bạo hành – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 27 Aug 2018 07:03:32 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bạo hành – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/ngan-chan-nan-bao-hanh-tre-em-15653/ Mon, 27 Aug 2018 07:03:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngan-chan-nan-bao-hanh-tre-em-15653/ [...]]]>

Bạo hành có nhiều hình thái khác nhau như bạo hành về thể chất, bạo hành về tinh thần và bạo hành về tình dục. Để có một xã hội lành mạnh và tốt đẹp, vấn đề bạo hành này cần được cộng đồng chủ động ngăn chặn với nhiều biện pháp cần thiết.

Thực tế các cơ sở y tế là nơi trẻ vị thành niên và thanh niên thường đến tiếp xúc để được hỗ trợ, giúp đỡ do bị bạo hành hay hậu quả của việc bạo hành. Vì vậy phải sàng lọc một cách thận trọng, trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu bị bạo hành hay ảnh hưởng của việc bạo hành thì cần giải quyết các vấn đề về sức khỏe, tư vấn và hỗ trợ về tinh thần, khuyến khích trẻ vị thành niên bộc lộ và chia sẻ; đồng thời cung cấp cho trẻ vị thành niên và thanh niên các thông tin cần thiết về dịch vụ xã hội, kết nối và thông báo với cơ quan pháp luật có liên quan tiếp nhận vụ việc tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bạo hành cũng như những nguyện vọng mong muốn giải quyết của trẻ vị thành niên và thanh niên.

Các hình thái của hành vi bạo hành

Hành vi bạo hành có thể có nhiều hình thái khác nhau như bạo hành về thể chất, bạo hành về tinh thần, bạo hành về tình dục. Bạo hành về thể chất là hành hạ thân thể như đánh, tát, bạt tai, bắt nhịn đói, bắt nhốt… Bạo hành về tinh thần là hành hạ, uy hiếp tinh thần như chửi mắng, lăng mạ, làm mất thể diện trước mặt người khác, xao lãng bỏ mặc, bỏ rơi, không công nhận… Bạo hành về tình dục là quấy rối, lạm dụng, cưỡng ép thực hiện các hành vi tình dục làm tổn hại đến thể chất, tinh thần như hiếp dâm, quấy rối, sờ mó, sử dụng lời nói tục tĩu, bắt buộc chụp hình khỏa thân, cưỡng ép bán dâm…; thực tế trong nhiều trường hợp, đối tượng gây bạo hành tình dục là người quen, thậm chí là người thân của nạn nhân; trẻ em nữ vị thành niên và nữ thanh niên bị bạo hành, lạm dụng tình dục nhiều hơn nhưng trẻ em nam vị thành niên và nam thanh niên cũng có thể là nạn nhân; mặc dù trẻ em nam và nam giới cũng bị bạo hành nhưng số trẻ em nữ và phụ nữ bị bạo hành vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn; hầu hết các trường hợp bạo hành này có nguyên nhân bắt nguồn từ những định kiến và hiện tượng bất bình đẳng về giới tính và thường được gọi chung là bạo hành trên cơ sở giới tính hay bạo hành giới tính.

Ngăn chặn nạn bạo hành trẻ emBạo hành trẻ em cần được chủ động ngăn chặn, đặc biệt là bạo hành về tình dục. ẢNH MINH HỌA

