cho gan, giúp gan thải độc, phục hồi chức năng gan như: đu đủ, củ cải, mướp đắng, gấc, lêkima và tỏi,… Để có hiệu quả giải độc gan tốt hơn, có thể sử dụng sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại, chiết xuất từ các loại củ quả tự nhiên này như một giải pháp giúp tăng thải độc tố do thuốc tích tụ, giảm triệu chứng do suy giảm chức năng gan. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn sử dụng sản phẩm từ nhà sản xuất uy tín, có chứng nhận rõ ràng về tính hiệu quả và an toàn.

Minh Đức

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Naturenz được sản xuất bởi DHG Pharma, giúp hạ men gan, bổ gan, mát gan, hỗ trợ điều trị viêm gan và gan nhiễm mỡ, giúp giảm dấu hiệu đau tức hạ sườn phải, mệt mỏi, khó tiêu, trướng bụng, ăn ngủ kém,… Naturenz là công trình nghiên cứu trên 20 năm của Viện công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ sinh học, chiết xuất enzym từ củ quả tự nhiên. Hiệu quả Naturenz đã được chứng minh bằng thử nghiệm lâm sàng giúp hạ men gan trong 6 tuần đối với các nhóm bệnh gan.

Hotline: 02923.899.000 – Facebook: https://www.facebook.com/ChuyengiaNaturenz/

Website: http://benhviengan.vn

]]>
Kiểm soát bệnh mạn tính trong các kỳ nghỉ http://tapchisuckhoedoisong.com/kiem-soat-benh-ma%cc%a3n-tinh-trong-cac-ky-nghi-13836/ Sun, 05 Aug 2018 05:44:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kiem-soat-benh-ma%cc%a3n-tinh-trong-cac-ky-nghi-13836/ [...]]]>

là điều thường gặp, dễ ảnh hưởng đến các bệnh mạn tính đang mắc và sức khỏe tổng thể. Làm thế nào để vừa có một kỳ nghỉ đầu năm vui vẻ, lấy lại nguồn năng lượng cho công việc và cuộc sống sau kỳ nghỉ dài, vừa phải đảm bảo kiểm soát tốt các bệnh mạn tính và sức khỏe trong ngày nghỉ?

Bài viết dưới đây xin đề cập một số bệnh mạn tính thường gặp hiện nay, bao gồm: bệnh tăng huyết áp và tim mạch; bệnh đái tháo đường.

Với người có bệnh sử tăng huyết áp và tim mạch

Cần chú ý điều chỉnh lối sống: Ngày nghỉ dài, chắc chắn nhà nào cũng dự trữ và mời nhau nhiều thực phẩm giàu chất béo, quá nhiều món ăn ngọt hay mặn có thể là một mối quan tâm cho những người có tăng huyết áp và bệnh tim mạch, tốt nhất nên hạn chế chất béo bão hòa (có trong đồ chiên, thức ăn nhanh…), thực phẩm quá ngọt hay quá mặn và tránh khói thuốc lá. Nếu bạn là một khách mời tất niên hay tân niên, nên có kế hoạch ăn một bữa ăn nhẹ lành mạnh trước khi bạn đi và phải có ý thức lựa chọn thức ăn phù hợp với bệnh tăng huyết áp.Tự đo đường huyết tại nhà để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường.

Tự đo đường huyết tại nhà để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường.

Hạn chế lượng muối: Chỉ cần giảm chút ít natri (muối) trong chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm huyết áp từ 2-8mmHg. Nhìn chung, hạn chế lượng muối dưới 2.300mg mỗi ngày hoặc ít hơn và nên hạn chế dưới 1.500mg nếu bạn đang tăng huyết áp. Tránh dùng các thực phẩm chế biến sẵn trong tiệc giao lưu để kiểm soát tốt huyết áp.

Tránh hoặc hạn chế uống rượu bia: Điều quan trọng là tránh uống rượu bia khi có thể, nhưng nếu bạn phải uống khi giao lưu, hãy đảm bảo rằng bạn uống một cách có kiểm soát. Uống quá mức rượu bia sẽ làm tăng huyết áp. Rượu bia cũng có thể làm giảm hiệu quả tác dụng của thuốc huyết áp và thuốc tim mạch.

Giảm bớt lượng caffein để kiểm soát huyết áp của bạn. Caffein có thể làm tăng huyết áp lên 5-10mmHg.

Chuẩn bị sẵn thuốc và đo huyết áp hàng ngày: Cần tự kiểm tra huyết áp hàng ngày trong các kỳ nghỉ dài, ghi vào nhật ký và có thể điều chỉnh liều thuốc nếu cần thiết, tất nhiên đã được tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ trước đó. Ghi lại và nhớ các dấu chứng và triệu chứng cảnh báo nguy cơ bệnh tim mạch (yếu người đột ngột, đau thắt ngực, khó thở, khó nói…) khi cần phải gọi báo ngay cho bác sĩ.

