Phạm N.D ([email protected])
Trong thư bạn không nói rõ bạn bị cắt lách do chấn thương dập vỡ lách hay lách to do bệnh nội khoa như bệnh Thalassemia. Những người bệnh này khi bị lách to phải cắt để phòng tránh nguy cơ chấn thương gây vỡ lách dẫn đến chảy máu ồ ạt sẽ nguy hiểm tính mạng. Dưới đây là những điều bạn nên biết về bệnh Thalassemia: 2 người bị Thalassemia không nên lập gia đình dù thể nhẹ vì người bị Thalassemia nhẹ hoặc người mang gene bệnh thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu 2 người bị Thalassemia nhẹ kết hôn với nhau thì con sinh ra có 25% nguy cơ bị Thalassemia thể nặng do nhận cả 2 gene của bố và mẹ truyền cho, 50% khả năng con bị bệnh mức độ nhẹ do gene bệnh của bố hoặc của mẹ truyền cho, 25% khả năng con bình thường. Trường hợp 2 người cùng mang gene bệnh Thalassemia kết hôn với nhau, nên được tư vấn trước khi dự định có thai. Nếu cặp vợ chồng cùng mang một thể bệnh Thalassemia có thai, nên được chọc ối chẩn đoán trước sinh tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Vì vậy, lời khuyên của chúng tôi là bạn và bạn đời nên khám tư vấn di truyền trước khi kết hôn. Nếu đã kết hôn thì khi mang thai cần chọc ối để kiểm tra xem thai nhi có mang gene bệnh không, từ đó quyết định có cần phải chấm dứt thai nghén hay không.
BS. Nguyễn Kim Dung
Có phải tôi bị viêm phần phụ? Như vậy có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Hoàng Lan Hương (Quảng Ninh)
Có thể bạn bị nhiễm nấm âm đạo và loại nấm gây bệnh phổ biến là nấm men Candida. Dấu hiệu bị nhiễm nấm âm đạo gồm có: huyết trắng có màu trắng đục như bột, vùng kín ẩm ướt, ngứa ngáy, âm đạo, môi âm hộ sưng và có cảm giác đau rát, tiểu rát. Tuy chưa có bằng chứng nào khẳng định nấm âm đạo gây nguy hiểm cho thai nhi, nhưng bạn không nên chủ quan. Bởi vì, nếu bị nấm âm đạo không điều trị dứt điểm thì dễ có khả năng trẻ bị sinh non. Khi trẻ sinh ra cũng có thể bị dính nấm vào miệng gây viêm niêm mạc miệng, đẹn hoặc viêm da. Nếu nuốt phải thì bé có thể bị rối loạn đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột. Chính vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu bị nấm âm đạo, việc điều trị kịp thời, triệt để là rất cần thiết. Bạn có thể dùng các biện pháp dân gian như rửa bằng nước lá trầu không, nước chè tươi nhưng chỉ khi bệnh mới chớm, còn nhẹ. Nếu thấy bệnh không giảm, nặng lên hay tái phát thì rất nên đi khám để được kê đơn điều trị dứt điểm. Đúng như bạn lo ngại, dùng thuốc khi mang thai cần thận trọng, để chẩn đoán đúng có phải là nhiễm nấm hay do bệnh khác cũng cần làm các xét nghiệm. Vì thế phải qua thăm khám của bác sĩ tại cơ sở y tế. Để điều trị nhiễm nấm âm đạo ở phụ nữ mang thai, các loại thuốc đặt âm đạo, kem bôi trị nấm âm đạo đều sẽ giúp bạn khỏi bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng cần tuân theo lời dặn của bác sĩ trong sinh hoạt hàng ngày để tránh tái phát.
BS. Nguyễn Thị Lý
Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều người quan tâm là u nang buồng trứng có ảnh hưởng khả năng sinh sản của chị em?
U nang buồng trứng có thể phát hiện sớm qua các dấu hiệu dễ nhận biết:
Đau bụng: là dấu hiệu điển hình và hay gặp nhất khi bị u nang buồng trứng, tuy nhiên, người bệnh lại dễ chủ quan và lầm tưởng với nhiều bệnh khác như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung hay các bệnh lý khác có biểu hiện đau ở vị trí tương tự gây ra. Chính điều này đã dẫn đến tâm lý chủ quan, người bệnh không nghĩ mình đang gặp phải u nang buồng trứng. Những cơn đau do u nang buồng trứng thường là đau vùng xương chậu, có thể từng cơn hoặc liên tục, có thể kéo xuống đùi, lan ra thắt lưng. Đau bụng hoặc có cảm giác khó chịu trong tử cung. Đau tức vùng bụng, do khối u phát triển chèn ép gây trướng bụng hoặc cảm giác mệt mỏi khi di chuyển. Các cơn đau bất thường sau khi quan hệ tình dục. Đau bụng lâm râm hoặc cảm giác khó chịu trong âm đạo. Đặc biệt là khi u nang buồng trứng phát triển sang giai đoạn biến chứng thì các biến chứng xoắn u sẽ gây ra hiện tượng đau quặn bụng cấp tính, đau thành từng cơn, diễn biến ngày càng dồn dập và gia tăng về cường độ, thường kèm nôn mửa.