Trẻ vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là trẻ nữ vị thành niên và nữ thanh niên có thể là nạn nhân của việc buôn bán người; đây là một hình thức bạo hành trên cơ sở giới tính. Trẻ em nữ vị thành niên và thanh niên là con của các gia đình di cư từ nông thôn ra thành phố, nghèo, không biết chữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người có rối loạn tâm lý hay tâm thần hoặc không sống cùng gia đình như trẻ vị thành niên và thanh niên đường phố, mồ côi, sống trong cơ sở nội trú, trại giáo dưỡng, trại giam… thường có nguy cơ bị bạo hành cao hơn, nhất là hành vi quấy rối tình dục và lạm dụng tình dục. Trẻ vị thành niên và thanh niên đồng tính, chuyển giới có nguy cơ bị bạo hành cao hơn trẻ vị thành niên và thanh niên dị tính; đồng thời cũng có nguy cơ tự tử do kỳ thị và bạo hành cao hơn nhiều lần so với trẻ vị thành niên và thanh niên dị tính. Ngoài ra trẻ vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là trẻ nữ vị thành niên và nữ thanh niên lạm dụng các chất kích thích như rượu, ma túy có nguy cơ bị bạo lực và lạm dụng tình dục cao hơn so với trẻ vị thành niên và thanh niên không sử dụng các chất kích thích này.

Vấn đề bạo hành có thể xảy ra tại gia đình, trường học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt… Hiện nay việc bạo hành trong trường học đang có xu hướng gia tăng đã gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe và xã hội. Thực tế ghi nhận trẻ vị thành niên và thanh niên sống trong môi trường bạo hành như cha bạo hành mẹ, anh chị bạo hành em… thì cũng bị ảnh hưởng gián tiếp do sự bạo hành gây nên sự lo lắng, căng thẳng, trầm cảm… Các rối loạn tâm lý do việc bạo hành hay sống trong môi trường bạo hành có thể dẫn đến các rối loạn về hành vi như có hành động phản kháng, nổi loạn, tự tử. Nếu trẻ nam vị thành niên và nam thanh niên có cha là người gây nên hành vi bạo hành thì cũng rất có nguy cơ trở thành người gây bạo hành so với những trẻ nam vị thành niên và nam thanh niên khác khi lập gia đình. Nếu trẻ nữ vị thành niên và nữ thanh niên có mẹ là nạn nhân của việc bạo hành thì cũng rất có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo hành khi kết hôn cao hơn những trẻ nữ vị thành niên và nữ thanh niên khác.

Các yếu tố nguy cơ và hậu quả của bạo hành

Theo các nhà khoa học, sự thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi vị thành niên và thanh niên nếu không được cha mẹ hay người lớn hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời thì có thể dẫn đến hành vi có liên quan đến việc bị bạo hành hoặc có hành động bạo hành người khác do nhiều yếu tố khác nhau như: bị ảnh hưởng của các loại thông tin mang tính bạo lực và không lành mạnh, do hậu quả của việc phải sống trong môi trường có bạo hành gia đình, lạm dụng các chất gây nghiện, phản ứng tiêu cực trước những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, để chứng tỏ mình với bạn bè hay để đua đòi, bán dâm hay buôn bán tình dục để kiếm tiền…

Hành vi bạo hành có thể dẫn đến các hậu quả gồm: bị thương tích, tàn tật, thậm chí tử vong; bị tổn thương về tâm lý như rối loạn hành vi, trầm cảm, lo âu, mất ngủ, tự tử…; bị rối loạn chức năng tình dục như lãnh cảm…; thường bỏ học, bỏ việc, xa lánh mọi người; có tâm lý trả thù, bất cần đời… có thể làm cho trẻ vị thành niên và thanh niên đã bị xâm hại trở thành kẻ đi bạo hành, đi xâm hại người khác; đồng thời cũng có thể mang hậu quả về sức khỏe sinh sản như có thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS…