Dùng nhiều chanh và tỏi trong các bữa ăn vì chúng cung cấp nhiều vitamin C và có tác dụng như một chất chống ôxy hóa trong cơ thể và ngăn ngừa tổn thương ôxy hóa. Chanh cũng giúp mạch máu mềm dẻo linh hoạt, hạn chế xơ cứng động mạch để ngăn ngừa chứng tăng huyết áp. Tiêu thụ thường xuyên tỏi sống và nấu chín cũng có thể giúp làm giảm mức cholesterol máu.

Duy trì tập thể dục đều đặn: Tốt nhất là duy trì đi bộ 30 phút/ngày. Nếu gặp những ngày trời rét trong dịp nghỉ dài, nên tập trong nhà, không nên ra ngoài đường, những môn phù hợp và tập trong nhà như dưỡng sinh, khí công, yoga, thái cực quyền.

Những điều bệnh nhân đái tháo đường cần ghi nhớ

Không giống như quản lý đái tháo đường trong ngày thường, vào dịp nghỉ dài ngày, bạn sẽ khó khăn hơn để kiểm soát những thực phẩm dùng hàng ngày, vì bạn đang bị lệ thuộc vào các thức ăn mời dùng khi đi giao lưu, thăm hỏi và bị chi phối với các sinh hoạt thất thường.

Chế độ ăn uống: Ăn uống, hoạt động thể chất và dùng thuốc đều đặn gần với thời gian bình thường quy định. Khi đối mặt với thực phẩm ngon trong một bữa tiệc giao lưu, nên lấy một đĩa nhỏ các loại thực phẩm bạn thích nhất và sau đó di chuyển ra khỏi bàn tiệc để tránh sự cám dỗ hấp dẫn của thức ăn; ưu tiên chọn các loại rau quả mà bạn thích; ăn chậm, nhai kỹ và tăng cường thưởng thức các hương vị để tạo cảm giác no; tránh hoặc hạn chế uống rượu bia, do rượu bia có thể làm giảm lượng đường trong máu và tương tác bất lợi với các thuốc điều trị đái tháo đường.

Nói không với thuốc lá: Không chỉ gây hại cho sức khỏe, một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết giữa thuốc lá với bệnh đái tháo đường týp 2 và làm tăng cơ hội mắc bệnh đái tháo đường lên đến 40%. Hãy nói không với thuốc lá và tránh khói thuốc lá trong những lúc giao lưu tiệc tùng.

Tăng cường hoạt động thể chất và kiểm tra đường máu: Có thể tự kiểm tra đường máu mao mạch nhanh bằng máy kiểm tra tại nhà và điều chỉnh thuốc theo hướng dẫn nếu cần thiết. Dùng thuốc đều đặn và đúng giờ.

Ngủ đủ giấc: Ngủ ít và mất ngủ có thể làm rối loạn lượng đường trong máu. Và khi thiếu ngủ, bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn, thích ăn nhiều chất béo, thực phẩm ngọt dễ dẫn đến tăng đường máu. Ngủ đủ 6-8 giờ mỗi đêm giúp ổn định đường máu tốt hơn.

Kiểm tra cân nặng và giảm cân: Tự kiểm tra cân nặng để tiết chế ăn uống và điều chỉnh lối sống khi có tăng cân trong kỳ nghỉ dài. Với mỗi gram bạn bị mất, bạn sẽ kiểm soát tốt hơn bệnh đái tháo đường. Trên thực tế, chỉ cần mất khoảng 7% trọng lượng cơ thể có thể dễ dàng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường lên đến 60%. Vì vậy, kiểm soát tốt trọng lượng là giải pháp hữu hiệu nhất giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường trong kỳ nghỉ.

Khi bước vào một kỳ nghỉ kéo dài, luôn luôn có những cám dỗ trong ăn uống và vui chơi dễ làm đảo lộn thói quen sống lành mạnh: Ăn uống quá nhiều, uống rượu bia, hút thuốc lá, không tập thể dục, thức khuya, lo lắng tổ chức vui chơi thật đầy đủ, thăm chúc nhau triền miên, uống thuốc không đều đặn… Tất cả những điều vừa nêu có thể làm cho bạn cảm thấy áp lực và chểnh mảng và chắc chắn gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe của bạn, nhất là khi bạn đang mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp và đái tháo đường. Có một kế hoạch chi tiết và chủ động sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các bệnh mạn tính trong các kỳ nghỉ dài ngày.

TS.BS. Lê Thanh Hải

]]>
Người bệnh mạn tính lưu ý gì khi đi du lịch? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-benh-man-tinh-luu-y-gi-khi-di-du-lich-10475/ Wed, 25 Jul 2018 07:07:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-benh-man-tinh-luu-y-gi-khi-di-du-lich-10475/ [...]]]>

Mùa hè là mùa của những chuyến đi để giải tỏa căng thẳng sau những bộn bề công việc hoặc đơn giản là đưa gia đình đi nghỉ dưỡng hay đi thăm người thân, bạn bè ở xa. Song, với những người mắc bệnh mạn tính phải dùng thuốc hàng ngày thì cần có sự chuẩn bị kỹ càng hơn để có một chuyến đi thực sự an toàn và thoải mái.

