Hà Văn Khiết (Bắc Ninh)
Hoàng điểm là trung tâm của võng mạc, là nơi tập trung chủ yếu các tế bào thần kinh thị giác tinh tế nhất, cho phép mắt nhìn sự vật một cách rõ nét nhất. Khi xảy ra những rối loạn nuôi dưỡng hoàng điểm, tạo ra các mạch máu bất thường và làm rối loạn về cấu trúc của hoàng điểm sẽ gây ra bệnh lý thoái hóa hoàng điểm do tuổi già. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây giảm thị lực ở những bệnh nhân trên 65 tuổi, những người thừa cân, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc và uống rượu… đều có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Thời kỳ đầu, người bệnh có thể nhìn thấy vật bị biến dạng: nhìn thấy đường thẳng thành đường cong, nhìn mặt người bị méo mó…; đọc sách rất khó khăn. Tiếp theo là giai đoạn nhìn mờ như có màn sương che phủ trước mắt, màn sương này ở ngay trung tâm, còn vùng xung quanh có thể vẫn sáng bình thường. Giai đoạn muộn hơn, người bệnh có thể giảm thị lực, kèm theo dấu hiệu nhìn hình bị bé lại, có thể thấy ruồi bay và cuối cùng là giảm thị lực rất nhiều, thậm chí mất thị lực.
Bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già điều trị tương đối khó khăn. Ngoài việc tuân thủ các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, việc điều chỉnh lối sống cũng làm giảm bớt các yếu tố nguy cơ bệnh. Bác nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý và khoa học: Hạn chế hút thuốc, uống rượu; Ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh, cá biển; Đeo kính mát khi ra đường. Những loại kính này phải đảm bảo tiêu chuẩn ngăn tia cực tím; Kiểm tra thị lực thường xuyên. Những người trên 50 tuổi nên đi khám mắt định kỳ một năm một lần; Tự phát hiện sớm bệnh: Kiểm tra mắt bằng lưới Amsler gồm những đường kẻ vuông góc với nhau tạo thành nhiều ô vuông: bình thường những đường này thẳng hàng; khi có bệnh hoàng điểm, những đường thẳng này bị mờ, biến dạng.
BS. Minh Châu
Ảnh: mevabe. |
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách đối với phụ nữ. Điều quan trọng các bà bầu cần chú ý đầu tiên là có một chế độ ăn uống lành mạnh, không chỉ ăn cho bản thân mà còn cho cả đứa con thân yêu đang dần thành hình trong bụng.
Các nghiên cứu khẳng định thai phụ hấp thu dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý không chỉ giúp thai nhi phát triển tối ưu mà còn đảm bảo cho mẹ có đủ sức khỏe vượt cạn, mau chóng phục hồi sau sinh và có đủ sữa cho con bú. Thậm chí, chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai còn ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa con khi trưởng thành.
Tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng ở bà mẹ mang thai khiến trẻ chậm tăng trưởng trong tử cung, suy dinh dưỡng bào thai (trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2,5 kg), tăng tỷ lệ tử vong. Nhóm trẻ này lớn lên dễ bị béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường type 2. Đó là hệ lụy của những “dấu ấn dinh dưỡng” được lập trình từ trong bào thai. Trái lại, tình trạng thừa cân nặng, tăng cân quá mức của người mẹ cũng gây hậu quả nặng nề không kém, gây bệnh cao huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả 2 mẹ con trước và sau khi sinh.
Tại Việt Nam, các kết quả điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở bà bầu và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khá cao. Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2010 ghi nhận cả nước có 19,6% phụ nữ tuổi sinh đẻ bị suy dinh dưỡng. Năm 2015, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 32,8%, thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai đặc biệt cao, chiếm đến 80,3%.
Theo điều tra tại TP HCM, tỷ lệ thiếu iốt ở phụ nữ mang thai là 72,8%, thiếu kẽm 34,6% và thiếu máu do thiếu sắt chiếm gần 60% trường hợp thiếu máu trong thai kỳ. Tình trạng thừa cân béo phì và các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường ở phụ nữ mang thai cũng tăng cao ở khu vực đô thị. Năm 2014, phụ nữ tuổi sinh đẻ bị thừa cân béo phì chiếm 38,5%. Riêng thống kê tại Bệnh viện Hùng Vương TP HCM có 13,2% phụ nữ mang thai khám thai tại đây bị đái tháo đường trong thai kỳ.
