Nguyên nhân của biến chứng bàn chân do đái tháo đường
Cho tới nay, các tổn thương chân ở người đái tháo đường là hậu quả của nhiều nguyên nhân như:
– Tổn thương đa dây thần kinh,
– Bệnh lý mạch máu,
– Chấn thương và nhiễm trùng.
Trong vòng xoắn bệnh lý bàn chân, 3 yếu tố trên có thể phối hợp cùng lúc hoặc vào những thời điểm khác nhau nhưng luôn kết hợp với nhau chặt chẽ.
Trong đó, biến chứng thần kinh do đái tháo đường hiếm khi gây tử vong nhưng lại là thủ phạm chính gây tàn phế và là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chân ở các bệnh nhân đái tháo đường.
Biểu hiện và hậu quả của biến chứng bàn chân do đái tháo đường:
– Tê bì chân và đau:
Dấu hiệu sớm của tổn thương thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường là sự giảm cảm giác, chủ yếu ở bàn chân, có thể lan lên cẳng chân. Tê bì chân tay, cảm giác như kiến bò ở bàn và ngón chân. Đau nóng rát hai bàn chân, nhất là gan bàn chân, đau tăng về đêm khiến bệnh nhân bị mất ngủ. Đau có thể xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài, các triệu chứng đau này rất khó điều trị và thường không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
Đau liên quan đến mạch máu xảy ra khi dòng máu không đáp ứng đủ nhu cầu trao đổi chất của cơ bắp hoạt động. Biểu hiện là đau cách hồi (đau khi vận động), giảm khi nghỉ ngơi và cơn đau càng rõ rệt khi đi trên bề mặt nghiêng như sườn đồi, núi.
– Biến đổi ngoài da: Da khô, bong da hoặc nứt nẻ; nguyên nhân là do dây thần kinh điều khiển các hoạt động làm ẩm da đã bị tổn thương.
– Chai chân: Chai chân hình thành nhiều và nhanh ở bệnh nhân đái tháo đường do tăng áp lực ở gan bàn chân. Bệnh nhân thường chủ quan và ít để ý triệu chứng này nên các chai này có điều kiện phát triển nhiều hơn, trở thành nứt, loét và hình thành các ổ nhiễm trùng.
– Biến dạng bàn chân: Do biến chứng thần kinh nên bàn chân bị mất cảm giác, khi đứng người bệnh không điều khiển được tư thế bàn chân nên những vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có những biến đổi về cơ, da và kéo theo biến đổi về khớp. Hậu quả là bàn chân bị biến dạng và rất dễ bị loét ở những chỗ phải chịu áp lực cao.
– Loét chân: Hay xảy ra ở mu bàn chân và ngón cái, và thường do đi giày dép chật. Các vết loét thường bắt đầu là những vết xước hoặc phồng da rất nhỏ nhưng do không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách nên dễ bị nhiễm trùng, tiếp sau đó nhiễm trùng lan càng ngày càng rộng ra toàn bộ bàn chân. Đến lúc này thì mọi biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc cắt lọc đều không hiệu quả.
– Cắt cụt chân: Khác với người bình thường, các vết loét ở bệnh nhân đái tháo đường rất khó liền vì ít khi được cung cấp đủ máu, thiếu các chất dinh dưỡng và oxy, đồng thời, đường máu cao ức chế hoạt động của bạch cầu, làm giảm hiệu quả của phản ứng viêm chỗng nhiễm khuẩn. Do đó các vết thương rất dễ bị nhiễm trùng lan rộng, dẫn đến phải cắt cụt.
Phòng ngừa biến chứng bàn chân và tàn phế do đái tháo đường
Biện pháp tốt nhất là phát hiện sớm để điều trị kịp thời, đúng mức.
Đầu tiên, bệnh nhân đái tháo đường cần hiểu về bệnh lý bàn chân do đái tháo đường, biểu hiện, cách phát hiện và theo dõi (dựa theo các thông tin đã đưa ở trên).
Người bệnh và người thân của họ cần biết về nguy cơ tổn thương bàn chân, cách dự phòng, cách bảo vệ bàn chân như: Rửa chân bằng nước ấm, lau khô chân sau khi rửa, tránh tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, biết cách dùng giày dép và bít tất, tránh tổn thương bàn chân và móng chân (không cắt móng quá sát, không để tạo móng quặp,…). Người bệnh cần biết cách kiểm tra và truy tìm những bất thường xảy ra ở phía gan bàn chân.
