bại liệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 26 Jul 2018 12:10:47 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bại liệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Hỏi đáp về bệnh bại liệt, vắc-xin tOPV, bOPV http://tapchisuckhoedoisong.com/hoi-dap-ve-benh-bai-liet-vac-xin-topv-bopv-12225/ Thu, 26 Jul 2018 12:10:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hoi-dap-ve-benh-bai-liet-vac-xin-topv-bopv-12225/ [...]]]>

Thực hiện mục tiêu thanh toán bệnh bại liệt toàn cầu, Dự án Tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã triển khai hoạt động uống bổ sung vắc-xin bại liệt cho trẻ dưới 5 tuổi tại 119 huyện của 19 tỉnh nguy cơ cao trong tháng 3-4/2016. Đây là các tỉnh giáp ranh, giáp biên giới, có cửa khẩu, di biến động dân cư phức tạp… Thực hiện khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong tháng 5/2016, Việt Nam sẽ cùng với các quốc gia thực hiện chuyển đổi từ vắc-xin bại liệt 3 týp (tOPV) sang sử dụng vắc-xin 2 týp (bOPV) để hướng tới mục tiêu thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu. Vậy tại sao vẫn phải uống vắc-xin phòng bệnh bại liệt khi chúng ta đã thanh toán được bệnh bại liệt? Tại sao các nước phải chuyển từ vắc-xin tOPV sang sử dụng vắc-xin bOPV? Vậy vắc-xin tOPV có an toàn không? Trẻ đang uống vắc-xin tOPV chuyển sang uống bOPV có ảnh hưởng gì không? Những thắc mắc đó sẽ được Dự án TCMR, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải đáp trong bộ Hỏi đáp về bệnh bại liệt, vắc-xin tOPV, bOPV dưới đây:

Cho trẻ uống vắc-xin phòng bệnh bại liệt.

Câu 1. Bệnh bại liệt là bệnh gì?

Bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Polio (bại liệt) gây ra. Virut bại liệt gồm 3 týp 1, 2 và 3. Sau khi vào cơ thể virut sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây nên tổn thương ở các tế bào thần kinh vận động. Bệnh  có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng liệt không hồi phục và tàn tật suốt đời. Virut bại liệt có thể lây truyền, gây thành dịch lớn nếu miễn dịch cộng đồng thấp (tỷ lệ uống vắc-xin phòng bệnh thấp).

Câu 2. Bệnh bại liệt lây truyền như thế nào?

Bệnh bại liệt lây truyền từ người sang người qua đường tiêu hóa. Virut bại liệt từ người bệnh hoặc người lành mang trùng gây lây nhiễm vào nguồn nước, thực phẩm rồi vào đường tiêu hóa. Những trường hợp không có miễn dịch, virut có thể xâm nhập từ đường ruột vào cơ thể, nhân lên và gây bệnh. Những người này tiếp tục gây bệnh cho những người xung quanh.

Bệnh rất dễ lây. Hầu hết trẻ em sống cùng nhà hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh có thể bị nhiễm virut. Người bệnh có khả năng đào thải virut từ 10 ngày trước đến 14 ngày sau khi phát bệnh. Những người lành mang virut cũng có thể trở thành nguồn truyền bệnh.

Câu 3. Làm thế nào để phòng bệnh bại liệt?

Tạo miễn dịch chủ động thông qua tiêm hoặc uống vắc-xin phòng bệnh bại liệt là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

Câu 4. Bệnh bại liệt tại Việt Nam có phải bệnh phổ biến không?

Tại Việt Nam, trước khi có vắc-xin phòng bệnh, bệnh bại liệt là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và để lại di chứng nặng nề ở trẻ dưới 5 tuổi, bệnh bại liệt đã từng gây ra các vụ dịch qui mô lớn với nhiều trường hợp mắc và tử vong.

Nhờ triển khai uống vắc-xin phòng bệnh bại liệt và nhiều năm duy trì tỷ lệ uống vắc-xin ở mức cao trên 90%, bệnh bại liệt đã dần được khống chế, ca bệnh cuối cùng được ghi nhận tại Việt Nam là từ năm 1997. Việt Nam đã chính thức được WHO công nhận thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000. Trong 15 năm qua, bên cạnh việc triển khai cho trẻ uống 3 liều vắc-xin bại liệt tOPV trong tiêm chủng thường xuyên cho trẻ 2, 3 và 4 tháng, các chiến dịch uống vắc-xin bại liệt bổ sung đã được triển khai tại các vùng nguy cơ cao. Nhờ vậy, Việt Nam vẫn đang duy trì thành quả này trong khi virut bại liệt tiếp tục lưu hành trên thế giới.

