bệnh ho – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 21 Nov 2018 14:25:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh ho – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Chương trình “Hạn chế kháng sinh trong điều trị hô hấp cho trẻ” tiếp tục hành trình tại thành phố hoa phượng đỏ http://tapchisuckhoedoisong.com/chuong-trinh-han-che-khang-sinh-trong-dieu-tri-ho-hap-cho-tre-tiep-tuc-hanh-trinh-tai-thanh-pho-hoa-phuong-do-16987/ Wed, 21 Nov 2018 14:25:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chuong-trinh-han-che-khang-sinh-trong-dieu-tri-ho-hap-cho-tre-tiep-tuc-hanh-trinh-tai-thanh-pho-hoa-phuong-do-16987/ [...]]]>

Nhằm nâng cao ý thức cộng đồng về việc sử dụng kháng sinh cho trẻ, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động chương trình tuyên truyền “Hạn chế kháng sinh trong điều trị hô hấp cho trẻ” cùng các đơn vị đồng hành: Siro ho Prospan, Siro tăng cường miễn dịch Imunoglukan, nước muối sinh lý Pháp Fysoline để cung cấp những giải pháp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp khoa học an toàn, hiệu quả.

Chương trình đã diễn ra liên tiếp 2 năm, nhận được sự quan tâm của hàng trăm nghìn bà mẹ trên cả nước. Tại khu vực miền Nam vừa qua, chương trình đã đến với hơn 20 trường Mầm non, bệnh viện tại các tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương… với gần 100.000 phụ huynh có con nhỏ tại các trường mầm non, Bệnh viện Nhi, trên các cung đường mà chương trình đi qua… được tìm hiểu, tham gia, tiếp cận kiến thức về sử dụng kháng sinh đúng cách cho con và hơn 50.000 bà mẹ cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm.

Chương trình ” Hạn chế kháng sinh trong điều trị hô hấp ” là hành trình dài trên khắp 14 tỉnh thành toàn quốc, gặp gỡ và cung cấp cho phụ huynh các kiến thức hữu ích như: Kháng kháng sinh – Những con số báo động tại Việt Nam và trên toàn thế giới; Tác hại của lạm dụng kháng sinh khi điều trị hô hấp cho trẻ; Phương pháp sử dụng kháng sinh đúng cách; Làm gì để hạn chế sử dụng kháng sinh khi trẻ bị bệnh hô hấp?…

Từ tháng 9 trở đi, chương trình tiếp tục thực hiện tại các tỉnh thành miền Bắc, mở rộng quy mô trên toàn quốc, điển hình như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Nghệ An…  Vừa qua, chương trình vừa cập bến thành phố cảng Hải Phòng, được đông đảo phụ huynh đón nhận tìm hiểu và cam kết thực hiện.  Chương trình có ghé thăm và chọn 5 điểm dừng tiêu biểu là trường Mầm non Kim Đồng IV, Trường Mầm non An Dương, Mầm non Hoa Cúc, Mầm non Dư Hàng Kênh 1, Mầm non Vĩnh Niệm và các bệnh viện lớn….

Ngoài việc thông tin đến các bậc phụ huynh về tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị hô hấp cho trẻ hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO thì sau mỗi giờ tan lớp, các bé sẽ tham gia nhiều hoạt động vui chơi bổ ích như tô màu tranh, chụp hình lấy ngay, vui đùa cùng người bạn Ếch Pan ,… trong lúc bố mẹ nhận tư vấn từ chương trình.

Trong quá trình thực hiện chương trình, không ít bà mẹ đất cảng bất ngờ vì hóa ra việc sử dụng kháng sinh không hề đơn giản như mình tưởng tượng, trước nay vẫn tự ý mua thuốc, tự ý cho con dùng liều không theo chỉ định, hay thậm chí là tham khảo đơn thuốc của bà mẹ khác trên mạng rồi cho con uống. Thói quen ấy không chỉ gây tác hại cho trẻ, khiến bé bị nhờn thuốc, mà còn ảnh hưởng tới người khác khi góp phần sinh ra siêu vi khuẩn kháng kháng sinh.

Chia sẻ với chương trình, mẹ bé An Nguy 5 tuổi rưỡi trường Mần non Dư hàng Kênh 1: “ Bé nhà mình thường xuyên bị ốm, đặc biệt là cảm, ho trong mỗi đợt giao mùa hoặc thời tiết thay đổi. Bé cứ khỏi một thời gian xong lại tái phát. Một phần cũng do lúc trước không nắm rõ kiến thức, cứ động thấy con có triệu chứng sổ mũi hay ho là mua kháng sinh cho con uống vì sợ con bị nặng, con thì mệt, bố mẹ thì phải nghỉ ngày làm, không ngờ hành động đó lại tiềm ẩn nguy hại lớn như thế. Sau dần mình biết kháng sinh còn gây không ít tác dụng phụ cho sức khỏe của trẻ mà còn tiềm ẩn nguy cơ kháng thuốc. Từ đó về sau mình không dám tự ý mua thuốc kháng sinh ngoài hiệu khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mà chỉ dám dùng những sản phẩm thảo dược để giúp bé giảm ho, long đờm. Những chương trình như thế này sẽ rất hữu ích cho các bậc phụ huynh có con nhỏ vì có rất nhiều mẹ chưa biết dùng kháng sinh đúng cách”.

