Bệnh cúm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 07 Nov 2018 14:29:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Bệnh cúm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Để hạn chế nhiễm virut cúm, cách gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/de-han-che-nhiem-virut-cum-cach-gi-16768/ Wed, 07 Nov 2018 14:29:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/de-han-che-nhiem-virut-cum-cach-gi-16768/ [...]]]>

Thời tiết thay đổi nên thỉnh thoảng tôi lại bị mắc cúm. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm tôi rất khó chịu. Xin quý báo tư vấn làm thế nào để hạn chế nhiễm cúm?

Lò An (Hòa Bình)

Cúm là bệnh do virut xảy ra ở đường hô hấp, gồm mũi, họng, phế quản và phổi. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng trẻ nhỏ, người già, người bị bệnh mạn tính và suy giảm miễn dịch đặc biệt dễ mắc. Virut lan truyền từ người này sang người khác do ho hay hắt hơi (nhảy mũi). Đôi khi người ta mắc bệnh do tay bị vấy hay dính chất tiết có virut, sau đó đưa tay lên miệng, mũi. Virut có thể tồn tại từ 2-8 giờ sau khi bám vào các bề mặt. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh này, việc điều trị chủ yếu dựa vào hạ sốt, nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng. Chính vì thế, việc phòng bệnh là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.

Ngoài việc tiêm phòng vắc-xin cúm theo mùa, bạn hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ lây lan, nếu chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc vệ sinh cơ bản và thận trọng trong tiếp xúc: tránh xa những nơi đông người khi có dịch; hạn chế tiếp xúc với người bệnh bị cúm. Nếu chẳng may mắc cúm bạn cũng nên ở nhà để tránh lây nhiễm cho người khác; thường xuyên rửa sạch tay; vệ sinh nhà cửa, thường xuyên mở cửa phòng ngủ và các phòng khác vài lần, mỗi lần 10 phút; bổ sung vitanmin C và các khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn nên tập thể dục vừa sức và thường xuyên để có giấc ngủ ngon, góp phần nâng cao thể trạng.

BS. Văn Bàng

]]>
Cúm mùa gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo 5 bước phòng bệnh http://tapchisuckhoedoisong.com/cum-mua-gia-tang-bo-y-te-khuyen-cao-5-buoc-phong-benh-10794/ Wed, 25 Jul 2018 08:10:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cum-mua-gia-tang-bo-y-te-khuyen-cao-5-buoc-phong-benh-10794/ [...]]]>

Thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ trong vòng 2 tuần qua, bệnh viện đã chẩn đoán, phát hiện gần 300 trẻ mắc cúm, 1/3 trong số đó phải nhập viện. Tình trạng này tại các bệnh viện khác của Hà Nội như BVĐK Xanh Pôn, ĐVĐK Đống Đa, BVĐK Hà Đông… cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp mắc cúm A, cúm B.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch …, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3 triệu đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 đến 500 nghìn người tử vong. Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. Các trường hợp mắc bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông và mùa xuân.

Bệnh nhi mắc cúm điều trị tại BV Nhi Trung ương. Ảnh minh hoạ.

 

Để chủ động giám sát sự lưu hành và biến đổi của các chủng vi rút cúm ở nước ta, Bộ Y tế đã triển khai hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia từ năm 2006, giám sát nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng từ đầu năm 2016 và đẩy mạnh hoạt động xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cúm tại Trung tâm cúm quốc gia tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay các đơn vị này đều có khả năng xét nghiệm các chủng vi rút cúm.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

3. Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

D.Hải

]]>
Bệnh cúm ở trẻ em và mức độ nguy hiểm http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-cum-o-tre-em-va-muc-do-nguy-hiem-10656/ Wed, 25 Jul 2018 07:55:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-cum-o-tre-em-va-muc-do-nguy-hiem-10656/ [...]]]>

Trẻ em là đối tượng dễ mắc cúm do sức đề kháng kém. Khi trẻ mắc cúm cần được chăm sóc đúng cách để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do virut cúm gây ra.

Bệnh cúm do các virut gây ra, thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1, A/H5N1 (rất nguy hiểm) và cúm B. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Bệnh cúm tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở trẻ em nhất là trẻ dưới 5 tuổi và những trường hợp khác như: người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai.

Khi trẻ mắc cúm, hệ miễn dịch suy giảm, trẻ dễ bị các biến chứng.

Khi trẻ mắc cúm, hệ miễn dịch suy giảm, trẻ dễ bị các biến chứng.

Triệu chứng và các biến chứng của bệnh cúm ở trẻ em

Bệnh cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Ở trẻ em, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virut cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thể là sốt nhẹ rồi tăng dần (có thể trên 390C), ớn lạnh, ho, đau họng, đau tai, chảy nước mắt mũi, mệt mỏi, kém ăn, có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Ở một số trẻ lớn có thể thấy đau cơ, đau mỏi chân tay, đau họng, ho và nhức ở hốc mắt… Diễn tiến bình thường, sau từ 4-7 ngày, bệnh cúm sẽ tự khỏi dần, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tuy nhiên có trường hợp nặng, bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi trẻ mắc cúm, hệ thống miễn dịch bị giảm, nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, dễ dẫn đến các biến chứng, bao gồm viêm đường hô hấp như viêm họng, thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản kịch phát…; hoặc viêm nhiễm ngoài hô hấp như viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim và đặc biệt có khả năng gây tử vong cao đối với trẻ mắc bệnh mạn tính. Nếu nhiễm cúm A/H1N1 biến chứng dẫn đến viêm đường hô hấp trên, còn nhiễm cúm A/H5N1 thì dễ biến chứng gây viêm phổi nặng.