Câu 5. Tại sao vẫn phải uống vắc-xin phòng bệnh bại liệt khi chúng ta đã thanh toán được bệnh bại liệt ?

Tại Việt Nam, bệnh bại liệt đã được thanh toán từ năm 2000. Tuy nhiên, trong bối cảnh virut bại liệt hoang dại vẫn còn lưu hành tại một số quốc gia trên thế giới cùng với việc mở rộng giao lưu quốc tế cho thấy nguy cơ lây truyền bệnh bại liệt vẫn còn hiện hữu. Việc duy trì miễn dịch bảo vệ phòng bệnh bại liệt là rất cần thiết cho đến khi bệnh bại liệt được thanh toán hoàn toàn trên quy mô toàn cầu.

Câu 6. Có những loại vắc-xin phòng bại liệt nào?

Có 2 loại vắc-xin phòng bại liệt:

– Vắc-xin sống giảm độc lực dạng uống (OPV): chứa virut bại liệt sống đã làm suy yếu, có tác dụng kích thích cơ thể tạo miễn dịch. Miễn dịch này giúp cho cơ thể phòng vệ không cho virut xâm nhập vào cơ thể.

– Vắc-xin bất hoạt dạng tiêm (IPV): chứa virut bại liệt chết (sau khi xử lý) có tác dụng kích thích cơ thể tạo miễn dịch phòng bệnh. Vắc-xin này có thể ở dạng phối hợp với một số vắc-xin khác.

Câu 7. Vắc-xin tOPV, bOPV và vắc-xin IPV là những vắc-xin gì? Các vắc-xin này đã được dùng ở đâu?

Hiện nay có một số loại vắc-xin phòng bại liệt bao gồm:

– Vắc-xin OPV chứa 3 týp kháng nguyên bại liệt (tOPV) 1,2,3 đã được triển khai cho trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi trên thế giới hơn 50 năm qua. Vắc-xin được khẳng định là an toàn và có hiệu quả cao trong phòng bệnh bại liệt.

– Vắc-xin OPV chứa 2 týp kháng nguyên bại liệt (bOPV) 1 và 3, đã được triển khai trong Chương trình TCMR thay thế cho vắc-xin tOPV tại hơn 150 nước.

– Vắc-xin IPV chứa 3 týp kháng nguyên bại liệt 1,2,3. Hiện nay, vắc-xin này đã được đưa vào Chương trình TCMR tại nhiều nước. Tại Việt Nam vắc-xin này dự kiến sẽ được triển khai trong Chương trình TCMR từ năm 2018.

Câu 8. Tại sao các nước phải chuyển từ vắc-xin tOPV sang sử dụng vắc-xin bOPV? Vậy vắc-xin tOPV có an toàn không?

Vắc-xin OPV là dạng vắc-xin sống, chứa các thành phần virut bại liệt được làm suy yếu nên có tỷ lệ rất nhỏ nguy cơ virut biến đổi và có khả năng gây bệnh ở cộng đồng. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở những vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Mặc dù tỷ lệ này là rất hiếm nhưng trên thế giới cũng đã ghi nhận những trường hợp mắc bệnh bại liệt do virut có nguồn gốc vắc-xin và thường gặp nhất là virut týp 2.

Từ tháng 9/2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố thanh toán bệnh bại liệt týp 2 hoang dại trên toàn cầu. Hướng tới một thế giới không còn bệnh bại liệt, WHO đặt mục tiêu thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu. Để thực hiện mục tiêu quan trọng này, WHO yêu cầu các quốc gia cần thay thế vắc-xin bại liệt 3 týp (tOPV) bằng sử dụng vắc -xin bại liệt uống 2 týp (bOPV).

Câu 9. Trẻ đang uống vắc-xin tOPV chuyển sang uống bOPV có ảnh hưởng gì không?