Nếu chưa có cơ hội tham gia tại các điểm trường trong chương trình mẹ có thể tìm hiểu kiến thức về kháng sinh, tải cẩm nang nuôi con không kháng sinh hoặc gửi câu hỏi, vui lòng truy cập website: http://nuoiconkhongkhangsinh.vn hoặc Facebook fanpage “Nuôi con không kháng sinh”.

Chương trình “Hạn chế kháng sinh trong điều trị bệnh hô hấp cho trẻ” phát động bởi Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các đơn vị đồng hành: Siro ho Prospan, Siro tăng cường miễn dịch Imunoglukan, nước muối sinh lý Pháp Fysoline. Thông tin truy cập tại đây.

Siro ho Prospan sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, CHLB Đức, chống chỉ định trường hợp bất dung nạp fructose, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng. Số đăng ký: VN-17873 -14, XNQC số 0145 Bộ Y tế cấp ngày 16/8/2016.

Siro tăng cường miễn dịch Imunoglukan sản xuất tại châu Âu và đã được sử dụng tại 30 quốc gia. Imunoglukan chứa beta (1.3/1.6)-D-Glucan hàm lượng cao chiết xuất từ nấm sò, dạng siro, bào chế và sản xuất trên công nghệ hiện đại châu Âu, góp phần hỗ trợ tăng cường miễn dịch, khả năng phòng bệnh cho trẻ. Giấy phép quảng cáo số 1970/2015/XNQC-ATTP. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nước muối sinh lý Fysoline là sản phẩm chuyên biệt vệ sinh mắt mũi dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã được chứng thực an toàn theo tiêu chuẩn Châu Âu, nhập khẩu và phân phối chính thức tại Việt Nam bởi Tập đoàn Dược Phẩm SOHACO. Sản phẩm được Sở Y tế Hà Nội công bố tiêu chuẩn áp dụng với trang thiết bị y tế loại A số 170000059/PCBA – HN ngày 8/6/2017.

]]>
Ba nguyên tắc trị ho cho trẻ mẹ cần nắm rõ http://tapchisuckhoedoisong.com/ba-nguyen-tac-tri-ho-cho-tre-me-can-nam-ro-16969/ Tue, 20 Nov 2018 14:28:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ba-nguyen-tac-tri-ho-cho-tre-me-can-nam-ro-16969/ [...]]]>

Dưới đâu, chuyên khoa Nhi mách mẹ 3 nguyên tắc chữa trị ho nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm cho trẻ hiệu quả.

Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh

Ho chủ yếu là do virus gây ra nên sử dụng kháng sinh trong trường hợp này có thể không có tác dụng. Đặc biệt, việc dùng thuốc đối với trẻ sơ sinh phải hết sức thận trọng do có thể gây ra các tác dụng không mong muốn cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nôi – Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi trung ương cho biết: “Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi trùng, không có tác dụng đối với các bệnh do siêu vi (virus). Vì vậy, hầu hết các trường hợp sốt do siêu vi, viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy… thì không nên dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thì còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Vì vậy, nếu sử dụng kháng sinh quá nhiều thì cơ thể sẽ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn hơn.”

Ảnh minh họa

Kháng sinh sử dụng bừa bãi thường gây tác dụng phụ như: tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản vệ thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh (hay còn gọi là lờn kháng sinh), về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì nó không còn tác dụng nữa, người bệnh sẽ dễ bị nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong.

Có nhiều triệu chứng bệnh ở trẻ là phản ứng có lợi để giúp chống lại nhiễm trùng, như chứng ho ở trẻ. Ho không phải là bệnh mà là cơ chế giúp tống vi trùng, virus, chất nhầy ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi. Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường hoặc là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi.

Mẹ chỉ nên cho bé sử dụng kháng sinh để điều trị ho khi bác sĩ khám và chắc chắn rằng nguyên nhân gây ho là do vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh cũng cần phải thật thận trọng, đúng chỉ định, đúng liều dùng như đơn kê của bác sĩ.

Giữ ấm cho bé thời điểm giao mùa

Thời tiết giao mùa là lúc vi khuẩn, virus tấn công cơ thể non nớt của bé, mẹ cần phải bảo vệ bé khỏi những tác nhân bên ngoài. Đặc biệt trời chuyển lạnh trẻ cần được giữ ấm, nhất là vùng cổ, họng, tay, chân…

Ảnh minh họa

Nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp vào ban đêm, tránh để nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá nhiều so với bên ngoài. Mẹ cũng không nên mặc quá ấm cho bé, việc này có thể khiến bé ra mồ hôi ngấm vào người gây viêm phổi…

Ngoài việc giữ ấm cho trẻ thời điểm giao mùa, mẹ cần phải nghĩ cách tăng cường sức đề kháng cho bé, bảo vệ hệ miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ bằng nhiều cách như bổ sung nguồn thực phẩm dinh dưỡng, đặc biệt là sữa mẹ, tiêm chủng đầy đủ theo lịch trình…

Điều trị ho kịp thời và dứt điểm

Nhiều người khi thấy trẻ có dấu hiệu thuyên giảm thì không cho bé dùng thuốc nữa. Đây là sai lầm nghiêm trọng khiến bé bị ho tái phát và nặng thêm. Bởi có thể vi khuẩn và virus gây bệnh chưa được tiêu diệt hoàn toàn mà mới chỉ tiêu diệt một phần mà thôi. Do đó, sau khi thấy trẻ hết ho nên cho bé uống thêm 2-3 ngày nữa cho khỏi hẳn.

