ăn thịt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 08 Oct 2018 04:50:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png ăn thịt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Mắc bệnh giun xoắn do ăn thịt tái http://tapchisuckhoedoisong.com/mac-benh-giun-xoan-do-an-thit-tai-16295/ Mon, 08 Oct 2018 04:50:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mac-benh-giun-xoan-do-an-thit-tai-16295/ [...]]]>

Tôi có thói quen hay ăn thịt lợn, bò chần tái. Gần đây, tôi nghe nói ăn thịt tái có thể mắc bệnh giun xoắn, gây teo cơ. Tôi muốn bác sĩ tư vấn về vấn đề này?

Nguyễn Văn Nam

(Quảng Ninh)

Thịt động vật nuôi như lợn, chó… và thịt động vật hoang dã, mà dân gian thường gọi là thịt rừng như thịt lợn rừng, nai, hoẵng… thường có ấu trùng giun xoắn. Các loại thịt này nếu nấu chín kỹ mới ăn thì không có vấn đề gì. Trái lại, khi ăn tái hoặc nấu chưa chín kỹ thì ấu trùng giun xoắn còn sống sẽ gây bệnh, dẫn đến teo cơ. Sau khi vào dạ dày, do tác dụng của dịch vị dạ dày, ấu trùng giun xoắn được giải phóng phát triển thành giun trưởng thành. Giun cái chui vào niêm mạc ruột non, chỉ trong vòng 4-5 ngày sinh ra các ấu trùng.

Ấu trùng đi theo các mạch bạch huyết và máu khuếch tán khắp cơ thể. Nếu ấu trùng đến các cơ quan khác sẽ nhanh chóng bị phá huỷ. Nhưng ấu trùng tới cơ vân thì phát triển thành kén và sống từ vài tháng tới vài năm gây bệnh. Bệnh nhân bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau cơ, phù nề, phù quanh hốc mắt và phù mặt, viêm kết mạc, mệt mỏi hoặc nằm liệt; cảm giác kiến bò, teo cơ vĩnh viễn…

Vì vậy, bạn cần bỏ thói quen ăn thịt lợn tái, chỉ ăn thịt lợn hay thịt động vật đã nấu chín kỹ mới phòng tránh được bệnh teo cơ do nhiễm giun xoắn.

BS. Nguyễn Bằng Việt

]]>
Những điều kiêng kỵ khi ăn thịt bò http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-kieng-ky-khi-an-thit-bo-12543/ Thu, 26 Jul 2018 13:03:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-kieng-ky-khi-an-thit-bo-12543/ [...]]]>

1. Không ăn cùng rượu trắng

Rượu trắng có tính nóng khi ăn cùng thịt bò sẽ rất dễ khiến cho răng lợi dễ bị nhiễm trùng. Nếu sử dụng thường xuyên và kéo dài dễ bị táo bón, viêm miệng, ù tai, đỏ mắt…

2. Không ăn thịt bò nướng

nhung-dieu-kieng-ky-khi-an-thit-bo

Mọi người thường thích ăn những miếng thịt bò nướng cháy cạnh. Tuy nhiên, thịt bò được các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn nướng, hun khói để tránh sản sinh ra chất gây ung thư như: nitrosamine và benzopyrene có hại cho sức khỏe.

3. Không ăn cùng thịt lợn

Hai loại thịt này kết hợp với nhau sẽ tạo ra xung khắc, vì thịt bò có tính ôn còn thịt lợn có tính hàn. Nếu sử dụng cùng một lúc cơ thể không thể hấp thụ được hết chất dinh dưỡng.

4. Không ăn quá nhiều

Trong thịt bò có nhiều cholesterol, nhiều mỡ bởi vậy mỗi ngày chỉ nên dùng 80 g là đủ. Nếu thường xuyên ăn thịt bò sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến và ung thư đại tràng. Người già và trẻ nhỏ hệ tiêu hóa kém cũng không nên ăn nhiều thịt bò.

5. Không ăn vào buổi tối

nhung-dieu-kieng-ky-khi-an-thit-bo-1

Thịt bò rất giàu sắt cho nên khi ăn vào buổi tối gan sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Điều này sẽ gây nhiễu đồng hồ sinh học của gan dẫn đến hậu quả lượng đường trong máu tăng bất thường.

6. Không ăn cùng hải sản

Trong thịt bò có chứa photpho, còn hải sản lại giàu magie và canxi, những chất này phản ứng với nhau sẽ tạo thành kết tủa dạng muối. Và kết tủa này sẽ làm giảm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể.

7. Không ăn thịt bò khi bị viêm thận

Thịt bò là thực phẩm giàu protein, người bị viêm thận không nên ăn nhiều để giảm bớt gánh nặng cho thận.