Khi có dấu hiệu u nang buồng trứng, cần đi khám và điều trị kịp thời.
Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt người phụ nữ bình thường có chu kỳ 28-32 ngày và kéo dài từ 4-7 ngày. Nếu kinh nguyệt bất thường (rối loạn cả về thời gian cũng như các đặc điểm của máu kinh: đậm đặc, sẫm đen…), có khả năng là bị u nang buồng trứng.
Căng tức khó chịu vùng bụng dưới: là tình trạng dễ nhận thấy khi bị u nang buồng trứng. Có trường hợp chị em thấy bụng to hơn. Đây là dấu hiệu thường gặp nhất ở đa số các trường hợp bị u nang buồng trứng. Mỗi sáng sớm ngủ dậy ngẫu nhiên cảm nhận: khi lấy tay ấn vào bụng thì thấy trong bụng có khối u cộng thêm cảm giác khó chịu căng tức.
Tiểu khó hoặc đi tiểu thường xuyên: U nang buồng trứng lành tính to lấp đầy khoang bụng làm cho áp lực trong bụng tăng lên, ảnh hưởng đến lưu thông tĩnh mạch chi dưới, khiến bụng căng và phù hai chân, các cơ quan trong vùng chậu bị chèn ép, gây nên đi tiểu khó, đọng nước tiểu, đi tiểu gấp hoặc đại tiện khó… U nang buồng trứng cũng tạo áp lực lớn lên bàng quang, thôi thúc nhu cầu muốn tiểu tiện nhiều hơn.
Không hẳn tất cả chị em mắc u nang buồng trứng đều bị ảnh hưởng tới khả năng làm mẹ bởi còn liên quan loại u nang đó.
Nếu là u nang buồng trứng cơ năng hình thành do rối loạn sinh lý trong quá trình phát triển gồm: nang bọc noãn, nang hoàng thể và nang hoàng tuyến. Đó thường là những nang nhỏ, không có hại, có thể ở một hay ở cả 2 buồng trứng, có thể tự tiêu tan trong vài ba tuần. U nang buồng trứng cơ năng (1 hoặc 2 bên) có thể không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và người bệnh vẫn có thể có con.
U nang buồng trứng thực thể hình thành do những tổn thương nhu mô bình thường của buồng trứng gồm: u nang nhày, u nang nước và u nang bì. Các khối u này thường có kích thước lớn, phát triển lặng lẽ qua nhiều năm, gây ra những biến chứng như xoắn cuống nang, vỡ nang…dẫn tới sẩy thai, đẻ non, có thể chuyển thành ung thư.
Với u nang nước hoặc u đặc, khoảng 95% là những u lành tính. Có khi phải mổ cắt bỏ nang nếu như gây khó chịu, nang to hơn 5cm, người bệnh đã quá 40 tuổi, đau kéo dài hay ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và nội tiết.
Trường hợp u nang bì buồng trứng là những u lành nhưng bên trong chứa những mô như móng, răng, xương, tóc, sụn… và cả chất mỡ. Những u này có nhiều kích thước và vị trí khác nhau, thường ở một bên nhưng 25% u có ở cả 2 bên buồng trứng, hay gặp ở phụ nữ trẻ quanh tuổi 30. Nếu u bì nhỏ thì cắt bỏ qua soi ổ bụng, nếu lớn mới cần phải mổ mở. Mục đích của điều trị ngoại khoa là bảo tồn một phần hay toàn bộ buồng trứng tùy thuộc vào vị trí của u nang bì. Nếu còn giữ lại một phần mô lành thì người phụ nữ vẫn rụng trứng, vẫn có kinh và vẫn có thể có thai. Dù rất hiếm nhưng cũng có khoảng 1-3% u nang bì buồng trứng bị ung thư hoá.
Lưu ý: Khi có dấu hiệu bị u nang buồng trứng, chị em nên đi khám bệnh ngay để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng có thể dẫn tới hiếm muộn. Điều này xảy ra là do u nang không được phát hiện sớm, chúng ngày càng phát triển, dần dần âm thầm phá hủy toàn bộ chức năng buồng trứng, u nang to lên cũng gây chèn ép tử cung ngăn chặn trứng gặp tinh trùng khiến phụ nữ khó đậu thai.
BS. TÂM ANH