Bài thuốc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 20 Jul 2018 01:25:58 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Bài thuốc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bài thuốc trị bí tiểu http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-bi-tieu-5755/ Fri, 20 Jul 2018 01:25:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-bi-tieu-5755/ [...]]]>

Thực chứng là do thấp nhiệt (viêm đường tiết niệu), ứ huyết (sỏi đường tiết niệu, sang chấn). Hư chứng là do công năng của thận bị giảm sút, không khí hóa được bàng quang hoặc do thân dịch giảm, thận âm hư, nước không xuống bàng quang để bài tiết ra ngoài. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh:

Bí tiểu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu (thấp nhiệt ở hạ tiêu): Người bệnh tiểu ít tiểu buốt rắt, khát nước, sốt, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác. Phép chữa là thanh nhiệt lợi thấp. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Bát chính tán: mộc thông, xa tiền tử, cù mạch, sơn chi tử, biển súc, hoạt thạch mỗi vị 12g; chích cam thảo 6g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: vỏ núc nác, thạch hộc, quả dành dành mỗi vị 12g; rau má 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu nặng có thể 2  thang.

Bài 3: dành dành 7 quả, tỏi 1 củ. Giã nát đắp vào rốn.

Bí tiểu do sỏi đường tiết niệu, sang chấn: Người bệnh đau vùng hạ vị dữ dội, tiểu ra máu, có khi bí tiểu. Phép chữa là hoạt huyết lợi niệu. Dùng bài “Bát chính tán” thêm kim tiền thảo 40g, tam thất 4 – 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bí tiểu do thận hư không khí hóa được bàng quang: Người bệnh đi tiểu từng giọt không hết, rặn kém, nặng hơn thì bí tiểu, sắc mặt trắng nhợt, toàn thân yếu, lưng lạnh, lưng gối mỏi, sợ lạnh, mạch trầm tế. Phép chữa là ôn bổ thận dương (bổ thận ôn dương lợi khiếu). Dùng 1 trong các bài:

Bài 1: Hương nhung hoàn: xạ hương 0,4g; lộc nhung, trầm hương mỗi vị 4g; phụ tử chế, phá cố chỉ, nhục thung dung, thục địa, đương quy mỗi vị 12g. Tán bột làm viên uống ngày 5 – 10g.

Bài 2: thục địa, hoài sơn, ngưu tất, sa tiền tử mỗi vị 12g; sơn thù, phục linh, trạch tả, đan bì, phụ tử chế mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu kèm tỳ hư, người mệt, thở gấp, mệt mỏi, bỏ thục địa, thêm hoàng kỳ 12g, đẳng sâm 12g, thăng ma 4g.

Bài 3: cao ban long 20g; bông mã đề, rễ cỏ tranh mỗi vị 12g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Đình Thuấn

]]>
Bài thuốc trị chán ăn ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-chan-an-o-tre-5747/ Fri, 20 Jul 2018 01:25:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-chan-an-o-tre-5747/ [...]]]>

Để cải thiện tình hình chán ăn ở trẻ, chăm sóc con tốt hơn, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y điển hình để bạn đọc tham khảo và áp dụng. Tùy từng nguyên nhân, biểu hiện chán ăn ở trẻ mà dùng bài thuốc phù hợp.

Do thực tích ở trường vị

Biểu hiện: Trẻ ăn uống ngày càng sút kém, thường đau bụng, sờ vào khó chịu, đại tiện phân có mùi khắm, rêu lưỡi dày nhớt, mạch huyền hoạt.

Điều trị: Tiêu thực đạo trệ.

Bài thuốc Tiêu tích tán: thần khúc 6g, mạch nha (sao vàng) 6g, chỉ xác 3g, sơn tra (sao cháy sém) 6g, kê nội kim 3g.

Cách dùng: Ngày uống một thang đổ 500ml nước, sắc lấy 100ml chia 3 lần uống trong ngày. Cho trẻ uống 7 ngày liên tục.

Do tỳ thấp làm khốn đốn trung tiêu, tỳ mất sự kiện vận

Biểu hiện: Sau một thời gian chán ăn, bụng trướng đầy, đại tiện phân lỏng, hoặc đi ra thức ăn chưa tiêu hóa, thể trạng gầy, sắc mặt trắng nhợt, có trường hợp nôn ra thức ăn, thích nóng, sợ lạnh, tay chân lạnh, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng nhớt.

Bài thuốc trị chán ăn ở trẻVị thuốc sơn tra có công dụng tiêu thực trong bài thuốc “tiêu tích tán”.

 

Điều trị: Ôn trung kiện bổ vận hóa tỳ vị.

Bài thuốc Ôn trung vận tỳ thang: hắc phụ tử (chế) 3g, can khương 2g, nhục quế 2g, bạch truật (sao) 6g, thương truật (sao) 5g, kê nội kim 5g, thần khúc 10g, thanh bì 5g, cam thảo 3g, phục linh 6g, sơn tra (sao cháy sém) 10g, chỉ thực (sao) 6g, trần bì 5g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày. Gia giảm: Nếu tỳ vị không vận hóa sinh ra chứng tiết tả, nôn mửa, tích trệ gia: sa nhân 6g, ý dĩ 10g. Nếu có kiêm chứng nôn mửa gia bán hạ (chế) 6g, tô diệp ngạnh 6g, nhục đậu khấu 6g. Nếu tích trệ nặng gia: tân lang 5g, la bặc tử 6g, cốc nha 10g, mạch nha 10g.

