bà bầu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sat, 03 Nov 2018 14:25:33 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bà bầu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Những bài tập cho bà bầu tốt nhất trong suốt thai kỳ http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-bai-tap-cho-ba-bau-tot-nhat-trong-suot-thai-ky-16701/ Sat, 03 Nov 2018 14:25:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-bai-tap-cho-ba-bau-tot-nhat-trong-suot-thai-ky-16701/ [...]]]>

Mang thai và tập thể dục

Mang thai có thể là một giai đoạn căng thẳng, tâm lý mong đợi con chào đời, những thay đổi nội tiết tố và những thay đổi của cơ thể cũng có thể tạo ra những lo lắng và mất cân bằng tâm trạng nhất định. Nhưng bạn đã không nghĩ đến việc cần thiết phải đi tập thể dục khi mang một bụng bầu theo đến phòng tập. Tuy nhiên, trái ngược lại với suy nghĩ đó thì việc tập luyện rất cần thiết trong thai kỳ. Tập thể dục thường xuyên có thể cân bằng nguồn năng lượng trong cơ thể và giúp ngăn ngừa những triệu chứng phổ biến khi mang thai như đau lưng, đau xương khớp. Tập thể dục cũng cho mẹ bầu có sức khỏe tốt để chuẩn bị cho giai đoạn lâm bồn, và đảm bảo em bé chào đời phát triển đầy đủ.

Điều đáng nói, mẹ bầu cũng đang giữ một sinh linh bé nhỏ trong cơ thể mình, vì thế hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng để lựa chọn chương trình tập luyện phù hợp trong thai kỳ. Nếu chúng ta tập thể dục thường xuyên trước khi mang thai, thì khi mang thai nên giảm cường độ vừa phải phù hợp hơn. Hoặc có thể hỏi ý kiến tư vấn từ phía chuyên gia.

Những bài tập tốt nhất trong thai kỳ

Tập GYM

Chỉ cần tập với tốc độ và trọng lực vừa đủ, mẹ bầu có thể giữ cho các cơ bắp trở nên săn chắc và khỏe mạnh. Lựa chọn bài tập phù hợp với bạn, tập thường xuyên là điều quan trọng hơn cả và chỉ cần mỗi ngày tập hai lần, mỗi lần kéo dài trong 5 phút thôi cũng sẽ đạt được những hiệu quả ngoài mong đợi.

Bơi lội

Một trong những môn thể thao thích hợp với nhiều đối tượng nhất, kể cả với bà bầu đó là môn bơi lội. Phụ nữ mang thai khi bơi có thể giảm các căng thẳng cả về tâm lý và cơ thể. Bơi lội cũng góp phần làm giảm triệu chứng chuột rút hay đau mắt cá chân và bơi lội cũng giảm thiểu những rủi ro xảy ra với em bé. Bơi lội không chỉ nên trở thành hoạt động thể chất thường xuyên cho mẹ bầu mà có thể là niềm vui trong bất kể giai đoạn thai kỳ nào.

Yoga

Yoga bầu không được phổ biến trước đó cho đến một thập kỳ gần đây. Yoga trở thành môn tập luyện hài hòa và giúp cơ thể dẻo dai, bền sức, phù hợp với mẹ bầu trong bất kể giai đoạn mang thai nào. Yoga còn giúp cho mẹ bầu giảm cơn đau đớn khi chuyển dạ. Tuy nhiên, hãy cân nhắc việc tập luyện yoga ở các tư thế nằm ngửa trong tam cá nguyệt đầu tiên hay các tư thế cân bằng cơ thể nào mà có thể dẫn đến nguy hiểm trong khi tập luyện.

Đạp xe

Ngoài bơi lội, đạp xe cũng được đánh giá là môn thể thao có cường độ thấp, phù hợp với phụ nữ mang thai. Chỉ cần một chuyến đi ngắn trong khoảng 30 phút quanh khu phố của bạn cũng đã có thể giảm nhịp tim, giảm căng thẳng mắt cá chân và đầu gối và cải thiện hiệu quả quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đạp xe trong nhà sẽ là lựa chọn tốt hơn và an toàn hơn, tuy nhiên, khi bước sang tam cá nguyệt thứ 3 thì bạn cần tập với cường độ chậm hơn.

Đi bộ nhanh

Đi bộ nhanh được khuyến khích cho phụ nữ mang thai. Đi bộ 20 – 30 phút mỗi ngày sẽ giúp lượng máu lên tim được đều đặn hơn, đồng thời cho cơ thể giữ được độ săn chắc, khỏe mạnh và đốt bớt lượng mỡ thừa không cần thiết.

Kegel

Những bài tập kegel sẽ là tốt nhất cho sức khỏe bên trong cơ thể chúng ta, các bài tập kegel giúp cơ sàn chậu khỏe hơn và linh hoạt hơn, tử cung cũng được khỏe mạnh hơn và tránh trường hợp tiểu không tự chủ sau khi sinh con. Điều này cũng có thể duy trì sức mạnh trong xương chậu của phụ nữ sau sinh và nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh.

Hà Anh

(Theo Health)

]]>
Khi nào bà bầu chuyển dạ? http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-ba-bau-chuyen-da-16473/ Fri, 19 Oct 2018 12:45:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-ba-bau-chuyen-da-16473/ [...]]]>

Chuyển dạ và những hiểu biết cần thiết

Chuyển dạ là một loạt hiện tượng diễn ra ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn cuối của thai kỳ làm cho thai nhi và bánh nhau được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo. Chẩn đoán sự chuyển dạ không chính xác có thể dẫn đến sự lo lắng cho chính mẹ bầu cùng người thân hoặc xử trí can thiệp không cần thiết làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của mẹ và con. Khi chuyển dạ, phụ nữ mang thai thường có triệu chứng đau bụng từng cơn do sự co bóp của tử cung tăng dần, tần số co bóp tử cung thường đạt 3 cơn trong thời gian 10 phút, mỗi cơn kéo dài trên 20 giây; sản phụ thấy ra dịch nhầy có máu ở âm đạo; cổ tử cung xóa hết hoặc gần hết và đã mở từ 2cm trở lên; hình thành được đầu ối.