Khi phát hiện có dấu hiệu biến chứng bàn chân do đái tháo đường, cần điều trị sớm và kịp thời theo hướng dẫn sau:
– Ngăn chặn và khắc phục tổn thương thần kinh, mạch máu bằng sản phẩm chứa tiền vitamin B1 (Fursultiamin), B2, B6, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Bluebrry có tác dụng tăng cường lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh, nhờ đó giúp người bệnh hết triệu chứng đau hoặc tê chân tay, ngăn biến chứng nặng thêm và người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh, hoạt bát.
Sử dụng sản phẩm này cho đến khi hết triệu chứng bệnh, sau đó nên duy trì thường xuyên hàng ngày hoặc dùng theo đợt 3 tháng x 2 đợt mỗi năm, để phòng ngừa.
– Đồng thời, theo dõi và kiểm soát đường máu ở giới hạn cho phép qua chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và dùng thuốc kiểm soát đường huyết theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Gọi: 1900.1259 – 0439.930.899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử [email protected] để được các chuyên gia tư vấn (miễn phí).
Nhiều người cho rằng viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthriti-RA), một căn bệnh mãn tính của xương, chỉ gây viêm khớp ở cổ tay và bàn tay. Không nhiều người biết rằng viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến chân, dẫn đến biến dạng các khớp xương của ngón chân.
Trên thực tế, hơn 90% những người bị viêm khớp dạng thấp phát triển các triệu chứng ở bàn chân và cổ chân trong quá trình bị bệnh. Sưng có thể đủ để ảnh hưởng đến hình dạng của các khớp xương và dần dần cản trở hoạt động. Dưới đây là cơ chế ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp tới bàn chân và mắt cá chân.
Khớp cổ chân:
Nếu viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến khớp cổ chân, bạn có thể gặp khó khăn với khi đi trên dốc và cầu thang vì cử động của khớp cổ chân bị cản trở. Hơn nữa, dần dần đi bộ và đứng có thể gây đau do bệnh tiến triển không được điều trị.
Vùng gót chân:
Gót chân chịu trách nhiệm cho sự chuyển động từ bên này sang bên của bàn chân. Do vậy, bất cứ tình trạng viêm nào ở khu vực này cũng đều gây khó khăn cho việc đi lại trên các bề mặt gồ ghề như cỏ hay sỏi đá. Ngoài ra, đau nghiêm trọng ở gót chân cũng là triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp. Theo thời gian, nó sẽ gây ảnh hưởng lên dây chằng của bàn chân, khiến xương lệch ra khỏi vị trí bình thường dẫn tới biến dạng bàn chân bẹt.
Lòng bàn chân
Viêm khớp dạng thấp cũng ảnh hưởng tới hình dạng của dây chằng ở khu vực lòng bàn chân. Khi các dây chằng này trở nên yếu đi, vòm bàn chân bị sập xuống, khiến phía trước bàn chân vẹo ra ngoài. Hơn nữa, nó cũng làm tổn thương sụn, dẫn tới đau khớp nặng ngay cả khi có đi hoặc không đi giày. Nếu không can thiệp, dần dần nó cũng có thể làm biến dạng bàn chân.
Mũi chân (ngón chân và mũi bàn chân)
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở mũi chân là rất đặc biệt. Chúng bao gồm ngón chân hình vuốt, u xương ở ngón chân cái và đau ở mũi bàn chân. Do vậy, thay vì bỏ qua những triệu chứng này, hãy đi khám bác sĩ chỉnh hình để được điều trị.
Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra các biến dạng ở ngón chân và bàn chân, khiến việc cử động trở nên khó ngăn, nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm có thể giảm các triệu chứng. Điều trị trong giai đoạn ban đầu gồm dùng thuốc, nẹp, vật lý trị liệu và đi giầy thích hợp. Tuy nhiên, ở giai đoạn tiến triển có thể phải phẫu thuật. Triệu chứng có thể giảm tạm thời sau khi tiêm nhưng sẽ khác nhau về mức độ bệnh. Cần biết rằng chỉ bác sĩ giàu kinh nghiệm mới có thể xác định khu vực bị ảnh hưởng ở chân của bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp . Vì vậy, hãy đi khám bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.