Cả hai loại vắc-xin OPV đều an toàn và hiệu quả. Vắc-xin bOPV tương tự như vắc-xin tOPV về dạng vắc-xin, phương pháp bảo quản, chỉ khác nhau về thành phần kháng nguyên phòng bệnh bại liệt. Lịch tiêm chủng vắc-xin bOPV trong TCMR tương tự vắc -xin tOPV, cụ thể:

– Liều 1: khi trẻ 2 tháng tuổi

– Liều 2: khi trẻ 3 tháng tuổi

– Liều 3: khi trẻ 4 tháng tuổi

Do vậy, nếu trẻ đang uống vắc -xin tOPV có thể chuyển sang tiếp tục uống bOPV mà không phải uống lại từ đầu.

Câu 10. Kế hoạch chuyển đổi từ vắc-xin tOPV sang bOPV tại Việt Nam như thế nào?

Từ tháng 5/2016, vắc-xin tOPV sẽ ngừng sử dụng trên toàn quốc. Từ tháng 6/2016, Chương trình TCMR sẽ chuyển sang sử dụng vắc-xin OPV 2 týp (bOPV) thay thế cho vắc-xin bại liệt uống 3 týp (tOPV) trước đây.

Câu 11. Đã có bao nhiêu nước thực hiện chuyển đổi vắc-xin này?

Theo yêu cầu của WHO, tất cả các nước sử dụng vắc-xin tOPV sẽ thực hiện chuyển đổi sang vắc-xin bOPV từ tháng 5/2016. Đến nay, tất cả các nước đã thực hiện hoạt động này, trong đó có Việt Nam.

Dự án TCMR, Viện Vệ sinh dịch tễ TW

]]>
Virus bại liệt mang lại hy vọng mới chữa khỏi ung thư não http://tapchisuckhoedoisong.com/virus-bai-liet-mang-lai-hy-vong-moi-chua-khoi-ung-thu-nao-4044/ Thu, 19 Jul 2018 08:51:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/virus-bai-liet-mang-lai-hy-vong-moi-chua-khoi-ung-thu-nao-4044/ [...]]]>

Cách đây bảy năm, Stephanie Hopper (Mỹ) phát hiện bị u nguyên bào thần kinh đệm, dạng ung thư não phổ biến nhất. Đối với cô gái khi ấy mới 20 tuổi, mọi cánh cửa như đóng sập. Trên thực tế, bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm thường không sống quá 20 tháng từ ngày chẩn đoán. 

Bế tắc, tháng 5/2012, Stephanie chấp nhận trở thành người đầu tiên thử nghiệm điều trị ung thư bằng vũ khí chẳng ai ngờ đến: virus bại liệt. Giờ đây, ở tuổi 27, cô vẫn còn sống, đã hoàn thành đại học, trở thành y tá và kết hôn; không dấu hiệu nào cho thấy khối u có khả năng quay trở lại. 

Virus bại liệt biến đổi gene được tiêm thẳng vào khối u để điều trị ung thư. Ảnh: Duke Health.

Virus bại liệt biến đổi gene được tiêm thẳng vào khối u để điều trị ung thư. Ảnh: Duke Health.

Trên tờ The New England Journal of Medicine, nhóm nhà khoa học từ Đại học Duke điều trị cho Stephanie tiết lộ virus bại liệt có thể gắn vào protein trên bề mặt tế bào ung thư. Lợi dụng đặc tính này, họ triển khai phương pháp điều trị bằng cách tiêm thẳng virus bại liệt đã biến đổi gene không gây bệnh vào khối u não để chúng tấn công tế bào ung thư rồi kích hoạt hệ thống miễn dịch hoàn thành nhiệm vụ. 

“Chúng tôi tin rằng điểm mấu chốt chính là phản ứng miễn dịch thứ cấp”, bác sĩ Darell Bigner, giám đốc Trung tâm Ung thư não Preston Robert Tisch Đại học Duke giải thích.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ trên 61 bệnh nhân chứng minh tình trạng của Stephanie không hề ngẫu nhiên hay ăn may. Nhờ sử dụng virus bại liệt, 21% bệnh nhân u não còn sống sau ba năm điều trị. Nếu điều trị theo cách thông thường, tỷ lệ này chỉ đạt 4%. 

“Tôi tin rằng đó là phương pháp điều trị tốt nhất”, Stephanie nói về việc tiêm virus bại liệt. Hiện nay, cô sống vui vẻ mà không bị căn bệnh hành hạ. Triệu chứng duy nhất còn sót là động kinh song có thể kiểm soát bằng thuốc. 

Vài tuần tới, Đại học Duke sẽ tiến hành thử nghiệm virus bại liệt cho bệnh nhân ung thư vú và ung thư da. 

Minh Nguyên

]]>