bệnh gút – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 05 Dec 2018 15:24:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bệnh gút – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bệnh gút ngày càng gia tăng và khó điều trị, tại sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-gut-ngay-cang-gia-tang-va-kho-dieu-tri-tai-sao-17210/ Wed, 05 Dec 2018 15:24:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-gut-ngay-cang-gia-tang-va-kho-dieu-tri-tai-sao-17210/ [...]]]>

Nhiều bệnh nhân vì không được chẩn đoán và điều trị đúng một thời gian dài nên phải gánh chịu nhiều hậu quả xấu của bệnh. Sự thiếu hiểu biết đã làm cho gút – một bệnh vốn dễ chẩn đoán và dễ kiểm soát đã trở thành một bệnh nan y.

Gút là một bệnh lý viêm khớp do rối loạn chuyển hóa các purin (quá trình chuyển hóa các acid nhân của mọi tế bào), một bệnh lý quan trọng nhất trong nhóm các bệnh khớp do tinh thể (Crystal Arthropathies) đưa đến tình trạng tăng acid uric trong máu.

Tình trạng tăng acid uric có thể do tăng sản xuất acid uric trong cơ thể hoặc giảm bài xuất acid uric ra ngoài cơ thể hoặc do cả hai quá trình trên. Và hậu quả là sự lắng đọng các tinh thể muối urate ở các mô trong cơ thể. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng lên, dẫn tới lắng đọng tinh thể urat tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, các mô ngoài khớp, nhu mô và ống thận, mạch máu… gây bệnh gút và các biến chứng từ nhẹ đến nặng của bệnh.

Bệnh gút ngày càng gia tăng và khó điều trị, tại sao?Lắng đọng tinh thể urat ở các cơ quan trong bệnh gút mạn tính.

Bệnh thường gặp ở quý ông

Bệnh gút thường gặp ở những quý ông sau tuổi 30, có cơ địa đặc biệt (rối loạn chuyển hóa purin và rối loạn chuyển hóa) thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu đạm và uống nhiều rượu bia. Có thể nói, thói quen ăn uống không kiểm soát là một nguyên nhân quan trọng khiến nam giới có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn nữ giới.

Không như những bệnh viêm khớp khác, bệnh gút hiếm gặp ở phụ nữ (chỉ khoảng 10% bệnh nhân là nữ). Trong đó, 90% bệnh nhân nữ phát bệnh sau tuổi mãn kinh. Ở phụ nữ, estrogen (hormon sinh dục nữ) đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải acid uric trong máu. Đây cũng là lý do phụ nữ trẻ rất ít khi bị gút. Tuy nhiên, khi bước sang thời kỳ mãn kinh, mức estrogen suy giảm sẽ kéo theo sự gia tăng nồng độ acid uric trong máu, vì vậy sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở phụ nữ lớn tuổi.

Nguyên nhân khiến bệnh gút ngày càng gia tăng

Mức sống và lối sống có ảnh hưởng rõ rệt tới tỉ lệ mắc bệnh. Mức sống và điều kiện kinh tế của nhân dân ta đã tăng lên rõ rệt và có sự thay đổi lối sống theo kiểu phương tây… Những điều này đã góp phần thay đổi cơ cấu bệnh tật của nước ta. Các bệnh được coi là của các nước phát triển đã ngày càng xuất hiện nhiều ở nước ta, trong đó phải kể đến bệnh gút cùng tỉ lệ tăng acid uric máu khá cao. Một số lý do làm gia tăng các bệnh này là:

Tăng lượng tiêu thụ bia, rượu ở cộng đồng; Tăng sử dụng thiazide và liều nhỏ aspirin cho các bệnh lý tim mạch; Tăng sử dụng chế độ ăn giàu purin (thịt đỏ, nội tạng động vật như gan, lòng bò, lòng heo…); Gia tăng các bệnh lý chuyển hóa như béo phì, tăng huyết áp….

Gia tăng tỉ lệ người trên 65 tuổi và có mối liên quan giữa sự lắng đọng tinh thể urate và sụn khớp bị thoái hóa.