Do thấp trọc ngăn trở làm tỳ hư không vận hóa được

Biểu hiện: Trẻ ăn uống kém trong một thời gian khá dài, người gầy còm, mặt vàng, bụng trướng, rêu lưỡi nhớt.

Điều trị: Mạnh tỳ hòa trung hóa thấp.

Bài thuốc Chiêm thị nghiệm phương: xuyên phác hoa 10g, hoàng cầm (sao) 6g, chỉ xác (sao) 6g, hoắc hương 6g, phục linh 8g, uất kim 6g, bạch truật (sao) 8g, đại phúc bì 6g, bán hạ (sao nước gừng) 6g, thần khúc 8g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày. Uống sau khi ăn, khi thuốc còn ấm.

Do khí âm đều hư

Biểu hiện: Trẻ chán ăn lâu ngày, cơ thể gầy còm, khát nước, tay chân nóng, da khô, đại tiện táo bón.

Điều trị: Bồi bổ khí âm, điều hòa tỳ vị.

Bài thuốc Bình bổ phương: đảng sâm 9g, trần bì 5g, hoài sơn 9g, ô mai 3 quả, bạch truật (sao) 9g, phục linh 6g, cam thảo 3g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn. Nếu bệnh thiên về vị (dạ dày) âm hao tổn gia: thạch hộc 6g, mạch môn 6g, sinh cốc nha, sinh mạch nha đều 6g. Để dưỡng vị kích thích tiêu hóa. Nếu bệnh thiên về tỳ khí hư yếu gia: hoàng kỳ 9g, thương truật 6g là các vị thuốc cam ôn để làm mạnh tỳ.

Do tỳ âm hư

Biểu hiện: Trẻ có kiêm chứng lòng bàn tay, bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ bệu, ít rêu.

Điều trị: Dưỡng tỳ, bổ âm ích khí sinh tân dịch.

Bài thuốc Tư tỳ ẩm: sâm Cao ly 5g, liên nhục 10g, bạch thược 6g, kê nội kim 6g, cát căn 3g, đại táo 2 quả, hoài sơn 10g, biển đậu (sao) 10g, mạch nha (sao) 10g, sơn tra (sao) 10g, ý dĩ 10g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn, khi thuốc còn ấm.

Ghi chú: Bài thuốc này dùng cho trẻ 3-5 tuổi.

TTND. BS. Nguyễn Xuân Hướng

]]>
Bài thuốc trị chứng đau vai gáy http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-chung-dau-vai-gay-5745/ Fri, 20 Jul 2018 01:24:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-chung-dau-vai-gay-5745/ [...]]]>

Đau vai gáy làm hạn chế vận động của cánh tay. Ngoài điều trị bằng thuốc, nên kết hợp với châm cứu xoa bóp, vật lý trị liệu để tăng hiệu quả trong điều trị. Sau đây là một số bài thuốc trị theo nguyên nhân:

Đau vai gáy do phong hàn thấp

Đau do phong hàn thường nhẹ, không kéo dài, tính chất mức độ không kịch liệt, giới hạn hẹp vùng bả vai. Người bệnh có cảm giác căng cứng ở cổ, cơ vùng vai, cảm giác lạnh, sợ lạnh sợ gió, chườm nóng xoa bóp dễ chịu, rêu lưỡi trắng mạch phù.

Nếu do hàn thấp tính chất đau kịch liệt hơn, kéo dài dai dẳng, người bệnh cảm giác trĩu nặng vai, khi vận động đau tăng làm tổn thương chính khí, làm khí hư tự đổ mồ hôi, đoản hơi, mệt nhọc, rêu lưỡi trắng mạch nhược.

Phép trị là ôn kinh tán hàn khu phong hoạt huyết. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang: hoàng kỳ, đại táo, bạch thược, sinh khương mỗi vị 12g; quế chi 8g. Gia đương qui 12g, khương hoàng 8g, tang chi 12g. Sắc uống.

Bài 2: Quyên tý thang: khương hoạt 8g, khương hoàng 4g; đương qui, hoàng kỳ, bạch thược mỗi vị 12g; phòng phong 8g, cam thảo 4g, sinh khương 3 lát. Sắc uống.

Nếu do hàn thấp nặng, phép trị là ôn kinh tán hàn trừ thấp bổ khí dưỡng huyết. Dùng bài Ô đầu thang: ô đầu 12g, bạch thược 12g, ma hoàng 6g, hoàng kỳ 16g, cam thảo 4g. Gia xương truật, bạch truật, phục linh mỗi vị 12g; phòng kỷ 8g. Sắc uống.

Đau vai do huyết ứ: Do chấn thương hay do bệnh kéo dài điều trị không khỏi phần nhiều có kèm theo huyết ứ. Người bệnh có biểu hiện đau nhói, cơ gân vùng vai cứng nhắc và teo cơ, lưỡi tía tối có ban ứ huyết, hạn chế vận đông rõ rệt. Phép trị là trừ hàn ôn bổ khí huyết kết hợp với hoạt huyết hóa ứ. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Tứ vật đào hồng gia giảm: xuyên khung, hồng hoa, xuyên sơn giáp, đương qui mỗi vị 8g; thục địa 12g, bạch thược 12g; đào nhân, khương hoàng, nhũ hương, một dược mỗi vị 6g;, thổ miết trùng 4g. Sắc uống.