Không nên áp dụng các biện pháp chữa ho cho bé bằng thảo dược như mật ong, tinh dầu với bé dưới 1 tuổi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ. Mẹ có thể sử dụng một số thuốc ho thảo dược có thành phần EA575 từ dịch chiết cây thường xuân, có tác dụng long đờm, giãn phế quản, giảm ho… được bác sĩ chỉ định an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ bị ho có thể là triệu chứng viêm họng hay một số bệnh khác, nếu đã dùng nhiều cách mà dấu hiệu bệnh không giảm thì nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.

Thuốc ho thảo dược Prospan sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, Đức, được nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và tin dùng trên 102 quốc gia. Prospan chứa cao khô lá thường xuân chiết xuất theo quy trình đặc biệt, được cấp bằng sáng chế bảo hộ độc quyền.

Sản phẩm chỉ định cho trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính.

Chống chỉ định trường hợp bất dung nạp fructose, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Số đăng ký thuốc VN-17873 -14, XNQC số 0145 Bộ Y tế cấp ngày 16/8/2016.

Thông tin truy cập website hoặc facebook. Hotline: 094 240 8866

]]>
Mách mẹ những lỗi thường gặp khi chữa ho cho trẻ lúc giao mùa http://tapchisuckhoedoisong.com/mach-me-nhung-loi-thuong-gap-khi-chua-ho-cho-tre-luc-giao-mua-15676/ Tue, 28 Aug 2018 14:26:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mach-me-nhung-loi-thuong-gap-khi-chua-ho-cho-tre-luc-giao-mua-15676/ [...]]]>

Lâu nay, chị Nguyễn Thị H., 35 tuổi, luôn nghĩ rằng, con ốm, ho thì không nên cho bé tắm, gội vì sợ bé bị cảm lạnh, bệnh tình sẽ nặng hơn. Chị nhớ, có đợt con trai chị nhịn tắm gần một tuần. Nhiều lần chồng góp ý, muốn vợ vệ sinh sạch sẽ cho con nhưng chị không nghe.

Chị Nguyễn Thu H. có con gái 7 tuổi, bé thường xuyên ho khi thời tiết chuyển mùa. Chị H. ra hiệu thuốc miêu tả về triệu chứng bệnh của con thì được kê thuốc kháng sinh cho uống. Mọi lần, bé thường khỏi bệnh sau 2 ngày sử dụng, chị cũng ngừng cho bé uống thuốc dù trong đơn kê uống 5 ngày.

Ảnh minh họa

Vừa rồi, con gái ho, chị H. sử dụng lại đơn thuốc cũ ngày trước chưa dùng hết. Tuy nhiên, uống 3 ngày liên tiếp nhưng chị không thấy bệnh tình con thuyên giảm. Trong thời gian con ho, sốt, chị cũng kiêng tắm, gội cho bé. Nghe theo lời bà nội, chị H. không cho bé ăn tôm vì nghĩ sẽ khiến chứng ho nặng hơn.

Lý giải về những quan niệm trên, theo Phó giáo sư Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi (Đại học Y Hà Nội), việc cha mẹ cho rằng, khi con ốm cần kiêng tắm vì cho rằng bệnh có thể nặng hơn chỉ đúng trong trường hợp trẻ tắm trong phòng không kín, nhiệt độ thấp hay ngâm mình cho trẻ quá lâu.

Trẻ nhỏ thường xuyên nghịch ngợm nên cần được người lớn giúp vệ sinh cơ thể để loại bỏ tế bào chết và chất bẩn. Việc kiêng tắm rửa lâu ngày khi trẻ bị ho có thể làm cho bé cảm thấy bức bối, cơ thể không được vệ sinh dễ bị viêm da.

Khi con bị ho, bố mẹ vẫn nên tắm cho bé hàng ngày. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro có thể xảy ra, cha mẹ cần tắm cho trẻ bằng nước ấm, trong phòng kín gió, nhiệt độ phòng ấm áp, thời gian tắm từ 5-10 phút và lau khô người cho bé.

Bác sĩ Thúy cho biết, ăn tôm gây ho bởi phần vỏ và càng, nếu không bóc vỏ, bỏ càng sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Còn phần thịt tôm hay cua, cá thì không phải nguyên nhân.

Khi trẻ bị ho, cha mẹ nên chú ý tới dinh dưỡng bởi trẻ biếng ăn có thể khiến đề kháng suy giảm. Chính vì vậy, thời điểm này, cha mẹ cần đảm bảo năng lượng cho trẻ, cung cấp đủ tinh bột, đạm, chất béo, chế biến thức ăn mềm lỏng.

Giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn phát triển. Trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp bởi hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng kém. Ho, cảm cúm, ngạt mũi… là những triệu chứng thông thường mà bất cứ trẻ nào cũng có thể mắc.

Bên cạnh là triệu chứng của một bệnh lý hô hấp nghiêm trọng, trong một số trường hợp, ho chỉ là phản ứng kích ứng của cơ thể với sự thay đổi của môi trường. Ho sẽ có tác dụng giúp loại bỏ các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích, các vi khuẩn bám vào đường hô hấp.

Bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy khuyên, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống khi chưa biết rõ nguyên nhân. Hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp do virus gây nên, kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác. Phụ huynh chú ý giữ gìn vệ sinh, bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ để tăng cường sức đề kháng. Trường hợp trẻ ho, cha mẹ có thể sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên an toàn để giảm triệu chứng.

Siro ho Prospan sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, Đức, được nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và tin dùng trên 102 quốc gia. Prospan chứa cao khô lá thường xuân chiết xuất theo quy trình đặc biệt, được cấp bằng sáng chế bảo hộ độc quyền.

