bác sĩ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 29 Jul 2018 12:13:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bác sĩ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Chuẩn bị khi đưa con đi khám bác sĩ http://tapchisuckhoedoisong.com/chuan-bi-khi-dua-con-di-kham-bac-si-12970/ Sun, 29 Jul 2018 12:13:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chuan-bi-khi-dua-con-di-kham-bac-si-12970/ [...]]]>

Dưới góc độ bác sĩ nhi, tôi xin liệt kê những điều cần lưu ý khi phụ huynh đưa con đi khám bác sĩ.

1. Đặt hẹn: một số bác sĩ cần phải đặt hẹn trước, có thể qua điện thoại cá nhân hoặc 1080; một số không cần. Nhưng cho dù không cần hẹn trước cũng nên liên hệ để biết chắc là bác sĩ có mặt hay không vào ngày mình định khám.

2. Trang phục, tài liệu: nên cho bé mặc quần áo rộng thoáng, dễ kéo dễ… tụt. Tránh mặc những bộ đầm cầu kỳ nhiều dây, gây khó khăn khi cần bộc lộ để khám. Những toa thuốc cũ, kết quả xét nghiệm, sổ chích ngừa… nên được xếp theo thứ tự thời gian và bỏ trong một bao nhựa có nút bấm. Nhiều phụ huynh có toa thuốc đã khám trước đó ở một nơi khác nhưng không hoặc quên mang theo cho lần khám này. Những thông tin đó rất đáng giá đối với bác sĩ. Ở nhà bé có gì lạ như màu phân bất thường, nổi đỏ ở tay chân… chụp hình lưu lại trong điện thoại hay quay video cho bác sĩ xem.

3. Chuẩn bị tâm lý bé: hãy mô tả cho bé những gì có thể sẽ xảy ra (bác sĩ sẽ hỏi thăm, sẽ vén áo lên, đặt ống nghe, bảo bé há miệng…). Có thể không đầy đủ nhưng cũng cho bé một khái niệm. Tuyệt đối không “vẽ viễn cảnh màu hồng” như “không làm gì cả đâu” hay “chích ngừa không đau chút nào” hoặc “đảm bảo không có lấy máu đâu”… và tuyệt đối không nói dối là “đi siêu thị” rồi bất ngờ quẹo vào phòng mạch.

Chuẩn bị khi đưa con đi khám bác sĩ

4. Người trao đổi với bác sĩ: nên là người chăm sóc chính, nhiều thời gian ở bên bé và nắm rõ bệnh của bé nhất. Tránh trường hợp người dắt bé đi khám không nắm rõ bệnh.

5. Lý do đến khám: các bác sĩ luôn muốn biết lý do nào “thôi thúc” phụ huynh đưa bé đi khám vì đó sẽ là mấu chốt quan trọng để tìm bệnh. Ví dụ, bé đã ho sổ mũi 2 – 3 ngày trước, mẹ chỉ cho uống xirô ho và nhỏ mũi, nhưng tối qua bé sốt nên sáng nay mẹ lo lắng và đưa đi khám. Vậy lý do đến khám là “sốt” chứ không phải ho hay sổ mũi.

6. Chuẩn bị trả lời câu hỏi: bác sĩ có thể sẽ hỏi khá nhiều câu hỏi để tìm ra bệnh cho bé như:

– Hỏi về triệu chứng: bác sĩ thường thích được nghe các triệu chứng theo thứ tự thời gian xuất hiện (triệu chứng nào có trước, cái nào sau), tính chất của triệu chứng (ví dụ nếu đau bụng thì bác sĩ sẽ hỏi đau ở đâu, đau âm ỉ hay nhói dữ dội, đau liên tục hay ngắt quãng, đau có lan đi đâu không, làm sao để giảm đau…). Hãy kiên nhẫn trả lời các câu hỏi của bác sĩ, ngay cả khi có vẻ chúng giống nhau, vì bác sĩ đang cố tìm manh mối để đoán bệnh cho con mình.

– Hỏi về tiền căn: tức là “quá khứ” của bé và gia đình. Bé đã từng có những bệnh gì trước đó, thói quen ăn uống sinh hoạt có gì đặc biệt, đã từng dị ứng với yếu tố nào chưa, chích ngừa đủ thiếu thế nào… Tương tự vậy với các thành viên thân cận trong gia đình. Đôi khi nhờ vào hỏi kỹ tiền căn bệnh tật mà lần ra đầu mối để chẩn đoán bệnh cho bé.

7. Chuẩn bị trước những câu hỏi: phụ huynh cũng có thể có nhiều thắc mắc cần hỏi, tốt nhất nên ghi ra tờ giấy nhỏ để khỏi quên.

8. Nếu bé hay sợ và quấy, nên đi 2 người. Sau khi khám xong giao bé cho người phụ, người chăm sóc chính sẽ ở lại nghe bác sĩ giải thích bệnh và dặn dò.