Các dấu hiệu giúp phát hiện bạo lực tình dục

Để giúp phát hiện các trường hợp trẻ vị thành niên và thanh niên bị bạo lực, xâm hại tình dục; cần căn cứ vào những dấu hiệu về hành vi và tinh thần, dấu hiệu về thực thể. Các dấu hiệu về hành vi và tinh thần được ghi nhận như: có rối loạn tinh thần, mang cảm giác tự ti; lo lắng, sợ sệt, xa lánh, trốn chạy…; bị trầm cảm, mặc cảm tội lỗi, hổ thẹn, có biểu hiện dọa tự tử hoặc tự tử; bị mất ngủ, không ăn hoặc ăn không ngon; có lạm dụng chất gây nghiện; có rối loạn về tình dục, sợ hãi, ghê tởm hành vi tình dục, không có khả năng phân biệt giữa các hành vi tình cảm và tình dục; có hoạt động tình dục sớm; có thể có hành vi xâm hại, lạm dụng người khác… Các dấu hiệu thực thể được ghi nhận như: các vết thâm tím, chảy máu, sưng đau, đặc biệt có liên quan đến bộ phận sinh dục; việc đi lại, đứng ngồi khó khăn, quần áo rách và bẩn, có dính máu; có ra máu, có dịch tiết âm đạo hoặc dương vật; đau bụng, đau vùng hạ vị; bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái diễn, có thể có hiện tượng đại tiện và tiểu tiện không tự chủ; có các dấu hiệu nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục như tiết dịch âm đạo, tiết dịch niệu đạo, vết loét, vết sùi…; có thể đang có thai…

Việc thăm khám phải được tiến hành một cách kín đáo, thận trọng và kỹ càng để phát hiện đầy đủ các dấu hiệu có liên quan đến hành vi trẻ vị thành niên và thanh niên bị bạo lực tình dục đã nêu ở trên để giúp xác định tổn thương một cách cụ thể nhằm có biện pháp hỗ trợ, điều trị phù hợp.

Biện pháp phòng tránh bạo hành

Đối với những trường hợp trẻ vị thành niên và thanh niên bị bạo hành, cần nhận biết rõ đã có hành vi bạo hành xảy ra với các dấu hiệu được xác định. Nên cung cấp các thông tin về sự xâm hại, bạo hành ở những nơi có mặt của trẻ vị thành niên và thanh niên thường là tại phòng đợi, phòng tư vấn bằng tranh ảnh, tờ rơi, áp phích… hướng dẫn. Nên bày tỏ thái độ thông cảm, tôn trọng và động viên khi tư vấn. Phải hỏi cụ thể tiền sử và thăm khám kỹ để đánh giá nguy cơ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, nguy cơ mang thai và các tổn thương khác. Thực hiện việc điều trị và chuyển tuyến khi cần bao gồm cả việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nếu trẻ vị thành niên và thanh niên nữ bị cưỡng hiếp trong vòng thời gian khoảng 120 giờ; cũng cần chuyển trẻ vị thành niên và thanh niên đến các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn, xét nghiệm và hỗ trợ điều trị những bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, HIV. Tư vấn những nội dung có liên quan đến hành vi bạo hành và hỗ trợ tâm lý phù hợp. Cần bảo đảm sự bí mật và riêng tư đối với những thông tin của nạn nhân. Hỗ trợ tìm người giúp đỡ, tìm nơi an toàn, tìm đến các dịch vụ xã hội trợ giúp. Đồng thời ghi chép thật đầy đủ, lưu hồ hơ theo đúng quy định của pháp lý.

Để phòng ngừa và giảm thiểu những hậu quả của việc bạo hành, cần tổ chức thực hiện và vận động mọi người tham gia các hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành tại cộng đồng, trường học; cung cấp các thông tin về bạo hành cho đối tượng tham gia đặc biệt chú trọng đến trẻ vị thành niên và thanh niên ngay cả khi họ đến cơ sở y tế không phải vì vấn đề bạo hành; phát hiện và ngăn ngừa những dấu hiệu, những biểu hiện có thể dẫn đến hành vi bạo hành. Đồng thời cần hỗ trợ, tư vấn cho trẻ vị thành niên và thanh niên đã bị xâm hại, bị bạo hành để giúp đối tượng này vượt qua tình trạng stress, lấy lại sự cân bằng tâm lý, tránh được cảm giác muốn trả thù hay buông xuôi. Ngoài ra phải bảo đảm quyền của trẻ vị thành niên và thanh niên, nhấn mạnh quyền được bảo vệ để chủ động tránh khỏi các hình thái bạo hành.