8. Không kết hợp thịt bò với các thực phẩm sau

nhung-dieu-kieng-ky-khi-an-thit-bo-2

– Thịt bò kết hợp cùng đường đỏ sẽ dẫn đến trường khí.

– Thịt bò kết hợp với đồ muối (rau, dưa muối) sẽ dễ bị trúng độc.

– Thịt bò kết hợp cùng cá nheo, ốc đồng sẽ có thể dẫn tới bị trúng độc.

– Thịt bò kết hợp cùng đậu tương sẽ có thể làm tổn thương ngũ tạng.

]]>
Người Hà Nội ăn thịt bò, phở bò…được “hô biến” từ thịt lợn http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-ha-noi-an-thit-bo-pho-bo-duoc-ho-bien-tu-thit-lon-12312/ Thu, 26 Jul 2018 12:37:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-ha-noi-an-thit-bo-pho-bo-duoc-ho-bien-tu-thit-lon-12312/ [...]]]>

Tại buổi gặp gỡ báo chí phát động “Tháng hành động an toàn thực phẩm” do Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế tổ chức ngày 8/4, nhiều phóng viên đã đặt câu hỏi với lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Cục An toàn thực phẩm trước thông tin nhiều mẫu thịt bò được “hô biến” từ thịt lợn

Trước đó, thông tin cho biết Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã giám sát chủ động 109 mẫu thực phẩm được giới thiệu bán là thịt bò, phở bò và một số thực phẩm có nguyên liệu từ thịt bò (xúc xích, giò bò), nhưng kết quả kiểm nghiệm thịt bò tươi, phở bò và một số thực phẩm có nguyên liệu từ thịt bò (xúc xích, giò bò) cho thấy, nhiều mẫu sản phẩm không có thịt bò hoặc thành phần bò không đáng kể, thậm chí thịt bò là thịt heo, thịt trâu…

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy nhiều mẫu phở bò thực ra là phở thịt lợn

Các mẫu này được lấy ngẫu nhiên tại các chợ, siêu thị ở các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội. Kết quả kiểm nghiệm cũng khiến cơ quan này bất ngờ, khi tình trạng gian lận, dùng thịt lợn nhưng lại nói là thịt bò quá phổ biến.

Cụ thể, trong số 44 mẫu thịt bò tươi được lấy phân tích, có 35 mẫu là thịt bò, còn lại 1 mẫu là thịt trâu, 8 mẫu là thịt heo.

Với 12 mẫu nạm bò, phân tích đã xác định có 10 mẫu thịt là nạm bò thật, 2/12 mẫu là thịt heo.

Trong số 10 mẫu thịt bò được lấy tại các cửa hàng bán phở bò, có hai cửa hàng bán phở bò thực chất là phở thịt heo.

Đáng lưu ý, 23 mẫu xúc xích bò được lấy phân tích, có 8 mẫu không phát hiện hàm lượng thịt bò, 15 mẫu hàm lượng thịt bò rất thấp.

Chúng ta đã và đang bỏ tiền mua xúc xích giá thịt bò nhưng chất lượng thịt heo

Ngoài ra, 20 mẫu giò bò được phân tích có 9/20 mẫu không thấy thịt bò; 8/20 mẫu hàm lượng bò rất thấp (ở mức 13%); 2/20 mẫu xác định thịt bò chiếm khoảng 30 – 33%; chỉ một mẫu có lượng bò cao nhất nhưng cũng chỉ chiếm 60%. (Theo khảo sát của phóng viên tại một số chợ như Thành Công, Ngọc Khánh, Ngọc Hà, Trung Kính, Nam Trung Yên, Chợ Láng… của Hà Nội, giá bán trung bình của giò bò dao động từ 160.000- 200.000đ/kg, trong khi giá một kg thịt bò tươi loại bình thường như diềm thăn cũng đã 220.000đ/kg, thăn và bắp bò thì khoảng 270.000- 300.000đ/kg. Chỉ nhìn vào sự chênh lệch về giá tiền giữa thịt bò tươi và giá giò bò, người tiêu dùng cũng hoàn toàn có thể tự đặt câu hỏi bao nhiêu phần trăm thịt bò có trong giò bò?!)

Giá giò bò rẻ hơn thịt bò tươi, vậy có bao nhiêu phần trăm thịt bò trong giò bò?

Theo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, các mẫu thịt, sản phẩm nói trên bao gồm cả các mẫu sản phẩm được sản xuất bởi các công ty được cấp phép, công bố chất lượng với cơ quan quản lý.