Gia tăng và kéo dài cuộc sống của các bệnh nhân suy thận mạn (gia tăng số bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối và bệnh nhân ghép thận).

Các yếu tố làm bệnh gút tiến triển nặng

Việc sử dụng tùy tiện, dài ngày các thuốc kháng viêm loại corticosteroid, aspirin, thuốc lợi tiểu thiazide, đặc biệt là corticosteroid vừa làm bệnh nặng lên vừa gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như thay đổi hình dạng cơ thể, loãng xương, teo cơ, nhiễm trùng, viêm loét đường tiêu hóa, suy tuyến thượng thận, thúc đẩy nhanh việc hình thành các tophi…

Các bệnh thường đi kèm với bệnh gút như tăng huyết áp, bệnh thận mạn, đái tháo đường, bệnh mạch vành, béo phì… cũng làm cho bệnh diễn biến phức tạp hơn và khó kiểm soát hơn. Kiểm soát tốt các bệnh trên cũng ảnh hưởng tốt tới tiến triển của bệnh.

Gút có phải là bệnh bất trị?

Gút là một loại bệnh viêm khớp đáp ứng tốt với điều trị. Nếu được điều trị đúng, ngay ở giai đoạn cấp tính, bệnh có thể được kiểm soát tốt bằng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Các đợt viêm khớp sẽ không tái diễn, bảo tồn được cấu trúc và chức năng của khớp, tránh được các biến chứng của bệnh.

Bệnh gút ngày càng gia tăng và khó điều trị, tại sao?

Hiện nay, đã có thêm hiểu biết về chuyển hóa purin trong cơ thể, có thêm các trị liệu mới, hiệu quả và an toàn. Các trị liệu này giúp cho việc kiểm soát bệnh tốt hơn, đặc biệt trên các bệnh nhân bị bệnh thận mạn, suy thận, dị ứng thuốc hay không đáp ứng với các thuốc trị gút trước đây.

Ở nước ta, bệnh gút có thể được chẩn đoán sớm ở các bệnh viện tuyến tỉnh và nhiều bệnh viện tuyến huyện vì không đòi hỏi các phương tiện kỹ thuật hiện đại.

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vì không được chẩn đoán và điều trị đúng một thời gian dài nên phải gánh chịu nhiều hậu quả xấu của bệnh và hậu quả xấu của việc điều trị không hợp lý. Đa số bệnh nhân gút thường có xu hướng tự mua thuốc điều trị, việc tự điều trị này đồng nghĩa với bệnh sẽ không được kiểm soát đúng, bệnh sẽ nặng thêm và trở thành bất trị. Nhiều bệnh nhân đã ở giai đoạn nan y và tàn phế: biến dạng, mất chức năng của nhiều khớp, loét và chảy máu đường tiêu hóa, sỏi thận, suy thận giai đoạn cuối…

Mọi người, đặc biệt nam giới tuổi trung niên, cần cảnh giác với các hiện tượng sưng đau đột ngột, bất thường ở ngón chân, bàn chân, cổ chân… Khi có bệnh, cần tới các thầy thuốc chuyên khoa sớm để được chẩn đoán xác định và điều trị đúng ngay từ đầu để bệnh khỏi trở thành bệnh nan y.

 

Mối liên quan giữa bệnh gút và bệnh thận mạn

Tăng acid uric máu, bệnh gút và bệnh thận mạn có liên quan chặt chẽ với nhau, nồng độ acid uric máu cao là yếu tố nguy cơ độc lập giúp dự báo bệnh thận mạn, nồng độ acid uric máu cao làm chức năng thận xấu đi, chức năng thận giảm sút làm giảm thải trừ acid uric… Có tới 70% bệnh nhân gút có bệnh thận mạn giai đoạn 2-3. Tăng acid uric máu là yếu tố thúc đẩy tiến trình của bệnh thận mạn nhưng cũng có thể là hậu quả của việc giảm thải acid uric qua thận (do giảm chức năng, do di truyền, do ảnh hưởng của thuốc…). Chính vì vậy, việc kiểm soát chặt chẽ acid uric máu là một mục tiêu quan trọng trong điều trị bệnh thận mạn.