Bác sĩ cảnh báo thiếu và thừa dinh dưỡng khi mang thai đều không tốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hiện tại của thai nhi và khả năng vượt cạn của 2 mẹ con. Do vậy đòi hỏi người mẹ phải kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng để tăng cân một cách hợp lý trong thai kỳ. Tốc độ tăng cân tùy thuộc vào từng giai đoạn. Theo khuyến cáo dành cho người châu Á, phụ nữ có chỉ số BMI bình thường cần tăng từ một đến 2 kg trong 3 tháng đầu, từ 4 đến 5 kg trong 3 tháng giữa, từ 5 đến 6 kg trong 3 tháng cuối. Bà bầu có thể trạng gầy cần tăng cân nhiều hơn, béo thì tăng ít hơn.
Thi Trân
Theo Health Sina, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, mức sống con người ngày càng nâng cao kéo theo đó là ”thời khóa biểu thức – ngủ” cũng thay đổi. Nhiều người thường xuyên thức khuya để làm việc, để lo cho sự nghiệp hoặc chỉ đơn giản là chơi trò chơi trực tuyến, xem tivi thư giãn. Rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ không bao giờ ngủ trước 23h đêm.
Ảnh minh họa: Health. |
Thức khuya gây ra rất nhiều tác hại như:
Suy giảm trí nhớ, tinh thần mệt mỏi. Ngủ không đủ giấc thường khiến ta cảm thấy mệt mỏi thể chất, thiếu năng lượng và không thể tập trung, dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Mất ngủ. Người không thể ngủ đúng giờ thường bỏ qua thời cơ ngủ tốt nhất nên cơ thể rơi vào trạng thái quá mệt mỏi sẽ càng khó chìm vào giấc ngủ hơn.
Giảm khả năng miễn dịch. Tiền đề của việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh là phải có sự nghỉ ngơi đầy đủ. Nhiều căn bệnh xuất phát từ nguyên nhân liên quan trực tiếp đến việc cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch.
Ảnh hưởng đến thị lực. Rất nhiều người thức khuya để chơi các trò chơi máy tính hoặc dùng điện thoại di động. Như thế sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho đôi mắt dẫn đến suy giảm thị lực.
Nguy hại cho làn da. Thường xuyên thức khuya, lên mạng hoặc chơi điện thoại sẽ khiến da bị quá nhiều bức xạ, ngủ không điều độ khiến da bị mất nước, dễ nổi mụn, sạm da.
Có rất nguy mối nguy hại khi thức khuya, đa số mọi người đều ý thức được tác động tiêu cực của nó đối với sức khỏe. Song đôi khi do nhu cầu cải thiện đời sống, cạnh tranh trong công việc, nỗ lực xây dựng sự nghiệp hoặc chỉ vì ham chơi mà không tránh khỏi thức khuya. Vậy chúng ta nên làm gì để giảm thiểu những tác hại của thức khuya cho sức khỏe?
Uống đủ nước. Người thường xuyên thức khuya thì cơ thể dễ bị mất nước, vì vậy phải uống bù đủ lượng nước phù hợp.
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Người thường xuyên thức khuya sẽ tăng cường sự trao đổi chất trong cơ th nên cần bổ sung đầy đủ những thực phẩm giàu carbohydrate, protein chất lượng cao và thực phẩm giàu vitamin C như trứng, bánh mì, sữa… Như vậy không chỉ bổ sung lượng dinh dưỡng tiêu hao trong cơ thể mà còn bảo vệ sức khỏe của da.
Bên cạnh đó cần chú ý ăn nhiều rau quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi… Để bồi bổ mắt có thể dùng các món ăn chế biến từ cà chua, cà rốt, bí đỏ, trứng gà hoặc vịt, đu đủ chín, bơ, rau dền, đậu bắp… Những thực phẩm này chứa tiền sinh tố A thiên nhiên khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A bồi dưỡng cho mắt.
Bạn có thể chế biến món canh tôm thịt, bí đỏ với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, tăng cường sinh lực, tăng cường trí nhớ. Thích hợp cho người suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, thức đêm nhiều. Người thường xuyên thức đêm có thể kết hợp các vị thuốc tây dương sâm, cẩu kỳ tử, hoàng kỳ, mỗi loại 10 g dùng làm một liều một ngày đun nước uống liên tục. Cách này công dụng ích khí, bổ âm, thanh nhiệt, hạ hoả, tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch.