Điều cần quan tâm

Trong xã hội phát triển hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên và thanh niên bị bạo hành, đặc biệt là nữ đã xảy ra khá phổ biến với xu hướng ngày càng lan rộng từ thành thị đến nông thôn, miền núi. Vì vậy đây là một vấn đề cấp thiết cần phải được cảnh báo để chủ động ngăn ngừa. Ngoài hình thái bạo hành về thể chất, bạo hành về tinh thần thì bạo hành về tình dục xảy ra trên thực tế rất đáng báo động từ những trường hợp trẻ vị thành niên bị xâm hại thời gian vừa qua ở nhiều địa phương. Ngành y tế và các cơ quan chức năng có liên quan cần quan tâm đến những yếu tố nguy cơ, hậu quả của bạo hành, dấu hiệu phát hiện bạo lực tình dục để chủ động thực hiện biện pháp phòng tránh. Trẻ vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là nữ cần được sống trong một môi trường xã hội an toàn, có sự bảo vệ cần thiết của nhiều cơ quan, đoàn thể liên quan.

BS. NGUYỄN HOÀNG ANH

]]>
Thực trạng và nhu cầu trị liệu tâm lý cho trẻ bị bạo hành http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-trang-va-nhu-cau-tri-lieu-tam-ly-cho-tre-bi-bao-hanh-10006/ Wed, 25 Jul 2018 04:54:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-trang-va-nhu-cau-tri-lieu-tam-ly-cho-tre-bi-bao-hanh-10006/ [...]]]>

Bạo lực trẻ em cũng có thể được hiểu là những hành vi xâm hại một cách thô bạo tới thân thể, đời sống tâm lý trẻ em thông qua các hình thức biểu hiện cụ thể như: đánh đập, ngược đãi, hành hạ, lạm dụng, bóc lột, sỉ nhục… làm tổn thương đến cơ thể, tình cảm, tâm lý, sự tiến bộ của con người, từ đó gây ra những hậu quả xấu cho trẻ em, gia đình và xã hội.

Thực trạng đau lòng

Trong thời gian gần đây, môi trường học đường ở một số nơi đã bị “ô nhiễm” bởi các tệ nạn xã hội, bởi tình trạng bạo lực đối với trẻ em, nhiều trường hợp bạo lực, bạo hành đối với trẻ em xuất hiện trong nhà trường với nhiều hình thức và mức độ biểu hiện khác nhau, gây bức xúc cho toàn xã hội.

Trên thế giới, bạo lực trẻ em là một cụm từ xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và được sử dụng chính thức trong các văn bản quốc tế về quyền Trẻ em. Tại điều 19 (Công ước quốc tế về quyền Trẻ em năm 1989) đưa ra quan điểm: “Bạo lực trẻ em đó là mọi hình thức bạo lực về thể xác và tinh thần, gây tổn thương hay xúc phạm, bỏ mặc hoặc sao nhãng trong việc chăm sóc, ngược đãi hoặc bóc lột, kể cả về xâm hại tình dục”. Đồng thời phân chia các hành vi bạo lực đối với trẻ thành 4 loại: bạo lực về thể chất; chểnh mảng trầm trọng trong chăm sóc; bạo lực tâm lý; hành hạ tình dục.

Tại Việt Nam, có khoảng 20% số trẻ em 8 tuổi nói rằng các em đã từng bị trừng phạt thân thể ở trường. Khoảng 16% (tương đương 1,7 triệu) trẻ em độ tuổi từ 5 – 17 tuổi được coi là lao động trẻ em. Trong đó có 7,8% trẻ làm việc trong các điều kiện nguy hiểm.

