Bệnh lý – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 06 Dec 2018 15:21:29 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Bệnh lý – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Chậm tiêu cơ năng – Một bệnh lý dễ bị bỏ sót http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-tieu-co-nang-mot-benh-ly-de-bi-bo-sot-17246/ Thu, 06 Dec 2018 15:21:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-tieu-co-nang-mot-benh-ly-de-bi-bo-sot-17246/ [...]]]>

Những rối loạn thường ngày như chán ăn, đầy bụng, trướng bụng, đầy hơi là những triệu chứng hay gặp của bệnh chậm tiêu cơ năng. Tần suất của bệnh lý này tương đối cao (khoảng 20 – 25% dân số), nhưng phần lớn chưa được mọi người quan tâm một cách đầy đủ và thường nghĩ đó chỉ là những triệu chứng thoáng qua rồi tự khỏi.

Khó chịu vùng  thượng vị phần lớn chưa được quan tâm, hay bị bỏ qua.

Khó chịu vùng  thượng vị phần lớn chưa được quan tâm, hay bị bỏ qua.

Nguyên nhân bệnh chậm tiêu cơ năng

Cho đến nay nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh chậm tiêu cơ năng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, tuy nhiên có một vài yếu tố sau thường được nhắc đến trong bệnh sinh của chậm tiêu cơ năng: rối loạn làm vơi dạ dày, bệnh dạ dày tá tràng không loét, hiệu số điện thế niêm mạc, trào ngược tá tràng dạ dày, Helicobacter Pylori (HP) và các loại vi khuẩn khác, yếu tố tâm lý, rối loạn vận động túi mật.

Yếu tố tâm lý, thần kinh: Sự giận dữ, cáu gắt sẽ gây ức chế tiết dịch, làm giảm nhu động của dạ dày – ruột; ngược lại sự sợ hãi lại gây kích thích tăng tiết, tăng nhu động, tăng dòng máu đến niêm mạc dạ dày… Những yếu tố này tác động liên tục, hàng ngày làm rối loạn chức năng vận động, phát sinh các triệu chứng.

Vấn đề ăn uống, sinh hoạt: cũng là một nguyên nhân khi mà cuộc sống của chúng ta có nhiều tác động qua lại. Việc ăn quá nhanh, nhai không kỹ, giờ ăn thất thường, ăn nhiều gia vị, thức ăn không phù hợp… đều có thể gây ra các triệu chứng chậm tiêu.

Nhiễm vi khuẩn HP (helicobacter pylori): Người ta thấy rằng có HP (+) ở 50% bệnh nhân bị chậm tiêu cơ năng, gấp 3 lần so vơí nhóm chứng, điều trị tiệt trừ HP giúp cải thiện một số triệu chứng lâm sàng của chậm tiêu.

Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế gây chậm tiêu cơ năng rất phức tạp, hiện vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Có một số thuyết đề cập đến cơ chế gây bệnh:

Do rối loạn vận động dạ dày – ruột: có thể là kém vận động vùng hang vị, tăng vận động không hiệu lực hoặc rối loạn vận động tá tràng không đồng bộ với dạ dày làm mất hiệp đồng giữa dạ dày và tá tràng dẫn đến giảm khả năng làm vơi dạ dày.

Do rối loạn nhạy cảm dạ dày – ruột: tăng cảm giác đau, tăng nhu động, tăng cảm giác về lượng thức ăn chứa trong dạ dày ruột,…

Biểu hiện của bệnh

Bệnh cảnh lâm sàng chính là cảm giác đau và khó chịu vùng thượng vị sau ăn bao gồm nhiều mức độ khác nhau từ cảm giác khó chịu, nóng ran, đau tức hoặc cảm giác căng tức, cảm giác mau no, buồn nôn… Các triệu chứng này phải kéo dài trên 3 tháng và ít nhất 3 đợt. Các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào loại hình của chậm tiêu cơ năng như: chậm tiêu dạng loét, chậm tiêu dạng vận động, chậm tiêu dạng trào ngược, chậm tiêu không đặc hiệu.

