bầm tím – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:29:48 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bầm tím – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bầm tím da thường xuyên – Bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/bam-tim-da-thuong-xuyen-benh-gi-13714/ Sun, 05 Aug 2018 05:29:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bam-tim-da-thuong-xuyen-benh-gi-13714/ [...]]]>

[email protected]

Bầm tím da có nhiều nguyên nhân. Bầm tím trên da có thể chỉ đơn thuần là tổn thương thành mạch sau chấn thương, ngoài ra còn có thể do những nguyên nhân gây rối loạn quá trình đông máu như giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu, rối loạn các yếu tố đông máu hoặc tổn thương thành mạch mắc phải. Do thiếu vitamin, dùng thuốc, di truyền từ mẹ,… Khi cơ thể không sản xuất đủ tiểu cầu hoặc tiểu huyết cầu không đảm đương hết vai trò thì dù không có va chạm thương tích, tình trạng xuất huyết dưới da rất dễ xảy ra.

Thông thường sau 2-5 ngày, các vết bầm này sẽ thay đổi màu sắc từ màu đỏ sẫm qua màu xanh rồi màu vàng và từ từ biến mất.Nhiều người bị như thế và các vết bầm tự mất đi. Nhưng cũng cần đề phòng những trường hợp vết bầm không đau, không ngứa này lại là biểu hiện bệnh lý nguy hiểm như bệnh đa hồng cầu, xơ gan,…

Nếu vết bầm không chỉ có ở chân tay, tự nhiên xuất hiện và lan ra khắp người kèm theo các biểu hiện bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, mắt mờ, sốt về đêm, rong kinh… thì có thể là vấn đề bệnh lý. Bạn có thể tự theo dõi để xem các vết bầm tím của mình xuất hiện như thế nào và mất đi ra sao, có kèm theo các dấu hiệu sức khỏe khác không. Khi bạn thấy bất thường nên đến bệnh viện, làm các xét nghiệm để  bác sĩ chẩn đoán, nếu cần thì điều trị sớm.

BS. Nguyễn Thanh

]]>