BS Nhật Nguyệt
(theo THS)
Triệu chứng thường gặp của tuần hoàn kém ở bàn chân (THKOBC) là đau và tê bàn chân. Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu không có yếu tố bên ngoài tác động vào như làm việc, ngồi sai tư thế hoặc đứng nguyên một vị trí trong thời gian quá lâu. Đau và tê bàn chân có thể làm cản trở phân phối máu và ôxy đến chân và bàn chân, dự báo cho các bệnh lý tim mạch hoặc các bệnh nguy hiểm khác.
Người bệnh có triệu chứng: đau cách hồi khi đi lại hoặc đau cơ bắp ở hông, đùi, bắp chân hoặc đau sau khi hoạt động; tê/yếu của chân; lạnh da của bàn chân hoặc cẳng chân; lâu lành vết thương/loét ở cẳng chân, bàn chân hoặc ngón chân; thay đổi về màu da; da cẳng chân sáng bóng; lông mọc chậm hơn hoặc rụng lông cẳng chân và bàn chân; phản xạ yếu ở cẳng chân hoặc bàn chân; tăng trưởng chậm của móng chân; rối loạn chức năng cương dương ở nam giới.
Bệnh động mạch ngoại vi: Được đặc trưng bởi sự hạn chế lưu lượng máu bình thường do hẹp các mạch máu và động mạch. Khi các tĩnh mạch bị ảnh hưởng gây suy tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu trở về tim từ chân, gây giãn tĩnh mạch, sưng chân nặng và thay đổi màu da. Ngoài ra, xơ vữa động mạch gây hẹp và cứng động mạch do sự tích tụ mảng bám trong lòng động mạch. Theo thời gian, giảm lưu lượng máu ở chân có thể gây ngứa ran, tê, tổn thương thần kinh và mô. Nếu không được điều trị, có thể gây biến chứng đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Đau và tê bàn chân là một triệu chứng của tuần hoàn kém ở bàn chân.
Các cục máu đông: Cục máu đông bất thường bên trong các mạch máu một phần hoặc hoàn toàn có thể gây cản trở lưu lượng máu đến chân, làm tăng nguy cơ biến chứng, đe dọa tính mạng như thuyên tắc phổi, khi một cục máu đông ở chân vỡ ra và đi vào mạch phổi làm tắc mạch phổi.
Suy tĩnh mạch: Tĩnh mạch chân phình to do các van trong tĩnh mạch bị tổn hại dẫn đến lưu thông máu kém, có thể hình thành cục máu đông. Phụ nữ và những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao giãn tĩnh mạch chân.
Bệnh đái tháo đường: Một trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường là xơ vữa động mạch và tuần hoàn kém, có thể dẫn đến chứng chuột rút ở chân. Đồng thời có thể dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường, trong đó các dây thần kinh bị hư hỏng làm giảm cảm giác ở chân và bàn chân.
Béo phì: Cân nặng quá mức đặt thêm gánh nặng lên đôi chân. Người béo phì và ngồi lâu hoặc đứng liên tục cũng có thể gặp các vấn đề lưu thông máu kém do giãn tĩnh mạch và xơ vữa động mạch.
Bệnh Raynaud: Đặc trưng bởi dấu hiệu lạnh bàn tay và bàn chân do co thắt các động mạch nhỏ trong các khu vực cần cung cấp máu, dẫn đến lưu thông máu kém và làm lạnh các chi, đặc biệt là khi bạn đang gặp stress hoặc khi tiếp xúc với thời tiết lạnh.
Không ngồi hoặc đứng quá lâu: Tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, nên di chuyển xung quanh nhà hoặc văn phòng nhiều lần trong ngày. Nghỉ giải lao thường xuyên để vận động cơ bắp chân cải thiện lưu thông máu. Tốt nhất nên đi lại 5 phút sau 30 phút ngồi yên một chỗ.
Tập thể dục: Tập thể dục 30 phút hằng ngày để thúc đẩy lưu thông máu ở chân. Lý tưởng nhất là đi bộ, đi xe đạp, chạy, bơi lội, đi bộ đường dài và các bài tập chân khác. Tập yoga, thiền, thái cực quyền cũng giúp cải thiện lưu thông máu ở chân.