Khi phát hiện có triệu chứng đau bụng đầu tiên do sự co bóp tử cung, sản phụ cần phải đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc đầy đủ trước khi sinh đẻ, đừng để quá muộn. Tại cơ sở y tế, cần cung cấp các thông tin cần thiết cho nhân viên y tế: tiền sử cá nhân và gia đình, tiền sử sản phụ khoa, tình hình mang thai lần này với thời gian của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, diễn biến quá trình thai nghén, kết quả các lần khám thai; đồng thời nêu rõ dấu hiệu của sự chuyển dạ với tính chất của triệu chứng đau bụng, tính chất dịch nhầy màu hồng ra ở âm đạo… Sau đó sản phụ sẽ được khám toàn thân để đo chiều cao, cân nặng, đếm mạch, đo huyết áp, đo thân nhiệt, nghe tim phổi; khám phát hiện triệu chứng phù, tình trạng da – niêm mạc; quan sát toàn bộ thể trạng, chiều cao, thấp lùn, què thọt…; đặc biệt cần chú ý sản phụ sinh con so hay sinh con rạ với tình hình những lần sinh đẻ trước như có con nhỏ, sinh thiếu tháng, sinh khó…

Việc khám sản khoa cần được thực hiện đầy đủ để quan sát bụng của sản phụ to hay nhỏ, tư thế của tử cung; đo chiều cao tử cung, vòng bụng; sờ nắn bụng xem ngôi thế của thai; nghe tim thai, đo cơn co tử cung, đo và đánh giá khung chậu ngoài; thăm khám âm đạo để đánh giá tình trạng của ngôi thai, thế thai, kiểu thế thai và mức độ tiến triển của ngôi thai, tình trạng đầu ối đã hình thành chưa, đầu ối phồng hay dẹt. Trong quá trình thăm khám, cần phân biệt chuyển dạ thật hay chuyển dạ giả để có hướng xử trí phù hợp. Nếu chuyển dạ thật, cơn co tử cung tiến triển tăng dần theo quá trình chuyển dạ như cơn co xảy ra đều đặn, mỗi lúc một mạnh lên, dài ra và mau hơn; cơn co tử cung gây đau bụng; tình trạng xóa mở cổ tử cung với cổ tử cung có biến đổi, mở rộng dần theo quá trình chuyển dạ; đầu ối đã được hình thành. Nếu chuyển dạ giả, cơn co tử cung xảy ra thất thường, không đều, không tăng lên rõ rệt về tần số và cường độ; cơn co không gây triệu chứng đau bụng; tình trạng xóa mở cổ tử cung với cổ tử cung hầu như không tiến triển sau một thời gian theo dõi; đầu ối chưa được hình thành. Xử trí can thiệp tùy theo từng trường hợp, khi sản phụ đã có dấu hiệu chuyển dạ thật nên cho sản phụ lưu lại cơ sở y tế và theo dõi chuyển dạ cho đến khi sinh đẻ theo quy định; khi sản phụ chưa có dấu hiệu chuyển dạ hay chuyển dạ giả nên tư vấn, giải thích và cho sản phụ về nhà nếu thai nghén bình thường, trường hợp sản phụ có thai nghén với nguy cơ cao nên làm thủ tục cho sản phụ chuyển lên tuyến trên để được theo dõi, chăm sóc an toàn.

Khi nào bà bầu chuyển dạ?

Theo dõi sản phụ chuyển dạ sinh đẻ thường

Khi sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ sinh đẻ thường, yêu cầu tốt nhất là đến ngay cơ sở y tế thuận tiện, không nên để chậm trễ vì có thể bị đẻ rơi dọc đường, việc sinh đẻ cũng phải được theo dõi tại cơ sở y tế. Trong trường hợp sinh đẻ tại nhà, cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ của nhân viên y tế được đào tạo về kỹ năng đỡ đẻ. Cuộc chuyển dạ phải được theo dõi bằng biểu đồ chuyển dạ, ghi và phân tích biểu đồ, phát hiện các yếu tố bất thường để kịp thời xử trí bằng thuốc, thủ thuật, phẫu thuật hay chuyển tuyến; đảm bảo an toàn cho mẹ và con. Nếu sản phụ quyết định sinh đẻ tại cơ sở y tế xã, phường, thị trấn; nhân viên y tế cần phải chuẩn bị những dụng cụ tối thiểu cần thiết và đảm bảo vô khuẩn. Nếu sản phụ sinh đẻ tại nhà phải chuẩn bị nước sạch và sử dụng bộ dụng cụ đã được hấp vô khuẩn trong túi đỡ đẻ cấp cứu hoặc gói đỡ đẻ sạch. Khi đỡ đẻ thai nhi, đỡ nhau thai, kiểm tra nhau, chăm sóc rốn sơ sinh phải thao tác đúng quy trình; Một số trường hợp phải bóc nhau nhân tạo, kiểm soát tử cung, may tầng sinh môn cũng phải thao tác đúng quy trình và đảm bảo vô khuẩn. Trong khi theo dõi quá trình chuyển dạ, nhân viên y tế cần động viên, hỗ trợ về tinh thần cho sản phụ.

Trong quá trình chuyển dạ với trường hợp sinh đẻ thường, cần theo dõi dấu hiệu toàn thân như mạch, huyết áp, thân nhiệt; cơn co tử cung, nhịp tim thai, tình trạng ối, mức độ xóa mở cổ tử cung, mức độ tiến triển của ngôi thai, tình trạng sổ thai nhi và sổ nhau thai.