Duy trì bầu không khí trong lành, thông thoáng trong phòng. Người hay thức khuya thường ở trong nhà cả ngày không đi ra ngoài. Lúc này cần chú ý thông gió trong nhà, nếu cần thiết hãy đi ra ngoài vận động để tăng cường khả năng miễn dịch, đồng thời hít thở không khí trong lành để tăng cường sức khỏe.
Không bỏ bữa sáng. Để đảm bảo sức khỏe nhất thiết phải ăn đủ 3 bữa. Trong đó bữa sáng là chính. Khi thức khuya, sáng hôm sau nhiều người mệt không ăn sáng có thói quen nhịn đói khiến cơ thể thêm mệt mỏi. Bữa ăn sáng sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ năng lượng cho một ngày làm việc. Tốt nhất nên ăn đồ ăn dễ tiêu hóa như phở, bún, cháo… có thể uống thêm cốc sữa 200 ml.
Ngoài các bữa ăn chính cũng nên ăn thêm những bữa phụ bằng các loại rau, trái cây hoặc bột, đường. Làm sao bảo đảm tối thiểu một ngày một người ăn đủ 300 g rau quả tươi. Buổi tối không nên ăn những thức ăn có nhiều dầu mỡ, bột, đường vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu… Hằng ngày phải đảm bảo uống đủ từ 6 đến 8 ly nước (mỗi ly 200 ml).
Thi Trân
Bánh ướt kèm chả lụa nem chua:
Cơm rang rau củ:
Món trứng oplet với quả bơ:
Mì trộn nấm kim chi:
Video: VTV7
Ép ăn
Theo Kidsme, hầu hết cha mẹ trên thế giới đều muốn ép con mình ăn thật nhiều bằng biện pháp vật lý hay tâm lý. Trong các trường hợp đó, trẻ thường có tâm lý kháng cự lại bằng cách ăn ít đi hoặc không ăn. Thậm chí bé có thể bị ấn tượng cảm xúc tiêu cực như xấu hổ (khi cha mẹ khen đứa bé khác ăn giỏi hơn), tội lỗi (khi cha mẹ trách móc vì phí phạm thức ăn) và sợ hãi (khi bị la mắng hay trừng phạt).
Các chuyên gia cảnh báo trẻ bị ép ăn dễ hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh. Khảo sát của giáo sư Raj Raghunathan, Đại học Texas, Austin, ghi nhận gần 100% người từng bị ép khi ăn lúc còn nhỏ đều bị tổn thương về mặt tinh thần. Hơn 20 năm trôi qua kể từ thời điểm bị ép ăn nhưng mỗi người đều nhớ rất rõ cảm giác khó chịu, đau đớn. 55% số người tham gia cho biết họ có triệu chứng như đau dạ dày, trong khi 20% số người nói rằng đã nôn ói khi bị ép ăn.
Trẻ bị ép ăn thường bị “ám ảnh” mỗi khi nhìn thấy thực phẩm. Ảnh: Kidsme. |
Không ăn đa dạng thực phẩm
Để phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, nguyên tắc cơ bản là cung cấp cho trẻ đầy đủ dưỡng chất. Bạn cần chắc chắn rằng bữa ăn của bé lúc nào cũng cân bằng các nhóm thức ăn như:
– Carbohydrate: Gạo, yến mạch, khoai lang…
– Protein: Thịt, đậu, trứng, cá…
– Trái cây và rau củ: Salad trộn, salad trái cây…
– Bơ, sữa: Phô mai, sữa chua…
Mẹ có thể không cần phải chuẩn bị từng món theo từng nhóm thực phẩm mà kết hợp chúng với nhau, chẳng hạn như cà rốt hầm thịt, cháo yến mạch rau củ, salad sữa chua… Lưu ý: Đối với thực phẩm dễ gây nghẹn hóc như thịt, cá, trái cây, rau củ, bạn cho vào túi nhai silicone để bé tự cầm nhai. Thực phẩm dạng lỏng sệt như cháo, bột, nên dùng bình bóp thức ăn chống hóc.
Không kiên trì khi tập cho trẻ ăn
Nếu trẻ không thích món ăn mà mẹ chuẩn bị, đừng loại bỏ món ăn đó ra khỏi khẩu phần của bé hoàn toàn. Nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ có thể cần phải thử đến 8 lần mới chịu chấp nhận một món ăn mới. Vì thế khi tập cho chúng ăn món mới, hãy kiên trì “dụ” bé nếm từng chút một trong một thời gian phù hợp.
Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn uống chủ động ngay từ khi còn nhỏ. Nếu sợ hóc, có thể cho thực phẩm vào bình bóp hoặc túi nhai silicon để bé tự cầm mút. Ảnh: Kidsme. |
Không làm gương
Cha mẹ sẽ không thể bắt bé ăn đa dạng thực phẩm nếu như chính bạn hay ai đó trong gia đình là người kén ăn. Đừng ngại để trẻ tham gia các bữa ăn cùng gia đình và cho bé thấy cách mọi người thưởng thức các món ăn ngon lành như thế nào.
Lạm dụng nước trái cây
Thức uống phù hợp nhất cho trẻ nhỏ là nước và sữa. Nước trái cây có thể rất ngon và hấp dẫn, nhất là khi pha thêm đường, tuy nhiên chúng không thật sự tốt cho trẻ và không thể thay thế khẩu phần trái cây tươi cần thiết. Mặt khác, lượng đường trong nước trái cây sẽ khiến bé có cảm giác no và ăn ít đi khi đến bữa ăn chính. Về điểm này, các chuyên gia khuyên chỉ nên cho trẻ uống lượng nước trái cây vừa phải mỗi ngày và tập bé ăn trái cây, rau củ thay vì uống nước ép.
Thêm đường vào món ăn để thu hút trẻ
Nhiều phụ huynh có xu hướng cho thêm đường vào món ăn để “dụ” trẻ. Các chuyên gia cảnh báo thói quen này vô cùng tai hại vì nó tạo cho trẻ thói quen ăn ngọt. Hấp thụ nhiều đường dễ dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm như béo phì, tiểu đường… Vì thế tốt nhất nên tập cho trẻ ăn thanh đạm, bất kể đó là loại thực phẩm nào.
Thi Trân
Kỹ sư dinh dưỡng Trương Thị Nhàn cho biết tiểu đường là bệnh mạn tính, một khi đã mắc thì suốt đời không bao giờ khỏi. Điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân là duy trì chế độ tập luyện và ăn uống hàng ngày sao cho thật khoa học, nhằm ổn định đường huyết, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Dù vậy không nên kiêng khem quá mức, chỉ cần lưu ý chọn những món ăn chứa ít hoặc không có đường.
Kỹ sư Nhàn giới thiệu 2 món ăn dễ làm mà ngon miệng thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường như:
Canh cải soong nấu tôm
Nguyên liệu:
– Cải soong 200 g.
– Tép hoặc tôm tươi 100 g.
– Hành lá, nước mắm, tiêu, dầu… mỗi thứ một ít.
Canh cải soong nấu tôm tươi. |
Cách làm:
– Cải soong lặt rửa thật sạch, để ráo.
– Hành lá lặt rửa sạch, đầu hành để riêng, lá hành cắt nhỏ
– Tép hoặc tôm lột vỏ giã nhuyễn với đầu hành, ướp với chút nước mắm, tiêu.
– Bắc nồi nước đủ dùng lên bếp nấu sôi. Dùng đũa gắp từng viên tôm vào, vớt bọt bỏ đi.
– Nước sôi lại cho cải soong vào nêm vừa ăn nhắc xuống, thêm dầu, hành, tiêu.
Khổ qua xào trứng
Nguyên liệu:
– Khổ qua 300 g.
– Trứng vịt 2 quả.
– Hành tím 3 củ.
– Tỏi 3 tép.
– Hành lá, dầu, nước mắm, đường, tiêu… mỗi thứ một ít.
Khổ qua xào trứng. |
Cách làm:
– Khổ qua rửa thật sạch, cắt bỏ đầu đuôi, chẻ làm đôi, bỏ hột, rửa lại rồi xắt mỏng theo chiều ngang.
– Hành lá lặt rửa sạch, cắt nhỏ.
– Củ hành, tỏi lột vỏ, băm nhỏ
– Trứng vịt đập ra chén quậy đều thêm chút nước mắm, tiêu.
– Bắc chảo dầu nóng phi củ hành tỏi thơm cho khổ qua vào xào vừa chín, nêm vừa ăn.