Mang giày thoải mái: Tránh mang giày cao gót, giày bó sát quá có thể cản trở lưu lượng máu. Nên mang giày thoải mái với đôi giày có gót thấp và lót đệm thích hợp.
Ngưng hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh động mạch ngoại biên. Bỏ thuốc lá ngay, lưu thông máu sẽ được cải thiện trong một vài tuần.
Bổ sung gingko: Một số bằng chứng cho thấy gingko có khả năng cải thiện lưu thông do có tác dụng giãn mạch máu. Liều khuyến cáo ginkgo 120-240mg/ngày, chia làm 2-3 lần.
Ăn ít muối: Ăn quá nhiều muối có thể gây giữ nước và sưng chân, gây áp lực lên tĩnh mạch, dẫn đến lưu thông kém. Nên ăn ít muối, tránh các loại thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh và thức ăn vặt. Uống đủ 6-8 ly nước lọc mỗi ngày để cải thiện lưu thông máu.
Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh: Nếu bạn bị béo phì hoặc thừa cân, nên cố gắng giảm trọng lượng dư thừa bằng cách ăn uống cân bằng, lành mạnh, tăng cường vận động. Một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp giữ cho hệ thống tuần hoàn của bạn làm việc hiệu quả hơn.
BS. Hải Châu
((Theo newhealthadvisor.com))
TS.BS.Trần Quang Nam – Trưởng Khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV. ĐHYD) cho biết biến chứng loét chân do đái tháo đường là một biến chứng khá phổ biến và là một trong những nguyên nhân nhập viện hàng đầu của người bị đái tháo đường. Ước tính hàng năm có khoảng 1 – 4% người bệnh đái tháo đường bị loét chân và 10 – 15% người bệnh đái tháo đường có ít nhất 1 lần loét chân trong đời từ khi được chẩn đoán mắc bệnh. Tất cả người bệnh đái tháo đường đều có khả năng bị loét chân. Tuy nhiên, tỉ lệ loét chân cao hơn ở những người có thời gian mắc bệnh kéo dài trên 10 năm, người bệnh kiểm soát đường huyết kém hoặc người bệnh có những biến chứng thần kinh ngoại biên, biến chứng mạch máu ngoại biên và biến dạng bàn chân.
Ca bệnh điển hình
BV. ĐHYD vừa tiếp nhận trường hợp bác N.T.L, 65 tuổi, quê ở Vĩnh Long, bị đái tháo đường týp 2 đến nay đã 18 năm. Ban đầu, người bệnh xuất hiện những triệu chứng mỏi chân, nặng chân, châm chích chân, đau bắp chân khi đi bộ khoảng 400m. Sau đó 2 tuần, ngón thứ 5 bàn chân phải của bác L. diễn biến hoại tử nặngvà được chỉ định cắt bỏ khi nhập viện địa phương. Tuy nhiên, sau khi đoạn chi, tình trạng hoại tử chân của người bệnh không chấm dứt mà còn lan sang ngón chân 3 và 4. Bác L. được chuyển lên điều trị tại BV. ĐHYD. Người bệnh được chẩn đoán nhiễm trùng hoại tử mỏm cụt kèm theo tắc động mạch vùng cẳng chân do xơ vữa động mạch. Các bác sĩ BV. ĐHYD đã thực hiện can thiệp tái thông động mạch bị tắc đưa máu tới nuôi bàn chân, sau đó cắt lọc mô và ngón chân hoại tử. Sau 12 tuần chăm sóc và theo dõi, vết thương của bác L. đã lành hoàn toàn.