Theo nhóm nghiên cứu, các sản phẩm chế biến khi phân tích không thấy nguyên liệu thịt bò thật, hoặc lượng thịt bò rất thấp nhưng vẫn cho mùi, màu sắc đặc trưng của sản phẩm chế biến từ nguyên liệu thịt bò. Việc này đòi hỏi cần có các nghiên cứu mở rộng, làm rõ hơn về hương liệu, phụ gia, chất tạo màu đã được sử dụng trong các thực phẩm nguyên liệu từ heo nhưng lại mang “vỏ” thịt bò. Nếu sử dụng phụ gia, hương liệu tổng hợp không được kiểm soát, không đúng liều lượng, không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hại cho sức khỏe người sử dụng.

Tại buổi họp báo, nhiều phóng viên khác cũng chất vấn lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm về các biện pháp xử lý sai phạm nêu trên sẽ được tiến hành ra sao bởi nếu có việc biến thịt lợn thành thịt bò người sản xuất sẽ phải tẩm ướp hóa chất độc hại để làm thay đổi thành phần, chất lượng thịt. Ông Nguyễn Hùng Long- Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế cho rằngcho biết, cơ quan này sẽ tiến hành thanh kiểm tra sau khi có công bố chính thức từ Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia.
Tuy nhiên theo ông Long hành vi trên nếu đúng là gian lận thương mại cần phải xử lý bằng biện pháp cứng rắn để răn đe, làm gương cho những đối tượng khác.

Thái Bình

]]>
Nguy hại khôn lường từ ăn thịt tái sống http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-hai-khon-luong-tu-an-thit-tai-song-5620/ Thu, 19 Jul 2018 14:39:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-hai-khon-luong-tu-an-thit-tai-song-5620/ [...]]]>

Một báo cáo mới cảnh báo rằng con người có thể bị nguy hiểm từ siêu khuẩn nếu họ ăn thịt gỏi và chưa được nấu chín. Báo cáo này có tên tiếng anh là “Review on Antimicrobial Resistance” (Đánh giá về việc vi khuẩn kháng thuốc hiện nay). Các nhà nghiên cứu tiến hành điều tra xem sự ảnh hưởng của các loại thuốc kháng sinh trong thực phẩm đối với sự mạnh lên của vi khuẩn như thế nào. Họ đã chỉ ra rằng việc sử dụng kháng sinh trong nông nghiệp đã làm vi khuẩn mạnh lên và nhiều khả năng kháng lại các loại thuốc của chúng ta.

Kháng sinh dùng trong chăn nuôi khiến vi khuẩn kháng thuốc gia tăng

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết việc sử dụng số lượng rất lớn của các thuốc kháng sinh trong chăn nuôi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dân trên toàn thế giới. Họ khuyến cáo rằng nông dân cần thiết phải giảm lượng kháng sinh họ đưa vào sử dụng trong trang trại chăn nuôi. Jim O’Neill – trưởng nhóm nghiên cứu – cho biết, điều này vô cùng quan trọng nếu chúng ta muốn đảm bảo rằng các loại thuốc kháng sinh được chúng ta dày công nghiên cứu để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta vẫn còn tác dụng.

Không nên ăn thịt sống hoặc tái để giảm nguy cơ mắc bệnh từ vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu đang kêu gọi đưa ra các chế tài nghiêm ngặt để giảm số lượng thuốc kháng sinh cho động vật trang trại. Ông O’Neill nói điều này là cần thiết vì càng ngày số lượng các loại thuốc kháng sinh mà nông dân cung cấp cho vật nuôi của mình càng lớn hơn trước. Ông nói: “Tôi thấy không thể tin được điều mà ở nhiều quốc gia, hiện tượng tiêu thụ thuốc kháng sinh cho động vật, chứ không phải cho con người, đã tạo ra mối nguy cơ lớn đối với tất cả chúng ta.”

Ăn thịt tái hoặc sống có thể khiến bạn dễ dàng nhiễm bệnh từ siêu vi

O’Neill cho rằng công chúng có thể bị bệnh từ siêu vi nếu họ vẫn giữ thói quen ăn thịt tái quá hoặc nấu chưa chín. Ông nói: “Lời khuyên của tôi cho người tiêu dùng là họ phải đảm bảo việc nấu thịt đúng cách, hoặc nếu không bỏ qua được món tái, phải biết rõ xuất xứ món thịt đó đến từ đâu…”

Mai Hương/HVQY

(Theo Breaking news)

]]>
Ăn thịt hay ăn chay? http://tapchisuckhoedoisong.com/an-thit-hay-an-chay-5318/ Thu, 19 Jul 2018 13:56:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-thit-hay-an-chay-5318/ [...]]]>

Ăn thịt dường như chính là yếu tố thúc đẩy lịch sử loài người phát triển. Thế nhưng giờ đây điều đó lại được coi gần như là tai họa. Cuộc chiến giữa ăn thịt và ăn chay dường như đã bùng nổ. Và dường như đang ngấp nghé một cuộc cách mạng về ẩm thực!