Cần hết sức chú ý, trước khi chẩn đoán chắc chắn là chậm tiêu cơ năng cần nội soi dạ dày tá tràng để loại bỏ tổn thương thực thể, ngoài ra cần làm siêu âm để chẩn đoán loại trừ với các bệnh lý khác như cơn đau quặn gan do sỏi mật.

Chậm tiêu cơ năng chia thành 2 hội chứng:

Hội chứng khó chịu sau ăn: Có ít nhất một trong các triệu chứng sau với thời gian khởi phát triệu chứng ít nhất là 5 tháng trước đó, rõ hơn trong 3 tháng cuối:

Đầy khó chịu bụng sau ăn: xảy ra sau một bữa ăn trung bình và ít nhất vài lần trong tuần.

No sớm: xảy ra ít nhất vài lần trong tuần với những bữa ăn thông thường.

Hội chứng đau bụng thượng vị: Đau và/hoặc nóng rát với thời gian khởi phát triệu chứng ít nhất 6 tháng trước đó, rõ hơn trong 3 tháng cuối với các đặc điểm: Xảy ra không liên tục ở vùng thượng vị với mức độ trung bình trở lên và ít nhất một lần trong tuần. Không xuất hiện ở ngực và các vùng bụng khác. Không giảm đi sau khi đại tiện và trung tiện.

Điều trị thế nào?

Để điều trị chậm tiêu cơ năng hiệu quả trước hết cần khai thác được các thông tin hữu ích từ phía bệnh nhân, đặc biệt là các thói quen sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá…, những thuốc bệnh nhân đã dùng trước đó nhất là các thuốc chống viêm steroid hoặc non-steroid. Bệnh nhân béo phì cần được giảm cân và bệnh nhân có căng thẳng về mặt tâm lý cần được sử dụng tâm lý liệu pháp trong điều trị. Ngoài ra cũng cần chú ý đến thời gian xuất hiện triệu chứng, nếu triệu chứng đã kéo dài nhưng không ảnh hưởng đến đời sống bệnh nhân thì cũng không cần điều trị hoặc nếu triệu chứng mới xuất hiện thì cũng cần theo dõi một thời gian để xác định chẩn đoán trước khi điều trị. Ngược lại, nếu triệu chứng đã nặng và ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân thì cần điều trị. Khi đó cần cân nhắc sử dụng các loại thuốc để điều trị có hiệu quả nhất và ít tác dụng phụ nhất.

Nhiều thuốc có thể sử dụng trong điều trị chậm tiêu cơ năng, tuy nhiên, liệu trình điều trị tối ưu cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ, tùy theo loại hình chậm tiêu mà có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp các thuốc. Việc dùng thuốc điều trị và các giải pháp ăn uống, sinh hoạt cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của thầy thuốc.

BS. MINH TÂM

]]>
Thận đa nang và vòng xoắn bệnh lý không thể xem thường http://tapchisuckhoedoisong.com/than-da-nang-va-vong-xoan-benh-ly-khong-the-xem-thuong-14250/ Tue, 07 Aug 2018 05:17:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/than-da-nang-va-vong-xoan-benh-ly-khong-the-xem-thuong-14250/ [...]]]>

Tuy các nang có tính chất lành tính nhưng chúng gây tổn thương thận, từ đó dẫn đến rất nhiều biến chứng và tổn thương thận tạo vòng xoắn bệnh lý nguy hiểm.

Đây là một trong những bệnh hay gặp nhất ở các loại bệnh thận có nguyên nhân do di truyền. Ước tính có khoảng 12,5 triệu người trên thế giới đang phải mang căn bệnh này. Trong phần lớn các trường hợp, những nang này chỉ xuất hiện ở thận. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh nhân có thể có các nang dịch ở ngoài thận như nang gan, tụy và cá biệt ở não, tim.

Các nang ở thận – Tại sao lại xuất hiện?

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh thận đa nang đã được làm sáng tỏ. Đó là các nguyên nhân do bất thường về gene. Các bất thường này có tính chất gia đình và chỉ trong một số ít các trường hợp là do đột biến ở những cá thể đặc biệt.