Theo dõi toàn thân: mạch trong lúc sản phụ chuyển dạ phải lấy 4 giờ một lần, ngay sau khi sinh đẻ phải đếm mạch, ghi lại trong hồ sơ rồi sau đó cứ 15 phút một lần trong giờ đầu, 30 phút một lần trong giờ thứ hai và 1 giờ một lần trong 4 giờ tiếp theo. Bình thường mạch 70 – 80 lần mỗi phút, nếu mạch nhanh trên 100 lần mỗi phút hoặc chậm dưới 60 lần mỗi phút, tuyến y tế xã, phường, thị trấn phải hồi sức rồi chuyển lên tuyến trên gần nhất; tuyến trên phải khám, tìm nguyên nhân để xử trí. Huyết áp cần đo trong lúc chuyển dạ 4 giờ một lần, ngay sau khi sinh đẻ phải đo huyết áp để ghi lại trong hồ sơ, sau đó đo 1 giờ một lần trong 2 giờ đầu; phải đo huyết áp thường xuyên khi có hiện tượng chảy máu hoặc mạch nhanh; lưu ý trạm y tế xã, phường, thị trấn phải chuyển sản phụ lên tuyến trên khi huyết áp tối đa trên 140 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu trên 90 mmHg hay cả hai, cho thuốc hạ áp trước khi chuyển; khi huyết áp tụt thấp dưới 90/60 mmHg phải hồi sức và chuyển sản phụ lên tuyến trên, nếu tụt quá thấp phải hồi sức và gọi tuyến trên xuống hỗ trợ; bệnh viện quận, huyện, thị xã, thành phố và phòng khám đa khoa khu vực trở lên phải xử trí kịp thời trường hợp huyết áp cao hoặc sốc. Thân nhiệt đo 4 giờ một lần, bình thường thân nhiệt khoảng 370C, khi nhiệt độ trên 380C nếu ở tuyến y tế xã, phường, thị trấn phải giảm nhiệt độ bằng các phương tiện đơn giản như chườm mát… và chuyển lên tuyến trên nếu xử trí không kết quả; lưu ý cho sản phụ uống đủ nước. Quan sát diễn biến toàn trạng, nếu bà mẹ mệt lả, kiệt sức, vật vã, khó thở cần có xử trí thích hợp và chuyển lên tuyến trên đối với tuyến y tế xã, phường, thị trấn và xử trí tích cực tùy theo nguyên nhân đối với các tuyến trên.

Theo dõi cơn co tử cung: ghi nhận độ dài của một cơn co tử cung và khoảng cách giữa 2 cơn co. Trong pha tiềm tàng đo cơn co tử cung 1 giờ một lần trong 10 phút, pha tích cực đo 30 phút một lần trong 10 phút. Ở trạm y tế xã, phường, thị trấn nếu cơn co tử cung quá ngắn dưới 20 giây, quá dài trên 60 giây hay có rối loạn với tần số dưới 2 hoặc trên 4 đều phải chuyển sản phụ lên tuyến trên. Ở tuyến trên, phải tìm nguyên nhân gây rối loạn cơn co tử cung để có thái độ xử trí thích hợp.

Theo dõi nhịp tim thai: nghe tim thai ít nhất 1 giờ một lần ở pha tiềm tàng, 30 phút một lần ở pha tích cực. Nghe tim thai trước và sau khi vỡ ối hay khi bấm ối. Thời điểm nghe tim thai là sau khi hết cơn co tử cung. Đến giai đoạn rặn đẻ nghe tim thai sau mỗi cơn rặn. Đếm nhịp tim thai trong 1 phút, nhận xét nhịp tim thai có đều hay không. Nhịp tim thai trung bình từ 120 – 160 lần mỗi phút. Nếu nhịp tim thai trên 160 lần mỗi phút hoặc dưới 120 lần mỗi phút hay không đều; tuyến y tế xã, phường, thị trấn phải hồi sức và chuyển sản phụ lên tuyến trên. Tại tuyến trên phải tìm nguyên nhân để xử trí.

Theo dõi tình trạng ối: nhận xét tình trạng ối mỗi lần thăm khám âm đạo mỗi 4 giờ một lần và khi ối vỡ. Bình thường đầu ối dẹt, nước ối có thể trong hay trắng đục. Nếu nước ối có màu xanh, màu đỏ hoặc nâu đen, hôi, đa ối, thiểu ối khi sản phụ ở tuyến y tế xã, phường, thị trấn đều phải chuyển lên tuyến trên để tìm nguyên nhân và xử trí thích hợp. Nếu ối vỡ non, ối vỡ sớm trên 6 giờ nhưng chưa sinh đẻ; tuyến y tế xã, phường, thị trấn cho kháng sinh rồi chuyển lên tuyến trên. Ở tuyến trên cần tìm nguyên nhân để xử trí.

Theo dõi mức độ xóa mở cổ tử cung: Thăm khám âm đạo 4 giờ một lần khi ối vỡ và khi quyết định cho sản phụ rặn. Trường hợp cuộc chuyển dạ tiến triển nhanh, có thể thăm khám âm đạo để đánh giá cổ tử cung, độ lọt của ngôi thai. Cần hạn chế thăm khám âm đạo để tránh nhiễm khuẩn. Thường pha tiềm tàng kéo dài khoảng 8 giờ từ khi cổ tử cung xóa đến lúc mở 3 cm, pha tích cực kéo dài tối đa khoảng 7 giờ từ khi cổ tử cung mở 3 cm đến 10 cm. Bình thường cổ tử cung mềm, mỏng, không phù nề. Đường biểu diễn cổ tử cung trên biểu đồ chuyển dạ luôn ở bên trái đường báo động. Nếu cổ tử cung không tiến triển, phù nề, đường biểu diễn cổ tử cung chuyển sang bên phải đường báo động hoặc cổ tử cung mở hết mà đầu thai nhi không lọt; tuyến y tế xã, phường, thị trấn phải chuyển ngay sản phụ lên tuyến trên, nơi có điều kiện phẫu thuật.

Theo dõi mức độ tiến triển của ngôi thai: Phải đánh giá mức độ tiến triển của đầu thai nhi bằng cách nắn ngoài thành bụng và thăm khám âm đạo. Có 4 mức độ gồm đầu cao lỏng, đầu chúc, đầu chặt và đầu lọt. Khi đầu đã lọt, có 3 mức độ gồm lọt cao, lọt trung bình và lọt thấp. Ghi độ lọt của đầu thai nhi vào biểu đồ chuyển dạ. Lưu ý cần phát hiện sớm sự chuyển dạ đình trệ. Nếu ngôi thai không tiến triển, tuyến xã, phường, thị trấn phải chuyển lên tuyến trên có điều kiện phẫu thuật.

Theo dõi khi sổ thai nhi và sổ nhau thai: Phải thực hiện đúng theo quy định của kỹ thuật đỡ đẻ thường với thai nhi có ngôi chỏm.