 

PGS.TS.BS. Lê Anh Thư

]]>
Ứng phó với bệnh gout http://tapchisuckhoedoisong.com/ung-pho-voi-benh-gout-14272/ Tue, 07 Aug 2018 05:32:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ung-pho-voi-benh-gout-14272/ [...]]]>

Bệnh có liên quan chặt chẽ đến các bệnh lý do rối loạn chuyển hóa khác (béo phì, tiểu đường, rối loạn lipid máu…) và các bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim…) vốn được coi là những hiểm họa của loài người…

Những biểu hiện của bệnh

Bệnh do tăng acid uric máu đơn thuần thường bắt đầu từ tuổi dậy thì, có thể kéo dài 20-40 năm mà không có triệu chứng gì cho đến khi xuất hiện cơn gout cấp đầu tiên. Đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh.

Cơn viêm khớp gout cấp:

Lúc đầu thường là những cơn gout rất điển hình, thể hiện ở khớp ngón I bàn chân (chiếm 75%) , các khớp khác chiếm 25% ( khớp cổ chân, gối, cổ tay, khuỷu…. )

Người bệnh bị đau đột ngột dữ dội kèm sưng tấy, nóng, đỏ, xung huyết… ở một khớp, thường xảy ra về đêm kèm theo triệu chứng viêm khớp tăng tối đa trong 24 – 48 giờ và kéo dài từ 3 đến 10 ngày rồi tự khỏi hoàn toàn. Càng về sau đợt viêm cấp càng kéo dài, không tự khỏi, không thành các cơn điển hình, biểu hiện ở nhiều khớp, đối xứng và để lại các di chứng cứng khớp, teo cơ, hạn chế vận động…

Ứng phó với bệnh goutTriệu chứng thường gặp của bệnh gút.

Biểu hiện toàn thân: Người bệnh có thể sốt, rét run, cứng gáy, mệt mỏi…

Khoảng cách giữa cơn đầu tiên và cơn thứ hai có thể từ vài tháng đến vài năm, thậm chí >10 năm. Càng về sau khoảng cách này càng ngắn lại. Các cơn viêm khớp cấp xảy ra liên tiếp và không khi nào dứt cơn.

Viêm khớp gout mạn:

Viêm nhiều khớp, có thể đối xứng, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp…

Các biểu hiện toàn thân khác: Thiếu máu, suy thận mạn tính do các acid uric lắng đọng dưới dạng muối urate ở nhu mô thận. Hiện tượng suy thận lúc đầu tiềm tàng, hoàn toàn không có biểu hiện lâm sàng, tăng dần, chậm nhưng chắc và sẽ không hồi phục, đây là nguyên nhân chính làm tử vong và giảm tuổi thọ cho bệnh nhân gout; sỏi thận do acid uric lắng đọng ở ống thận; tăng huyết áp; đái tháo đường; rối loạn lipid máu …

Nguyên nhân gây tăng acid uric

Tăng acid uric trong máu: Do nội sinh (tăng tổng hợp các purin do các quá trình phá hủy các nhân tế bào) và ngoại sinh (do phân hủy các thức ăn có chứa purin), do giảm thải acid uric khỏi cơ thể (acid uric niệu < 800 mg/24h) hoặc do kết hợp cả tăng sản xuất acid uric và giảm thải acid uric.

Về lối sống và điều kiện kinh tế xã hội: Tăng lượng tiêu thụ bia, rượu ở cộng đồng; tăng sử dụng thiazide và liều nhỏ aspirine cho các bệnh lý tim mạch; tăng sử dụng chế độ ăn giầu purin; gia tăng các bệnh lý chuyển hóa và béo phì; gia tăng tỷ lệ người trên 65 tuổi…

Ứng phó thế nào?

Gout là một bệnh lý khớp đáp ứng tốt với điều trị nhưng đòi hỏi điều trị liên tục, lâu dài và toàn diện, kết hợp ngay từ đầu giữa điều trị và phòng bệnh với 3 mục đích:

Khống chế các đợt viêm khớp Gout cấp: Bằng các thuốc kháng viêm giảm đau, với nguyên tắc dùng sớm, dùng liều cao và ngắn ngày.