Sản phẩm chỉ định cho trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính. Chống chỉ định trường hợp bất dung nạp fructose, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng.

Số đăng ký: VN-17873 -14, XNQC số 0145 Bộ Y tế cấp ngày 16/8/2016.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Thông tin truy cập wesite hoặc facebook. Hotline:094 240 8866.

]]>
Sai lầm phổ biến trong việc chăm sóc khiến trẻ bị ho http://tapchisuckhoedoisong.com/sai-lam-pho-bien-trong-viec-cham-soc-khien-tre-bi-ho-15639/ Sun, 26 Aug 2018 04:59:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/sai-lam-pho-bien-trong-viec-cham-soc-khien-tre-bi-ho-15639/ [...]]]>

Phó giáo sư, Tiến sĩ Phan Thu Phương – Phó giám đốc trung tâm hô hấp (Bệnh viện Bạch Mai), phó trưởng bộ môn nội tổng hợp (Đại học Y Hà Nội) cho biết, ho là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ. Đa phần, ho do nhiễm trùng đường hô hấp gây nên.

Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Khi trẻ ho, bố mẹ cần tìm nguyên nhân gây bệnh để điều trị. Nhiều trường hợp, cha mẹ chăm sóc sai cách nên khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Bác sĩ Thu Phương nêu những sai lầm phụ huynh thường mắc phải.

Sử dụng điều hòa sai cách

Thực tế, nhiều cha mẹ sưởi ấm cho con bằng điều hòa để nhiệt độ quá cao so với thời tiết ngoài trời. Điều này khiến không khí trong phòng bí, ngạt, khó thở và khô da.

Cha mẹ không nên để điều hòa nhiệt độ thấp, trẻ có thể bị nhiễm lạnh (ảnh minh họa).

Vào mùa hè, việc bố mẹ cho trẻ nằm điều hòa là cần thiết. Tuy nhiên, phụ huynh không cho gió từ máy phả thẳng vào người con bởi có thể khiến trẻ nhỏ ho do cảm lạnh. Nhiệt độ phòng thích hợp cho bé là khoảng 25-28 độ C. Ngoài ra, cha mẹ tuyệt đối không được dùng bếp than tổ ong để làm ấm không gian sống.

Không tắm cho trẻ

Nhiều bậc phụ huynh quan niệm, tắm là nguyên nhân khiến trẻ bị ốm nặng hơn. Bác sĩ khuyên, cha mẹ nên tắm rửa cho bé hàng ngày bằng nước ấm, trong phòng kín với thời gian từ 5-10 phút, ủ ấm ngay sau đó.

Trẻ nhỏ thường xuyên nghịch ngợm nên cần được người lớn giúp vệ sinh cơ thể để loại bỏ tế bào chết và chất bẩn. Việc kiêng tắm rửa lâu ngày khi trẻ bị ho có thể làm cho bé cảm thấy bức bối, cơ thể không được vệ sinh dễ bị viêm da.

Cha mẹ nên tắm rửa cho bé hàng ngày bằng nước ấm, trong phòng kín với thời gian từ 5-10 phút. (ảnh minh họa)

Không vệ sinh môi trường sống của trẻ

Môi trường sống ô nhiễm là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đường hô hấp. Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giường ngủ, thảm trải nhà, rèm cửa, đồ chơi của trẻ… để tránh bụi bẩn, vi khuẩn, virus xâm nhập.

Cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc

Khói thuốc lá cũng khiến trẻ có nguy cơ gây viêm đường hô hấp. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần bỏ thói quen hút thuốc trong phòng có trẻ nhỏ.

Không vệ sinh mũi, họng, khoang miệng

Nhiều bậc cha mẹ không có thói quen vệ sinh khoang miệng, mũi, họng hàng ngày cho trẻ. Điều này sẽ làm cho việc hô hấp của bé trở nên khó khăn. Mẹ nên rửa mũi và súc họng bằng nước mối sinh lý đẳng trương 1-2 lần mỗi ngày để khai thông đường thở.

Bác sĩ khuyên, để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ không cho bé tiếp xúc với người bệnh, các yếu tố có hại cho đường hô hấp như bụi, hơi nóng, khí nóng, khí độc…  Khi thời tiết chuyển mùa, cha mẹ giữ ấm cơ thể cho con,  đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, duy trì môi trường sống thông thoáng, tránh ẩm thấp.

Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống khi chưa biết rõ nguyên nhân. Hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp do virus gây nên, kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Mẹ có thể cho bé sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên an toàn để giảm triệu chứng.

Ngọc Thi

Siro ho Prospan sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, Đức, được nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và tin dùng trên 102 quốc gia. Prospan chứa cao khô lá thường xuân chiết xuất theo quy trình đặc biệt, được cấp bằng sáng chế bảo hộ độc quyền.

Sản phẩm chỉ định cho trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mãn tính. Chống chỉ định trường hợp bất dung nạp fructose, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng.

Số đăng ký: VN-17873 -14, XNQC số 0145 Bộ Y tế cấp ngày 16/8/2016.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Thông tin truy cập wesite hoặc facebook. Hotline:094 240 8866.

]]>
Thở bằng miệng làm gia tăng bệnh hô hấp http://tapchisuckhoedoisong.com/tho-bang-mieng-lam-gia-tang-benh-ho-hap-13009/ Sun, 29 Jul 2018 14:38:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tho-bang-mieng-lam-gia-tang-benh-ho-hap-13009/ [...]]]>

Tôi bị viêm mũi dị ứng nên thường xuyên phải thở bằng miệng. Việc thở bằng miệng thường xuyên như thế có hại cho hệ hô hấp không, thưa bác sĩ?