Trong quá trình sản phụ chuyển dạ sinh thường, pha tiềm tàng và pha tích cực rất quan trọng; vì vậy cần được theo dõi các yếu tố có liên quan để bảo đảm an toàn cho cả mẹ lẫn con. Các chỉ số sinh tồn như mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở trong pha tiềm tàng và pha tích cực phải theo dõi 4 giờ một lần. Tim thai, cơn co tử cung và độ lọt của ngôi thai trong pha tiềm tàng phải theo dõi 1 giờ một lần, pha tích cực phải theo dõi 30 phút một lần. Tình trạng ối và độ mở của cổ tử cung trong pha tiềm tàng phải theo dõi 4 giờ một lần, pha tích cực phải theo dõi 2 giờ một lần.

Chuyển dạ có dấu hiệu bất thường và ở sản phụ nhiễm HIV

Trong quá trình theo dõi chuyển dạ, khi phát hiện sản phụ có dấu hiệu bất thường cần chuyển ngay lên tuyến trên có khả năng điều trị phù hợp. Khi theo dõi, trong và sau mỗi lần thăm khám; nhân viên y tế phải thông báo cho sản phụ biết tình hình của sự chuyển dạ lúc đó để họ yên tâm, tránh tình trạng sản phụ và người nhà không được cung cấp những thông tin cần thiết đến khi xảy ra biến cố sẽ thắc mắc hoặc nói sự tắc trách của nhân viên y tế và cơ sở y tế.

Đối với trường hợp chuyển dạ ở sản phụ nhiễm HIV, cần cân nhắc các yếu tố tiên lượng sự chuyển dạ, quyết định phương cách sinh đẻ. Nên hạn chế tối đa các thủ thuật đặt forceps, giác hơi kéo, lấy máu da đầu của thai nhi. Cố gắng giữ đầu ối đến cùng, chỉ cắt tầng sinh môn khi đầu lọt thấp. Đồng thời can thiệp thuốc kháng virút HIV cho sản phụ và trẻ sơ sinh theo phác đồ quy định của Bộ Y tế.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Khi sản phụ mang thai bình thường, nếu đủ thời gian thai kỳ, sự chuyển dạ sinh nở là một việc tự nhiên. Tuy vậy trong thời gian qua, một số trường hợp sản phụ sinh đẻ đã gặp phải tai biến y khoa gây tử vong mẹ và con làm cho người thân bức xúc dẫn đến hiện tượng bạo hành nhân viên y tế hoặc có đơn thư khiếu kiện. Để có sự hiểu biết cần thiết, sản phụ và người thân nên trang bị kiến thức đầy đủ về sự chuyển dạ để cùng phối hợp với nhân viên y tế việc sinh đẻ an toàn. Sản phụ và người thân cần hiểu rõ các dấu hiệu và cơ chế của sự chuyển dạ, đồng thời cơ sở y tế phải thực hiện đúng quy định của việc theo dõi của sự chuyển dạ cho đến khi sản phụ sinh đẻ để mẹ được tròn, con được vuông. Cần lưu ý các chỉ định, điều kiện và yếu tố chuyển sản phụ lên tuyến trên khi vượt quá khả năng can thiệp của tuyến dưới; trong đó tư vấn, giải thích, tiên lượng của sự chuyển dạ sinh nở cho sản phụ, người thân cũng rất cần thiết và nên được quan tâm.

 

BS. NGUYỄN TRÂM ANH

]]>
Bà bầu ăn nhiều đậu đỏ có tốt không? http://tapchisuckhoedoisong.com/ba-bau-an-nhieu-dau-do-co-tot-khong-13212/ Mon, 30 Jul 2018 14:56:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ba-bau-an-nhieu-dau-do-co-tot-khong-13212/ [...]]]>

Nguyễn Ngân(Nam Định)

Trong đậu đỏ có rất nhiều vitamin và chất khoáng giúp ổn định thể chất và thoải mái tinh thần. Một số công dụng có thể kể tới như: Chất chống oxy hóa: giữ cho cơ thể luôn tươi trẻ, vitamin B1-B6: tốt cho hệ tiêu hóa và thần kinh; giúp ăn ngon, chống căng thẳng mệt mỏi. Ngoài ra, còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật, giúp phụ nữ có làn da đẹp. Trong đậu đỏ chứa một lượng lớn sắt là nguồn nguyên liệu sản xuất hồng huyết cầu. Chất xơ bão hòa trong đậu đỏ làm giảm đáng kể lượng cholestrol trong máu trước khi cơ thể chúng ta kịp hòa tan chúng. Nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc, giảm huyết áp, điều tiết đường máu là những công dụng khác nữa của đậu đỏ. Đặc biệt, nó còn giúp các bạn nữ làm đẹp và giảm béo hiệu quả. Không những thế, đậu đỏ còn có tác dụng giải độc rất tốt.

Hiện nay, chưa có một khuyến cáo nào nói phụ nữ mang thai không nên ăn đậu đỏ, do đó, bạn cứ yên tâm dùng. Tuy nhiên, cái gì cũng vậy, vừa phải sẽ tốt hơn và tùy theo cơ địa mỗi người có sự hấp thu và chuyển hóa khác nhau. Do đó, khi dùng, bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể, tốt nhất chỉ dùng ở mức độ vừa phải.

BS. Sơn Thanh

]]>
7 động tác yoga giúp bà bầu luôn khỏe mạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/7-dong-tac-yoga-giup-ba-bau-luon-khoe-manh-8652/ Sun, 22 Jul 2018 03:23:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-dong-tac-yoga-giup-ba-bau-luon-khoe-manh-8652/ [...]]]>

7 động tác yoga giúp bà bầu luôn khỏe mạnh

 

Trong suốt thời kỳ mang thai, tâm trạng của các chị em thay đổi thất thường. Do các chị em phải chống chọi với những thay đổi của cơ thể như sự mệt mỏi, chứng chuột rút, và các vấn đề về hô hấp. Vậy thì những tư thế, những động tác yoga là cách vận động nhẹ nhàng giúp chị em luôn khỏe mạnh, tâm trạng được thoải mái trong suốt 9 tháng thai kỳ.