Bài 2: Quyên tý thang: khương hoạt, đương qui, phòng phong mỗi vị 8g; hoàng kỳ 12g, bạch thược 12g, cam thảo 4g, sinh khương 3 lát. Gia nhũ hương, khương hoàng, một dược mỗi vị 6g… để tăng cường hoạt huyết hóa ứ.

TS. Trần Lập Công

]]>
Bài thuốc trị chứng chân tay ra mồ hôi http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-chung-chan-tay-ra-mo-hoi-2438/ Wed, 18 Jul 2018 18:57:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-chung-chan-tay-ra-mo-hoi-2438/ [...]]]>

Thấp ứ lâu hóa nhiệt uất hóa lại hun đốt tỳ vị làm tân dịch trong vị đạt ra chân tay ra mồ hôi, bụng trướng đầy chán ăn, thân thể nặng nề.

Nếu tỳ vị khí hư (do đói no, mệt nhọc hại tỳ) thì thấy mệt nhọc đoản hơi yếu sức, chân tay không ấm. biếng ăn, đại tiện lỏng. Còn nếu do nhiệt lâu tỳ vị làm thương âm làm họng khô, không muốn ăn, hay nôn… Sau đây là một số bài thuốc trị ra mồ hôi tay chân theo từng thể lâm sàng.

Chân tay ra mồ hôi do tỳ vị thấp nhiệt

Người bệnh biểu hiện chân tay ra mồ hôi, ngực bụng trướng đầy, biếng ăn, thân thể nặng nề, tiểu tiện sẻn vàng đỏ, ra mồ hôi chân tay. Rêu lưỡi vàng nhớt mạch nhu sác hay nhu hoạt. Phép điều trị: Thanh nhiệt táo thấp hòa trung. Dùng bài thuốc:

Bài 1: Liên phác ẩm: hậu phác, thạch xương bồ, lô căn, hoàng liên, đậu xị, bán hạ chế mỗi vị 8g; chi tử 10g. Sắc uống.

Bài 2: Vị linh thang: xương truật, bạch truật, trạch tả mỗi vị 12g; hậu phác 19g, trần bì 8g, phục linh 8g, trư linh 10g, cam thảo 4g, sinh khương 5 lát. Sắc uống.

Chân tay ra mồ hôi do tỳ vị khí hư

Người bệnh mệt nhọc, đoản hơi biếng nói, chân tay không ấm, đại tiện có khi không thành khuôn, ra mồ hôi chân tay, lưỡi nhợt mạch hư nhược. Phép điều trị là bổ ích tỳ khí. Dùng bài Sâm linh bạch truật tán gia giảm: đảng sâm, bạch truật, hoài sơn, liên nhục, ý dĩ nhân, bạch biển đậu mỗi vị 12g; phục linh 10g, sa nhân 6g, cát cánh 6g, cam thảo 4g, đại táo 15g. Sắc uống.

Chân tay ra mồ hôi do tỳ vị âm hư

Người bệnh biểu hiện họng ráo, không muốn ăn, nôn khan hay nấc, miệng khô, đại tiện không đều, lưỡi đỏ ít rêu, ra mồ hôi chân tay. Phép điều trị là tư dưỡng vị âm. Dùng bài thuốc Sa sâm mạch đông thang: sa sâm, mạch môn, bạch biển đậu, ngọc trức mỗi vị 12g; thiên hoa phấn 8g, tang diệp 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.

TS.BSCK2. Trần Lập Công

]]>
Bài thuốc trị nhược dương, bổ ngũ tạng http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-nhuoc-duong-bo-ngu-tang-2405/ Wed, 18 Jul 2018 18:54:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-nhuoc-duong-bo-ngu-tang-2405/ [...]]]>

Ông đã đưa ra phương pháp điều trị bằng cách bổ đều 5 tạng khiến tinh huyết của 5 tạng ngày một nhiều và chuyển về thận, từ đó không cần làm cho cường dương mà dương vẫn tự cường.

Theo Y học hiện đại, nhược dương (yếu sinh lý) là tình trạng không có khả năng hoặc không duy trì được tình trạng cương cứng “cậu nhỏ”, do đó không làm thỏa mãn được bạn tình. Có nhiều nguyên nhân gây yếu sinh lý ở nam giới như: do thần kinh căng thẳng, làm việc quá sức dẫn đến stress; do lo sợ quá mức kéo dài; do thiếu hormon nam testosteron; do mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch…

Tỏa  dương là vị thuốc trong bài “Tỏa dương cố tinh hoàn gia vị” trị can thận hư, di tinh, mộng tinh.

Tỏa dương là vị thuốc trong bài “Tỏa dương cố tinh hoàn gia vị” trị can thận hư, di tinh, mộng tinh.

Nam giới bị nhược dương do can khí hư có biểu hiện dương vật khó cương, cương không được lâu hoặc không cương được, đi bộ nhanh mỏi cơ, có khi miệng đắng, đau tức hông sườn do can âm hư. Phép trị: bổ can thận, ích khí, sinh huyết. Sau đây là 3 bài thuốc trị bệnh:

Bài 1: Tả quy hoàn: thục địa 20g; hoài sơn, sơn thù, quy bản, câu kỷ mỗi loại 14g; lộc giác, ngưu tất, thỏ ty tử, đỗ trọng, toả dương mỗi loại 12g. Sắc uống hoặc làm hoàn uống. Tác dụng: tư bổ can thận… Trị sinh lý yếu, dương vật khó cương do can thận hư suy.