Bệnh lý mạn tính nào ảnh hưởng đến chuyến du lịch?

Với những người mắc bệnh mạn tính thì việc phải thăm khám, dùng thuốc thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ nhằm kiểm soát và hạn chế diễn biến tăng nặng của bệnh là điều đương nhiên. Với họ, việc di chuyển từ nơi này đến nơi khác đồng thời phải dùng thuốc và theo dõi tình trạng bệnh tật sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chuyến du lịch dù là ngắn ngày hay dài ngày.

Một số bệnh lý mạn tính (thường gặp ở người cao tuổi) có thể ảnh hưởng tới chuyến đi bao gồm: Bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, hen suyễn, thiếu máu, động kinh hoặc viêm khớp… Những bệnh lý này là nguyên nhân khiến bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với những tình huống bất ngờ khó lường trước. Đó có thể chỉ là những cơn đau cơ, đau khớp khi đi bộ nhiều hơn bình thường trong lộ trình hay thuốc mang theo bị thất lạc, thiếu hoặc do bảo quản không đúng cách mà không còn sử dụng được. Đồng thời, những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, cơn hen cấp cũng có thể xảy ra… Và nếu phải di chuyển bằng máy bay trong thời gian dài thì nguy cơ xảy ra những biến chứng đó càng cao do khi di chuyển bằng máy bay, người mắc bệnh lý tim phổi sẽ phản ứng nhạy cảm hơn với sự thiếu oxy trong không khí và trong máu. Ngoài ra, việc ngồi trên máy bay thời gian dài, xác suất hình thành các cục máu đông sẽ tăng dẫn tới tắc nghẽn tạm thời một số mạch máu nhỏ gây phù (ở chân).Người bệnh mạn tính cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi đi du lịch. Ảnh: TM

Người bệnh mạn tính cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi đi du lịch. Ảnh: TM

Lưu ý về dùng thuốc khi xa nhà với người bệnh mạn tính

Tham vấn bác sĩ điều trị: Đầu tiên, trước khi quyết định xách vali lên và đi, những bệnh nhân mạn tính nên đến tham vấn bác sĩ điều trị về những vấn đề sức khỏe họ đang gặp phải để chắc rằng bệnh tật vẫn đang trong tầm kiểm soát và họ có đủ sức khỏe để thực hiện chuyến đi. Người bệnh nên thông báo với bác sĩ về thời gian của chuyến đi cũng như nơi họ đến để nhận được lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống hay tập luyện thích hợp.

Cách bảo quản thuốc: Tất cả thuốc mang theo nên được giữ nguyên trong hộp bao gói ban đầu, kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng và để trong hành lý cầm tay đề phòng trường hợp cần dùng thuốc khẩn cấp hoặc bị mất, bị thất lạc hành lý ký gửi. Bệnh nhân cũng cần lưu ý về điều kiện bảo quản đặc biệt của từng loại thuốc được ghi rõ trên vỏ hộp và tờ hướng dẫn sử dụng. Thông thường, các thuốc được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ dưới 300C, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Trừ một số sinh phẩm y tế điều kiện bảo quản yêu cầu khắt khe hơn. Ví dụ như bút tiêm hay ống tiêm insulin dùng cho bệnh nhân tiểu đường cần được bảo quản ở nhiệt độ mát, do đó cần được bảo quản trong túi giữ nhiệt có đá lạnh trong khi di chuyển. Sau đó, khi tới phòng nghỉ có thể chuyển sang bảo quản bằng ngăn mát tủ lạnh.

Số lượng thuốc cần mang theo: Lượng thuốc mang theo trong chuyến đi cũng nên nhiều hơn lượng thuốc cần dùng theo thời gian dự kiến vì kế hoạch có thể thay đổi khiến bệnh nhân vất vả trong việc đi tìm đúng loại thuốc mà mình vẫn đang sử dụng. Tốt nhất, bệnh nhân nên mang theo đơn thuốc được bác sĩ kê, trường hợp bị thất lạc túi thuốc, bệnh nhân vẫn có thể mua được ở những hiệu thuốc gần nhất tránh gián đoạn điều trị. Về thời điểm dùng thuốc, sẽ được tính theo thời gian kể từ lần dùng thuốc trước, không phải thời gian địa phương để đảm bảo khoảng cách giữa các liều điều trị.

Nên mang theo đơn thuốc: Ngoài ra, bệnh nhân nên mang theo danh sách các loại thuốc, cả tên thương mại và tên chung quốc tế, mang theo giấy chứng nhận của bác sĩ nếu bệnh nhân có dùng máy tạo nhịp tim hoặc thiết bị cấy ghép khác để có thể qua trạm kiểm soát an ninh. Những dụng cụ y tế giúp hỗ trợ theo dõi tình trạng bệnh cũng cần mang theo như máy đo nhịp tim và huyết áp, dụng cụ thử đường huyết nhanh…

Thời gian dùng thuốc: Trong quá trình đi du lịch, thời gian sinh hoạt thường bị xáo trộn nên người bệnh mạn tính cần chọn thời điểm uống thuốc thích hợp. Thời điểm này có thể thay đổi so với  khi ở nhà nhưng tốt nhất nên cố định vào buổi sáng hay buổi tối để tránh bị quên.