Động tác yoga 1:  Vakrasna (Tư thế vặn mình)

Với tư thế này, bạn ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng về phía trước, hít thật sâu, hai tay nâng lên ngang vai, lòng bàn tay úp xuống.

 

yoga, dong tac yoga cho phu nu mang thai - tu the van minh

 

Sau đó, bạn xoay thân từ vùng thắt lưng, cánh tay và đầu cùng một lúc sang phía bên phải, cố gắng xuay cánh tay nhiều lần càng tốt, không cong đầu gối. Bạn hít thở rồi quay cơ thể lại tư thế ban đầu. Một lưu ý là tay và vai luôn luôn song song với nhau.

Động tác yoga 2: Utkatasana  – Tư thế chiếc ghế

 

yoga, dong tac yoga cho phu nu mang thai - tu the chiec ghe

 

Đầu tiên, bạn đứng thẳng chân, sao cho 2 đầu gối song song nhau, tiếp đó hít thở trong 2 giây và nâng cao gót chân, đồng thời nâng tay cao bằng vai,lòng bàn tay úp xuống, thở từ từ rồi về tư thế ngồi xổm.

Động tác yoga 3: Konasana (Tư thế nghiêng người)

Trước tiên, bạn đứng thẳng người, chân đứng thẳng, hơi mở rộng. Bạn có thể tập tư thế này với sự tiếp xúc, hỗ trợ với bức tường, đưa tay phải lên, khuỷu tay phải luôn luôn thẳng.

 

yoga, dong tac yoga cho phu nu mang thai - tu the nghieng nguoi Konasana

 

Sau đó, bạn hít vào và di chuyển đầu và thân hơi nghiêng về bên trái. Cuối cùng, bạn thở ra rồi từ từ xuay người về tư thế ban đầu đồng thời hạ tay xuống.

Động tác yoga 4: Tư thế Paryankasana

Với động tác này, bạn nằm ngửa người, hai chân duỗi thẳng. Bước tiếp theo, bạn gập đầu gối về phía sau, bạn vẫn hít thở bình thường.

 

yoga, dong tac yoga cho phu nu mang thai - tu the Paryankasana

 

Bạn nhớ thả lỏng cơ thể và giữ cho cơ thể thoải mái. Bạn đổi tư thế sang chân phải với động tác, kỹ thuật tương tự.

Động tác yoga 5: Tư thế Hast Panangustasana

Tư thế này cũng giống tư thế Paryankasana ở trên, bạn cũng nằm ngửa. Bạn nằm thẳng người, tay mở rộng tạo với cơ thể hình chữ T, lòng bàn tay úp xuống.

 

yoga, dong tac yoga cho phu nu mang thai - tu the Paryankasana

 

Sau đó, bạn đưa chân phải sang phía bên phải. Bạn phải thật lưu ý là không được vận động mạnh. Đưa tay phải giữ lấy các ngón chân nếu có thể. Cuối cùng rút chân phải về vị trí ban đầu.

Động tác yoga 6: Bhadrasana (Tư thế cánh bướm)

Với tư thê này, bạn sẽ ngồi trên thảm, hai chân duỗi thẳng sao cho hai chân luôn luôn tiếp xúc với tấm thảm. Để thực hiện động tác Namaste. Theo định nghĩa thì “Nama” nghĩa là cúi đầu, “as” là tôi và “te” là bạn, nghĩa đen của thuật ngữ “Namaste” là “tôi cúi đầu chào bạn”.

 

yoga, dong tac yoga cho phu nu mang thai - Bhadrasana (tu the canh buom)

 

Bạn ngồi thẳng người nhưng đầu hơi cúi xuống, có thể nhắm mắt như ngồi thiền và không hướng về phía trước, đặt tay lên đầu gối hoặc lên đùi. Bạn duy trì tư thế đến khi bạn thấy thoải mái.

Động tác yoga 7: Parvatasana  – Tư thế ngọn núi

Bạn ngồi trên thảm với tư thế thoải mái, tư thế hình hoa sen, hay tư thế ngồi thiền, trong đó, bạn ngồi thẳng lưng, hít thở đều đặn. Bạn đưa tay lên, chắp tay như tư thế ngồi cúi đầu chào ở trên.

 

yoga, dong tac yoga cho phu nu mang thai - Parvatasana (tu the ngon nui)

 

Bạn để tay thẳng và chạm vào tai. Bạn giữ tư thế trong vài giây rồi sau đó quay lại vị trí thả lỏng như ban đầu.

Một số lưu ý vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho các thai phụ

Các chị em nên biết và tránh tập luyện những động tác yoga không phù hợp trong suốt thời kỳ mang thai.

 

yoga, dong tac yoga cho phu nu mang thai - luu y an toan

 

Tránh các động tác uốn có tác động trực tiếp lên vùng bụng

Các động tác thăng bằng nên hết sức thận trọng đến mức tối đa

 

Video hướng dẫn tập yoga cho bà bầu

Nguồn video: Tonic/YouTube

Nguyễn Lương

(theo Times of India)

]]>
Vì sao phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị ốm? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-phu-nu-mang-thai-va-sinh-de-de-bi-om-8639/ Sun, 22 Jul 2018 03:22:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-phu-nu-mang-thai-va-sinh-de-de-bi-om-8639/ [...]]]>

Trong thời kỳ mang thai, khả năng chống lại các mầm bệnh xâm nhập cơ thể bị giảm sút do sự thay đổi về chuyển hóa lúc có thai, sự biến đổi lớn về nội tiết và sự biến dạng của cơ thể (bụng to, bị chèn ép, cơ hoành nằm giữa ngực và bụng bị đẩy lên cao…).