Trong bài: Thục địa tư thận dưỡng tinh là chủ dược. Sơn thù dưỡng can sáp tinh. Sơn dược bổ tỳ cố tinh. Trạch tả thanh thận tả hỏa giảm bớt tính nê trệ của thục địa. Đơn bì thanh can hỏa giảm bớt tính ôn của sơn thù. Bạch linh kiện tỳ trừ thấp giúp hoài sơn kiện tỳ. Thỏ ty tử, câu kỷ tử bổ ích can thận. Quy bản, lộc giác tuấn bổ tinh huyết. Ngưu tất, tỏa dương bổ thận, mạnh gân cốt.

Gia giảm: Nếu quan hệ thấy người mệt mỏi vã mồ hôi, gia hoàng kỳ, nhân sâm. Nếu hay mơ xuất tinh, gia khiếm thực, kim anh. Nếu người nóng sốt về chiều, gia miết giáp, địa cốt bì.

Bài này còn dùng chữa viêm thận mạn, di tinh, viêm tiền liệt tuyến mạn tính, đau lưng, phụ nữ vô sinh.

Bài 2: Tỏa dương cố tinh hoàn gia vị: câu kỷ 14g, chỉ thực 8g, tật lê 24g, phúc bồn tử 16g; sa uyển, sơn thù, thỏ ty tử, tục đoạn, liên tu, tỏa dương mỗi loại 12g. Làm hoàn 20g uống với nước muối nhạt, lúc đói hoặc sắc uống. Tác dụng: ôn thận, sáp tinh. Trị can thận hư, di tinh, mộng tinh.

Bài 3: Hữu quy ẩm: thục địa 20g, hoài sơn 18g, sơn thù 16g; phục linh, trạch tả, quế chi, đơn bì, nhân sâm mỗi loại 12g; câu kỷ 14g, đỗ trọng 14g, cam thảo 4g, phụ tử 4g. Tán bột hoặc sắc uống. Công dụng: ôn bổ can thận… Trị nhược dương can thận khí hư.

Lương y Minh Phúc

]]>
Bài thuốc trị chứng thống kinh http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-chung-thong-kinh-2364/ Wed, 18 Jul 2018 13:48:05 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-chung-thong-kinh-2364/ [...]]]>

Do can uất khí trệ, huyết ra không thông

Trước khi hành kinh hoặc khi đang hành kinh bụng dưới nặng trệ, đau, lượng kinh có thể nhiều, có thể ít, màu kinh tía tối, có hòn cục, hai mạng sườn đau, hai bầu vú căng trướng, mạch huyền.

Điều trị: lý khí hoạt huyết, giải uất chỉ thống.

Bài thuốc “Tiêu thống phương”: sài hồ 6g, huyền hồ sách 12g, bạch thược 12g, khổ luyện tử (hạt xoan rừng) 12g, đương quy 12g, hương phụ (chế) 12g, ngũ linh chi 12g, uất kim 8g, bồ hoàng 12g. Gia giảm: Nếu kinh nguyệt đến trước kỳ, lượng kinh ra nhiều, màu đỏ gia đan bì 8g, hắc chi tử 8g, xuyến thảo 8g, hoàng cầm 6g. Nếu kinh ra có huyết cục, màu đỏ thẫm, gia đan sâm 12g, trạch lan (lá mần tưới) 12g. Nếu bụng trướng đầy, lạnh mà đau, gia: ngô thù du 6g, quế chi 8g, sài hồ giảm xuống 3g, uất kim giảm xuống 6g. Nếu trước khi hành kinh hai bầu vú trướng đau gia, thanh bì 6g, quất diệp 6g, quất hạch 4g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói.

Trường hợp bụng đau nhiều, huyết ra có nhiều hòn cục

Điều trị: sơ can lý khí, hành huyết chỉ thống.

Bài thuốc “Thư can lý khí hoạt huyết thang”: đương quy 12g, ô dược 10g, xuyên khung (sao) 6g, trần bì 12g, huyền hồ sách (sao dấm) 10g, đảng sâm 15g, bạch thược (sao dấm) 15g, hương phụ (sao dấm) 10g, sài hồ 10g, trước khi hành kinh 7 ngày có hiện tượng đau tức hai mạng sườn, hai bầu vú căng trướng thì trước đó 3 ngày cho uống bài thuốc này. Hoặc có hiện tượng hàn tích huyết ứ đau bụng dưới trướng đầy, trước khi hành kinh 10 ngày cho uống bài này. Nếu có hiện tượng khí trệ huyết ứ sau khi sạch kinh 3 ngày cho uống cả chu kỳ kinh.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói.

Bài thuốc trị chứng thống kinhVị thuốc huyền hồ sách chữa các bệnh đau bụng do khí huyết ngưng trệ.

 

Do khí trệ huyết ứ lâu ngày sinh chứng thống kinh

Triệu chứng: Khi hành kinh huyết ra nhiều có huyết cục màu đen, bụng đau dữ dội. Điều trị: hành khí phá huyết thông kinh chỉ thống.