– Trứng đánh tan rưới vào khổ qua, trộn đều thêm hành, đảo đều cho đến khi trứng chín là được.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, hàng ngày cần bổ dung đủ 3 yếu tố: Chất béo, tinh bột, các vitamin thì cũng cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, cụ thể:
Thực phẩm giàu đạm, kẽm như: Thịt gà, thịt bò, thịt dê, tôm, cá,… bằng cách chế biến các món hầm nhừ và tăng cường là món chiên, xào, nấu, sẽ rất dễ ăn trong mùa lạnh lại vừa có một lượng chất béo bổ sung rất hữu hiệu. Đặc biệt tăng cường các món cháo, súp cá, gà, tôm vì ăn các thực phẩm dạng lỏng, khi bị cảm cúm vào mùa đông sẽ giúp cơ thể tránh được tình trạng khử nước. Các loại cháo súp có chức năng giải cảm tăng tiết mồ hôi, giúp nhanh khỏi bệnh. Thịt gà cũng rất giàu selen và vitamin E, 2 vi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Cần ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần vì cá rất giàu kẽm và axit béo omega-3. Kẽm có tác dụng kích thích sản sinh ra bạch cầu giúp chống khuẩn hiệu quả hơn. Còn axit béo omega-3 sẽ làm cho da bớt khô và nứt nẻ. Vào mùa đông, chứng trầm cảm cũng gia tăng và nhiều nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 sẽ giúp ngăn ngừa và giảm cảm giác trì trệ, mệt mỏi. Các loại cá giàu axit béo bổ dưỡng này là cá thu, cá ngừ.
Cháo gà rất tốt cho sức khỏe mùa đông.
Thực phẩm giàu vitamin C: Gồm cam, chanh, bưởi, quýt… chứa nhiều dưỡng chất giúp chống cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào, giúp chống chọi với các virut và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy vitamin C có thể làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm và đặc biệt hiệu quả khi mới chớm bệnh. Ngoài ra, trong các loại quả này còn có bioflavonoid là nhóm hóa thảo giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào không bị thương tổn. Vì thế, nên thường xuyên sử dụng các loại quả họ cam chanh trong mùa đông để tốt cho sức khỏe mà không lo tăng cân.
Thực phẩm giàu beta-carotene: Bao gồm bí ngọt, bí đỏ, bí ngô, bí bao tử là nguồn thực phẩm giàu beta-carotene – một trong số các chất chống ôxy hóa mạnh nhất mùa đông. Beta-carotene chính là một dạng tiền vitamin A là vũ khí lợi hại để chống chịu bệnh tật. Các loại bí có màu vàng đỏ thích hợp với các món nấu cháo, súp, canh và các món hầm dễ ăn trong mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên không ăn quá nhiều nhiều beta-carotene vì dễ bị vàng da.
Tăng cường các loại gia vị như: Hành, tỏi, ớt… để giữ ấm cơ thể, hãy thêm ớt và gia vị cho món ăn. Ớt và gia vị giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và tránh bị cảm lạnh. Đặc biệt là tỏi không chỉ đơn thuần là một gia vị mà còn có tác dụng kháng khuẩn và virut, nhất là chống nhiễm khuẩn các bệnh hô hấp và có tác dụng ngừa ung thư.
Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh mạn tính như: Người đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, xương khớp hoặc người bệnh sau phẫu thuật, những người ăn kiêng hoặc dùng thuốc thì cần có một chế độ ăn riêng biệt, khi đó cần có sự tư vấn cụ thể, cặn kẽ của các bác sĩ chuyên khoa. Không được áp dụng chế độ ăn theo sự mách bảo hoặc tự tìm hiểu có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ Nguyễn Anh Trí
Bên cạnh đó một số thực phẩm khác lại làm cho làn da trở nên xấu xí, khô cằn hơn. Vậy để có một làn da đẹp thì chúng ta nên ăn và nên tránh những thực phẩm nào?
Mỗi loại trái cây đều chứa trong đó các vitamin và chất xơ.
Ở vỏ quả nho đỏ chứa resveratrol, chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng ức chế các chất trung gian gây viêm giúp da luôn ở trong trạng thái tốt nhất; đồng thời còn giúp bảo vệ da khỏi những tác hại do tia cực tím gây ra.
Ổi, thanh long, bưởi, cam, lê, dưa chuột… là những loại quả chứa nhiều chất xơ, vitamin C, A, kẽm, kali, mangan và rất ít đường nên bạn ăn không sợ béo, giàu vitamin có tác dụng chống oxy hóa ngăn ngừa ung thư, hình thành collagen, mang lại sự đàn hồi cho da.