Dương Hải Long (Lạng Sơn)

Hệ thống hô hấp gồm đường hô hấp (lỗ mũi, yết, hầu, khí quản, khí quản nhánh) và phổi. Lỗ mũi được coi như cửa ngõ của đường hô hấp, cũng là màn chắn đầu tiên trước khi không khí đi vào cơ thể. Hốc mũi được che phủ bởi một lớp niêm mạc với nhiều mạch máu nhỏ li ti và các tuyến thể giúp làm ấm và làm ẩm không khí được hít vào. Các tuyến thể trong niêm mạc mũi còn tiết ra một chất nhầy nhằm giữ bụi bặm và vi khuẩn trong không khí lại. Lông trong mũi cũng có tác dụng ngăn cản bụi. Trong niêm mạc mũi còn có những tế bào khứu giác. Các tế bào này khi ngửi thấy những mùi vị kích thích hoặc có hại cho cơ thể lập tức phản ánh lên đại não và dưới sự chỉ huy của đại não, chúng ta sẽ bịt mũi lại để giảm nhẹ sự tổn thương do khí độc gây nên. Có thể nói, mũi như một nhà máy lọc không khí tuyệt vời nhất, đem đến cho cơ thể không khí trong lành nhất. Còn miệng là cơ quan của hệ tiêu hóa, không có công năng như mũi. Việc thở bằng miệng chỉ coi là biện pháp bất đắc dĩ, vì  nếu thở bằng miệng, không khí “thô” với bao nhiêu bụi bẩn, vi khuẩn có hại sẽ trực tiếp vào phổi, gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp. Nếu bạn bị viêm mũi, cần điều trị tích cực để phục hồi công năng cho mũi.

BS. Nguyên Diễn

]]>
Tập luyện phòng tránh bệnh hô hấp ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/tap-luyen-phong-tranh-benh-ho-hap-o-tre-em-11490/ Wed, 25 Jul 2018 10:02:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tap-luyen-phong-tranh-benh-ho-hap-o-tre-em-11490/ [...]]]>

Trong điều kiện khí hậu theo mùa, thời tiết nóng lạnh thay đổi liên tục, nhiều khi thất thường, độ ẩm cao, cùng với môi trường sống ngày càng ô nhiễm, khói bụi và các vật chất có hại trong không khí không ngừng tăng cao, thậm chí vượt ngưỡng cho phép làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp. Đặc biệt ở trẻ em, đối tượng có sức đề kháng kém và chưa có ý thức thực hiện các biện pháp tự bảo vệ mình rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp.

Hoạt động thể lực liệu có ích cho trẻ?

Khí hậu khắc nghiệt, môi trường bụi bẩn, không khí ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều ông bố bà mẹ luôn cảm thấy bất an, ngại cho trẻ ra ngoài tham gia các hoạt động thể lực, vui chơi. Cuộc sống hiện đại, phương tiện di chuyển ngày càng cơ giới hóa khiến cho con người ngày càng ít phải hoạt động thể lực. Những lý do đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ, làm giảm sức đề kháng và khả năng thích nghi. Chưa kể, trẻ không được chạy nhảy và bị gò bó bởi không gian hạn chế trong nhà chỉ còn biết tìm đến các loại hình giải trí khác như tivi, máy tính, điện thoại… dẫn đến tạo thành thói quen lười vận động, gia tăng các nguy cơ mắc các bệnh khác như các bệnh lý về mắt, béo phì, đái tháo đường… thậm chí ảnh hưởng cả tới tâm lý và sức khỏe tâm thần của trẻ.

Nên khuyến khích trẻ vận động giúp phòng tránh bệnh hô hấp.

Vai trò của hoạt động thể lực đối với sức khỏe hô hấp nhìn chung không dễ được nhận thấy rõ ràng, nhất là khi so với các hệ cơ quan tham gia trực tiếp vào vận động như hệ cơ xương. Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần trẻ được hoạt động chạy nhảy vui chơi đã có thể đạt được mức độ gắng sức thể lực với cường độ thấp, làm tăng tần số hô hấp, giúp tăng thông khí phổi, tăng thể tích khí lưu thông, tăng tưới máu phổi, tăng hiệu suất sử dụng oxy của mô. Nếu được vận động thường xuyên có tác dụng cải thiện tính bền bỉ của cơ hô hấp, đây chính là hiện tượng thích nghi giống như với các nhóm cơ vận động khác.

Trẻ em bị hen phế quản bao gồm cả hen do dị ứng và những đối tượng có các triệu chứng hen khi tập luyện thường có xu hướng giảm hoặc né tránh hoạt động yêu cầu phải gắng sức. Lý do là vì tình trạng tắc nghẽn mạn tính đường thở và tăng tính đáp ứng của đường thở với kích thích của hoạt động gắng sức làm trẻ thấy khó thở và giảm khả năng gắng sức. Tuy nhiên, các chuyên gia lại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khuyến khích trẻ có các biểu hiện của bệnh hen từ thấp đến trung bình tham gia hoạt động thể lực ở mức cường độ trung bình và thấp, bởi với những bài tập thích hợp như bơi lội, thể thao với bóng, đạp xe hay đi bộ, chạy bộ, các bài tập tăng độ linh hoạt cho khớp, các bài tập thư giãn và các bài tập thở có thể góp phần cải thiện khả năng hoạt động thể lực, giảm tình trạng khó thở và hạn chế khó thở gây ra do gắng sức. Quan trọng hơn nữa là giúp trẻ thấy tự tin vào bản thân và dám tham gia vào các hoạt động.

