bệnh ho gà – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 08:11:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh ho gà – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Biểu hiện bệnh ho gà http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-benh-ho-ga-10798/ Wed, 25 Jul 2018 08:11:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-benh-ho-ga-10798/ [...]]]>

Xin hỏi bác sĩ có phải cháu bị ho gà? Phòng ngừa thế nào?

Lâm Phương Anh ([email protected])

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis. Bệnh hay gặp trong mùa đông – xuân, là một bệnh rất dễ lây đối với trẻ chưa được tiêm phòng (chưa có miễn dịch). Biểu hiện là cơn ho kéo dài rũ rượi không sao kiềm chế được và thể hiện 3 đặc điểm: ho, thở rít và khạc đờm hoặc nôn mửa. Tiếp theo cơn ho dữ dội là bệnh nhi vã mồ hôi, tĩnh mạch cổ và da đầu nổi rõ. Giữa các cơn ho, thông thường trẻ cảm thấy dễ chịu và có thể sinh hoạt bình thường. Ngoài ra còn thấy một số dấu hiệu như: chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mi mắt dưới. Ho có thể tồn tại trong vài tháng. Biến chứng của ho gà là nhiễm khuẩn phổi thứ phát do bội nhiễm, viêm tai giữa; xẹp phổi, viêm tiểu phế quản …

Về điều trị: Liệu pháp kháng sinh không rút ngắn được giai đoạn kịch phát nhưng loại trừ được vi khuẩn gây bệnh. Nên nhớ các thuốc an thần, giảm ho, long đàm, kháng histamin không có hiệu quả mà có thể gây nguy hiểm. Tốt nhất bạn nên sớm đưa cháu đi khám để được chẩn đoán bệnh chính xác và hướng dẫn cách điều trị đúng. Phòng bệnh bằng cách tiêm ngừa vắc-xin cho trẻ theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng. Phát hiện và cách ly sớm cho những trẻ nghi ngờ bị ho gà trong thời kỳ xuất tiết.

BS. Nguyễn Văn Thịnh

]]>
Vui đón Tết, trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm nếu không được tiêm vắc xin đầy đủ http://tapchisuckhoedoisong.com/vui-don-tet-tre-de-mac-benh-truyen-nhiem-neu-khong-duoc-tiem-vac-xin-day-du-10740/ Wed, 25 Jul 2018 08:05:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vui-don-tet-tre-de-mac-benh-truyen-nhiem-neu-khong-duoc-tiem-vac-xin-day-du-10740/ [...]]]>

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, căn cứ theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, từ ngày 01/01/2018 các trẻ thuộc đối tượng chương trình Tiêm chủng mở rộng bắt buộc phải tiêm đầy đủ 10 loại vắc xin miễn phí để phòng các bệnh truyền nhiễm.

Các loại vắc xin này bao gồm: vắc xin viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh viêm màng não mủ (Hib); bệnh sởi, viêm não Nhật Bản B, rubella.

Cha mẹ nhớ đưa con đi tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Ảnh minh họa.

 

Cụ thể:

– Trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan b trong 24h đầu sau sinh và tiêm vắc xin phòng bệnh lao trong vòng 1 tháng sau khi sinh

– Trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi tiêm vắc xin phòng 5 bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib và uống vắc xin phòng bại liệt

– Trẻ 9 tháng tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

– Trẻ 18 tháng tuổi tiêm vắc xin Sởi – Rubella và tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván

– Trẻ từ 1 đến 5 tuổi tiêm 3 mũi vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn:

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu trẻ không được tiêm chủng, tiêm không đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ.

Hiện nay, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được khống chế song vẫn có nguy cơ quay trở lại nếu tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp. Nếu trẻ không được tiêm chủng thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng.

Chính vì vậy, vì sức khoẻ của con em mình, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng và toàn xã hội.