Táo chứa các loại vi chất dinh dưỡng, chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư và lão hóa da. Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Hà Lan cho biết, trong táo còn chứa collagen và elastin, rất tốt cho việc duy trì làn da tươi trẻ.
Dưa hấu, cà chua rất giàu vitamin A và C, cả hai chất này đều làm cho làn da bạn luôn khỏe mạnh và trẻ trung.
Hành tây: Vừa được xem là một loại gia vị, vừa được xem như một loại rau, hành tây rất giàu kalium, selenium và vitamin C. Thành phần selenium có nhiều trong hành tây rất tốt cho da, móng và tóc. Ngoài ra, chất quexetin trong loại rau củ này có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, kết hợp với selenium giúp khử các gốc tự do, nguyên nhân gây ra nếp nhăn.
Rau bina (cải bó xôi, rau chân vịt): Rau bina được biết đến chứa 35 vitamin và khoáng chất thiết yếu, giàu vitamin C và A, nhờ đó giúp tăng sức đề kháng, làm đẹp da, sáng mắt.
Cà rốt, khoai tây, khoai lang dồi dào betacaroten- một chất chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa da hiệu quả. Chính vì vậy, mỗi ngày 1 cốc nước ép cà rốt tươi sẽ giữ cho làn da được mịn màng, căng tràn sức sống, không bị khô nám. Đối với khoai tây, khoai lang, bạn nên hấp, luộc để ăn hàng ngày nhằm phát huy tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới, làm mờ các sắc tố đen và các vết tàn nhang trên da, đem lại cho bạn một làn da căng mịn.
Các loại đậu bao gồm đậu nành, đậu rồng, đậu cô ve, đậu Hà Lan, đậu phộng, hạt vừng, hạt điều…là những thực phẩm giàu kẽm, chất béo không bão hòa và vitamin có tác dụng giúp vết thương mau lành, giữ cho làn da được mềm mại, mịn màng. Làn da thiếu kẽm sẽ bị khô, sần sùi và hình thành nếp nhăn nhanh chóng. Chính vì vậy, việc bổ sung các loại đậu vào bữa ăn hàng ngày vừa đảm bảo dưỡng chất vừa có tác dụng giúp chị em phụ nữ kéo dài tuổi thanh xuân rất hiệu quả. Bạn có thể ăn đậu phụ, uống sữa đậu nành hoặc giá đậu hàng ngày. Đậu nành cũng là nguồn cung cấp collagen tự nhiên tuyệt vời.
Nha đam còn gọi là “vàng xanh của tự nhiên”. Từ những năm 80 của thế kỉ trước, người ta đã bắt đầu phát hiện ra nha đam. Và đến hiện tại vẫn chưa tìm ra loại cây nào có tác dụng làm trắng da, giữ ẩm, chống nắng, giải độc, chống viêm, diệt khuẩn, giảm đau, làm lành vết thương, trị mụn trứng cá hiệu quả như nha đam. Nha đam có thể dùng trong các món ăn hoặc bôi đắp trực tiếp lên da. Trong các loại mỹ phẩm các nhà sản xuất cũng cho thành phần nha đam vào để tăng cường làm cho da đẹp.
Sữa chua có tác dụng phục hồi vẻ trắng sáng tự nhiên cho làn da phụ nữ, bạn có thể sử dụng sữa chua để ăn hàng ngày hay để massage nhẹ nhàng trên bề mặt da đều phát huy tác dụng rất tốt. Sữa chua cũng là thực phẩm giàu canxi, có tác dụng phòng chống loãng xương rất hiệu quả. Đối với phụ nữ, mỗi ngày ăn 2 cốc sữa chua là đã cung cấp được gần 1/3 lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Không những thế, trong sữa chua còn có rất nhiều vi khuẩn có lợi, nên nó rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp phòng ngừa một số căn bệnh ung thư. Để tránh tăng cân bạn nên ăn sữa chua không đường hoặc ít đường, và ăn sữa chua làm từ đậu nành nữa thì càng tốt.
Sữa chua có tác dụng phục hồi rất tốt cho da.