Đối với hệ thống miễn dịch, các nghiên cứu cho thấy hoạt động thể lực vừa có tác dụng kích thích vừa ức chế hệ miễn dịch. Quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng hoạt động thể lực với cường độ từ trung bình có vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của trẻ. Việc được hoạt động thường xuyên sẽ kích thích hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng và giảm các nguy cơ nhiễm khuẩn của cơ thể nói chung và hệ hô hấp nói riêng. Cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch được thấy qua các thay đổi như tăng số lượng bạch cầu đa nhân, tăng huy động bạch cầu lympho, đại thực bào, tế bào diệt tự nhiên (NK). Những yếu tố này có vai trò kích thích hoạt động thực bào, loại trừ các vi sinh vật và tham gia vào quá trình miễn dịch qua trung gian tế bào lympho T. Tập luyện thể lực cũng đã được chứng minh có tác dụng gia tăng nồng độ các cytokine tiền viêm và kháng viêm. Tuy nhiên, những hoạt động thể lực nặng với cường độ lớn sẽ dẫn đến giai đoạn suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể cùng với sự suy giảm hoạt động của tế bào diệt tự nhiên và giảm phân chia các tế bào lympho. Về cơ bản, sự suy giảm miễn dịch này chỉ là tạm thời, thường kéo dài trong khoảng từ 3 giờ đến 3 ngày sau buổi tập nặng, có thể đánh giá được thông qua quan sát thấy giảm nồng độ IgA và IgM trong nước bọt. Đây được coi là giai đoạn “cửa sổ mở” của hệ miễn dịch mà qua đó các virus và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, niêm mạc đường hô hấp trên (mũi, họng) và dưới (phế quản, phổi). Vì vậy, nếu duy trì bài tập nặng kéo dài có thể dẫn đến sự suy giảm lâu dài nồng độ của các yếu tố miễn dịch, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Các nghiên cứu khoa học cho đến nay chưa đủ cơ sở để xác định rõ “liều” hoạt động thể lực có lợi ở mọi trẻ em. Ở trẻ em, các hoạt động thể lực có nhiều dạng, có thể là tự phát theo bản năng của trẻ, có thể là do có ý thức ở những trẻ lớn hơn và/hoặc có tổ chức như các hoạt động thể chất ở trường, tham gia sinh hoạt tập luyện ở các câu lạc bộ… Một số nước tiên tiến như Mỹ, Phần Lan khuyến khích trẻ em nên hoạt động thể lực tối thiểu 1-2giờ/ngày với cường độ vừa phải xen kẽ gắng sức cường độ cao trong thời gian ngắn ở những trẻ có sức khỏe bình thường, nên tránh ngồi liên tục từ 2 giờ trở lên, hạn chế xem tivi và các chương trình giải trí trong 2 giờ mỗi ngày.

Một số chú ý đối với trẻ khi tập

Không tập/hoạt động thể lực khi trẻ đang có các biểu hiện triệu chứng của nhiễm khuẩn hô hấp hay tình trạng sức khỏe không đảm bảo bởi lúc này sự kích thích hệ miễn dịch do tập luyện không có lợi ích gì mà còn làm nặng thêm tình trạng nhiễm khuẩn.

Trẻ mắc bệnh hen mức độ nặng, không nên tập luyện gắng sức. Những đối tượng này chỉ nên có các hoạt động thể chất mang tính vui chơi nhẹ nhàng, thư giãn và tập các bài tập thở. Các tình trạng hen mức độ nhẹ và trung bình nên tập vào những thời điểm không có biểu hiện triệu chứng và không hoạt động gắng sức với cường độ cao. Nếu trẻ có chỉ định dùng thuốc giãn phế quản dự phòng khi gắng sức thì cần dùng thuốc khoảng 15 phút trước khi chơi thể thao hoặc tham gia tập luyện và cần có sự giám sát của người lớn trong suốt thời gian tập.

Cần quan tâm chú ý đến môi trường tập luyện, môi trường không khí lạnh, gió nhiều hoặc trong phòng kín, thông khí kém, nhiều các chất ô nhiễm trong không khí làm tăng mức độ khó thở do tập luyện.

Khởi động luôn có vai trò rất quan trọng, hãy cho trẻ khởi động khoảng 10-15 phút nhằm giúp cơ thể trẻ thích nghi dần với lượng vận động tập luyện.

Có thể tập ngắt quãng 2-3 phút với cường độ cao xen kẽ với các bài tập cường độ thấp/trung bình và 1-2 phút nghỉ giữa các bài tập. Có thể chia thành nhiều lần tập luyện với thời lượng mỗi lần ngắn hơn trong ngày.

Cần đa dạng hóa tối đa các hình thức hoạt động tập luyện nhằm cải thiện toàn diện về thể chất và làm cho việc tập luyện trở thành hình thức vui chơi thể thao phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Trẻ em theo bản năng luôn muốn được chạy nhảy, luôn có nhu cầu vui chơi hoạt động thể lực. Trong cuộc sống hiện đại, cơ giới hóa ngày nay, các hoạt động thể lực thông qua việc di chuyển đi lại, lao động, sinh hoạt ngày một bị thu hẹp. Cùng với yêu cầu về thời gian và áp lực học tập văn hóa khiến trẻ ngày càng thụ động và ngại hoạt động thể lực. Tình trạng này có thể là nguy cơ của nhiều vấn đề về sức khỏe ngay từ những năm tháng thơ ấu tới khi trưởng thành. Vì vậy, trong điều kiện cho phép, người lớn hãy khuyến khích và để cho trẻ được hoạt động thể lực theo nhu cầu và phù hợp với tính cá thể của mỗi trẻ.