Ngăn ngừa tái phát các đợt viêm khớp bằng cách làm hạ và duy trì  acid uric máu ở mức cho phép (< 300 micromol/L hay < 5 mg/dL).

Điều chỉnh bằng chế độ ăn uống: Hạn chế các thức ăn chứa nhiều nhân purin như  phủ tạng động vật (tim, gan, thận, óc…), các loại thịt đỏ, trứng  vịt lộn, cá chích, cá đối, cá mòi, các loại rau mầm, nấm…; dùng nhiều rau xanh, trái cây tươi, nước suối có gas; bằng thuốc chống tổng hợp acid uric hay thuốc tăng thải acid uric ra ngoài

Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo: Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo (nếu có) như cao huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, bệnh mạch vành… Giảm và kiểm soát cân nặng…

Nếu được chẩn đoán sớm bệnh có thể điều trị khỏi bằng các phác đồ điều trị chuẩn.

PGS. TS.BS. Lê Anh Thư

]]>
Đàn ông bị bệnh gút nên ăn gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/dan-ong-bi-benh-gut-nen-an-gi-5854/ Sat, 21 Jul 2018 02:38:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dan-ong-bi-benh-gut-nen-an-gi-5854/ [...]]]>

Bệnh gút thường xảy ra với nam giới trung niên (tuổi 40-50) chiếm 95%. Những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh gút. Gút là một dạng của viêm khớp, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần. Bên cạnh dùng thuốc, chế độ ăn cũng có vai trò rất quan trọng trong điều trị cơn gút cấp tính, mạn tính và có tác dụng làm giảm các cơn cấp.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người bệnh gút nên sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả; hạn chế thức ăn chứa nhiều axit uric như thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ. Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu.

dan-ong-bi-benh-gut-nen-an-gi

Thực phẩm tốt cho người bị gút. Ảnh: Lifescript. 

Bên cạnh đó cần duy trì cân nặng hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh. Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng cách uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối..).

Các thực phẩm không nên ăn: Thực phẩm có nhiều purin:

– Không uống rượu, bia, cà phê, chè.

– Không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng axit máu.

– Không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp.

– Không ăn chế phẩm có cacao, chocolate.

Các thực phẩm ăn với số lượng vừa phải (ăn hạn chế): Thịt, cá các loại, hải sản, gia cầm, đậu đỗ.

Các thực phẩm nên ăn:

– Uống đủ nước: 2 – 2,5 lít một ngày, nên uống nước khoáng, nước rau.

– Sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai,…) có thể sử dụng với tỷ lệ nhiều hơn bình thường một chút.

– Giảm lượng đạm trong khẩu phần: Tổng lượng thịt hoặc cá… đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150 g một ngày.

– Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

Cách tính các thực phẩm tương đương như sau:

Lượng đạm trong 100 g thịt = 180 g đậu phụ = 70 g lạc hạt = 100 g cá = 100 g tôm.

Phương Trang

]]>
Thực phẩm cần tránh để giảm đau trong bệnh gút http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-can-tranh-de-giam-dau-trong-benh-gut-4957/ Thu, 19 Jul 2018 13:10:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-can-tranh-de-giam-dau-trong-benh-gut-4957/ [...]]]>

Thịt đỏ

Theo Elizabeth Volkmann, bác sĩ chuyên khoa về xương khớp tại Đại học California, Los Angeles, Mỹ, tất cả các nguồn protein của động vật thường chứa nhiều purin, có thể dẫn tới bệnh gout. Một nghiên cứu trên tờ New England Journal of Medicine (NEJM) cho thấy những người ăn thịt đỏ hai lần một tuần hoặc nhiều hơn có thể được chẩn đoán mắc bệnh gout cao hơn 50% so với những người ăn thịt đỏ ít hơn mỗi tháng một lần. Thịt đỏ cũng chứa chất béo bão hòa, có liên quan đến bệnh gout. Do đó, người mắc bệnh gút hoặc người có nguy cơ mắc bệnh này nên hạn chế tối đa ăn thịt đỏ để phòng tránh cơn gút cấp gây đau đớn, có khi kéo dài nhiều ngày. Thịt đỏ bao gồm thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt xông khói và xúc xích.