Người bệnh đái tháo đường bị loét chân
Quy trình phối hợp liên chuyên khoa
TS.BS. Trần Quang Nam nhận định trong trường hợp này, bác L. có biến chứng tắc mạch máu kèm theo vết loét, nhưng ban đầu tình trạng bệnh chưa được chẩn đoán đầy đủ và thiếu sự phối hợp điều trị từ các chuyên khoa nên việc cắt lọc ngón chân cũng không chấm dứt hoại tử. BV. ĐHYD đã triển khai quy trình điều trị phối hợp liên chuyên khoa đối với vấn đề bàn chân đái tháo đường. Đây là phương thức điều trị đã được nghiên cứu trên thế giới cho thấy làm giảm tỉ lệ phải đoạn chi tới trên 50%. Cụ thể, xử trí vấn đề hẹp tắc mạch máu luôn cần phải xem xét đầu tiên trước khi thực hiện các phẫu thuật cắt lọc vết loét. Bác sĩ chuyên khoa mạch máu sẽ chỉ định can thiệp tái thông mạch máu giúp vết thương lành nhanh hơn, tiếp theo bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình hoặc tạo hình có vai trò quan trọng để cắt lọc mô hoại tử, ghép da và chỉnh hình biến dạng bàn chân. Chuyên khoa nội tiết đái tháo đường giúp người bệnh điều trị ổn định đường huyết, dùng kháng sinh, chăm sóc vết loét trong suốt quá trình điều trị. Ngoài ra, điều dưỡng sẽ tích cực thay băng chăm sóc vết thương hàng ngày, hướng dẫn người bệnh tập vận động để tránh loét tái phát, loét tì đè sau cắt lọc. Sự phối hợp toàn diện, chặt chẽ và liên tục của các chuyên khoa trong phương pháp điều trị loét chân do đái tháo đường, cùng những tiến bộ y học cho ra đời nhiều loại kháng sinh thế hệ mới để kiểm soát nhiễm trùng đã giúp tỉ lệ cứu sống chi cao gấp 3 lần so với trước đây.
Kỹ thuật can thiệp nội mạch có thể giúp phục hồi đến 90% các động mạch bị tắc nghẽn
ThS.BS. Lê Thanh Phong – Khoa Lồng ngực Mạch máu BV. ĐHYD cho biết cứ 2 người bị loét bàn chân đái tháo đường thì có 1 người cần tái thông động mạch để làm lành vết loét. Có 2 cách tái thông bao gồm can thiệp nội mạch và phẫu thuật bắc cầu. Những người bệnh loét chân do đái tháo đường thường có nhiều bệnh nặng kèm theo, nên không phù hợp để phẫu thuật. Do đó, hiện nay can thiệp nội mạch là sự lựa chọn đầu tiên cho dạng bệnh này. Chỉ tê tại chỗ và qua một vết đâm kim qua da, không gây đau đớn và mất máu, kỹ thuật can thiệp nội mạch có thể giúp phục hồi đến 90% các động mạch bị tắc nghẽn, giúp làm lành nhanh chóng vết thương bàn chân đái tháo đường.
Có thể phòng tránh được nếu người bệnh kiểm soát tốt chỉ số đường huyết
ThS.BS. Nguyễn Phúc Thịnh – Khoa Chấn thương chỉnh hình BV. ĐHYD chia sẻ, cắt lọc đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị các nhiễm trùng sâu của bàn chân đái tháo đường, giúp loại bỏ mô hoại tử, thoát lưu mủ, giảm thiểu nguy cơ lan rộng, giải phóng áp lực các khoang nhiễm trùng. Với các trường hợp nhiễm trùng sâu bàn chân, người bệnh cần được cắt lọc sớm.
Phòng tránh và chăm sóc bàn chân đái tháo đường
Các bác sĩ cũng khuyến cáo các biến chứng của đái tháo đường nói chung và biến chứng bàn chân nói riêng tuy rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu người bệnh kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, có chế độ theo dõi, thăm khám sức khỏe định kỳ và không nên bỏ qua dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể. Bệnh nhân cần bỏ thuốc lá; chọn giày vớ thích hợp, mang giày và vớ ngay cả khi ở trong nhà; giữ chân sạch và ẩm: lau chân bằng nước ấm, không ngâm chân, giữ ẩm bằng vaselin – tránh thoa vào vòng kẽ ngón; cắt móng chân cẩn thận bằng kìm chuyên dụng mỗi tuần 1 lần, dũa tròn các góc và khóe móng; dùng đá bọt để mài vết chai và dùng thuốc tiêu sừng; tập vận động để tăng cường máu nuôi, kê chân cao khi ngồi và tránh bắt chéo chân lâu.