Bài thuốc “Hoạt huyết tán ứ thang”: đương quy vĩ 12g, đan bì 8g, lưu ký nô 12g, tô mộc 12g, ô dược 12g, xích thược 12g, huyền hồ sách 12g, xuyên khung 8g, nhục quế 6g, sinh địa 8g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Thống kinh có kiêm chứng âm hư huyết nhiệt

Điều trị: điều lý can (gan) khí, hoạt huyết hóa ứ, dục âm lương huyết.

Bài thuốc “Lý khí hóa ứ thang”: thích tật lê 18g, nữ trinh tử, phúc bồn tử, hạn liên thảo đều 24g, đương quy, xuyến thảo, câu đằng, sinh bồ hoàng, sinh địa, huyền hồ sách, ngũ linh chi, giá trùng đều 10g, giới bạch, sinh bạch thược đều 12g, xuyên khung, tân lang, thủy điệt đều 6g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Hoặc tán bột làm viên hoàn mật ong mỗi viên 5g, ngày uống 3 lần mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn, uống với nước đun sôi để ấm.

Do hàn ngưng tụ sinh chứng đau bụng khi hành kinh

Triệu chứng: bụng dưới lạnh đau dữ dội kinh ra hòn cục màu đen. Điều trị: hoạt huyết hóa ứ hành khí giảm đau.

Bài thuốc “Điền thất thống kinh giao”: tam thất bột 12g, ngũ linh chi (sao dấm) 12g, xuyên khung 8g, tiểu hồi hương 12g, bồ hoàng 12g, huyền hồ sách 12g, mộc hương 6g, đại mạch 12g. Các vị thuốc trên tán bột mịn, ngày uống 3 lần mỗi lần uống 10g với nước đun sôi để ấm.

Do dương hư âm thịnh khí huyết ngưng tụ sinh chứng thống kinh

Triệu chứng: Kỳ kinh đến muộn, lượng kinh ra ít, bụng đau dữ dội, tay chân lạnh, sắc mặt không tươi, có trường hợp nôn mửa, tự ra mồ hôi, mạch trầm khẩn.

Điều trị: Ôn dương khu hàn hoạt huyết hóa ứ điều kinh chỉ thống.

Bài thuốc “Hàn ngưng thống kinh nghiệm phương”: phụ tử chế 6g, ngô thù du 5g, can khương 6g, sinh cam thảo 5g, tế tân 3g, xuyên khung (sao) 10g, nhục quế 5g, hồ lô ba 12g, ngải diệp 5g, bổ cốt chỉ 12g, đương quy (sao) 12g. Gia giảm: Nếu bệnh nhân không nôn mửa, bụng dưới trướng đau, bỏ ngô thù du, can khương, gia tiểu hồi hương 5g, tân lang 12g. Nếu hàn kết nặng đau lâu ngày không khỏi gia xuyên ô (chế) 5g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Do trung tiêu hư hàn, làm khí ngưng huyết trệ thống kinh

Triệu chứng: Khi hành kinh bụng đau, trướng đầy, mỏi lưng, ăn kém, nôn mửa, lượng kinh ra ít, mạch huyền tế.

Điều trị: Ôn trung điều lý hoạt huyết thông khí, giảm đau thông kinh.

Bài thuốc “Ôn trung điều lý phương”: Can khương 5g, hồng hoa 15g, một dược 10g, huyền hồ sách 30g, nhũ hương 10g, nhục quế 6g, hương phụ (chế) 12g, hậu phác 10g, tam lăng 10g, ích mẫu 30g, mộc hương 9g, ô dược 10g, trầm hương 10g, chỉ thực 9g, xuyên khung 9g, nga truật 10g, đào nhân 10g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

TTND.BS: Nguyễn Xuân Hướng

]]>
Bài thuốc trị nha chu viêm http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-nha-chu-viem-2322/ Wed, 18 Jul 2018 04:51:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-nha-chu-viem-2322/ [...]]]>

Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất răng do xương và các mô liên kết quanh chân răng bị phá hủy, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh nha chu viêm nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất răng do xương và các mô liên kết quanh chân răng bị phá hủy.

Bệnh nha chu viêm nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất răng do xương và các mô liên kết quanh chân răng bị phá hủy.

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây nha chu viêm là do bị kích thích kết hợp với phong nhiệt gây nên. Nếu bệnh cấp tính thuộc chứng thực, lâu ngày vị âm hư, thận âm hư, tân dịch giảm gây hư hỏa bốc lên thành bệnh mạn tính thuộc chứng hư. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể.

Thể cấp tính: Người bệnh có biểu hiện chân răng sưng đỏ, đau, ấn mạnh có thể ra mủ, trường hợp nặng có thể sốt, ăn kém, táo bón, có hạch ở dưới hàm. Phương pháp chữa là sơ phong, thanh nhiệt, tiêu thũng. Dùng bài thuốc:

Bài 1: ngưu bàng tử 12g, bạc hà 8g, hạ khô thảo 16g, kim ngân hoa 16g, bồ công anh 20g, gai bồ kết 8g. Sắc uống.

Bài 2 – Ngưu bàng giải cơ thang gia giảm: ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, hạ khô thảo 8g, chi tử 12g, kim ngân 20g, liên kiều 20g, tạo giác thích 20g, xuyên sơn giáp 6g. Sắc uống.

Ngưu bàng tử (quả chín khô của cây ngưu bàng) là vị thuốc trong bài “Ngưu bàng giải cơ thang gia giảm” trị viêm nha chu cấp tính.

Ngưu bàng tử (quả chín khô của cây ngưu bàng) là vị thuốc trong bài “Ngưu bàng giải cơ thang gia giảm” trị viêm nha chu cấp tính.