9. Đừng quên hỏi bác sĩ khi nào tái khám. Có 2 loại tái khám: tái khám theo hẹn (thường sau 1, 2, 5, 7, 30 ngày hay lâu hơn tùy bệnh cụ thể) và tái khám ngay (là khi xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm, hễ có dấu hiệu đó là bệnh tình đang trở nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng). Nên hỏi đủ cả 2.

10. Cuối cùng, hãy thoải mái khi đến gặp bác sĩ và hỏi đủ những điều đang khiến mình lo lắng. Đừng căng thẳng và sợ sệt.

PGS.TS.BS. NGUYỄN ANH TUẤN

]]>
Lời khuyên của bác sĩ dành cho sĩ tử mùa thi http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-khuyen-cua-bac-si-danh-cho-si-tu-mua-thi-4428/ Thu, 19 Jul 2018 11:53:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-khuyen-cua-bac-si-danh-cho-si-tu-mua-thi-4428/ [...]]]>

Ngủ điều độ

Áp lực bài vở cộng với tâm lý lo lắng sẽ khiến nhiều em nghĩ rằng càng học nhiều càng tốt. Việc thức đêm triền miên, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc dẫn đến tình trạng não luôn bị kích thích làm việc liên tục, không hiệu quả.

Khi chúng ta thấy mệt và buồn ngủ, đấy là tín hiệu báo bộ não cần nghỉ ngơi ngay lập tức. Tốt nhất nên rời bàn học, chợp mắt khoảng 30 phút rồi học tiếp hoặc đi ngủ luôn nếu đã khuya rồi. Không nên ép bộ não hoạt động quá mức, ngày hôm sau sẽ hoạt động không hiệu quả.

Nên tuân thủ theo nhịp sinh học, đó là ngủ thỏa mãn theo nhu cầu, ngủ càng sớm càng tốt, ngủ sớm sẽ thức dậy sớm. Nếu thiếu ngủ, cơ thể sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, giảm bài tiết hormon tăng trưởng, giảm ăn, ăn mất ngon, chậm tiêu, kéo dài sự kích thích vỏ não dẫn tới suy nhược hệ thần kinh và toàn cơ thể, từ đó sẽ giảm năng suất học tập.

Do vậy, đảm bảo ngủ đủ 6-8 tiếng một ngày, buổi tối nên học bài từ 7 giờ, ngủ trước lúc 23 giờ, sáng dậy sớm lúc 5 giờ học bài (lúc này học rất hiệu quả). Ngủ trưa từ 30 phút – 1 tiếng.

Ăn uống đủ chất giúp cho trí não hoạt động tốt hơn

Vận động để khỏe hơn trong mùa thi

Hoạt động thể lực tuy không phải là “thức ăn bổ não” nhưng lại hết sức cần thiết vì giúp máu lưu thông tốt, mang ôxy và dưỡng chất tới cho não nhiều hơn nên các em sẽ “sáng trí” hơn khi học tập.

Bộ não của chúng ta chỉ có thể tập trung, hoạt động liên tục trong vòng 45 phút, sau đó nó cần được nghỉ ngơi. Do vậy không phải cứ học liên tục là tốt mà cứ mỗi 45 phút nên nghỉ giải lao khoảng 10 phút. Thời gian nghỉ ngắn này có thể vận động bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi lại, đồng thời hít thở sâu để tăng lưu lượng máu lên não, giúp não thư giãn, nghỉ ngơi.

Ăn uống khoa học

Tuyệt đối các em không được bỏ bữa sáng, điều đó rất nguy hiểm. Sau một đêm dài cơ thể bị bỏ đói, chỉ khi được nạp năng lượng thì đầu óc mới có thể minh mẫn để tập trung ôn luyện.

Sau ăn 30 – 60 phút mới được học, thời gian này tranh thủ nghỉ ngơi, đi dạo nhẹ nhàng, hít thở sâu, theo dõi hơi thở để không nghĩ ngợi cho não thực sự được nghỉ.

Không nên ăn đến khi thấy cảm giác quá no ở các bữa ăn chính, chỉ ăn no khoảng 80%. Nếu bữa nào các em cũng ăn quá no, máu sẽ tập trung về dạ dày và ruột để tiêu hóa lượng thức ăn thừa nên sẽ giảm lượng máu lên não dễ dẫn tới buồn ngủ, do đó khả năng tiếp thu bài vở sẽ giảm.

Gần đến ngày thi, các em không nên ăn các thức ăn lạ khó tiêu hóa hoặc những loại thức ăn đã từng gây rắc rối đối với bản thân trước đây. Nên tránh ăn thức ăn đường phố đến mức thấp nhất vì rất có thể các em sẽ bị ngộ độc.

Sinh hoạt điều độ, không thức quá khuya, đi ngủ sớm sẽ giúp cho trí nào sĩ tử tập trung hơn

10 loại thực phẩm tốt cho trí não

Nhu cầu năng lượng của các sĩ tử mùa thi cao gấp nhiều lần so với người lớn bởi các em cần năng lượng để phát triển thể chất và trí não. Trung bình một ngày, bộ não tiêu hao 400 Kcalo chiếm 1/5 năng lượng cơ thể. Vì vậy, thực phẩm tốt cho trí não cần được ưu tiên hàng đầu đối với các sĩ tử mùa thi.10 loại thực phẩm dưới đây rất đơn giản, dễ mua, dễ chế biến giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trí não sĩ tử.