Loét chân do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi không do chấn thương. Nếu vết loét có tình trạng lan rộng nhanh, nhiễm trùng nặng làm mất chức năng bàn chân, gây nguy cơ hoại tử thì các bác sĩ buộc phải đoạn chi để đảm bảo tính mạng cho người bệnh. Phương pháp điều trị bàn chân đái tháo đường mới hiện nay có sự phối hợp nhiều liên chuyên khoa như nội tiết, chấn thương chỉnh hình, can thiệp mạch máu, phục hồi chức năng… sẽ giúp giảm thiểu đến mức tối đa tỉ lệ người bệnh phải đoạn chi do đái tháo đường.
NGUYỄN HƯNG
Em năm nay 26 tuổi, bị bệnh tăng tiết mồ hôi, nhất là mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân. Vì vậy, nếu em đi giày thì chân rất hôi, thỉnh thoảng nổi mụn nước ngứa rất khó chịu. Xin hỏi bác sĩ bệnh này do đâu và chữa trị thế nào?
Ngô Văn Đông ([email protected]
Ra mồ hôi là phản ứng bài tiết bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ra quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Để giảm tiết mồ hôi có một số cách sau: Với người ra nhiều mồ hôi tay, chú ý thường xuyên rửa tay dưới vòi nước. Sử dụng một khăn tay nhỏ, hoặc giấy mềm để lau khô lòng bàn tay khi thấy mồ hôi và lau khô tay trước khi bắt tay người khác; bạn có thể sử dụng bột phấn rôm loại dùng cho trẻ em để rắc một chút vào lòng bàn tay, bàn chân, bột phấn rôm sẽ giúp hấp thu mồ hôi.
Trong một số trường hợp, việc ra nhiều mồ hôi còn bị kích hoạt bởi tình trạng stress; kiểm soát tình trạng stress hoặc tập một số môn thể thao như yoga để kiểm soát stress cũng là một biện pháp tốt để ức chế bài tiết mồ hôi quá mức. Biện pháp cuối cùng trong điều trị bệnh ra mồ hôi khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả là phẫu thuật cắt hạch giao cảm. Để khắc phục chứng hôi chân, như trên đã nói nguyên nhân gây mùi là do vi khuẩn có mặt trên da kết hợp với mồ hôi.
Do vậy, cần lưu ý thay giặt tất hằng ngày, dùng tất chất liệu cotton. Nếu có thể nên thay giày 6 tháng/lần và đi dép thoáng vào mùa nóng. Theo thư em nói, thỉnh thoảng mụn ngứa và bong da là do nhiễm nấm. Nếu có biểu hiện nhiễm nấm cần điều trị dứt điểm vì đây cũng chính là nguyên nhân gây hôi. Nên thường xuyên ngâm chân bằng nước muối loãng trước khi đi ngủ vừa giúp ngủ ngon lại phòng chống nấm và hôi chân.
BS. Vũ Lan Anh
Theo thống kê có gần 1/4 số bệnh nhân ĐTĐ sẽ bị loét chân và hơn 50% các ca loét chân bị nhiễm trùng, cần nhập viện điều trị và 1/5 số đó bị đoạn chi. Trên thế giới mỗi 30 giây, có 1 ca đoạn chi do hậu quả của ĐTĐ. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời các biến chứng bàn chân thì có thể ngăn ngừa được tới 85% các trường hợp bị đoạn chi.
Các yếu tố nguy cơ đoạn chi trên bệnh nhân ĐTĐ do mất cảm giác ở bàn chân, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thần kinh gây giảm tiết mồ hôi và da khô, nhiễm trùng vết loét, chai chân, kiểm soát đường huyết kém hoặc do mang giày dép không hợp lý.
Vì vậy việc chăm sóc bàn chân mỗi ngày là biện pháp phòng ngừa loét chân hữu hiệu.
Cách chăm sóc
Rửa sạch chân hàng ngày, rửa chân với nước sạch, không dùng nước nóng, lau khô bằng khăn mềm, chú ý lau khô kẽ ngón và không ngâm chân quá lâu trong nước. Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi dùng rửa chân.
Quan sát bàn chân hàng ngày xem có xuất hiện vết thương, vết loét hoặc bóng nước mới xuất hiện hay không, sự thay đổi nhiệt độ, màu sắc da (đỏ hoặc tím tái), phù chân, da khô, nứt nẻ, hay xuất hiện các nốt chai chân.