Bài 3 – Thanh vị thang gia giảm: thăng ma 4g, hoàng liên 8g, sinh địa 20g, đan bì 8g, thạch cao 40g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 8g. Sắc uống.

Kết hợp day ấn các huyệt giáp xa, hạ quan, hợp cốc, nội đình.

Thể mạn tính: người bệnh có biểu hiện chân răng đỏ viêm ít, có mủ chân răng, đau ít, răng lung lay, miệng hôi, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác. Phương pháp chữa là dưỡng âm thanh nhiệt. Dùng bài Lục vị hoàn gia giảm: trạch tả, đan bì, sơn thù, phục linh, tri mẫu, hoàng bá mỗi vị 8g; ngọc trúc, thăng ma, bạch thược, thục địa, hoài sơn, kỷ tử mỗi vị 12g. Sắc uống.

Kết hợp day ấn các huyệt: giáp xa, hạ quan, hợp cốc, nội đình, túc tam lý, thận du, thái khê.

Vị trí huyệt:

Giáp xa: Cắn chặt răng lại, huyệt ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm dưới 1 khoát ngón tay, đè vào chỗ trũng có cảm giác ê tức.

Hạ quan: Khi ngậm miệng lại, huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má, nơi góc phía trước của mỏm tiếp xương thái dương và lồi cầu xương hàm dưới.

Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.

Nội đình: Nơi nối thân với đầu sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa kẽ ngón chân thứ 2 và thứ 3.

Thận du: Dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1,5 tấc.

Túc tam lý: Dưới mắt gối ngoài 3 tấc, phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay, nơi cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chầy và xương mác.

Thái khê: Tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau.

Lương y Đình Thuấn

]]>
Bài thuốc hỗ trợ trị thừa cân – béo phì http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-ho-tro-tri-thua-can-beo-phi-2269/ Wed, 18 Jul 2018 04:49:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-ho-tro-tri-thua-can-beo-phi-2269/ [...]]]>

Đặc biệt là công năng thăng thanh giáng trọc của tỳ bị ảnh hưởng biến thành đàm thấp tích tụ lại ở cơ nhục bì phu mà gây béo phì.

Có nhiều nguyên nhân gây béo phì: Thận khí không đủ, không thể hóa khí hành thủy, trợ tỳ kiện vận, thông điều thủy đạo mà thấp trọc nội kết tràn ra bì phu gây béo phì.

Tỳ thận dương hư, can đởm thất điều, không bài xuất được đàm trọc, thủy thấp đình trệ cũng làm cho khí cơ không được lưu thông, mạch đạo không lợi, do đó bệnh thường kết hợp với khí trệ hoặc huyết ứ… Vì vậy, béo phì đa phần là do bản hư tiêu thực; bản hư lấy khí hư làm chủ, tiêu thực lấy đàm trọc làm chủ, thường kiêm có thủy thấp, cũng có thể có khí trệ, huyết ứ.

Bài thuốc hỗ trợ trị thừa cân - béo phìVị thuốc phòng kỷ trong bài thuốc “Phòng kỷ hoàng kỳ thang gia giảm”.

Tùy từng thể bệnh mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:

Tiêu đạo pháp: Gặp ở những người ăn ít mà vẫn béo phì, mệt mỏi ngại vận động, sau ăn bụng trướng đầy khó tiêu, rêu lưỡi trắng.

Bài thuốc: Bảo hòa hoàn gia giảm. Sơn tra 20g, thần khúc 12g, mạch nha 10g, bán hạ 10g, phục linh 10g, trần bì 8g, liên kiều 8g, lai phục tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Hóa thấp pháp: Do tỳ hư vận hóa không tốt làm cho thấp tụ lại mà gây béo phì. Biểu hiện người mệt mỏi, ăn uống không ngon, tâm ngực đầy tức, rêu lưỡi bẩn, mạch trầm tế.

Bài thuốc: Phòng kỷ hoàng kỳ thang gia giảm. Phòng kỷ 10g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 12g, cam thảo 8g, sinh khương 6g, đại táo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Khứ đàm pháp: Do đàm trọc gây béo phì. Biểu hiện các chứng khí hư, ngực đầy tức, đầu nặng, thích ngủ, ngại vận động, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch hoạt.

Bài thuốc: Ôn đởm thang gia giảm. Bán hạ 10g, trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, quất bì 10g, phục linh 12g, sinh khương 8g,  cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lợi thủy pháp: Hay gặp ở những người béo bệu. Biểu hiện: mặt phù, chân phù, tiểu tiện ít, bụng trướng, đại tiện nát, mạch trầm tế.

Bài thuốc: Đạo thủy phục linh thang gia giảm. Xích linh 10g, mạch môn đông 12g, trạch tả 10g, bạch truật 12g, tang bạch bì 10g, tử tô 6g,  binh lang 8g, mộc qua 10g, đại phúc bì 8g, trần bì 8g, sa nhân 8g, mộc hương 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thông phủ pháp: Thường gặp ở những người béo phì do ăn nhiều đồ béo ngọt, uống rượu nhiều, đại tiện bí kết, đàm trọc tích tụ, phủ khí không thông mà kèm theo có bụng trướng, tức ngực khó chịu, rêu lưỡi vàng dày, mạch thực.