Có 2 type bất thường về gene gây nên bệnh thận đa nang. Type thứ nhất là do bất thường nhiễm sắc thể trội. Type này chiếm xấp xỉ 90% tổng số bệnh thận đa nang và nếu một trong số bố hoặc mẹ bị mắc, 50% số trẻ sinh ra sẽ bị bệnh thận đa nang. Bệnh thận đa nang do nguyên nhân này thường xuất hiện ở tuổi từ 30 – 40, trước kia còn được gọi là bệnh thận đa nang ở người lớn nhưng trẻ em cũng có thể bị thận đa nang thuộc type này.

Type thứ hai bất thường về gene gây bệnh thận đa nang là type bất thường ở nhiễm sắc thể lặn. Type này rất ít gặp và thường biểu hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra. Một phần nhỏ bệnh có thể xuất hiện muộn hơn ở trẻ lớn và ở tuổn thanh thiếu niên. Bệnh chỉ xuất hiện ở trẻ nếu cả bố và mẹ đều mang gene gây bệnh và sẽ có khoảng 25% trẻ bị mắc bệnh.

Thận bình thường (trái) và thận đa nang chứa dịch xâm lấn cả vỏ thận lẫn tuỵ thận (phải).

Thận bình thường (trái) và thận đa nang chứa dịch xâm lấn cả vỏ thận lẫn tuỵ thận (phải).

Biểu hiện bệnh như thế nào?

Thông thường, các nang trong thận tiến triển thầm lặng và không được phát hiện cho đến khi gây các biến chứng như suy thận, tăng huyết áp… và một số trường hợp được tình cờ phát hiện khi siêu âm bụng khám sức khỏe định kỳ. Biểu hiện của bệnh thận đa nang có thể là tăng huyết áp, đau vùng hố thắt lưng với các tính chất như đau âm ỉ hoặc đau quặn dữ dội một hoặc hai bên, đau đầu mệt mỏi, tiểu nhiều hoặc tiểu ra máu, có thể kèm sỏi thận và nhiễm khuẩn tiết niệu. Có trường hợp bệnh nhân thấy bụng to ra và sờ thấy một khối bên cạnh rốn (do thận to nhiều). Giai đoạn muộn là giai đoạn suy thận do các nang phát triển gây chèn ép và tổn thương nặng nề nhu mô thận.

Và biến chứng nguy hiểm

Tuy các nang có tính chất lành tính nhưng chúng gây tổn thương thận, từ đó dẫn đến rất nhiều biến chứng như tăng huyết áp. Huyết áp tăng cao có thể gây xuất huyết não, phồng động mạch chủ, nhồi máu cơ tim, tổn thương đáy mắt… và tổn thương thận tạo vòng xoắn bệnh lý. Các nghiên cứu cho thấy có tới 50% số bệnh nhân thận đa nang có suy thận ở độ tuổi 60. Suy thận mạn thường là biến chứng kết thúc của bệnh thận đa nang với các biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, nôn, tiểu ít hoặc vô niệu, thiếu máu, xét nghiệm thấy có ure và creatinin máu tăng cao. Suy thận càng làm cho huyết áp tăng cao và tăng nguy cơ đột quỵ tim mạch cũng như đột quỵ não. Ở người bị bệnh thận đa nang, nguy cơ xuất hiện các nang gan cũng thường gặp và nguy cơ này tăng theo tuổi. Người ta cũng nhận thấy nguy cơ có nang gan ở người bệnh thận đa nang nam và nữ là như nhau nhưng ở nữ thì thường nang gan có kích thước lớn hơn và điều này được cho là có liên quan đến các hormon sinh dục nữ. Bệnh nhân thận đa nang cũng có nguy cơ cao bị các phình mạch trong não và đây thực sự rất nguy hiểm nếu có cơn tăng huyết áp kèm theo khiến cho túi phình có thể vỡ bất cứ lúc nào gây xuất huyết nội sọ. Phụ nữ bị bệnh thận đa nang vẫn có thể có thai và sinh nở an toàn, tuy nhiên vẫn phải cảnh giác với một số nguy cơ như tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật và sản giật có thể gia tăng do bệnh thận đa nang. Bên cạnh đó, một số bất thường cũng có thể kèm với thận đa nang như túi thừa đại tràng, các tổn thương van tim… làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Hướng xử trí đối với bệnh thận đa nang