Đi cùng với người thân: Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho rằng, bệnh nhân nên đi cùng với một người thân hiểu rõ về tình trạng bệnh tật của mình. Họ sẽ giúp hỗ trợ cho bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp, đồng thời giải thích cho hướng dẫn viên về tình trạng của bệnh nhân để được hỗ trợ tối đa.

 

Những thuốc cần mang theo dự phòng

Ngoài thuốc điều trị bệnh, người bệnh mạn tính và cả các trường hợp khác nên dự phòng một số loại thuốc thông thường như thuốc chống say tàu xe, thuốc trị cảm cúm, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc nhỏ mắt, thuốc chống và trị côn trùng đốt, thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa… vì sẽ giúp ích cho bệnh nhân rất nhiều trong các trường hợp khẩn cấp, đặc biệt khi du lịch ở nước ngoài.

 

ThS. Mai Ngọc Tú

]]>
Thực đơn trong tuần cho người bị tiểu đường http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-trong-tuan-cho-nguoi-bi-tieu-duong-5834/ Sat, 21 Jul 2018 02:31:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-trong-tuan-cho-nguoi-bi-tieu-duong-5834/ [...]]]>
 

Sáng

(6h30 – 7h30)

Phụ sáng 

(9h)

Trưa 

(11 – 11h30)

Xế 

(14 – 14h30)

Chiều 

(17 – 17h30)

Tối 

(20 – 20h30) 

Thứ hai

– Phở gà một tô vừa: Bánh phở 70 g, thịt gà 30 g, rau giá 30 g.

– Bưởi hai múi.

Sữa 140 ml, loại dành cho người đái tháo đường.

– Cơm một chén. Canh bí đỏ thịt (bí đỏ 80 g, thịt 5 g).

– Chả trứng chưng: Thịt nạc 27 g, trứng nửa quả, nấm mèo bún tàu…

– Dưa leo cà chua.

– Dưa hấu một miếng 150 g.

Bánh flan một cái nhỏ.

– Cơm một chén.
– Canh cải soong tôm: Tôm 10 g, cải soong 50 g.
– Thịt kho đậu hũ: Đậu hũ 50 g, thịt 25 g, dầu 5 g, nấm mèo, bún tàu.
– Dưa cải, dưa giá 100 g.
– Táo ta 3 trái.

Sữa 230 ml, loại dành cho người đái tháo đường. Thứ ba

– Há cảo một đĩa 6 cái vừa.

– Quýt một trái.

Sữa 140 ml, loại dành cho người đái tháo đường.

– Cơm một chén.

– Canh măng chua cá hồi: Cá 2 0g, măng 50 g, dầu 2,5 g.

– Thịt kho trứng: Thịt đùi 40 g, trứng trái nhỏ.

– Rau muống luộc 100 g.

– Lê nửa trái.

Bánh flan một cái nhỏ.

– Cơm một chén.
– Canh cải soong tôm: Tôm 10 g, cải soong 50 g.
– Thịt kho đậu hũ: Đậu hũ 50 g, thịt 25 g, dầu 5 g, nấm mèo bún tàu.
– Dưa cải, dưa giá 100 g.
– Táo ta 3 trái.

Sữa 230 ml, loại dành cho người đái tháo đường. Thứ tư

– Bánh canh thịt heo một tô: Bánh canh 70 g, thịt heo 25 g, hành ngò…

– Nho 50 g.

Sữa 140 ml, loại dành cho người đái tháo đường.

– Cơm một chén.

– Canh bầu tôm: Tôm 10 g, bầu 50 g.

– Xíu mại: Thịt 60 g, củ sắn 35 g.

– Rau càng cua trộn dầu dấm.

– Sapoche một trái.

Bánh bích quy hai cái.

– Cơm một chén.
– Canh cải xanh thịt nạc: Thịt 10 g, cải xanh 100 g.
– Gà nấu nấm: Gà 50 g, nấm rơm, cà rốt 100 g, dầu 3 g.
– Thanh long một miếng 100 g.

Sữa 230 ml, loại dành cho người đái tháo đường. Thứ năm

– Bánh mì cá hộp: Bánh mì một ổ nhỏ (bánh mì cóc), cá hộp 20 g, dưa leo cà chua…

– Mãng cầu xiêm một miếng 50 g.

Sữa 140 ml, loại dành cho người đái tháo đường.

– Bún mọc một tô: Bún 90 g, thịt sườn heo 30 g, mọc viên 10 g, chả 18 g, rau giá, bắp chuối…

– Bánh su kem môt cái vừa.

Bắp luộc nửa trái.

– Cơm một chén.
– Canh bắp cải thịt: Thịt heo 10 g, bắp cải 50 g.
– Cá hú kho thơm: Cá hú 45 g, thơm 50 g.
– Rau lang luộc: Rau lang 100 g.
– Chôm chôm 4 trái.

Sữa 230 ml, loại dành cho người đái tháo đường. Thứ sáu

– Hoành thánh một tô nhỏ: Hoành thánh 16 g, thịt 13 g, rau giá.