Hải sản

Giống như thịt động vật, nhiều loại hải sản có chứa một lượng purin rất dồi dào nên cần tránh ăn hoặc ăn rất ít nếu bạn tiềm ẩn nguy cơ bệnh gút. BS. Volkmann cho biết, động vật có vỏ như tôm và tôm hùm rất giàu purin. Theo nghiên cứu của NEJM, cá ngừ, sò điệp và cá hồi là những loại hải sản cần phải thận trọng khi ăn vì nếu ăn một lần mỗi tuần hoặc nhiều hơn có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

Soda và nước trái cây

Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, fructose – loại đường có trong trái cây – có liên quan đến sự gia tăng nồng độ acid uric trong cơ thể, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở cả nam giới và phụ nữ. Trong khi ăn trái cây dường như không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút hoặc các cơn bùng phát của bệnh nhưng soda, nước ép trái cây và bất kỳ loại đồ uống có chứa lượng fructose cao đều khiến nguy cơ khởi phát bệnh cao hơn.

Thực phẩm chế biến và đóng gói

Theo nghiên cứu của trường Đại học Y Boston, Mỹ, các thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói như tương cà, bánh quy hay bánh quy giòn… đều là những thực phẩm chứa fructose cao và cần thận trọng khi ăn. BS. Volkmann cho biết, các loại carbohydrate tinh chế, bao gồm cả những chất có trong pasta thông thường và nhiều loại bánh mì, cũng có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ và lần lượt thúc đẩy cơn đau trong bệnh gout.

Măng tây

Trong khi hầu hết các loại rau là an toàn cho người bệnh gút thì măng tây là một ngoại lệ. BS. Volkmann cho rằng người bệnh gút không phải tránh hoàn toàn măng tây nhưng nên ăn với mức độ vừa phải. Điều này cũng đúng đối với nấm và rau bina vì chúng có chứa một lượng purin cao – ít nhất là theo tiêu chuẩn thực vật.

Lê Thu Lương

(Theo prevention.com)

]]>
Hỏng hết khớp chân tay vì bệnh gút http://tapchisuckhoedoisong.com/hong-het-khop-chan-tay-vi-benh-gut-3066/ Thu, 19 Jul 2018 03:43:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hong-het-khop-chan-tay-vi-benh-gut-3066/ [...]]]>

Bệnh nhân nhà ở Tân Phú, Đồng Nai, cho biết, ông bị bệnh từ hơn 10 năm nhưng nghĩ không nghiêm trọng nên không điều trị. “Khoảng 6 tháng trở lại đây, tôi thấy các khớp đau dữ dội, không thể cầm nắm và đi đứng được”, bệnh nhân nói.

Khớp chân của bệnh nhân phù nề bởi các khối tôphi do Gút gây nên. Ảnh: Thiên Chương
Khớp chân của bệnh nhân phù nề bởi các khối tôphi do Gút gây nên. Ảnh: Thiên Chương

Kết quả siêm âm và X-quang tại Phòng khám và điều trị chuyên sâu bệnh Gút TP HCM, cho thấy khớp gối, cổ chân, ngón chân, khủy tay, cổ tay và ngón tay của bệnh nhân đều bị các khối u cứng chứa tinh thể urat (còn gọi là khối tôphi) xâm lấn gây tổn thương. Đây chính là biến chứng do bệnh gút gây nên.

Các kết quả chẩn đoán trên người bệnh cho thấy, gút đã khiến ông Hồ bị suy thận độ 4, có sỏi thận do sự lắng đọng của axít uric thường thấy ở bệnh nhân gút giai đoạn muộn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nguyệt Nga, người trực tiếp khám và điều trị cho bệnh nhân cho biết, với những bệnh nhân bị gút ở giai đoạn muộn như ông Hồ, việc điều trị không cho kết quả ngay mà phải có thời gian. “Cần nhất là bệnh nhân phải phối hợp cùng bác sĩ trong tập luyện khớp, uống nhiều nước, dinh dưỡng hợp lý”, bà Nga nói.