Điều trị bệnh thận đa nang trước hết là điều trị triệu chứng như cho các thuốc hạ huyết áp, các thuốc giảm đau, các thuốc lợi tiểu khi có suy thận. Thuốc kháng sinh cũng có thể được sử dụng nếu có nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nếu nang thận quá lớn gây chèn ép trong ổ bụng có thể được mổ dẫn lưu. Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối sẽ được lọc máu chu kỳ và ghép thận là chỉ định cuối cùng và cơ bản để giải quyết tình trạng suy thận.

Lời khuyên của thầy thuốc

Bệnh nhân bị thận đa nang hết sức chú ý đến một số vấn đề như phải dùng thuốc điều trị biến chứng (như tăng huyết áp) thường xuyên và đều đặn; duy trì một lối sống khỏe như ăn uống điều độ, bỏ rượu bia, thuốc lá, tập luyện hợp lý, tránh béo phì, ăn nhạt, ít đường, mỡ, muối, ăn ít thịt nạc khi đã có suy thận… Bệnh nhân cũng nên đến các cơ sở y tế để các thầy thuốc chuyên khoa thăm khám, kiểm tra định kỳ. Gia đình nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thận đa nang thì rất nên đưa các con tới khám phát hiện bệnh thận đa nang càng sớm càng tốt.

PGS.TS. Vũ Đức Định

]]>
Bệnh lý của tai dễ mắc trong mùa hè http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-ly-cua-tai-de-mac-trong-mua-he-13562/ Sun, 05 Aug 2018 05:13:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-ly-cua-tai-de-mac-trong-mua-he-13562/ [...]]]>

Mùa nắng, khí hậu nóng, môi trường có độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của virut và vi khuẩn. Với thời tiết này, người lớn và nhất là trẻ em rất thích đi bơi cùng với thói quen uống nước lạnh đã góp phần cho một số bệnh hô hấp phát sinh, trong đó có các bệnh lý về tai.

Một số bệnh lý về tai dễ mắc

Khi đi bơi, nhất là ở nông thôn thường bơi ở ao, hồ, sông, suối… không đảm bảo vệ sinh, nước vào trong tai sẽ đem theo các vi khuẩn và nấm. Thông thường, nước sẽ tự chảy ra ngoài, nhưng đôi khi nó bị đọng lại khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm, nhọt ống tai ngoài. Biểu hiện của bệnh là đau tai nhiều, ù tai và có thể giảm thính lực. Đau do viêm tấy hoặc nhọt ống tai ngoài thường làm bệnh nhân mất ngủ do cấu tạo da ống tai vành tai sát liền với màng sụn. Chỉ cần đụng nhẹ hoặc kéo vành tai là bệnh nhân đau nhói.

Viêm tai giữa ứ dịch có thể gây nhiều biến chứng.

Viêm tai giữa ứ dịch có thể gây nhiều biến chứng.

Đối với người nhiễm nấm ống tai thì có biểu hiện ngứa tai nhiều, chảy dịch màu trắng đục hoặc nâu đen. Khi khối nấm mọc nhiều lấp đầy ống tai, bệnh nhân bị ù tai rất khó chịu. Trường hợp có nút biểu bì (ráy tai đọng lại thành khối), khi đi bơi, nước vào làm khối này trương to lấp kín hết ống tai gây ù tai giảm thính lực, khi nặng gây viêm đau nhức tai nhiều. Nguyên nhân do bị nước bẩn vào tai hoặc khi đi bơi nước vào làm độ PH và lớp bảo vệ da ống tai bị mất, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm.

Đối với viêm ống tai ngoài xảy ra khi bơi lặn, nước vào tai gây ngứa, cảm giác khó chịu, thường ngoáy tai và hi vọng sẽ thoải mái hơn, nhưng chính hành động này làm xây xước da ống tai dẫn tới phù nề, vi khuẩn dễ xâm nhập, gây viêm ống tai với các triệu chứng đau tai, đau ngày càng tăng làm cho khi nhai cũng đau, ngáp cũng đau, thậm chí há miệng cũng đau. Viêm ống tai thường kéo dài 5 – 7 ngày. Viêm ống tai rất hay tái phát nếu chúng ta vẫn hay ngoáy tai. Chính vì vậy, cần đi khám bác sĩ. Khi đó, phải vệ sinh tại chỗ ống tai, đồng thời dùng kháng sinh toàn thân.