– Vú sữa nửa trái vừa.

Sữa 140 ml, loại dành cho người đái tháo đường.

– Cơm một chén.
– Canh cua rau dền, mồng tơi: Cua đồng 50 g, rau dền, mồng tơi 50 g.
– Tôm kho củ hành: Tôm 50 g, củ hành 30 g, dầu 6 g.
– Đậu que luộc 50 g.
– Trái hồng hai trái vừa.

Yaourt một hũ.

– Cơm một chén.
– Canh bí đao thịt: Thịt 5 g, bí đao 50 g.
– Khổ qua xào trứng: Khổ qua 70 g, trứng nửa trái, dầu 2,5 g.
– Táo nửa trái.

Sữa 230 ml, loại dành cho người đái tháo đường. Thứ bảy

– Bánh cuốn một đĩa vừa: Bột gạo 26 g, thịt 26 g, chả 20 g, dưa leo, hành phi, nước mắm.

– Thơm một miếng 60 g.

Sữa 140 ml, loại dành cho người đái tháo đường.

– Hủ tíu bò kho một tô vừa: Hủ tíu 50 g, thịt bò nạm 80 g, rau giá…

– Dưa hấu một miếng 150 g.

Bánh flan.

– Cơm một chén
– Canh đậu hũ hẹ thịt: Thịt 20 g, đậu hũ 20 g, hẹ 30 g.
– Mực dồn thịt sốt cà: Mực 50 g, thịt 30 g, dầu 5 g.
– Bông cải xào tỏi: Bông cải 100 g, dầu 5 g.
– Ổi nửa trái.

Sữa 230 ml, loại dành cho người đái tháo đường. Chủ nhật

– Cháo đậu đỏ một chén: Gạo 10 g, đậu đỏ 14 g, dừa 12 g, đường 5 g.

– Cam  nửa trái.

Sữa 140 ml, loại dành cho người đái tháo đường.

– Mì Quảng một tô: Sợi mì 80 g, thịt 20 g, chả 16 g, tôm tươi 15 g, bánh tráng 20 g, rau muống, giá, bắp chuối…

– Măng cụt ba trái vừa.

Dưa lê một miếng 100 g.

– Cơm một chén.
– Canh khổ qua hầm: Khổ qua 100 g, thịt nạc 50 g.
– Cá chép chưng tương: Cá chép nạc 100 g, tương hột 3 g, nấm mèo, bún tàu…
– Thanh long một miếng 100 g.

Sữa 230 ml, loại dành cho người đái tháo đường.
]]>
Chất xơ với sức khoẻ và một số bệnh mạn tính nguy hiểm http://tapchisuckhoedoisong.com/chat-xo-voi-suc-khoe-va-mot-so-benh-man-tinh-nguy-hiem-5678/ Thu, 19 Jul 2018 14:51:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chat-xo-voi-suc-khoe-va-mot-so-benh-man-tinh-nguy-hiem-5678/ [...]]]>

1. Chất xơ là gì và nó có tác dụng gì không?

Ngày càng có nhiều nghiên cứu về vai trò chất xơ trong dinh dưỡng và sức khỏe, nhất là về mối liên quan giữa chất xơ với chuyển hóa chất béo, chuyển hóa glucose và các vai trò sinh học khác như chất xơ đối với một số bệnh mạn tính nguy hiểm (béo phì, rối loạn chuyển hóa chất béo, bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư nói chung, nhất là ung thư đường tiêu hóa, táo bón, …).

Vậy chất xơ (fiber) là gì?

Chất xơ là chất bã của thức ăn còn lại sau khi tiêu hóa, gồm các chất tạo thành vách tế bào (cellulose, hemicellulose, pectin, cutin, glucoprotein) và các chất dự trữ, bài tiết bên trong tế bào (gụm, chất nhầy).

Chất xơ được phân loại thành 2 nhóm: Chất xơ thực phẩm và chất xơ chức năng. Chất xơ thực phẩm bao gồm polysaccharid thực vật không tiêu hóa được như: cellulose, pectin, gum, hemicellulose; Chất xơ chức năng: có hiệu quả sinh học.

Người ta cũng chia chất xơ thành 2 loại: Chất xơ hòa tan và Chất xơ không hòa tan: Chất xơ hòa tan trong chất lỏng vào đường ruột dưới dạng gel. Nguồn TP cung cấp là các loại rau, quả độ nhớt cao : rau đay, rau mồng tơi, thanh long, … Chất xơ không hòa tan: không hòa tan trong chất lỏng khi vào đường ruột. Nguồn TP cung cấp là các loại thực phẩm có nguồn gốc thực, các loại rau, hoa quả.

chat-xo

Công dụng của chất xơ trong cơ thể

Ảnh hưởng của chất xơ trên đường tiêu hóa chủ yếu qua 2 cơ chế: Độ nhớt của chất xơ và khả năng lên men của chất xơ.