Tăng cường ăn cá biển
Các loại cá biển như cá mòi, cá thu, cá hồi… rất giàu omega 3, protein và nhiều khoáng chất tự nhiên khác tốt cho sức khỏe và vẻ đẹp. Omega-3 là một chất béo có lợi không những cho tim mạch và trí não mà còn tăng cường sự mịn màng, dẻo dai và giúp bảo vệ các cấu trúc collagen cho làn da. Cho nên từ lâu omega 3 được xem là thần dược hạn chế lão hóa da, giúp da mịn màng. Chính vì vậy ăn cá biển với một lượng cân bằng và đầy đủ sẽ giúp bạn có làn da căng mịn, tràn đầy sức sống, hạn chế các dấu hiệu lão hóa như da khô, nhăn, sạm, đóng vảy, sưng phù…
Tăng cường ăn cá biển để bảo vệ cấu trúc làn da.
Thực phẩm nào nên tránh?
Tuy nhiên, để làn da luôn sáng đẹp, bên cạnh việc sử dụng đều đặn các thực phẩm kể trên bạn cần phải tránh xa các loại thực phẩm sau đây:
Thực phẩm chứa nhiều đường: Bao gồm bánh kẹo, nước ngọt, ngũ cốc tinh chế… Ăn những thực phẩm này sẽ làm bạn tăng cân vù vù và làn da chảy sệ vì không có vitamin và khoáng chất.
Thực phẩm nhiều chất béo: Thịt mỡ các loại, thức ăn xào rán, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh (fasfood) đều là thủ phạm của tình trạng thừa cân béo phì, mà béo thì gắn liền với già, dẫn đến làn da nhăn nheo, xỉn màu…
Nhóm thực phẩm tàn phá làn da: Bao gồm rượu, bia, cà phê, thuốc lá, đồ ăn quá cay, quá mặn đều không tốt cho sức khỏe, trong đó có sức khỏe của làn da.
Đồ ăn quá cay không có lợi cho sức khoẻ da.
Làn da đẹp là sự phản ánh của một cơ thể đang khỏe mạnh và đầy sức sống. Thực tế tất cả các vấn đề về da như mụn trứng cá, eczema, khô, phát ban… có nguyên nhân từ sự mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Bằng cách ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bạn sẽ bắt đầu sửa chữa được sự mất cân bằng này. Tuy nhiên, ngoài chế độ dinh dưỡng, cần phải vệ sinh da sạch sẽ, ngủ đủ giấc, ra trời nắng phải đội mũ nón rộng vành và thường xuyên vận động luyện tập thể thao.
ThS. BS. Lê Thị Hải
Nguyễn Văn Hoan ([email protected])
Trong thư bác nói đã mổ lấy sỏi nhưng không rõ sỏi ở túi mật hay đường mật, một sỏi hay nhiều sỏi. Vì có hai loại sỏi mật khác nhau về bệnh sinh cũng như về chữa trị và dự phòng.
Thứ nhất là sỏi túi mật hay gặp ở những người mập phì do ăn uống vô độ, diễn biến lâu năm, có những đợt cấp, đau tăng và sốt do túi mật bị viêm. Nguyên nhân do dinh dưỡng cho nên cần có chế độ ăn uống hợp lý: ăn ít chất béo, nhất là các chất béo có nguồn gốc động vật như mỡ, hạn chế đồ ăn có nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng gà, da gà vịt, ngan, phủ tạng động vật…
Thứ hai là sỏi đường mật: do giun đũa chui lên đường mật, gây viêm nhiễm rồi đẻ trứng hay chết tại đó; xác và trứng giun tạo điều kiện cho sắc tố mật vón dần lại thành một hay nhiều viên rải rác trong đường mật. Nếu sỏi làm tắc ống mật chủ sẽ gây ứ mật hoàn toàn, kể cả túi mật, có thể làm cho thành túi mật giãn mỏng kèm theo viêm cấp và vỡ ra.
Vì nguyên nhân thường do giun đũa nên nếu không tái nhiễm giun coi như không còn tái phát sỏi. Phòng ngừa bằng cách vệ sinh ăn uống: không uống nước chưa đun sôi, không ăn rau sống để hạn chế nhiễm trứng giun sán, trước khi ăn cần rửa tay sạch sẽ. Định kỳ tìm trứng giun sán trong phân, nếu có phải tẩy ngay. Do vậy, kể cả đã được mổ lấy sỏi bác vẫn nên siêu âm định kỳ để phát hiện sỏi tái phát. Còn chế độ ăn kiêng thì tùy loại sỏi như đã nói ở trên.
BS. Trần Quang Nhật