TS. BS. Phạm Quang Thuận

]]>
Chớ coi thường bệnh ho gà! http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-coi-thuong-benh-ho-ga-11471/ Wed, 25 Jul 2018 10:00:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-coi-thuong-benh-ho-ga-11471/ [...]]]>

Dấu hiệu điển hình

Bệnh ho gà lây theo đường hô hấp, có thể gây thành dịch, chủ yếu gặp ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh: 5-7 ngày.

Ở giai đoạn sớm: Có biểu hiện viêm long và xu hướng hình thành cơn ho.

Giai đoạn cơn ho: Có 3 triệu chứng chính là ho cơn, tiếng thở rít, ho ra dãi trắng dính

Cơn ho điển hình: Cơn ho dài, rũ rượi không kìm được, liên tiếp 5-20 lần. Trong cơn ho: lưỡi đẩy ra ngoài, mặt tím lại, tĩnh mạch cổ nổi, mắt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi. Khi cơn dài, tiếng ho yếu dần, trẻ thở yếu, tím tái. Sau cơn ho có tiếng thở rít vào. Cơn ho tái diễn cho đến khi trẻ ho ra đờm dãi trắng, dính và thường có nôn.

Ở trẻ dưới 1 tuổi cơn ho không điển hình. Sau cơn ho yếu, ngắn thường có cơn ngừng thở, tím tái liên tục, lồng ngực không di động, hoặc có cơn duỗi cứng do ngạt. Dưới 2 tháng chủ yếu không có cơn ho, chỉ tím tái.

Các biến chứng thường gặp:

Các biến chứng bội nhiễm phổi: Trẻ sốt cao, khó thở nhanh nông, co kéo cơ hô hấp… Chụp phổi: phế quản phế viêm, giãn phế quản, viêm màng phổi.

Viêm não do ho gà: Sốt cao, có tổn thương thần kinh trung ương như ý thức thay đổi (li bì, hôn mê), co giật, liệt khu trú…

Suy dinh dưỡng: Do trẻ ăn không đủ và nôn nhiều.

Các biến chứng khác: Chảy máu kết mạc, sa trực tràng, xuất huyết màng não…

Chăm sóc trẻ mắc ho gà thế nào?


Trẻ mắc bệnh ho gà cần được chăm sóc như sau: Hút sạch đờm dính để giảm kích thích cơn ho và tránh tắc đờm. Kho có cơn ho kịch phát: nằm nghiêng tránh hút phải chất nôn, giúp long đờm. Theo dõi cơn ngừng thở. Trẻ dưới 3 tháng cần theo dõi tại phòng cấp cứu trong giai đoạn còn cơn tím tái.

Trẻ cần ở nơi thoáng khí, không có gió lùa và kích thích lạnh. Nằm yên tĩnh, ngủ nhiều để chóng lại sức. Ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất, chia nhiều bữa. Theo dõi, phát hiện các biến chứng để điều trị kịp thời.

ThS. Hồ Anh Tuấn

]]>
Thời tiết chuyển mùa: Bệnh hô hấp nào hay gặp ở trẻ? http://tapchisuckhoedoisong.com/thoi-tiet-chuye%cc%89n-mua-benh-ho-hap-nao-hay-gap-o-tre-11066/ Wed, 25 Jul 2018 08:52:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thoi-tiet-chuye%cc%89n-mua-benh-ho-hap-nao-hay-gap-o-tre-11066/ [...]]]>

Đối với trẻ, đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ xâm nhiễm hơn. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp cũng là một trong những bệnh có tỉ lệ tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi. Sau đây là các bệnh hô hấp cấp thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa thu – đông.

Thời tiết chuyển mùa: Bệnh hô hấp nào hay gặp ở trẻ?Khám bệnh đường hô hấp cho trẻ.

Viêm họng cấp tính: Viêm mũi họng là bệnh có thể gặp quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang hanh khô và lạnh sẽ dễ mắc bệnh. Phần lớn viêm mũi họng cấp do virut cúm gây ra (có rất nhiều chủng virut cúm khác nhau) tuy nhiên, cũng có thể do vi khuẩn. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi, ngứa mũi. Bệnh không chữa trị kịp thời dẫn tới biến chứng viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phổi. Đặc biệt, nếu do liên cầu khuẩn tan máu nhóm A gây ra mà không được chữa trị hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng nề ở khớp, cơ tim và van tim. Chính vì vậy, cha mẹ nên quan tâm đúng mức tới sức khỏe của trẻ, cần thiết phải cho trẻ đi thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng, khó thở…

Viêm VA: Thường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. Biểu hiện của bệnh: Trẻ bị sốt trên 380C, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Trẻ cũng bị ngạt mũi. Bệnh thường kèm theo ho, nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều. Ngoài ra, có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc… Điều trị bằng thuốc giảm sốt, chống ngạt mũi, chảy mũi. Nếu thấy mũi cháu có mủ vàng xanh mới cần dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Viêm amidan cấp: Viêm amidan cấp không khó phát hiện. Biểu hiện: trẻ mệt mỏi, kém ăn, sốt 39º-40˚C. Trẻ lớn kêu đau họng, có khi kêu đau lên tai khi nuốt, nhất là lúc ăn uống nên hay nôn. Đôi khi xuất hiện ho từng cơn do kích thích hoặc ho có đờm do có dịch xuất tiết ở họng. Giọng nói có thể thay đổi. Trẻ nhỏ thường thở khò khè, ngáy to. Hơi thở hôi. Thường sau khởi phát 3-4 ngày, bệnh nhi hết sốt. Nhưng nếu không được điều trị, bệnh có thể lan xuống thanh quản, phế quản hoặc gây các biến chứng như áp-xe quanh amidan, viêm tai giữa.