Tại dạ dày: chất xơ không bị tiêu hóa bởi các enzyme nên còn nguyên vẹn, tính nhớt của chất xơ tan làm cho thức ăn dính lại thành một khối. Kết quả là thức ăn chậm di chuyển từ dạ dày sang tá tràng.

Tại ruột non, sự tạo khối của thức ăn dưới dạng gel hạn chế tác động của các enzym đường ruột lên các chất mỡ, chất đạm, chất đường. Hạn chế hấp thu các thực phẩm ăn vào qua cơ chế hạn chế tiếp xúc với niêm mạc ruột. Hiệu quả là giảm hấp thu các dưỡng chất, giảm chuyển hóa năng lương, giảm chỉ số đường huyết của các bữa ăn.

Tại ruột già, tác động của chất xơ chủ yếu thông qua quá trình lên men, tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, là nguồn năng lượng cho các vi khuẩn tại đại tràng và được cho là có vai trò trong phòng chống ung thư đại tràng. Các loại thực phẩm có khả năng lên men cao là các loại cám, các loại rau có độ nhớt cao, các loại trái cây. Còn các chất xơ có khả năng lên men kém sẽ tạo thành khối với khả năng hút nước cao, dẫn đến hiệu quả là nhuận tràng, chống táo bón và gián tiếp làm tăng chất lượng cuộc sống. Nguồn thực phẩm lên men kém là các loại cám, gạo lức, các loại rau và hoa quả. Đã có trên 100 nghiên cứu xác định ảnh hưởng của chất xơ đến sự tăng khối lượng phân cho thấy, tùy theo từng loại chất xơ mà khả năng tăng khối lượng phân khác nhau.

Chất xơ hỗ trợ điều trị bệnh mạn tính

2. Chất xơ tác động như thế nào trong một số bệnh mạn tính nguy hiểm?

Đã có nhiều nghiên cứu về cơ chế tác dụng của chất xơ với một số bệnh lý mạn tính nguy hiểm thường gặp như béo phì, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tiểu dường, tim mạch, ung thư, … Dưới dây là một số sơ đồ mô tả cơ chế tác dụng của chất xơ trong một số bệnh cụ thể.

chat-xo-voi-benh-beo-phi

Khuyến nghị về chất xơ đối với bệnh nhân béo phì là bằng nhu cầu của người bình thường (18 -20 gam chất xơ /ngày) cộng thêm 14 gam /ngày.

2.2. Chất xơ với bệnh đái tháo đường

chat-xo-voi-benh-dai-thao-duong

Nguồn thức phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường là gạo đỏ, gạo lức, các loại ngũ cốc nguyên vỏ, bánh mỳ đen, ….

2.3. Chất xơ với bệnh ung thư

Người ta ví chất xơ như một “cái chổi “quét đi các chất có hại cho cơ thể trong đường tiêu hóa theo các cơ chế đã nêu trên. Sơ đồ dưới đây là ví dụ trong ung thư vú.

chat-xo-voi-benh-ung-thu

2.4. Với bệnh tim mạch

– Chất xơ gắn kết với axit mật làm giảm nhũ tương hóa chất béo trong thức ăn.

– Thẩm thấu, kết nối với các axit béo, cholesterol trong thức ăn và cùng đào thải ra khỏi cơ thể.

– Giảm tiêu hóa, hấp thu các thực phẩm ăn vào.

– Hiệu quả là giảm cholesterol và triglycerite máu, điều hòa đường máu sau ăn.

Như vậy nếu sử dụng chất xơ đủ sẽ phòng, chống được bệnh mạch vành, bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ máu.

Theo FAO, cần có 14 g chất xơ cho mỗi 1.000 Kcal khẩu phần. Người ta cho rằng có thể đảm bảo được nhu cầu chất xơ đối với mọi lứa tuổi từ 24 tháng trở lên bằng cách mỗi ngày ăn 2 lần các loại quả, 3 lần hoặc hơn các loại rau. Số lượng mỗi lần ăn cần phù hợp với lứa tuổi. Với người Việt Nam, nhu cầu chất xơ khuyến nghị tối thiểu là 18 đến 20gam/ ngày (khoảng 300 gam rau /người/ngày và 100 gam quả chín). Nếu ăn quá nhu cầu chất xơ sẽ gây đầy hơi, chướng bụng, kém hấp thu một số chất vi khoáng, nhưng hoàn toàn không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, theo Viện Dinh dưỡng, mức tiêu thụ rau xanh trong bữa ăn của người Việt Nam có xu hướng giảm tuy lượng quả chín có tăng lên. Vì vậy, việc khuyến khích sử dụng thêm rau quả vẫn rất cần được quan tâm.

Ngày nay công nghệ thực phẩm phát triển mạnh, nhiều loại thức ăn nhanh và đồ uống ra đời giúp việc ăn uống ngày càng tiện lợi. Ngoài việc tăng cường các vi chất dinh dưỡng, thiết nghĩ trong thời gian tới các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa và thực phẩm tại Việt Nam cũng nên chú ý bổ sung thêm chất xơ, nhất là chất xơ tan vào các sản phẩm thực phẩm ăn liền, nhất là những sản phẩm dành cho trẻ em và người cao tuổi. Đó là đóng góp thiết thực vào công cuộc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống.