 

 

Nguy cơ nhiễm khuẩn đối với người có thai không phải chỉ ở mẹ mà thai nhi trong dạ con cũng có thể bị lây nhiễm do các mầm bệnh hoặc các độc tố của vi khuẩn từ máu mẹ vào thai qua bánh rau hoặc trực tiếp qua đường âm đạo, cổ dạ con từ dưới đi lên xâm nhập buồng ối. Do đó khi bà mẹ có thai, nếu bị mắc bệnh do vi khuẩn, virut hoặc ký sinh trùng đều có thể nặng hơn so với mắc bệnh ngoài thời kỳ thai nghén. Nếu bệnh đã có tỷ lệ tử vong cao ở người bình thường, thì ở người có thai và sinh đẻ, tử lệ tử vong còn cao hơn nữa. Khi bị nhiễm khuẩn, tình trạng sốt, mệt mỏi kéo dài, ăn uống kém sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các loại virut, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh ở mẹ, tùy từng loại mầm bệnh mà thai có thể bị nhiễm ở các thời kỳ khác nhau:

Đối với hầu hết các virut, do kích thước của các mầm bệnh rất nhỏ nên khi mẹ bị nhiễm thì các virut đó thường qua được rau để sang thai nhi ở bất kỳ tuổi thai nào. Nếu thai còn quá nhỏ (dưới 12 tuần, trong giai đoạn phôi đang hình thành các bộ phận của cơ thể) thì một số virut có thể gây dị tật cho thai nhi. Chính vì vậy người ta khuyên các bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu, nếu mắc bệnh cúm thì không nên giữ thai.

Với các loại vi khuẩn, người ta thấy không phải lúc nào chúng cũng có thể xâm nhập thai vì còn phụ thuộc vào tuổi thai, cấu trúc của rau thai. Thông thường khi tuổi thai còn ít tuần, cấu trúc của các gai rau còn dày đặc thì hầu hết các loại vi khuẩn không đi qua được. Khi tuổi thai lớn đến gần ngày đẻ thì nhiều loại vi khuẩn có thể qua được rau để vào thai nhi do cấu trúc của gai rau thai đã mỏng đi. Chẳng hạn, khi người mẹ bị bệnh giang mai, xoắn khuẩn gây bệnh này chỉ có thể xâm nhập vào thai từ tháng thứ 5 trở đi. Vì thế nếu người mẹ đang điều trị khỏi giang mai trước khi thai đầy 4 tháng thì nhiều khả năng con không bị mắc giang mai bẩm sinh. Tuy nhiên, các độc tố của các loại vi khuẩn tiết ra trong cơ thể mẹ cũng có thể theo máu mẹ qua rau thai vào thai, gây nguy hiểm cho thai.

Với các loại ký sinh trùng (giun, sán), nếu người mẹ bị nhiễm, việc chuyển mầm bệnh sang cho con có khó khăn hơn so với các loại virut và vi khuẩn. Tuy vậy, người ta cũng thấy rằng ký sinh trùng sốt rét có thể truyền từ mẹ sang thai khi bà mẹ đang bị bệnh sốt rét mà sinh con. Tùy tình trạng nhiễm bệnh của mẹ mà thai nhi có thể mắc bệnh, có thể bị dị tật, có thể chết lưu. Nếu không thì thai cũng bị suy dinh dưỡng, không phát triển bình thường.

Sau khi đẻ, cơ thể người mẹ vẫn trong tình trạng dễ mắc bệnh như khi đang có thai. Ngoài ra, bà mẹ rất dễ bị nhiễm khuẩn bắt nguồn từ đường sinh dục, được gọi là nhiễm khuẩn sau đẻ (hay nhiễm khuẩn hậu sản). Nhiễm khuẩn sau đẻ có thể là nhiễm khuẩn tại chỗ ở âm hộ, âm đạo do các sang chấn khi đẻ tạo nên, có thể bị nặng hơn nếu bị nhiễm khuẩn ở dạ con. Vết bong ra trong dạ con được coi như một vết thương hở rất lớn trên cơ thể, lại không băng bó được như các vết thương ngoài da. Ở đó lúc này lại có máu và dịch là môi trường rất thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Hơn nữa vùng sinh dục lại ở vị trí dễ bị ô nhiễm (phân, nước tiểu bài tiết ngay cạnh). Vì thế, ở bà mẹ sau đẻ chỉ cần lơ là, mất cảnh giác một chút trong việc giữ gìn vệ sinh là có thể bị nhiễm khuẩn sau đẻ. Điều nguy hiểm hơn là nhiễm khuẩn đó không chỉ lưu trú ở bên trong dạ con mà có xu hướng lan rộng ra toàn bộ dạ con, vòi trứng, buồng trứng, lan vào ổ bụng gây viêm phúc mạc (màng bụng), lan vào máu gây viêm tắc tĩnh mạch và nhiễm khuẩn huyết, có thể gây tử vong cho bà mẹ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Đề phòng ra sao?

Bà mẹ khi có thai và sinh đẻ hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm trên bằng các biện pháp sau:

– Thường xuyên chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh trong ăn mặc, chỗ ở. Ngoài việc giữ vệ sinh chung, phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày.

– Hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người, nhiều bụi bặm, ô nhiễm hoặc có độ nóng, ẩm cao… Nếu trong gia đình có người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc có người bị sốt vì bất cứ nguyên nhân nào cũng cần tránh không cho bà mẹ phải tiếp xúc trực tiếp với họ. Tốt nhất là cách ly người có bệnh hoặc cách ly bà mẹ có thai hoặc mới đẻ hay đang nuôi con nhỏ không cho tiếp xúc với người đó.

– Khi có thai, bà mẹ phải đi khám thai định kỳ đều đặn. Nếu thấy bị sốt hoặc có bất thường nào trong cơ thể cũng cần đi khám ngay để được phát hiện sớm, nhất là khi địa phương đang có dịch. Bà mẹ được tiêm phòng uốn ván đủ hai mũi khi có thai và phải được uống thuốc phòng sốt rét nếu không trong vùng có bệnh sốt rét lưu hành.

– Khi đẻ, cần đến đẻ tại các cơ sở y tế để được bảo đảm vô khuẩn khi chuyển dạ, khi đẻ và các chăm sóc sau đẻ.

– Sau khi đẻ xong vẫn cần thực hiện các điều kiện vệ sinh đối với phụ nữ và trong việc chăm sóc nuôi con. Có điều gì chưa rõ, nên trao đổi với thầy thuốc hoặc nữ hộ sinh để nhận được những lời khuyên đúng.