Steak – thịt nướng kích thích người ăn nhờ cái gì? Đấy là mùi không thể nhầm lẫn của con thú bị nướng lên, ngọt ngào, đầm đậm xèo xèo cháy trên chảo. Thoảng có mùi kim loại nung khi nó tan trong miệng, bùng nổ mùi vị của  caramel, dứa và cải bắp. Nhưng quan trọng nhất vẫn là mùi máu. Mùi thịt nướng đầy hấp dẫn từ một quầy hàng nào đó gần gặn bay qua. Một chiếc hamburger đang được nướng, mỡ chảy ra và rít lên khe khẽ trên bếp. Người phục vụ cho thêm vài lá xà lách, một lát cà chua, tương ớt và ép vào giữa hai lát bánh mỳ. Thế là hoàn thành xong một đồ ăn có thể khiến bất cứ ai bị bao vây bởi hình ảnh đó, mùi hương đó phải nuốt nước miếng.

Nhưng đó lại chính là một sản phẩm đặc biệt của hãng Impossible Foods ở Redwood City gần San Francisco. Chiếc bánh hamburger vừa được làm xong này, ngon hệt như các cái hamburger khác. Cục thịt băm trông hệt như thịt. Mùi đúng là mùi thịt. Nhai trong miệng cũng  như thịt. Nhưng đấy lại không phải là thịt.

Brown, sếp của Impossible Foods đã phải lao động cực nhọc hàng năm trời cùng đồng nghiệp của ông để làm ra loại “thịt trên cơ sở thực vật”. Bí mật lớn nhất là leghemoglobin, chất gần với hemoglobin – hồng cầu được tìm thấy trong rễ cây đậu tương. Cái gì làm nên mùi vị của thịt? Chính là hemoglobin. Một cách nào đó, những con thú chính là những xưởng sinh học chuyển thực vật thành thịt khi chúng ăn các lá cây để sống. Nói một cách khác, thịt từ thực vật chính là thực hiện lại quá trình đó mà thôi. Vậy là tại các nhà hàng đã lựa chọn ở New York và San Francisco, Mỹ, hãng Impossible cho thực khách nếm Burger – những chiếc hamburger thịt từ thực vật.

Ăn thịt hay ăn chay?Ẩm thực chay rất phong phú.

Giấc mơ này có lẽ đã được mơ quá lâu rồi. Bởi lẽ, ngành chăn nuôi đang phá hủy môi trường. 18% khí ảnh hưởng tới môi trường là do sản xuất thịt sinh ra.

Nếu ăn thịt với tốc độ và số lượng hiện nay, trái đất cần tăng gấp 3 lần diện tích

Món bít tết ngon lành trên bàn ăn của bạn từ đâu mà ra? Tất nhiên từ ngành chăn nuôi bò lấy thịt rồi. Nhưng ít người biết, trong bụng bò, cỏ lên men sinh ra khí methan. Khí này thải vào môi trường, bốc lên cao cản bức xạ nhiệt thoát ra vũ trụ và làm trái đất nóng lên. Ở tư cách là khí nhà kính, nó tác động mạnh gấp 25 lần khí CO2. Phân bò, một sản phẩm tất yếu của chăn nuôi sản ra khí cười (NO2). Đây lại là tội phạm thứ hai với khí hậu trái đất, thậm chí còn tác động mạnh gấp 300 lần.

Đã thế, một nửa thu hoạch ngũ cốc được dành cho chăn nuôi bò. Suy ra, 70% diện tích canh tác là dành cho sản xuất thịt. Nhưng thịt lại rẻ một cách phi lý. McDonald’s có thể bán bánh hamburger với giá chỉ 1 euro vì chi phí ngoại lai – tiêu thụ đất và nước, gây ô nhiễm môi trường và khí hậu hoàn toàn không được tính đến. Các nhà khoa học ở Đại học Oxford tính, nếu chỉ tính riêng đánh thuế ô nhiễm khí hậu thôi thì giá thịt bò đã phải cao hơn 40%.

Loài người bắt đầu ăn thịt từ ba triệu năm nay. Sau đó là thảm họa khí hậu ở châu Phi. Nhiều loài vật biến mất. Chỉ có hai linh trưởng loài Australopithecus sống sót: Khỉ ăn rau quả. Người ăn thịt, phát triển não bộ để có ngày nay. Thịt thể hiện quyền lực, nam tính và thịnh vượng. Nhưng quá độ lại tác hại: gây bệnh béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gút và ung thư.