PGS. TS. Phạm Văn Hoan, ThS. BS. Nguyễn Đức Minh

]]>
Ngày Tết, ăn thế nào để không bị tăng cân, mắc bệnh? http://tapchisuckhoedoisong.com/ngay-tet-an-the-nao-de-khong-bi-tang-can-mac-benh-4973/ Thu, 19 Jul 2018 13:12:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngay-tet-an-the-nao-de-khong-bi-tang-can-mac-benh-4973/ [...]]]>

Tết là dịp đoàn tụ gia đình, bạn bè, hướng về cội nguồn, tổ tiên… là dịp mọi người có nhiều thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, vui chơi thoải mái sau những ngày làm việc vất vả. Tuy nhiên, những ngày Tết cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe nếu không biết cách duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt với những người mắc các bệnh mạn tính..

1 miếng bánh chưng nhỏ khoảng 50g cung cấp khoảng 150kcal, bằng một lưng chén cơm

Dịp Tết, mọi người có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, thời gian làm việc, lao động chân tay giảm, do đó tiêu hao năng lượng ít hơn so với ngày thường. Nhưng trên thực tế, việc cung cấp năng luợng thì ngược lại, các loại thực phẩm đặc trưng trong dịp Tết lại có năng lượng rất cao, các món ăn có xu hướng nhiều đường, nhiều béo, nhiều đạm động vật từ thịt cá, ít rau xanh chính là thủ phạm cho việc tăng cân, gia tăng các bệnh mạn tính đặc biệt là tăng huyết áp, đái tháo đường…

Đối với người có nguy cơ thừa cân cần lưu ý, bánh chưng, bánh tét là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết nhưng lại là món cung cấp năng lượng rất lớn, một miếng bánh chưng nhỏ khoảng 50g cung cấp khoảng 150kcal, bằng một lưng chén cơm. Mỗi ngày chỉ cần ăn thêm 2 – 3 miếng thì năng lượng khẩu phần đã tăng lên đáng kể.

Cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý trong ngày Tết. Ảnh minh họa.

 

Việc sử dụng nhiều thực phẩm giàu đường như bánh, kẹo, nước ngọt… hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe, nguy cơ tăng cân ở người thừa cân béo phì, tăng đường huyết ở người bệnh đái tháo đường… Ở trẻ em, ăn nhiều bánh kẹo ngọt khiến một số trẻ dễ thừa cân béo phì, một số trẻ khác lại làm trẻ mất cảm giác ngon miệng nếu ăn gần bữa chính, một số trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể gây sụt cân, suy dinh dưỡng sau Tết.

Đối với rau, trái cây, đây là nguồn vitamin chính, chứa nhiều chất xơ, là thực phẩm giúp cân đối khẩu phần thức ăn giàu đạm, béo trong những ngày đầu xuân. Đối với người bình thường nên ăn ít nhất 5 suất rau và trái cây một ngày (mỗi suất tương đương 80g) để giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ, béo phì…

Nhiều nguy cơ cho sức khỏe nếu “quá chén”

Trong mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu rượu bia. Đối với người bình thường không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần. Một đơn vị cồn tương đương khoảng 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%) hoặc 1 cốc bia hơi 330 ml hay 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%) hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).

Rượu bia có nguy cơ cao đối với các bệnh tim mạch, gút, tăng huyết áp, đái tháo đường…. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều, cứ nâng cốc là phải cạn chén thì nguy cơ đến sức khỏe không hề nhỏ, ngoài nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông, còn có nguy cơ cao đối với các bệnh tim mạch, gút, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Để mỗi dịp Tết đến, xuân về thực sự có ý nghĩa cả về mặt thể chất và tinh thần thì mỗi chúng ta cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân và các thành viên của gia đình: Cần duy trì đủ 3 bữa chính trong ngày, ăn uống đa dạng thực phẩm, đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm và cân đối các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, tránh làm phát sinh các bệnh lý về đường tiêu hóa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Cần chú ý cung cấp đủ nước uống (>2 lít nước/ngày) để đảm bảo sự hấp thu, chuyển hóa và cơ thể không mệt mỏi vì thiếu nước. Đối với người thừa cân béo phì, bị bệnh hoặc có nguy cơ bị các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, gút… cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ điều trị.

(Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế)

]]>
Mẹo giảm đường trong thực phẩm để phòng tránh các bệnh mãn tính http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-giam-duong-trong-thuc-pham-de-phong-tranh-cac-benh-man-tinh-4372/ Thu, 19 Jul 2018 11:40:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-giam-duong-trong-thuc-pham-de-phong-tranh-cac-benh-man-tinh-4372/ [...]]]>

Đường có gây nghiện như cocain? Một thực tế không thể phủ nhận là chúng ta tiêu thụ quá nhiều đường và đường cũng là thành phần không thể thiếu trong các món tráng miệng ưa thích. Vậy làm thế nào để cắt giảm đường tinh luyện và thay thế bằng đường tự nhiên?