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm là hội chứng Reye (gây sưng tấy trong gan và não). Mặc dù hội chứng này ít gặp nhưng biến chứng rất trầm trọng và tỷ lệ tử vong cao. Hội chứng Reye thường gặp nhất ở trẻ từ 2 đến 16 tuổi, vài ngày sau khi bị cúm. Khi các triệu chứng của cúm có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và nôn mửa. Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ chuyển mê sảng, co giật rồi đi dần vào hôn mê và có thể tử vong.

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ nhi khoa?

Trẻ dưới 3 tháng nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh bao gồm: sốt, ho, quấy khóc, bú kém….

Trẻ trên 3 tháng thì đưa trẻ tới gặp bác si nhi khoa khi có một trong các biểu hiện sau: tiểu ít hơn bình thường, sốt từ 39oC trở lên, sốt quá 2 ngày, đau tai: quấy khóc, lấy tay đập hay vò tai, cọ tai xuống nệm, người lớn đụng vào tai là khóc, chảy dịch tai, mắt màu đỏ hoặc màu vàng, đổ ghèn mắt, có ho hơn một tuần, nước mũi đặc, xanh lá cây trong hơn hai tuần dù có vệ sinh, thở nhanh, thở mệt, khò khè, cảm thấy quá lo lắng.

Cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay khi trẻ có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau: li bì khó đánh thức, co giật, không uống được hoặc bỏ bú, nôn tất cả mọi thứ, có dấu hiệu tím tái, tiếng thở rít khi nằm yên.

Làm thế nào để chăm sóc trẻ tốt nhất?

Cúm là bệnh do virut gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng, nâng cao thể lực, sức đề kháng và chờ bệnh tự khỏi. Nếu có biến chứng thì cần điều trị biến chứng.

Thông thường, trẻ mắc cúm sẽ sốt cao và nhanh, thậm chí tới 39-40 độ, hơi thở không có mùi hôi, cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (paracetamol hoặc ibuprofen nếu được bác sĩ cho phép). Nếu dùng các loại thuốc khác phải có chỉ định của bác sĩ, bởi dễ gây tác dụng phụ như đông máu, giảm tiểu cầu trong máu, thậm chí gây những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, suy chức năng gan… Không được dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chống cúm như tamiflu cho trẻ dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Vệ sinh đường hô hấp: Với trẻ lớn có thể dùng dung dịch súc miệng thông thường hoặc dùng nước muối sinh lý để súc miệng, vệ sinh sạch đường hô hấp để tránh tình trạng bội nhiễm thêm vi khuẩn. Đối với trẻ nhỏ không tự súc miệng được, cha mẹ có thể cho con nằm ngửa cổ tối đa, rồi nhỏ mũi mỗi bên vài giọt nước muối sinh lý, làm sạch đường họng – mũi, giúp trẻ không bị bội nhiễm do vi khuẩn. Cha mẹ cần chú ý cách ly phòng ngừa bởi virut dễ lây truyền qua đường nước bọt bắn và từ tay qua miệng.

Cần bù nước và bổ sung vitamin: Khi trẻ bị sốt thường mất nước, cần bổ sung vitamin bằng cách cho trẻ ăn đồ lỏng, giúp trẻ dễ hấp thu thức ăn và bù nước bằng việc uống nhiều sữa, nước hoa quả, oresol, giúp trẻ hồi phục nhanh. Khi trẻ sốt cao, da xanh tái, mệt mỏi, dùng thuốc hạ sốt có thể đỡ sốt nhưng trẻ vẫn nằm mệt mỏi, không chịu chơi – có thể trẻ dễ nhiễm vi khuẩn. Khi đó cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để làm thêm một số xét nghiệm đơn giản như công thức máu. Nếu thấy bạch cầu tăng cao, các thầy thuốc mới có chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Còn trong các trường hợp viêm đường hô hấp do virut, đặc biệt là virut cúm, nếu cha mẹ tự ý cho con uống thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng mà còn dễ gây tình trạng kháng thuốc, việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Để phòng bệnh cúm, cần cho trẻ tiêm phòng vắc-xin cúm, vệ sinh thân thể và đặc biệt giữ ấm cho trẻ khi ngủ, nhất là vào thời điểm lúc nửa đêm, trẻ hay vã mồ hôi và lạnh ở gan bàn chân. Cha mẹ cần chú ý lau mồ hôi khi con vã mồ hôi bởi lúc này nhiệt độ cơ thể bốc hơi, sẽ gây lạnh, rất dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp.

BS. Lê Anh

]]>