Nước: đừng để đến khi khát mới uống ước. Nước rất tốt cho bộ não bởi 80% bộ não là nước. Vì vậy, mỗi ngày cần uống 2 lít nước. Ngoài ra, thêm những loại rau củ, hoa quả nhiều nước như: dưa chuột, dưa hấu, các loại tảo biển, sâm… Cũng là một cách tăng lượng nước cho cơ thể.

Trứng: quan niệm kiêng trứng vì sợ điểm thi giống quả trứng đã khiến sĩ tử có thể thiếu nhiều chất dinh dưỡng, vì trứng hoặc trứng vịt lộn là món ăn rất giàu protein. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày nên ăn một quả vào buổi sáng hoặc bữa phụ buổi chiều, không nên ăn vào buổi tối.

Nấm: là loại thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp chất đạm, chất béo, carbohydrat và vitamin…

Đậu phụ: cung cấp đạm thực vật dễ tiêu, có thể mua và chế biến rất đơn giản.

Các loại hạt: như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, hạt sen… Đây là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng và đạm thực vật rất tốt cho các sĩ tử, đồng thời cũng là món ăn để các bạn bồi dưỡng thêm vào bữa ăn phụ.

Cá: không những là nguồn cung cấp đạm mà còn cung cấp các axit béo (hay còn gọi là omega) có lợi cho hệ tim mạch, thần kinh. Một tuần nên ăn ba bữa cá, ưu tiên các loại cá thu, cá basa, cá trích… Ngoài ra, mùa hè có thể ăn thêm canh cua, ngao hoặc hến là nguồn cung cấp đạm và chất khoáng rất dồi dào.

Các loại rau có màu xanh đậm: có nhiều sắt và vitamin nhóm B rất tốt cho các sĩ tử như rau ngót, rau dền, rau bó xôi.

Các loại quả: Nên ưu tiên các loại quả có màu vàng, đỏ để cung cấp nhiều vitamin A cho mắt. Ít nhất cũng ăn một quả chuối và một quả táo hoặc một cốc nước cam, quýt mỗi ngày để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Sữa chua: Ăn 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày để cung cấp thêm lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và bảo vệ đường ruột, hệ miễn dịch.

Sữa: Cung cấp nhiều năng lượng, có thể uống một ly sữa cho bữa đêm hoặc các bữa ăn phụ giúp tăng cường năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên như: sâm, yến, các loại tảo biển…

Thanh Loan (ghi)

]]>
Bác sĩ bị phạt tiền vì chẩn đoán sai cho bệnh nhân bị ung thư http://tapchisuckhoedoisong.com/bac-si-bi-phat-tien-vi-chan-doan-sai-cho-benh-nhan-bi-ung-thu-4174/ Thu, 19 Jul 2018 09:26:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bac-si-bi-phat-tien-vi-chan-doan-sai-cho-benh-nhan-bi-ung-thu-4174/ [...]]]>

Theo Allsingaporestuff, bác sĩ Fernandes đã chẩn đoán sai cho bệnh nhân của mình rằng sức khỏe của người đó đang hoàn toàn ổn định trong khi thực tế bệnh nhân bị ung thư kết trực tràng. Bác sĩ này có 10 năm kinh nghiệm, làm việc ở chuyên khoa dạ dày – ruột tại bệnh viện Asia HealthPartners.

Theo quyết định của hội đồng kỷ luật vào tháng 3, vị bác sĩ bị khiển trách và phải nộp phạt 10.000 SGD (hơn 160 triệu đồng). Ngoài ra, bác sĩ còn phải thanh toán các chi phí liên quan cho bệnh nhân trong đó có chi phí thuê cố vấn pháp luật của Hội đồng y khoa Singapore.

bac-si-bi-phat-tien-vi-chn-doan-sai-cho-benh-nhan-bi-ung-thu

Ảnh: Istock.

Bệnh nhân này tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe hồi tháng 2/2012 và sau đó nhận báo cáo y khoa do bác sĩ Fernandes kết luận rằng chỉ dấu ung thư là “bình thường”. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có mức CEA – được dùng để kiểm tra protein trong máu của bệnh nhân ung thư ruột – là 16,5 ng/ml trong khi giới hạn bình thường 0-5 ng/ml.

20 tháng sau, bệnh nhân được một bác sĩ khác chẩn đoán mắc ung thư ruột, phải phẫu thuật và hóa trị 6 tháng. Tháng 6/2014, bệnh nhân nộp đơn khiếu nại lên SMC. Trong phiên họp hội đồng kỷ luật hồi tháng 3 năm nay, SMC kết luận rằng do sơ suất của bác sĩ Fernandes mà bệnh nhân mất cơ hội điều trị sớm.

Bác sĩ Fernandes thừa nhận đã không chú ý chỉ số CEA bất thường của bệnh nhân và đồng ý với kết luận của SMC.

Lê Nga

]]>