Ông Hồ bắt đầu được điều trị từ khâu phục hồi các tưới máu cho thận, tim và các khớp. “Khi thận đã hoạt động tốt, sự đào thải các chất cặn bã trong đó có axit uric trong điều trị gút mới cho kết quả tốt”, bác sĩ Nga nói. Riêng các khối tôphi, sau một thời gian được làm mềm bằng thuốc, những khối nhỏ sẽ mềm và tự tan, các khối lớn sẽ được điều trị can thiệp bằng ngoại khoa.

Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyên mọi người nên kiểm tra lượng axít uric trong máu để sớm phát hiện và điều trị. Điều trị sớm giúp bệnh nhân thoát khỏi các biến chứng nguy hiểm như hỏng khớp, suy thận, sỏi thận.

Thiên Chương

]]>
Những thực phẩm kiêng với người bệnh gút http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-thuc-pham-kieng-voi-nguoi-benh-gut-3058/ Thu, 19 Jul 2018 03:42:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-thuc-pham-kieng-voi-nguoi-benh-gut-3058/ [...]]]>

Khớp ngón chân cái là vị trí bệnh thường gặp nhất. Bệnh có thể tấn công bàn chân, mắt cá chân, đầu gối và tay. Mỗi đợt lên cơn đau cấp có thể kéo dài vài ngày, thậm chí vài tháng. Nam giới và những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả.

Dưới đây là 8 món ăn bạn nên tránh:

1. Sò

Nếu bệnh tái phát thì bạn nên giảm ăn hải sản và thịt, Lona Sandon, chuyên gia dinh dưỡng, Trung tâm y tế Đại học Texas, Dallas, Mỹ cho biết.

Những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật này rất giàu chất purin, có thể phân hủy thành axít uric. Bạn sẽ thoải mái trong việc lựa chọn đồ ăn khi bệnh đang tạm ổn, dù vậy vẫn nên ăn ít thịt và hải sản, tối thiểu khoảng 110g một ngày.

ca-jpg-1358505201_500x0.jpg

2. Cá trích

Trong khi một số loại hải sản bạn có thể ăn một lần trong một khoảng thời gian, thì một số nên loại khỏi danh sách hoàn toàn nếu bị gút. Có thể kể đến cá trích, cá ngừ. Trong khi đó, tôm, tôm hùm, cua tương đối an toàn.

3. Bia

Uống bia khiến bạn dễ tái phát bệnh hơn bao giờ hết. Không chỉ bởi nó làm tăng nồng độ axít uric mà còn vì bia gây trở ngại cho việc cơ thể tự thanh lọc axít này.

Thay vào đó bạn có thể uống rượu. Tuy nhiên, rượu mạnh thì không tốt cho sức khỏe của mọi người và cả bệnh nhân gút. Khi lên cơn cấp thì bác sĩ thường khuyên bạn kiêng rượu hoàn toàn.

4. Thịt đỏ

Khi nhắc đến chất purin thì tất cả các loại thịt đều giống nhau. Thịt trắng thì tốt hơn thịt đỏ, nhưng thi thoảng bạn ăn thịt đỏ cũng không sao.

Một số loại thịt đỏ được cho là an toàn như thịt lợn, thịt bò. Nếu bạn ăn thịt cừu thì nên ăn phần sườn.

5. Đồ uống ngọt

Bạn hãy tránh những loại nước uống ngọt nhiều đường fructose. Chất ngọt trong đó kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều axít uric.  

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới tiêu thụ lượng đường fructose nhiều thì có nguy cơ cao hơn bị gút. Một nghiên cứu vào năm 2010 cũng chỉ ra rằng uống nước ngọt có đường fructose mỗi ngày làm nguy cơ mắc bệnh gút ở chị em dù chỉ uống 1 tháng một lần.

mangtay-jpg-1358505201_500x0.jpg

6. Măng tây

Măng tây, súp lơ, rau chân vịt và nấm có hàm lượng purin cao hơn so với các loại rau khác. Nếu bạn thích những thực phẩm này cũng không cần kiêng hoàn toàn.

Chế độ ăn nhiều rau sẽ giúp cơ thể bạn tự thải loại chất purin dễ dàng hơn. Cơ thể cũng dễ dàng bài tiết purin có nguồn gốc từ thực vật hơn.