Đường tự nhiên thường xuất hiện dưới dạng fructose trong hoa quả và lactose trong sữa. Tuy nhiên, có những loại đường được thêm vào trong thực phẩmđồ uống trong quá trình chế biến.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ không nên sử dụng nhiều hơn 6 thìa cà phê đường 1 ngày, tương đương với 24 gram đường. Phần lớn chúng ta sử dụng phải đến 22 thìa cà phê đường mỗi ngày, Marisa Moore, một nhà dinh dưỡng học tại Atlanta, Hoa Kỳ đồng thời là phát ngôn viên Viên Dinh dưỡng và Chế độ ăn Hoa Kỳ cho biết. “Không chỉ là cần phải kiêng đường, mà bạn nên nhớ rằng đường có trong rất nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Và tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn tới béo phì, thừa cân”.

Học cách để loại bỏ đường trong thực phẩm

 

Đường thường đi qua nhiều cái tên. Bạn có thể thấy liệt kê thành phần trong thực phẩm gồm đường nâu, đường turbinado, đường thô, nước mía bay hơi, mật mía, mật ong, siro ngô, nước hoa quả kết tinh, mật cây thùa, hay siro mạch nha lúa mạch. Bạn cũng thấy rằng đường thường có cái đuôi “ose” như maltose hay sucrose. Một loại thực phẩm có thể có hơn 1 loại đường được liệt kê. “Tất cả các loại đường này đều có tác dụng lên mức đường huyết như nhau. Mục tiêu là phải giảm càng nhiều loại đường thêm vào càng tốt.

 

 

Để có thể nắm được mình đưa vào cơ thể bao nhiêu lượng đường từ đồ ăn, bạn có thể xem thành phần dinh dưỡng ghi trên sản phẩm. Chính xác là bao nhiêu gram đường có trong những loại bánh kẹo hay đồ uống ưa thích như sô-cô-la, bánh ngọt,….

 

 

Không phải tất cả mọi loại đường đều là xấu. “Bạn cần làm quen với khái niệm đường tự nhiên và đường phụ gia”. Chẳng hạn như, hoa quả hay nước ép hoa quả 100% đều là đường, nhưng là đường tự nhiên. Các sản phẩm sữa như sữa giảm béo có chứa 12 gram đường nhưng đó là đường lactose tự nhiên. Ngoài ra, một chai soda chẳng hạn như coca cola có chứa tới 35 gram đường phụ gia và không hề có tý chất dinh dưỡng nào cả.

Đường “tàng hình”

 

Bạn biết rằng đường có trong bánh ngọt, bánh quy, bánh táo, kẹo. Nhưng đường thêm vào còn xuất hiện trong các loại thực phẩm mà bạn không ngờ như bánh mỳ, sốt cà chua và sốt đồ nướng, nước sốt salad, sốt marinade, bơ lạc, các đồ gia vị như sốt và hoa quả đóng hộp. Nó cũng “tàng hình” trong các loại đồ ăn lành mạnh. Chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt có thể chứa rất nhiều đường thêm vào.

Cẩn thận với các loại đồ uống đóng hộp

 

Trà chanh, 7-up, cà phê đá, protein, nước tăng lực và các loại đồ uống dành cho thể thao khác có đủ lượng đường phụ gia khiến bạn vượt mức khuyến cáo sử dụng mỗi ngày. Một số loại đồ uống có thể chứa đến 40-50 gram đường. Do vậy thi thoảng bạn hãy uống chúng. Những loại đồ uống này không nên là đồ uống hàng ngày. Nếu bạn muốn tỉnh táo, hãy tự pha 1 tách trà hay 1 tách cà phê rồi cho thêm 1 thìa đường, như vậy lượng đường nạp vào cơ thể còn ít gấp nhiều lần từ đồ đóng hộp. Nếu muốn đồ uống có ga, hãy tìm nước suối có ga rồi pha vào đó thêm nước quả tươi.

 

Nếu bạn là fan cuồng đồ ngọt, hãy tự mình chế biến. Bạn có thể them ít đường hơn là nhà sản xuất. Chẳng hạn khi ăn ngũ cốc, bạn có thể thêm dâu hay việt quất, chuối khô, siro, một ít đường nâu, thêm một vài gia vị như quế, hạt nhục đậu khấu, và gừng và ăn kèm với các loại hoa quả tươi khác. Hoặc bạn có thể cho vào đó đường thay thế không calorie như stevia hay sucralose.

 

 

Bạn có thể học cách cắt giảm lượng đường theo thời gian, bằng cách cho vị giác làm quen dần dần. Chẳng hạn, hôm đầu bạn có thể cho 3 thìa đường vào cà phê, rồi giảm xuống còn 2 thìa, sau đó còn 1 thìa trong vòng 1 tháng. Nếu bạn là người nghiện uống nước ngọt, hãy giảm xuống chỉ uống 1 lon trong 1 tuần thay vì uống hàng ngày.

Nhờ vậy, bạn có thể giảm lượng đường nạp vào cơ thể và kiểm soát lượng đường huyết của mình thật tốt. Chúc các bạn thành công!

LiLy (theo iVillage)

]]>