Một người ăn chay trường so với người ăn thịt hàng ngày sẽ tiết kiệm 380 lít nước, 20kg ngũ cốc và trên 2.000 lít CO2. Đủ hiểu những tai họa: sa mạc hóa, phá rừng, nghèo đói và đối kháng xã hội… do ăn thịt gây ra. Nhưng ngày nay mỗi người lại ăn thịt nhiều gấp đôi so với trước đây 50 năm. Kỷ lục là ở Hoa Kỳ: 97kg/người/năm. Đến 2050 nhu cầu thịt trên toàn cầu sẽ tăng 48%. Làm sao thỏa mãn nhu cầu thịt và sữa cho 9,7 tỷ người? Carlos Saviani, chuyên gia dinh dưỡng của World Wide Fund for Nature (WWF) – Quỹ Thiên nhiên Thế giới nói: “Chúng ta ăn quá nhiều thịt nên sẽ không đạt mục tiêu khí hậu và phá hủy hệ sinh thái”. Còn Bruce Friedrich ở Good Food Institute – Viện thực phẩm lành đòi hỏi phải có thay đổi cơ bản, phải sản xuất thịt không qua động vật mà qua thực vật.

Ở các nước công nghiệp, tiêu thụ thịt đã dừng lại, nhưng ở những nước như Trung Quốc và Brasil lại tăng mạnh. Năm 1982, người Trung Quốc trung bình ăn 13kg thịt/năm, nay đã tăng lên 5 lần. Công nghiệp hóa, tăng trưởng kinh tế có cái giá của nó: đô thị hóa trả giá bởi những vấn đề sinh thái. Người Trung Quốc có đồng minh trong cuộc đấu tranh ấy: Diễn viên điện ảnh Mỹ nổi tiếng  Arnold Schwarzenegger từng lên TV kêu gọi: “Less meat, less heat, more life – ít thịt, ít nóng, nhiều cuộc sống hơn”. Nếu đến năm 2030, 1,4 tỷ người Trung Quốc giảm lượng thịt ăn đi một nửa, họ sẽ giảm khí nhà kính tương đương 1,3 tỷ tấn CO2. Các chuyên gia dự báo, nếu không có sự trợ giúp của Trung Quốc thì mục tiêu giảm hai độ của Hiệp ước Paris sẽ không đạt.

Nhưng nhà báo chính luận tờ New York Times – Thời báo New York Thomas Friedman cảnh báo: “Nếu “giấc mơ Trung Hoa” là như Mỹ – Big House, Big Car, Big Mac – nhà to, xe to, bánh to cho mỗi người  thì nhân loại sẽ cần tới hai trái đất.

Thịt nhân tạo – Cuộc cách mạng ẩm thực

Người đi tiên phong trong cuộc cách mạng nông nghiệp là nhà khoa học người Áo, TS. Y học Mark Post. Ông đã nghiên cứu chế ra thịt nhân tạo, là thịt từ bể phản ứng sinh học. Năm 2013, ông trình làng chiếc bánh hamburger đầu tiên sản xuất trong phòng thí nghiệm. Từ vài tế bào cơ bò, ông nuôi được 20.000 thớ thịt cực nhỏ rồi từ đấy cho 120g thịt băm. Một vua đầu bếp thử rán món thịt ấy, nữ đồng nghiệp của ông, chuyên gia dinh dưỡng người Áo Hanni  Rützler  ăn thử: “Ngon, nhưng chưa ngọt bằng”, bà bảo.

Các nhà khoa học ở Đại học Oxford tính, so với thịt tự nhiên, thịt nhân tạo sẽ tiết kiệm được 35 đến 60% năng lượng, tiết kiệm diện tích đất hơn 98% và sẽ giảm 80 đến 95% khí thải nhà kính do chăn nuôi. Còn TS. Bruce Friedrich ở Good Food Institute tin rằng, thịt do các bể phản ứng sinh học sản xuất hay từ thực vật sẽ lành hơn thịt tự nhiên vì không chứa hormon, kháng sinh, vi khuẩn Salmonella.

Ban đầu giá thành thịt nhân tạo quá đắt. Ba năm sau giá 1kg thịt băm nhân tạo chỉ còn là 75 USD và tiếp tục giảm nữa. Post lên kế hoạch xây những bể phản ứng sinh học “có dung tích 25.000l,  hàng năm có thể cung cấp thịt cho 10.000 người”.  Năm 2019 sẽ có những xưởng thịt nhân tạo đầu tiên.

Nhưng vấn đề không chỉ ở đó. Nếu vào năm 2050, 9,7 tỷ người vẫn muốn ăn nhiều thịt như hiện nay, có đến 3 trái đất cũng không đủ. Nhất định phải giảm lượng thịt ăn vào người, ít nhất 2/3. Hiện nay, WHO đề nghị mức tiêu thụ thịt mỗi người tối đa 85g/ngày.