BS. Trần Đức

]]>
Trứng ngỗng không phải là ‘thần dược’ giúp bà bầu đẻ con thông minh http://tapchisuckhoedoisong.com/trung-ngong-khong-phai-la-than-duoc-giup-ba-bau-de-con-thong-minh-6022/ Sat, 21 Jul 2018 02:56:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/trung-ngong-khong-phai-la-than-duoc-giup-ba-bau-de-con-thong-minh-6022/ [...]]]>

Ai cũng muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh và thông minh, vì thế nhiều phụ nữ có thai muốn ăn trứng ngỗng, tương truyền là nhiều dinh dưỡng giúp con thông minh. Tuy nhiên thực sự trứng ngỗng có tốt cho bà bầu như nhiều người vẫn tưởng? 

Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, trọng lượng quả khoảng 300 g, nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt. Về giá trị dinh dưỡng, nó không thể so sánh với trứng gà, cũng như thịt ngỗng so với thịt gà. Về an toàn vệ sinh thực phẩm, trứng gà sạch hơn trứng ngỗng, vì gà đẻ trứng ở nơi khô ráo, nơi ít có vi khuẩn và ký sinh trùng. Vì vậy, trứng gà hạn chế lây nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng hơn trứng ngỗng.

trungngong1-3914-1436159238.jpg

So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn nhưng lại có lượng lipid cao hơn. Ảnh: Worldpress.

Giá trị dinh dưỡng trong 100 g trứng ngỗng gồm: 13 g protein; 14,2 g lipid; 360 mcg vitamin A; 71 mg canxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15 mg vitamin B1; 0,3 mg vitamin B2; 0,1 mg vitamin PP…

So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn nhưng lại có lượng lipid cao hơn. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà. Vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Ngoài ra, trứng ngỗng nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch của phụ nữ mang thai bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp…

Cách lựa chọn trứng có chất lượng tốt:

Soi trên nguồn ánh sáng: Nắm quả trứng trong lòng bàn tay, chỉ hở hai đầu trứng, mắt nhìn vào đầu trứng, đầu kia soi lên một nguồn ánh sáng (ánh sáng mặt trời hoặc sáng điện). Quan sát phần bên trong của trứng có vết máu, có ký sinh trùng, giun sán, có vật gì lạ không? Bạn nên chọn quả trứng soi có màu hồng, trong suốt với một chấm hồng; túi khí có đường kính

Thả vào dung dịch nước muối 10%: Khi thả vào dung dịch trứng chìm xuống đáy có nghĩa là trứng mới đẻ trong ngày. Trứng lơ lửng trong dung dịch có nghĩa là trứng đã đẻ 3-5 ngày. Nếu trứng nổi trên mặt dung dịch thì trứng đã đẻ quá 5 ngày.

– Phương pháp lắc trứng: Cầm quả trứng giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay cái, khẽ lắc. Trứng mới lắc không kêu, trứng càng để lâu lắc càng kêu.

Dân gian quan niệm khi có thai ăn nhiều trứng ngỗng thì thai phát triển khỏe mạnh, thông minh vì nghĩ nó to như ngỗng. Thực tế chưa có một nghiên cứu nào chứng minh ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn. Mỗi loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khác nhau, không có loại thực phẩm nào là hoàn thiện đủ các chất dinh dưỡng. Trẻ em thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của người mẹ, bổ sung viên sắt/acid folíc trong thời gian mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục sau này… chứ không phụ thuộc vào ăn nhiều trứng ngỗng.

Vì vậy bạn cần ăn đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Mỗi loại thực phẩm chỉ nên ăn 3 lần mỗi tuần. Phụ nữ mang thai không nên lạm dụng ăn trứng ngỗng vì giá thành đắt, khó ăn, khó tiêu. Nếu bồi bổ bằng trứng gà cùng với chế độ ăn hàng ngày hợp lý cũng đã cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cho thai phụ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến
Viện Dinh dưỡng

]]>
Thực phẩm ‘ngon, bổ, rẻ’ giúp mẹ có dòng sữa mát lành http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-ngon-bo-re-giup-me-co-dong-sua-mat-lanh-5904/ Sat, 21 Jul 2018 02:47:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-ngon-bo-re-giup-me-co-dong-sua-mat-lanh-5904/ [...]]]>

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, một trong những vấn đề khiến các sản phụ quan tâm hàng đầu là sữa mẹ. Để tạo dòng sữa nhiều và chất lượng, bác sĩ khuyên người mẹ nên ăn uống hợp lý và đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ chất cho sự phục hồi cơ thể mẹ sau sinh, đồng thời tốt cho sức khỏe và sự phát triển của con.

Bác sĩ gợi ý một số loại thực phẩm “ngon, bổ, rẻ” vừa cung cấp năng lượng, hồi phục sức khỏe cho người mẹ vừa lợi sữa cho con bú như sau:

Chuối sứ

Chuối sứ vỏ hơi sần, quả tròn, to hơn các loại chuối khác. Nghiên cứu cho thấy loại trái cây này rất giàu dinh dưỡng. Không chỉ thịt chuối thơm ngon mà lớp vỏ mỏng sát thịt chuối cũng có tác dụng giúp sản phụ tăng lưu lượng sữa.

Rau ngót

Rau ngót chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đây là một loại thực phẩm lành tính và tốt cho phụ nữ sau sinh. Ăn rau này thường xuyên giúp nhanh phục hồi sức khỏe, chống táo bón, giải nhiệt cơ thể, giảm nguy cơ viêm nhiễm sau sinh, giúp tử cung co thắt để nhanh chóng đẩy hết sản dịch ra ngoài. Đặc biệt rau ngót còn có công dụng thông tắc tia sữa, giúp sữa mẹ về nhiều và đều hơn.

thuc-phm-ngon-bo-re-giup-me-co-dong-sua-mat-lanh

Rau ngót.

Rau lang

Không chỉ có tác dụng nhuận tràng, rau lang còn lợi sữa cho sản phụ sau sinh. Rau này khá lành tính nên có thể xào, nấu canh hay luộc ăn hàng ngày đều tốt.

Rong biển

Rong biển chứa nhiều đạm, khoáng chất, sắt, các yếu tố vi lượng cùng nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe. Từ xưa đến nay, rong biển được dùng như một loại thực phẩm bổ máu, bồi bổ cơ thể rất tốt cho người già, người mới ốm dậy. Đặc biệt phụ nữ sau sinh dùng rong biển nấu canh ăn thường xuyên sẽ giúp phục hồi sức khỏe, chống mệt mỏi và rất lợi sữa.