Bài thuốc: Phòng phong thông thánh tán gia giảm. Phòng phong 8g, kinh giới 6g, bạc hà 8g, liên kiều 8g, cát cánh 12g, xuyên khung 10g, đương quy 12g, bạch thược 10g, bạch truật 12g, chi tử 8g, đại hoàng 8g, mang tiêu 8g, thạch cao 15g, hoàng cầm 12g, hoạt thạch 20g, cam thảo 8g, ma hoàng 8g. Sắc uống ngày 1 thang

Sơ lợi pháp: Người béo phì kiêm có can uất khí trệ hoặc huyết ứ; lâm sàng biểu hiện đau mạng sườn, cấp táo, huyễn vựng, mệt mỏi, bụng trướng, miệng đắng, phiền muộn, phụ nữ kinh nguyệt không đều, kinh bế hoặc trước kỳ kinh nhũ phòng trướng đau, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.

Bài thuốc: Đại sài hồ thang gia giảm. Sài hồ 15g, hoàng cầm 9g, đại hoàng 6g, chỉ thực 9g, xích thược 9g, bán hạ 9g, sinh khương 12g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang

Kiện tỳ pháp: Thường có biểu hiện của tỳ hư khí nhược, người mệt mỏi không có lực, đoản khí ngại nói, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược vô lực.

Bài thuốc: Dị công tán gia giảm. Đảng sâm 15g, bạch truật 12g, phục linh 10g, cam thảo 8g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang

Ôn dương: Bệnh lâu ngày, tuổi cao. Biểu hiện: sợ lạnh, lưng gối đau mỏi, tứ chi phù nặng, thường hay gặp ở người do thận dương hư.

Bài thuốc: Tế sinh thận khí hoàn gia giảm. Phụ tử chế 9g, nhục quế 8g, thục địa 15g, sơn dược 12g, sơn thù du 10g, mẫu đan bì 10g, trạch tả 12g, trư linh 12g, ngưu tất 15g, xa tiền tử 10g, ba kích 12g, thỏ ty tử 10g, tang ký sinh 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Dưỡng âm: Do âm dịch không đủ, âm hư sinh nội nhiệt, thường có biểu hiện đau đầu, váng đầu, lưng gối đau mỏi, hai gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch tế sác hoặc vi huyền.

Bài thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm: Tri mẫu 10g, hoàng bá 8g, sơn dược 12g, sơn thù du 10g, thục địa 15g, mẫu đan bì 8g, phục linh 10g, trạch tả 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

TS. Trần Xuân Nguyên

]]>
Một số bài thuốc trị mụn trứng cá http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-bai-thuoc-tri-mun-trung-ca-2188/ Wed, 18 Jul 2018 04:46:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-bai-thuoc-tri-mun-trung-ca-2188/ [...]]]>

Căn cứ vào những triệu chứng cụ thể kết hợp với đặc điểm thể chất mỗi người mà sử dụng phép chữa và phương thuốc trị mụn trứng cá thích hợp như sau:

Triệu chứng: Mụn trứng cá màu hồng, gồ lên, khi vỡ chảy nước nhờn, hồng, các ngày sau kết rắn đanh, miệng khô, tâm phiền (buồn bực), di tinh (với nam), rối loạn kinh nguyệt (với nữ), mất ngủ, ngủ hay mộng mị, đại tiện táo kết, tiểu tiện ít, nước tiểu đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

Bài thuốc: Tri mẫu 12g, bồ công anh 15g, hoàng bá 12g, liên kiều 15g, nữ trinh tử 20g, sinh địa hoàng 15g, hạn liên thảo 20g, đan sâm 15g, ngư tinh thảo 20g, cam thảo 5g. Sắc uống.

Gia giảm: Nếu đại tiện bí kết không thông gia đại hoàng 15g (cho sau), tử thảo 15g, chỉ thực 12g để thông phủ tả nhiệt; nếu đại tiện phân nát bỏ đại hoàng, gia thổ phục linh 15g, nhân trần 15g để lợi thấp, thanh nhiệt giải độc; mất ngủ gia hợp tiền bì 15g, phục linh 20g; phế vị hỏa nhiệt gia sinh thạch cao 20g, địa cốt bì 15g.

Triệu chứng: Mụn trứng cá hồng sẫm, cứng, mọng nước, có những mụn có chất nhầy màu xám lõm xuống hoặc lồi lên, tâm phiền, đa mộng (ngủ hay mộng mị), đại tiện táo bón, lưỡi có khi tím bầm, có điểm ứ huyết hoặc vàng bệu, mạch khẩn hoặc tế sác.

Bài thuốc:  Đào nhân 15g, hạn liên thảo 20g, hồng hoa 5g, bồ công anh 15g, sinh địa 20g, bối mẫu 12g, xích thược 5g,  miết giáp 12g, nữ trinh tử 20g, cam thảo 4g, xuyên sơn giáp10g, đan sâm 20g.

Triệu chứng: Mụn trứng cá trên mặt, số lượng có thể nhiều hoặc ít nhưng sự xuất hiện của mụn có quan hệ rõ ràng đến chu kỳ kinh nguyệt. Trước chu kỳ kinh, mụn trứng cá nhiều, sau chu kỳ kinh mụn trứng cá thường ít hơn.