Thật sự đã bắt đầu thời đại mới cho thịt. Chắc chắn chúng ta phải thay đổi thói quen ẩm thực của mình.

Ngụy Hữu Tâm

((Theo Spiegel, 2/2017))

]]>
6 bệnh dễ mắc do ăn nhiều thịt http://tapchisuckhoedoisong.com/6-benh-de-mac-do-an-nhieu-thit-4977/ Thu, 19 Jul 2018 13:12:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/6-benh-de-mac-do-an-nhieu-thit-4977/ [...]]]>

Một chế độ ăn nhiều thịt có thể làm cho người ta mắc một số bệnh. Tuy nhiên không phải hễ ai ăn thịt là mắc các bệnh này, mà chỉ những người ăn quá nhiều thịt, không quan tâm đến số lượng và chất của thịt mới dễ bị mắc bệnh.

Chế độ ăn nhiều thịt có thể làm dễ mắc một số bệnh do cách ăn không đúng theo khoa học.

Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt; nồng độ cholesterol trong máu của người ăn thịt cao gấp nhiều lần so với người ăn chay và là nguyên nhân chính của chứng vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột qụy… Vì thế, Hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng, chế độ ăn chay có thể phòng ngừa từ 90 – 97% các bệnh tim mạch.

Bệnh tiểu đường: Chế độ ăn nhiều thịt, nhất là các loại thịt lẫn nhiều mỡ, làm tăng axít béo và triglycerid – là nguyên nhân gây ra tiểu đường týp II. Bởi vì các axít béo dư thừa trong máu và triglycerid ức chế hoạt động của insulin, điều này dẫn đến kết quả xét nghiệm lượng insulin trong máu vẫn bình thường hoặc chỉ hơi tăng nhưng đường huyết của người bệnh lại trong tình trạng bị cao. Nếu sửa chữa sai lầm này bằng cách chuyển sang chế độ ăn chay thì lượng đường trong máu giảm hẳn và nồng độ axít béo cũng về mức an toàn.

Bệnh thận: Nhiều nghiên cứu cho thấy, để bài tiết các hợp chất nitơ độc hại do ăn nhiều thịt thì thận phải làm việc gấp trên 3 lần so với thận của người ăn chay. Urê và acid uric là hai chất thải của chế độ ăn thịt rất độc hại đối với cơ thể. Khi chúng ta còn trẻ, thận còn khỏe thì việc thải loại các chất này còn cố được, nhưng khi đã cao tuổi, thận của chúng ta đã suy yếu thì công việc thải các chất này trở thành gánh nặng cho thận và kết quả là thận không thể thải độc hiệu quả, nên tất yếu dẫn đến bệnh tật.

Bệnh gút: Khi thận không đủ khả năng lọc thải hết các chất chứa nitơ độc hại thì creatinin và acid uric tăng cao trong máu. Nồng độ acid uric tăng cao sẽ lắng đọng lại trong các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân gây nên bệnh gút. Tại các khớp, acid uric đọng lại kết tinh thành tinh thể tạo ra phản ứng viêm, gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.

Béo phì: Nguyên nhân của bệnh béo phì chủ yếu là do chế độ ăn quá dư thừa năng lượng calo như mỡ động vật, bơ, phomai, thịt, sôcôla, bột, đường… Khi đã béo phì thì người ta dễ lười vận động, từ đó năng lượng thừa không được tiêu hao lại tích trữ dưới dạng mỡ nên lại càng béo. Béo phì sẽ dẫn đến các bệnh vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp.

Bệnh gan: Chức năng của gan là tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và thải bỏ các chất độc hại ra ngoài. Nhưng chế độ ăn nhiều thịt và mỡ động vật sẽ làm gan làm việc quá sức và tổn thương. Thịt và mỡ ăn vào sẽ làm cho gan bị nhiễm mỡ, hóa xơ, hóa sẹo.

Bệnh ung thư: Sở dĩ ăn nhiều thịt dễ bị ung thư là vì chất bảo quản thịt. Do thịt rất giàu chất đạm dễ bị thiu thối nên một số người kinh doanh thiếu lương tâm đã tẩm thịt với các chất bảo quản như nitrit, nitrat… Đến tay người tiêu dùng, chúng ta chỉ rửa sạch, pha chế rồi nấu chín thịt. Nhưng dù nấu chín thịt thì các chất này không bị phân hủy. Khi chúng ta ăn vào ruột, các chất này kết hợp với các acid amin tạo nitrosamin là chất gây ung thư. Mặt khác nhiều người chăn nuôi đã sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, chất gây thèm ăn, gây ngủ, hormon, kháng sinh… cho vật nuôi mau lớn. Mặt khác khi vật nuôi bị bệnh, bị khối u, họ vẫn giết mổ và bán thịt gia súc ra thị trường. Người tiêu dùng vì không mắt thấy tai nghe, vẫn vô tư ăn thịt mà không biết trong loại thịt đó chứa đầy chất độc hại có thể gây bệnh từ nhẹ đến ung thư. Nhiều người do thói quen ăn uống lại chỉ ăn thịt mà rất ít ăn rau nên dễ bị táo bón, ứ đọng chất độc, càng làm cho bệnh ung thư dễ phát triển.