Thực trạng và nhu cầu trị liệu tâm lý cho trẻ bị bạo hành

Ở nước ta, theo số liệu thống kê của Bộ Công an, trung bình mỗi năm có 3.000 đến 4.000 vụ bạo lực trẻ em, trong đó phát hiện khoảng 100 trẻ bị giết hại và 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn quốc xảy ra 315 vụ xâm hại trẻ em bao gồm các nhóm trẻ em bị mua bán, bị xâm hại tình dục, bị bạo lực.

Các biểu hiện nghi ngờ trẻ bị bạo hành về thể chất

– Trẻ có các biểu hiện bất thường về hành vi không rõ lý do.

– Đột ngột có các thay đổi về hành vi.

– Trẻ quấy khóc, la hét, ngủ không ngon giấc.

– Ở trẻ lớn, kết quả học tập sa sút.

– Tính tình trở nên hung hăng hoặc thu mình lại.

– Có thái độ cảnh giác khi tiếp xúc với người lớn.

– Gắn kết dễ dàng với người lạ nhưng lại sợ cha mẹ hay sợ bảo mẫu.

– Có nhiều chấn thương không giải thích được nguyên do.

– Sợ đi học, thường vắng mặt ở trường.

Những tổn thương về thể trạng, phụ huynh dễ dàng trông thấy. Còn tổn thương vềmặt tinh thần không dễ nhận biết chút nào. Thông thường, trẻ có thể hoảng sợ, ngủ không ngon giấc, sợ đi học, bị rối loạn tâm lý và cảm xúc… Từ đó trẻ lúc nào cũng sợ sệt và thu mình lại, nhìn thấy ai cũng sợ bị tai họa, và có thể bị thui chột những khả năng có thể phát huy.

20% trẻ em nói rằng các em đã từng bị trừng phạt thân thể ở trường

 

Hậu quả để lại cho trẻ sau các vụ bạo hành là rất nặng nề. Trẻ sẽ mất niềm tin hoàn toàn, bởi cô giáo, cha mẹ đều là những người chúng yêu thương, quý trọng nhưng cũng ra tay đánh đập chúng.

Sau này lớn lên, trẻ có thể sống khép kín, trở nên ngại giao tiếp, thậm chí còn những có hành vi bạo lực, chống đối xã hội…

Hành vi của những đứa trẻ đó khi phạm tội thường rất lạnh lùng, cuồng bạo như chính những gì mà người lớn đã “gieo” vào tâm hồn chúng.

Thực tế cũng đã chứng minh, trẻ ở giai đoạn từ 4 – 10 tuổi dễ bị ảnh hưởng tâm lý nhất. Khi đó, tâm lý của trẻ đang phát triển tự nhiên nhưng do bị gò bó và luôn có cảm giác khiếp sợ, lo lắng cho nên dễ để lại di chứng về sau.

“Thậm chí, rất nhiều đứa trẻ lớn lên trong sự bạo hành dã man của cha mẹ, thầy cô đã trở thành tội phạm trong xã hội.

Phát hiện và can thiệp sớm

Một trong những can thiệp có hiệu quả đối với trẻ em và vị thành niên có các vấn đề sang chấn là liệu pháp “Liệu pháp nhận thức hành vi tập trung vào sang chấn” – trauma-focused cognitive-behavioral therapy (tf-cbt).

Đây là một liệu pháp dựa vào gia đình dành cho đối tượng trẻ em sang chấn với nhiều nghiên cứu có bằng chứng hỗ trợ mạnh mẽ trong việc hỗ trợ cải thiện trầm cảm, lo âu, hành vi, nhận thức, mối quan hệ và những vấn đề khác.

Giáo dục tâm lý được thực hiện xuyên suốt trong khóa trị liệu và rất quan trọng trong những phiên đầu để nâng cao sự tham dự vào quá trình trị liệu. Nhà trị liệu cung cấp những phản hồi cụ thể về những trải nghiệm sang chấn và cách phản hồi về sang chấn đó của trẻ và phụ huynh cũng như về điểm mạnh và điểm yếu của trẻ.