7. Gan

Nội tạng động vật như gan, thận và lách thì tuyệt đối không nên ăn.

Ngoài 7 nhóm trên, vẫn còn rất nhiều thực phẩm bạn có thể lựa chọn thay thế, giúp chống lại bệnh gút. Danh sách này gồm thực phẩm được chế biến từ sữa ít béo, cà phê, trái cây, đặc biệt là loại quả có múi (cam, quýt…).

Bạn cũng cần đảm bảo uống 12-16 ly nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước trái cây không đường, trà và cà phê.

Phương Trang (theo Health)

]]>
Ăn gì khi bị bệnh gút http://tapchisuckhoedoisong.com/an-gi-khi-bi-benh-gut-3050/ Thu, 19 Jul 2018 03:41:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-gi-khi-bi-benh-gut-3050/ [...]]]>
thinkstock-rf-photo-of-pineapp-3587-3177

Ảnh: Webmd.

Bệnh gút là do nồng độ axit uric trong máu quá cao. Một người có nguy cơ bị bệnh gút khi uống quá nhiều rượu hay ăn quá nhiều cá và thịt. Một số loại thuốc cũng có thể gây ra bệnh này.

Đối với bệnh gút, có chế độ ăn hợp lý là rất quan trọng để giảm lượng axit uric, làm chậm tiến triển bệnh và hạn chế các cơn đau. Dưới đây là các thực phẩm nên ăn để phòng tránh và kiểm soát bệnh gút:

Các thực phẩm từ sữa ít béo

Các thực phẩm từ sữa ít béo giúp tăng cường thải axit uric qua nước tiểu. Người ăn sữa chua và sữa ít béo hàng ngày có lượng axit uric trong máu ít hơn những người khác.

Protein

Những người bị gút cần đặc biệt lưu ý đến việc hấp thụ protein, nhất là protein từ động vật. Thịt lợn và thịt bò cần phải hạn chế bởi chúng làm tăng lượng axit uric. Thay vào đó, hãy ăn trứng, ít nhất 4 quả mỗi tuần. Đậu gà và đậu phụ cũng là những nguồn protein dồi dào mà không làm tăng axit uric.

Rau củ và hoa quả

Rau củ giàu chất xơ dinh dưỡng như súp lơ xanh và rau chân vịt được khuyến khích dùng cho những người mắc bệnh gút vì chúng hạn chế lượng axit uric trong máu. Thêm vào đó, bổ sung hoa quả, đặc biệt là các loại quả chứa nhiều vitamin C, sẽ giúp bệnh nhân gút cảm thấy khỏe mạnh hơn. 

Sơ ri

Sơ ri được cho là có tác dụng chống lại bệnh gút. Một nghiên cứu năm 2010 chỉ ra rằng người bệnh uống một thìa nước sơ ri cô đặc ít nhất 2 lần một ngày trong 4 tháng sẽ giảm 50% các cơn đau do gút so với những người không uống. Sơ ri giúp làm giảm nồng độ axit uric và kháng viêm.

Nước

Uống nhiều nước giúp kiểm soát bệnh gút. 5-8 ly nước mỗi ngày có thể làm giảm 40% các cơn đau do gút so với việc chỉ uống một ly. Tuy nhiên, lượng nước nên uống là khác nhau ở từng người bởi việc sử dụng thuốc và các hoạt động thể chất. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra lượng hấp thụ nước thích hợp.

Cà phê

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút ở cả phụ nữ lẫn đàn ông. Một nghiên cứu được thực hiện trên 45.869 đàn ông hơn 40 tuổi không có tiền sử bị gút, cho thấy người uống 4 tách cà phê mỗi ngày giảm 40% nguy cơ mắc bệnh so với người không uống. Nghiên cứu khác được tiến hành trên 14.000 đàn ông và phụ nữ từ 20 tuổi trở lên, đưa ra kết luận uống cà phê thường xuyên sẽ làm giảm lượng axit uric trong máu. Tuy nhiên lưu ý không nên hấp thụ quá 400 mg caffeine một ngày. 

Minh Trang (Theo 1mhealthtip.comarthritis.org)

]]>