Như vậy, một chế độ ăn nhiều thịt nhưng ít quan tâm đến chất lượng thịt có thể làm cho người ăn dễ mắc các bệnh nói trên. Do đó để tránh tình trạng này, chúng ta nên thực hiện một chế độ ăn đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, các vitamin và khoáng chất mới có thể có sức khỏe tốt

 

Một vài nghiên cứu cho thấy : trong số các bệnh nhân ung thư thì 30% liên quan đến thuốc lá, 3% liên quan đến những phụ gia thực phẩm như chất màu, chất bảo quản, 35% liên quan đến ăn uống… Nói cách khác, nếu ăn uống hợp lý, khoa học thì 35% bệnh nhân sẽ thoát khỏi ung thư thay vì bị mắc bệnh này. Minh chứng cho tác dụng của chế độ ăn người ta thấy: cư dân vùng Bắc Mỹ và Tây Âu ăn nhiều thịt, bị ung thư đại tràng, ung thư dạ dày cao hơn cư dân ăn chay ở Ấn Độ; ở những nước ăn nhiều thịt, số phụ nữ bị ung thư vú cũng cao gấp 10 lần ở những nước có thói quen ăn chay.

BS. BÙI THỊ THU HƯƠNG

]]>
Ăn thịt vịt để “yêu” bền bỉ http://tapchisuckhoedoisong.com/an-thit-vit-de-yeu-ben-bi-4617/ Thu, 19 Jul 2018 12:23:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-thit-vit-de-yeu-ben-bi-4617/ [...]]]>

Nhưng nếu kết hợp với một số vị thuốc thì lại là món ăn vừa khoái khẩu, lại rất tốt cho cánh mày râu, nhất là những người bị yếu kém chuyện phòng the.

Thịt vịt hầm hạt điều: hạt điều 200g, gà băm 100g, củ mã thầy 150g, vịt già 500g. Bột rau diếp, hành, gừng, muối, lòng trắng trứng, mì chính, bột ngô (ướt), dầu lạc, một lượng vừa đủ. Bỏ lông, bỏ nội tạng, rửa sạch dùng nước nóng chần, gia hành, gừng, muối, một lượng nhỏ.

Đem hấp chín thì lấy ra, bỏ xương chặt thành 2 nửa. Giã nhỏ hạt điều và mã thầy, thịt gà băm, bột ngô, lòng trắng trứng gà, gừng, hành, muối, rượu, dầu lạc, đánh thành dạng hồ, bôi lên ngực vịt. Dùng dầu chao vịt cho mềm, vớt ra thái thành miếng dài, đặt lên đĩa, rắc vào một ít rau diếp. Ăn trong bữa ăn. Tác dụng: bổ thận cố tinh, dương suy, sỏi thận.

Thịt vịt

Thịt vịt cái già hầm khiếm thực: khiếm thực 200g, vịt cái già 1 con, hành, gừng, muối, mì chính, một lượng vừa đủ. Cắt tiết vịt bỏ lông, bỏ nội tạng, rửa sạch. Rửa sạch khiếm thực bỏ vào bên trong bụng vịt. Đặt vịt vào trong nồi đất, một lượng nước thích hợp. Dùng lửa to đun sôi, sau đó dùng lửa nhỏ. Hầm cho thịt vịt chín nhừ là được. Khi ăn gia mì chính. Tác dụng: cố thận sáp tinh, tư âm dưỡng vị, chữa thận hư, di tinh, tiết tinh sớm.

Thịt vịt hầm đông trùng hạ thảo: đông trùng hạ thảo 10g, vịt đực già 1 con, rượu, gừng, hành, hồ tiêu, muối, một lượng vừa đủ. Bóp chết vịt, bỏ lông, bỏ nội tạng, rửa sạch để ráo nước, chặt bỏ chân cho vào nước nóng chần, vớt ra để ráo nước, rửa đông trùng hạ thảo bằng nước ấm. Thái gừng tỏi, cầm đầu vịt, rạch theo cổ, nhét 3g đông trùng hạ thảo qua đầu vịt, dùng chỉ buộc chặt. Số đông trùng hạ thảo còn lại, cùng với gừng, hành nhét vào bụng vịt. Sau đó đặt vào bát chậu, cho ít nước, gia muối, hồ tiêu rượu, đậy kín đặt lên lồng hấp 2 tiếng đồng hồ là ăn trong bữa ăn. Tác dụng: bổ thận ích tinh tủy, trị ra mồ hôi, mồ hôi trộm, dương nuy, di tinh, đầu gối, lưng đau.