Hoa chuối

Dân gian dùng hoa chuối hầm với móng giò như một bài thuốc lợi sữa cho mẹ sau sinh. Ngoài ra có thể dùng hoa chuối nấu canh, trộn nộm đều có tác dụng tương tự.

thuc-phm-ngon-bo-re-giup-me-co-dong-sua-mat-lanh-1

Hoa chuối.

Đu đủ

Đu đủ là loại trái cây giàu giá trị dinh dưỡng gồm protein, chất xơ cùng nhiều loại vitamin nhóm A, B, C, D, E. Có thể chế biến món đu đủ non hầm móng giò hay nấu với cá chép vừa dễ ăn vừa lợi sữa.

Nước

Trong thời gian cho con bú, để đảm bảo nguồn năng lượng trong cơ thể và lượng sữa tiết ra đều đặn, sản phụ cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Đừng đợi đến lúc khát khô mới bắt đầu uống bởi khi đó bạn đã bị mất nước.

Sản phụ có thể kiểm tra xem cơ thể mình đã “nạp” đầy đủ nước chưa bằng cách theo dõi màu nước tiểu. Nước tiểu có màu vàng đậm là đang thiếu nước trầm trọng. Nếu không thích uống nước lọc, có thể dùng thêm nước trái cây, sinh tố… Lưu ý, hạn chế sử dụng nhiều các đồ uống có chứa caffeine như cà phê hoặc trà (nên hấp thu dưới 300 mg mỗi ngày). Caffeine lẫn trong sữa mẹ có thể khiến trẻ nhỏ trở nên cáu kỉnh, kích động và khó ngủ.

Thi Trân

]]>
Hai món ngon bổ rẻ dành cho bà bầu http://tapchisuckhoedoisong.com/hai-mon-ngon-bo-re-danh-cho-ba-bau-5876/ Sat, 21 Jul 2018 02:40:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hai-mon-ngon-bo-re-danh-cho-ba-bau-5876/ [...]]]>

Kỹ sư dinh dưỡng Trương Thị Nhàn cho biết trong quá trình mang thai và cho con bú, bà bầu cần thêm vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày khoảng 350 kcal mỗi ngày. Khẩu phần này nhằm đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết để nuôi thai nhi, đồng thời tạo đủ nguồn sữa mẹ cho con bú khi bé chào đời.

Canh đu đủ giò heo

Nguyên liệu:
– Giò heo 500 g.
– Đu đủ xanh hoặc chín hường 500 g.
– Củ hành tím băm.
– Hành ngò, tiêu, muối, nước mắm, dầu, đường, hạt nêm… mỗi thứ một ít.

hai-mon-ngon-bo-re-danh-cho-ba-bau

Canh đu đủ giò heo.

Cách làm:
– Giò heo cạo rửa sạch, ướp muối, tiêu, củ hành băm.
– Đu đủ gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn.
– Hành ngò lặt rửa sạch, cắt nhỏ.
– Bắc nước đủ dùng lên bếp nấu vừa nóng, cho giò vào nấu lửa lớn, vớt bọt và cho thêm ít hạt nêm.
– Cho đu đủ vào nấu lửa vừa. Khi đu đủ và giò chín mềm thì nêm nước mắm vừa ăn.
– Múc canh ra tô, rắc hành ngò, tiêu lên trên.

Mực dồn thịt sốt cà

Nguyên liệu:
– Mực ống 500 g.
– Thịt nạc băm 200 g.
– Cà chua 200 g.
– Nấm mèo 5 tai.
– Bún tàu một lọn nhỏ.
– Tỏi, ớt, hành ngò.
– Dầu ăn, muối, đường, nước tương… mỗi thứ một ít.

hai-mon-ngon-bo-re-danh-cho-ba-bau-1

Mực dồn thịt số cà chua.

Cách làm:
– Mực làm sạch để ráo, râu mực băm nhuyễn.
– Tỏi băm nhuyễn.
– Cà chua rửa sạch, băm nhuyễn.
– Ướp mực với tỏi băm, đường, tiêu, bột ngọt.
– Nấm mèo ngâm nở, xắt nhỏ.
– Bún tàu ngâm nước rồi vớt ra cắt khúc ngắn.
– Trộn đều thịt, râu mực, bún tàu, nấm mèo nêm chút muối, tiêu, đường, bột ngọt, tỏi băm. Dồn thịt vào mực, dùng tăm ghim lại rồi đem hấp chín.
– Bắc chảo dầu vừa nóng phi tỏi thơm, trút cà chua vào xào, nêm thêm chút đường, tiêu, hành.
– Mực chín cho cà chua vào đun sơ cho cà thấm vào mực. 
– Cho mực và nước sốt ra dĩa rồi rắc hành, ngò lên trên.

Thi Trân

]]>
Thai phụ ăn trứng mỗi ngày, con sẽ thông minh hơn http://tapchisuckhoedoisong.com/thai-phu-an-trung-moi-ngay-con-se-thong-minh-hon-5076/ Thu, 19 Jul 2018 13:26:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thai-phu-an-trung-moi-ngay-con-se-thong-minh-hon-5076/ [...]]]>

Thai phụ ăn trứng mỗi ngày, con sẽ thông minh hơn

Những đứa trẻ của những sản phụ này sinh ra được đánh giá về tốc độ xử lý thông tin và trí nhớ ở độ tuổi 4 – 7 – 10 và 13 tháng tuổi. Kết quả cho thấy con của những bà mẹ bổ sung 930mg choline mỗi ngày có khả năng phản ứng nhanh và ghi nhớ tốt hơn. Trung bình mỗi quả trứng có chứa 115mg choline. Trứng có chứa choline cao làm tăng trí nhớ và khả năng xử lý thông tin của trẻ.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, sản phụ nên ăn trứng mỗi ngày và cần ăn trứng được nấu chín. Ngoài trứng, nên ăn thịt đỏ, cá, gia cầm, đậu và các loại hạt… Đây cũng là những thực phẩm giàu choline.

Tuấn Minh

((Theo Dailymail, 1/2018))

]]>