Nguy hiểm bệnh viêm tai giữa ứ dịch

Đối với những người tập bơi, trẻ em thường hay bị sặc nước gây cay, hắt hơi, xì mũi. Nước cũng có thể lên tai gây viêm tai giữa ứ dịch. Viêm tai giữa ứ dịch là sự ứ dịch của tai giữa phía sau một màng tai không thủng, không có các triệu chứng viêm cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng có thể dần dần tiến triển thành viêm tai giữa, từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Vì vậy, tất cả các trường hợp mắc viêm tai giữa ứ dịch cần phải được điều trị và theo dõi nhằm phục hồi lại sức nghe, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng và di chứng gây điếc nặng ở giai đoạn sau.

Biểu hiện của bệnh không gây đau tai rõ rệt, chỉ đau nhói trong vài ngày đầu, gây khó chịu ở một hoặc cả hai tai. Do đó, bệnh thường dễ bị bỏ qua, nhất là với trẻ em hoặc khi chỉ bị một bên. Khi bệnh tiến triển, người bệnh thường có cảm giác tai lùng bùng hay óc ách; ù tai; nghe không rõ vì có cảm giác bít, tắc trong tai; nghe tiếng mình nói không thật như nghe qua micro (tiếng tự vang). Sau một vài ngày, các triệu chứng trên qua đi, có thể vẫn thấy ù tai và nghe kém. Nguyên nhân gây bệnh  là do  lỗ vòi tai bị tắc (trong bơi lội do bị sặc nước lâu hay do lặn sâu…), chức năng nghe sẽ bị ảnh hưởng.

Không tự ý điều trị

Trên thực tế cho thấy, đa số trẻ em bị viêm tai nặng do cha mẹ tự điều trị hoặc điều trị theo lời mách bảo. Tại một số địa phương, bà con thường sử dụng bài thuốc theo kinh nghiệm như lấy thuốc đông dược thổi vào tai, kháng sinh rắc vào tai… khiến cho bệnh không khỏi và tiến triển nặng hơn. Việc sử dụng thuốc nhỏ tai cần phải có chỉ định của thầy thuốc bởi  thuốc nhỏ tai có nhiều loại, có loại dành cho những trường hợp màng nhĩ còn nguyên và có loại cho trường hợp đã thủng nhĩ. Có thuốc cấm sử dụng cho trường hợp đã thủng nhĩ vì hoạt chất ảnh hưởng niêm mạc tai giữa. Ngoài ra, tình trạng viêm tai điều trị không đúng cách, không khỏi dứt điểm hết sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như: nghe kém, méo miệng do liệt dây thần kinh số 7, chóng mặt do ảnh hưởng dây thần kinh tiền đình tai trong, vi khuẩn lan vào nội sọ gây viêm màng nhĩ, áp xe não…

Lời khuyên của bác sĩ

Để đề phòng bệnh viêm tai khi đi bơi, người dân nên chọn nơi bơi có nước sạch, không tắm ở nơi ao tù, nước đọng. Sau mỗi lần bơi thì nên nghiêng đầu, kéo vành tai ra sau và lên cao rồi nhỏ các dung dịch sát khuẩn nhẹ như nước muối 0,9%, sau đó lại nghiêng đầu và kéo vành tai để cho cả thuốc và nước chảy ra ngoài. Đặc biệt, không dùng tăm bông để ngoáy sâu vào trong tai.

Những người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang tốt nhất không nên đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh, không đi bơi khi đang bị cảm cúm, viêm tai giữa, viêm mũi xoang. Khi thấy tai có các biểu hiện như ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng, trắng, sờ vào thấy đau, đặc biệt là vùng sụn trước của tai thì cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.

BS. Phạm Thị Bích

]]>