Thịt vịt hầm đinh hương: đinh hương 5g, thảo khấu 5g, nhục quế 5g, vịt 1 con, gừng, hành, muối, nước hàn, đường phèn, mì chính, dầu vừng, một lượng vừa đủ. Bóp chết vịt, bỏ lông, bỏ nội tạng rửa sạch. Cho đinh hương, nhục quế, đậu khấu vào nồi, nấu 2 lần, cả 2 lần lấy chừng 300g cho chín 6 phần thì vớt ra để nguội, đập nhỏ hành gừng. Cho nước vào nồi cho muối, đường phèn, mì chính khuấy đều.

Lại cho vịt vào, đun nhỏ lửa, vừa khuấy động vừa rưới nước hàn, cho tới khi nước hàn ngấm vào thịt, có màu hồng sáng thì vớt ra, rồi lại chám dầu vừng thật đều vào thịt vịt là được. Ăn trong bữa ăn. Tác dụng: ôn bổ thận, ấm thận trợ dương. Dùng tốt người dương suy, xuất tinh sớm do thận dương hư.

BS. Phó Thuần Hương

]]>
Lý do nên cân nhắc khi ăn thịt đỏ http://tapchisuckhoedoisong.com/ly-do-nen-can-nhac-khi-an-thit-do-4321/ Thu, 19 Jul 2018 11:35:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ly-do-nen-can-nhac-khi-an-thit-do-4321/ [...]]]>

Những loại động vật được tiêm homron và kháng sinh có hại có thể là lý do khiến chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng thịt của chúng. Dưới đây là những lý do khiến bạn nên cân nhắc khi ăn thịt đỏ:

1. Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa

Thịt đỏ nói chung chứa nhiều chất béo bão hòa và nó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

2. Thịt đỏ làm tăng hàm lượng cholesterol

Thịt đỏ chứa acetat và những chất này khi được sử dụng sẽ làm gia tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Vì vậy, thịt đỏ không tốt cho sức khỏe.

3. Dẫn tới ung thư đại tràng

Thịt đỏ chứa các hợp chất ung thư, nó giàu hàm lượng protein và cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Điều này cho phép các hợp chất chống ung thư gây tổn thương thành ruột và đây là bước đầu dẫn tới ung thư đại tràng.

thịt đỏ

4. Thịt đỏ gây béo phì

Thịt đỏ chứa nhiều chất béo, calo và các chất béo bão hòa, nó dẫn tới tăng cân và béo bụng.

5. Gây tiểu đường

Thịt đỏ làm tăng nguy cơ phát triển tiểu đường týp 2 do chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa. Nó cũng làm tăng sức đề kháng insulin của cơ thể và khiến cơ thể khó điều chỉnh đường huyết.

6. Ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Vì cần nhiều thời gian để tiêu hóa thịt đỏ trong đường tiêu hóa do hàm lượng protein của nó cao, thịt đỏ bị phân hủy trong đường tiêu hóa. Điều này dẫn tới sự sản sinh các độc tố gây hại và các amin tiêu diệt các vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột. Nó dẫn tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như hội chứng viêm ruột, táo bón, co rút, trĩ và nhiều vấn đề khác

7. Ảnh hưởng tới cân bằng hormon

Tiêm hormon, được tiêm vào cơ thể để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và sinh sản có thể gây ra nhiều rối loạn trong cơ thể. Nó dẫn tới mất cân bằng hormon và một số tình trạng sức khỏe như dậy thì sớm ở trẻ.

8. Dẫn tới bệnh Alzheimer

Thịt đỏ chứa nhiều sắt và có liên quan tới bệnh Parkinson và Alzheimer. Dư thừa sắt có thể còn thúc đẩy phản ứng của gốc tự do gây hại và stress oxy hóa.

9. Tạo ra các bệnh tự miễn

Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại tất cả các bệnh và nhiễm trùng. Vì protein động vật tương tự với của người, dần dần, cơ thể không thể nhận biết giữa protein của cơ thể và của động vật. Một số bệnh tự miễn là viêm khớp dạng thấp, lupus và xơ cứng rải rác.

10. Gây viêm khớp

Thịt đỏ chứa purine, dẫn tới hàm lượng cao axit uric trong cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ bệnh gút và viêm khớp. Chúng cũng có thể dẫn tới viêm khớp thoái hóa và các rối loạn mô mềm khác.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

]]>