Bao gồm: giúp phụ huynh hiểu rõ về sang chấn cũng như những tác động của sang chấn. Hiểu những phản hồi của trẻ cũng như chính bản thân họ về vấn đề, trang bị cho cha mẹ những kỹ năng góp phần hỗ trợ hiệu quả của quá trình hồi phục của trẻ sau sang chấn bằng cách nhà trị liệu cùng với phụ huynh phát triển các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày để tạo cảm giác an toàn cho trẻ; cung cấp cho trẻ và phụ huynh có những kỹ năng để ứng phó và quản lý các tác nhân gây stress trong đời sống hằng ngày cũng như là những khó chịu với những ký ức sang chấn.

Tập trung vào hơi thở là một kỹ thuật quan trọng trong huấn luyện thư giãn bởi vì dễ huấn luyện và có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh. Một số kỹ thuật khác cũng được lồng ghép vào huấn luyện thư giãn như bài tập thư giãn cơ tiến triển, tưởng tượng có hướng dẫn, thực tập chánh niệm…

Những sự kiện gây sang chấn như: bao gồm lạm dụng tình dục, bạo hành cơ thể, bạo lực gia đình, thảm họa, các chấn thương y khoa… Hầu hết các trẻ đều có khả năng hồi phục, tuy nhiên những trải nghiệm sang chấn cho thấy có nguy cơ cao nối kết với những vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần.

Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị bạo hành, cha mẹ nên tách trẻ khỏi tình huống, sự kiện gây khủng hoảng càng sớm càng tốt, đồng thời kiểm tra xem trẻ có bị tổn hại gì về mặt cơ thể hay không và đưa trẻ đến thăm khám với những nhà chuyên môn.

Không nên:

Tuyệt đối không được la mắng trẻ hoặc ép trẻ tiếp tục làm những việc mà trẻ sợ hãi.

Người nhà, bè bạn, thầy cô, xã hội cần tránh nhắc lại hay vô tình “làm mới” ký ức đau buồn của trẻ. Người thân nên ở bên cạnh để giúp trẻ cảm thấy không bơ vơ, đơn độc đối phó với sang chấn.

Nên đưa trẻ đi du lịch, giải trí, nghe nhạc vui tươi, tập thể dục thích hợp để giúp trẻ nguôi dần nỗi sợ hãi.

Nên cố gắng giúp trẻ duy trì nề nếp sinh hoạt như cũ.

ThS.BS. NGUYỄN NGỌC QUANG

]]>
Xử trí chấn thương tâm lý khi trẻ bị bạo hành, xâm hại http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-chan-thuong-tam-ly-khi-tre-bi-bao-hanh-xam-hai-9995/ Wed, 25 Jul 2018 04:46:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-chan-thuong-tam-ly-khi-tre-bi-bao-hanh-xam-hai-9995/ [...]]]>

Gần đây, thông tin về trẻ em bị bạo hành, xâm hại khá nhiều. Điều này gây không  ít hoang mang cho gia đình và xã hội. Tình trạng trẻ bị bạo hành, bị xâm hại tình dục để lại những tổn thương tâm lý nặng nề, rối loạn stress kéo dài, gây những hệ luỵ không tốt cho cuộc sống của trẻ. Vì vậy cần có giải pháp xử trí phù hợp giúp trẻ vượt qua những ám ảnh tâm lý.