Viêm thanh quản cấp: Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ nhỏ gặp nhiều hơn. Bệnh khởi phát bằng một nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: sau khi sổ mũi, xuất hiện triệu chứng đau họng, ho, khàn tiếng. Tiếng ho có đặc điểm khàn khàn hoặc ông ổng. Bệnh thường nhẹ, ít khi dẫn tới suy hô hấp, trừ trẻ nhỏ. Thường viêm thanh quản cấp kèm theo có viêm phế quản hoặc ở trẻ em đây là báo hiệu của một bệnh như sởi… Nguyên nhân thường do virut gây ra, trừ trường hợp có dịch bạch hầu. Trường hợp nhẹ có thể theo dõi và xử trí tại nhà, cần giữ ấm cổ, tránh gió lạnh, có thể uống vitamin C. Trong trường hợp nặng có thở rít, khó thở, co rút hõm trên xương đòn, trẻ vật vã, kích thích, cần đưa trẻ đi viện để được theo dõi điều trị.

Viêm phế quản cấp (còn được gọi là viêm khí – phế quản cấp): Viêm khí – phế quản có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi do không chữa trị hiệu quả kịp thời… Biểu hiện ho lúc đầu ít, sau tăng dần. Ho khan không có đờm. Khi ho, trẻ lớn có thể kêu đau vùng dưới xương ức và vùng thượng vị. Sốt nhẹ, có thể không sốt. Sau 1-2 ngày ho, sẽ có đờm, đờm lúc đầu loãng sau đặc dần. Nguyên nhân thường do virut gây ra, một số trường hợp do vi khuẩn. Xử trí: Bệnh có thể điều trị và theo dõi tại nhà, dùng các thuốc ho, thuốc long đờm, kháng sinh nếu cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, ở trẻ nho,̉ cần theo dõi tình trạng có thể nặng như khó thở và suy hô hấp.

Lời khuyên của thầy thuốc

Trên đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa, các cha mẹ cần chú ý quan tâm đúng mức để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Cho trẻ đi thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng. Một điều các bậc phụ huynh cần lưu ý là trẻ em khi mắc bệnh, nhất là trẻ nhỏ thì diễn biến thường nặng và khó lường… Do đó, nếu những bệnh lý này không được phát hiện, điều trị, xử trí sớm và đúng sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp cấp, viêm phổi, viêm tai, viêm màng não, áp-xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi và có thể dẫn đến tử vong.

 

Làm gì để phòng bệnh?

Giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm; Không nên cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện cúm, viêm đường hô hấp và những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá; Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: kem, đá. Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối gồm các nhóm dưỡng chất như: tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch; Tiêm phòng vắc-xin để phòng chống các loại bệnh cho trẻ.

 

 

BS. Trần Kim Anh

]]>
Biểu hiện bệnh ho gà http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-benh-ho-ga-10798/ Wed, 25 Jul 2018 08:11:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-benh-ho-ga-10798/ [...]]]>

Xin hỏi bác sĩ có phải cháu bị ho gà? Phòng ngừa thế nào?

Lâm Phương Anh ([email protected])

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis. Bệnh hay gặp trong mùa đông – xuân, là một bệnh rất dễ lây đối với trẻ chưa được tiêm phòng (chưa có miễn dịch). Biểu hiện là cơn ho kéo dài rũ rượi không sao kiềm chế được và thể hiện 3 đặc điểm: ho, thở rít và khạc đờm hoặc nôn mửa. Tiếp theo cơn ho dữ dội là bệnh nhi vã mồ hôi, tĩnh mạch cổ và da đầu nổi rõ. Giữa các cơn ho, thông thường trẻ cảm thấy dễ chịu và có thể sinh hoạt bình thường. Ngoài ra còn thấy một số dấu hiệu như: chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mi mắt dưới. Ho có thể tồn tại trong vài tháng. Biến chứng của ho gà là nhiễm khuẩn phổi thứ phát do bội nhiễm, viêm tai giữa; xẹp phổi, viêm tiểu phế quản …

Về điều trị: Liệu pháp kháng sinh không rút ngắn được giai đoạn kịch phát nhưng loại trừ được vi khuẩn gây bệnh. Nên nhớ các thuốc an thần, giảm ho, long đàm, kháng histamin không có hiệu quả mà có thể gây nguy hiểm. Tốt nhất bạn nên sớm đưa cháu đi khám để được chẩn đoán bệnh chính xác và hướng dẫn cách điều trị đúng. Phòng bệnh bằng cách tiêm ngừa vắc-xin cho trẻ theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng. Phát hiện và cách ly sớm cho những trẻ nghi ngờ bị ho gà trong thời kỳ xuất tiết.

BS. Nguyễn Văn Thịnh

]]>