D.Hải

]]>
Cứu sống hai em bé ho gà biến chứng nặng http://tapchisuckhoedoisong.com/cuu-song-hai-em-be-ho-ga-bien-chung-nang-2625/ Thu, 19 Jul 2018 01:18:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cuu-song-hai-em-be-ho-ga-bien-chung-nang-2625/ [...]]]>

Cháu Chi Mai, 3 tháng tuổi, ở Hà Nội, nhập viện ngày 8/4 trong tình trạng khó thở, rút lõm lồng ngực… Trước đó 10 ngày, trẻ ho, sốt và được bác sĩ phòng khám tư chẩn đoán là viêm tiểu phế quản. Uống thuốc theo chẩn đoán này, trẻ có dấu hiệu nặng hơn, sốt cao, khó thở và được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tiến sĩ Tạ Anh Tuấn, phụ trách khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, bé vào viện với các dấu hiệu ho gà khá rõ ràng như khó thở, rút lõm lồng ngực, phổi ran rít, ho thành cơn sặc sụa, tím tái trong cơn ho… Trẻ nhanh chóng được hỗ trợ hô hấp, điều trị tăng áp phổi, hít khí NO, sau đó được thay máu nhưng tình trạng vẫn nặng hơn, huyết áp tụt, có dấu hiệu ngừng tim phải ép tim.

Sau khi được cho dùng thuốc hỗ trợ tim mạch, huyết áp, nguy cơ tử vong của bệnh nhân vẫn rất cao. Các bác sĩ quyết định sử dụng phương pháp cuối cùng là kỹ thuật màng trao đổi oxy ngoài cơ thể (hay còn gọi là ECMO). Sau 12 ngày được hỗ trợ ECMO tại khoa Hồi sức Ngoại, hiện tình trạng bệnh nhân cải thiện rõ rệt, trẻ tự thở, tình trạng nhiễm khuẩn giảm dần.

tp1-4860-1431053753.jpg

Hai bệnh nhi bị biến chứng ho gà nặng đang được chăm sóc đặc biệt tại phòng cách ly, khoa Hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: Khánh Chi.

Trường hợp thứ hai là cháu Đăng Linh, 2 tháng tuổi, ở Hòa Bình. Trẻ nhập Bệnh viện Nhi Trung ương khi đã có dấu hiệu sốc, suy hô hấp nặng. Bệnh nhi được điều trị thở máy, chống sốc, sử dụng thuốc trợ tim, thuốc điều trị tăng áp phổi, thay máu và hội chẩn cấp cứu chỉ định kỹ thuật ECMO. Cháu Linh đang được hỗ trợ ECMO với tiến triển tốt.

Theo Thạc sĩ Trịnh Xuân Long, Khoa Hồi sức Ngoại, Bệnh viện Nhi Trung ương, phương pháp ECMO (ExtraCorporeal Membrane Oxygenation) sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống cho các bệnh nhân suy tuần hoàn, suy hô hấp nặng, đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với các biện pháp hồi sức thông thường. Đây là tia hy vọng cuối cùng cho những bệnh nhân tiên lượng tử vong trên 80%. Tuy nhiên, theo một số tài liệu trên thế giới, tỷ lệ thành công đối với các trường hợp biến chứng tăng áp động mạch phổi do ho gà sử dụng ECMO chỉ khoảng 20%.

Phó giáo sư Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho rằng, việc cứu sống hai bệnh nhi biến chứng nặng do ho gà bằng phương pháp ECMO là thành công không chỉ của riêng viện Nhi, mà còn là thành công của nền y học Việt Nam, đã tiếp cận được y học hiện đại của khu vực và trên thế giới.

Ông cũng nhấn mạnh, cả hai bệnh nhi trên đều chưa được tiêm chủng bệnh ho gà. Hai bệnh nhân này có biến chứng nặng nhất trong số 150 bệnh nhi mắc ho hà được điều trị tại viện từ năm 2014 đến nay. Bác sĩ khuyến cáo, ho gà là bệnh có thể phòng được bằng tiêm văcxin đúng và đủ. Do vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh và gặp biến chứng nặng, các bà mẹ cần đưa trẻ đi tiêm đúng thời gian và đủ liều văcxin.

Khánh Chi

* Tên bệnh nhi đã được thay đổi

]]>