Bạo hành thể chất trẻ em là một hiện tượng phức tạp do sự kết hợp của các yếu tố cá nhân, gia đình và xã hội. Trong một số trường hợp, có thể được thực hiện bởi người chăm sóc những trẻ em có vấn đề về thể chất, tâm thần hoặc hành vi. Một số yếu tố khác gây ra bạo hành thể chất ở trẻ em như:  kinh tế xã hội, nghèo nàn, thất nghiệp, căng thẳng của cha mẹ, trầm cảm, lạm dụng chất kích thích, rối loạn nhân cách, những kỳ vọng không thực tế ở con cái, tình huống bùng nổ, xung đột gia đình, những vấn đề cấp tính của hoàn cảnh, môi trường…

Xử trí chấn thương tâm lý khi trẻ bị bạo hành, xâm hại

Có 3 loại bạo hành trẻ em: bỏ rơi, bạo hành thể chất và lạm dụng tình dục

Bỏ rơi: bỏ rơi là khi những nhu cầu sống cơ bản của trẻ không được đáp ứng, bao gồm đầy đủ dinh dưỡng, quần áo, điều kiện sống thích hợp và an toàn, nuôi dưỡng tình cảm, giáo dục phù hợp với lứa tuổi, chăm sóc y tế và răng miệng.

Bạo hành thể chất: những yếu tố nguy cơ của bạo hành thể chất bao gồm sự thiếu hiểu biết của cha mẹ liên quan đến những khả năng phát triển của trẻ đối với những cặp cha mẹ trẻ, bạo lực trong gia đình và mức độ cao của gia đình căng thẳng tâm lý xã hội. Sinh non hoặc có khuyết tật đã được nghĩ tới việc dẫn đến tăng nguy cơ chấn thương cơ thể, tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đặt dấu hỏi về những nghiên cứu này. Con của những người mẹ tuổi vị thành niên có nguy cơ tương đối cao cho tất cả những dạng bạo hành thể chất.

Lạm dụng tình dục: có thể bao gồm tiếp xúc với cơ quan sinh dục, hậu môn hay miệng hoặc có thể dưới hình thức phô dâm hoặc nội dung khiêu dâm. Thủ phạm thường là biết đứa trẻ. Mặc dù loạn luân là hình thức phổ biến nhất của tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em, nó thường bị thầy thuốc bỏ qua hoặc không nhận ra được. Loạn luân thường xảy ra giữa cha đẻ hoặc cha dượng và con gái hoặc con gái riêng nhưng nó có thể xảy ra giữa cha và con trai cũng như mẹ và con trai hoặc các thành viên trong gia đình, người giữ trẻ, giáo viên, người huấn luyện…

Dấu hiệu của bạo hành

Trẻ bị bạo hành dễ gặp chấn thương sọ não hoặc tổn thương hệ thần kinh trung ương, những triệu chứng tổn thương ở nhiều vị trí như thân người, phần trên cánh tay, phần trên cẳng chân, cổ, mặt, vết bầm hoặc sưng nề giống hình ảnh của vết thương do các tai nạn như ngã, bị đánh…

Xử trí chấn thương tâm lý khi trẻ bị bạo hành, xâm hạiHành động bạo lực sẽ ảnh hưởng sâu xa trong tiềm thức của các em.

Trầy da hoặc bầm tím ở âm hộ, dương vật, hậu môn hoặc mặt trong đùi, rách màng trinh, bất thường ở hậu môn trực tràng, bệnh lây qua đường tình dục, thai nghén, đau bụng mạn tính hoặc đau vùng hậu môn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu  là những dấu hiệu cho thấy bị lạm dụng tình dục.

Những biểu hiện của trẻ bị bạo hành thể chất có thể gồm: trầm cảm hoặc xu hướng tự sát, lo âu, đái dầm, rối loạn giấc ngủ, ngại giao tiếp, hành vi gây hấn, học tập giảm sút, không tin yêu người khác, thiếu tự tin, sợ hãi gia nhập một mối quan hệ mới, lo lắng, buồn rầu hoặc triệu chứng thất bại với bạn bè và gia đình, lạm dụng thuốc ngủ và rượu, mất ngủ hoặc ác mộng, mảng hồi tưởng.

PGS.TS. Minh Đức

]]>