Bài thuốc: Nữ trinh tử 20g, hương phụ 12g, hạn liên thảo 20g, sơn tra 20g, tri mẫu 10g, đan sâm 15g, sài hồ 12g, trạch tả 12g, bạch thược 15g, ích mẫu 15g, phục linh 15g, cam thảo 3g. Sắc uống

Gia giảm: Nếu kinh nguyệt trước kỳ, lượng nhiều bỏ đan sâm, gia sinh địa 15g, tăng ích mẫu lên 30g. Kinh nguyệt sau kỳ tăng đan sâm lên 20g và gia vương bất lưu hành 15g.

Thuốc dùng ngoài:

Cà chua nghiền nhỏ vắt lấy nước hòa với một ít nước chanh đem xoa đều lên mặt, tác dụng giữ cho da mặt khô ráo, giảm bóng nhờn và làm sạch mụn.

Hoặc dùng bài: cây kim ngân (hoa, lá và cành) còn tươi, giã nát, vắt lấy nước đun uống, bã đắp vào nơi tổn thương.

BS. Phạm Minh Dương

]]>
Bài thuốc nam trị cảm cúm http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-nam-tri-cam-cum-1876/ Wed, 18 Jul 2018 03:48:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-nam-tri-cam-cum-1876/ [...]]]>

Nguyên nhân do thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, ẩm thấp đột ngột, cơ thể không điều tiết thích ứng kịp thời nên dễ mắc cảm cúm.

Biểu hiện cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt nhẹ, người mệt mỏi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa hoặc đau họng, ho… Chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc Nam thường dùng:

Trị cảm cúm gây sốt cao, sốt nóng, sốt rét, nghẹt mũi, ho, chảy nước mũi trong: gừng sống thái lát 25g, tỏi bóc vỏ đập dập để ngoài không khí 5 – 10 phút 30g, hành ta cả rễ 15g, đường đỏ 15g. Tất cả đem sắc nhỏ lửa 15 – 20 phút uống ấm ngày 1 thang.Nồi lá xông gồm lá sả, hương nhu, lá bưởi, tía tô, lá chanh… xông trị cảm cúm rất hiệu quả.

Nồi lá xông gồm lá sả, hương nhu, lá bưởi, tía tô, lá chanh… xông trị cảm cúm rất hiệu quả.

Trị sốt cao, đau ê ẩm toàn thân, mặt mũi đỏ, không ra mồ hôi: gừng tươi thái lát 5g, hạt rau mùi 35g, hành cả rễ đập dập 3 củ. Tất cả đem sắc uống ấm trong ngày. Sau khi uống thuốc, đắp chăn kín đầu cho ra hết mồ hôi là khỏi. Hoặc ăn thêm cháo trứng tía tô rễ hành để tăng hiệu quả điều trị.

Trị cảm cúm mới phát, phát ban hay ngứa toàn thân, đau nhức mình mẩy: dây kim ngân 35g, lá dâu tằm 20g, hương nhu 25g, lá tre 20g. Tất cả đem sắc nhỏ lửa uống khi thuốc còn ấm.

Trị chứng cảm cúm, ho sốt, đau đầu, cứng gáy, không ra được mồ hôi: cúc tần, lá chanh, tía tô, hương nhu, lá sả mỗi thứ 20g. Tất cả đem sắc nhỏ lửa 20 – 30 phút. Khi thuốc được, chắt để riêng 1 – 2 cốc để uống. Phần còn lại đem xông, xông xong, uống thuốc đắp chăn cho ra mồ hôi sau đó tắm nhanh bằng nước thuốc. Ngày làm 1 lần, thông thường làm từ 2 – 3 lần là khỏi.

Chữa cảm mạo phong hàn, phát sốt cứng gáy, nhức đầu, đau ê ẩm toàn thân không ra được mồ hôi: Dùng độc vị kinh giới cả hoa lá cành hoặc phối hợp với lá tre mỗi thứ một nắm đem sắc nhỏ lửa uống khi còn ấm.

Trị sốt nóng, đau đầu, sợ gió, ra mồ hôi, ho, đau lưng, nhức mỏi toàn thân, miệng khô, khát, đau rát họng, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng: bạc hà 8g; kim ngân hoa, cam thảo nam, kinh giới mỗi vị 15g; lá tre 25g. Đem sắc nhỏ lửa uống ấm trong ngày, ngày 1 thang.

Trị sốt cao, đau đầu nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi: lá đại bi 10 – 15g, hương nhu 10g, lá bưởi 10g. Tất cả đem sắc uống ấm, ngày uống 1 thang. Có thể kết hợp xông bằng chính nước thuốc để cao nâng hiệu quả.

Trị sốt cao không giảm, miệng lưỡi khô, đau tức ngực, bụng ấm ách không muốn ăn: kinh giới, tía tô, ngải cứu, hương nhu mỗi thứ một nắm, cau khô 1 quả. Sắc uống  ngày 1 thang, uống ấm.

Trị sốt cao, rét run, nghẹt mũi, người mệt mỏi chỉ muốn ngủ: độc vị lá ngải khô 30g, nếu tươi gấp đôi. Đem sắc uống ngày 1-2 thang uống khi thuốc còn ấm.

Ngoài ra, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống nhiều năng lượng, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, nước quả tươi giúp tăng cường vitamin sẽ tăng sức đề kháng, giảm khô háo họng. Súc miệng bằng nước muối, nhỏ mũi giúp thông mũi là phương pháp đơn giản, hiệu quả trong điều trị cảm cúm.

DS. Nguyễn Thị Hồng

]]>