Nên cắt móng ngang, giũa các phần móng nhọn
Nên dùng dung dịch dưỡng ẩm – đặc biệt tốt cho trường hợp khô da, nứt da (nứt gót chân). Không nên thoa kem vào giữa các ngón hay dùng các loại thảo dược không rõ thành phần. Nên dùng kem chống nắng ở vùng da tiếp xúc ánh nắng.
Nên cắt móng ngang, giũa các phần móng nhọn, nhờ người giúp đỡ nếu móng quá dày. Không nên để móng quá dài, cắt da, lấy khóe móng vì dễ gây nhiễm trùng.
Đối với các nốt chai, bệnh nhân có thể dùng đá mài sau khi tắm, nên gặp nhân viên y tế để được gọt nốt chai. Không nên dùng lưỡi lam, dao cạo râu để gọt nốt chai dễ gây tổn thương, nhiễm trùng da.
Bệnh nhân nên chọn vớ len hoặc bông, không bó chặt ở miệng vớ đễ máu dễ lưu thông, đường may không gồ ghề.
Chọn mua giày thích hợp, nơi để ngón sâu và rộng rãi, đế cao su dày, có dây buộc hoặc khóa kéo để điều chỉnh phù hợp kích cỡ chân. Bên trong giày mềm mại, tránh đi giày cao gót.
Nên dùng dung dịch dưỡng ẩm
Những lưu ý về phòng ngừa
Nên mua vào buổi chiều, thử cả 2 chân, thử giày ở tư thế đứng, không bao giờ mang giày mới cả ngày.
Luôn kiểm tra giày dép trước khi mang. Đảm bảo mặt trong giày trơn nhẵn, không có dị vật.
Không bao giờ đi chân không để tránh dẫm phải vật nhọn gây trầy xước da.
Giữ cho máu lưu thông tốt đến bàn chân. Tập thể dục đều đặn. Không mang giày vớ quá chật. Không hút thuốc lá.
Tái khám định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi và giúp kiểm soát đường huyết, huyết áp và mỡ máu tốt hơn.
Việc phòng ngừa và phát hiện sớm các vấn đề về bàn chân sẽ giúp ngăn ngừa loét chân và đoạn chi trên bệnh nhân ĐTĐ. Ngoài ra, khi có bất kỳ vấn đề thắc mắc về bệnh hoặc phát hiện trên bàn chân của bạn có dấu hiệu bất thường, đừng ngại gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị tốt hơn.
BS. NGUYỄN THỊ DIỆU HUYỀN
Xin hỏi bác sĩ đó là bệnh gì? Cách khắc phục?
Nguyễn Văn Hùng ([email protected])
Bàn tay, bàn chân là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều yếu tố xung quanh, đặc biệt những người lao động chân tay hay người nội trợ thì bong tróc da tay, chân thường do yếu tố dị ứng với chất tiếp xúc. Tuy nhiên, bong da có thể là bệnh toàn thân như: rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin như: vitamin A, vitamin nhóm B, PP. Nhưng đại đa số trường hợp các bong tróc da tay thường không tìm được nguyên nhân.
Về điều trị tình trạng bong da, như trên đã nói, có nhiều nguyên nhân, do vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định nguyên nhân gây bong da để phòng tránh. Cụ thể, nếu bản thân có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn những thức ăn lạ, thức ăn có chất tanh, hải sản, hạn chế uống bia rượu và tuyệt đối kiêng tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa (dùng găng tay khi phải dọn dẹp nhà cửa hay rửa bát đĩa…); cần giữ cho da luôn sạch, có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da giúp giữ ẩm cho da. Bổ sung các vitamin nhóm B, vitamin A, tốt nhất là từ nguồn thực phẩm tươi sạch hằng ngày, uống nhiều nước cũng là những biện pháp hỗ trợ cho làn da. Nếu da bong nhiều, kéo dài kèm theo ngứa nhiều, chảy nước, nhiễm khuẩn…, cần đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều cần chú ý, những người uống nhiều rượu là một trong những nguyên nhân gây thiếu vitamin nên hay gặp bong da, vì vậy, nếu hay uống rượu, cần bỏ rượu. Không những thế, rượu còn gây nhiều chứng bệnh khác như gan nhiễm mỡ, xơ gan…
BS. Vũ Lan Anh