ăn dặm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 17 Aug 2018 15:32:45 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png ăn dặm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Có kiêng hoàn toàn đạm, chất béo khi gan nhiễm mỡ? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-kieng-hoan-toan-dam-chat-beo-khi-gan-nhiem-mo-15345/ Fri, 17 Aug 2018 15:32:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-kieng-hoan-toan-dam-chat-beo-khi-gan-nhiem-mo-15345/ [...]]]>

 

Thực tế, gan nhiễm mỡ là bệnh mà nhiều người mắc phải đặc biệt là những người béo phì, uống rượu nhiều,…tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh nên một số người  khi biết bị gan nhiễm mỡ cho rằng phải kiêng hoàn toàn chất béo và thực hiện chế độ ăn chay để giảm mỡ. Đây là quan niệm hết sức sai lầm.

Dễ bị tăng cholesterol máu và gan nhiễm mỡ

Theo Ths.BS CKII Nguyễn Hồng Hà- Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam; cách tốt nhất để giảm gan nhiễm mỡ là giảm trọng lượng, chế độ ăn uống ít chất béo, kiểm soát bệnh đái tháo đường và tránh các loại thực phẩm giàu tinh bột. Chính vì lẽ đó khi bị gan nhiễm mỡ, nhiều người đã kiêng ăn hoàn toàn chất đạm động vật, chuyển sang ăn chay để hy vọng hết gan nhiễm mỡ điều này hoàn toàn sai lầm.

Ths. Hà cho biết, thói quen ăn uống không  khoa học như sử dụng quá nhiều chất béo và đường, đặc biệt là ăn nhiều đồ ăn nhanh và ăn ít rau củ khiến cơ thể bị dư thừa năng lượng. Các năng lượng ấy không được sử dụng hết sẽ chuyển hoá thành mỡ và tích tụ tại gan. Ăn các món giàu năng lượng,  chiên ngập trong dầu mỡ dễ ngon miệng nhưng cơ thể không tiêu thụ hết, cơ thể sẽ tích lũy dưới dạng mỡ và gây thừa cân, béo phì. Càng béo phì thì gan càng dễ có nguy cơ nhiễm mỡ.

Tuy nhiên, nếu ăn chay kiêng hoàn toàn đạm, chất béo cũng bị gan nhiễm mỡ. Do Cholesterol trong cơ thể được cung cấp bởi hai nguồn:  ngoại sinh (từ thức ăn) và nội sinh (do gan sản xuất). Cholesterol là một chất béo chỉ có ở động vật và rất quan trọng trong việc hình thành tế bào, nhất là tế bào thần kinh, nội tiết tố sinh dục, nội tiết tố thượng thận, chuyển hóa vitamin… Người ăn chay trường hoặc ăn kiêng tức là hoàn toàn không có chút cholesterol ngoại sinh nào sẽ có hiện tượng tăng hoạt động của tế bào gan để tổng hợp cholesterol nội sinh. Quá trình này càng tăng mạnh nếu ăn chay tuyệt đối càng sớm. Khi lớn tuổi, nhu cầu cholesterol giảm, nhưng tốc độ tổng hợp tại gan thì đã quen, khó giảm, nên người ăn chay và ăn kiêng dễ bị tăng cholesterol máu và gan nhiễm mỡ.

Suy dinh dưỡng vẫn bị gan nhiễm mỡ do ăn đủ tinh bột nhưng thiếu đạm, chất béo và sinh tố. Tế bào gan sẽ tạo chất béo từ đường và đạm, nhưng do thiếu các sinh tố nên quá trình tạo chất béo này thường không hoàn hảo, chất béo tạo ra không đưa đến cơ quan khác sử dụng mà ứ đọng lại trong gan gây gan nhiễm mỡ.

Ăn chay kiêng hoàn toàn đạm, chất béo cũng bị gan nhiễm mỡ

Còn theo TS. BS. Phạm Thị Thu Thủy – Hội Gan Mật TP HCM; Khi ăn một chế độ ăn nhiều loại thức ăn, gan phải thường xuyên  hoạt động để chuyển hóa và cân bằng  để đảm bảo rằng dinh dưỡng tốt đến các cơ quan thích hợp. Ở một người khoẻ mạnh, hoạt động cân bằng này xảy ra một cách tự động. Nhưng khi gan đã bị yếu hay suy yếu, nó sẽ có rắc rối trong việc sắp đặt lại những chất dinh dưỡng khác nhau. Đấy là nơi mà chế độ ăn kiêng của một người có vấn đề về gan là cần thiết. Nếu ăn những thức ăn cân bằng một cách đúng đắn, thì gan sẽ không phải làm việc vất vả. Dinh dưỡng là một mặt của bệnh tật nơi một người có nhiều mức độ điều khiển và có thể tham gia tích cựcvào tốc độ hồi phục bệnh và thu nhỏ khả năng những tổn thương thêm vào.  Do vậy ăn kiêng, ăn chay dễ làm bệnh càng thêm trầm trọng và cơ thể suy yếu mà cần ăn cân bằng một cách khoa học phù hợp với tình trạng của bệnh sẽ tốt cho gan.

Nguy xơ cứng gan, ung thư gan cao

Theo Ths. Hà,  Gan nhiễm mỡ thực chất là một biểu hiện của việc tích lũy quá nhiều lượng mỡ ở gan. Gan nhiễm mỡ diễn tiến âm thầm, đôi khi không có triệu chứng và bệnh thường được phát hiện rất tình cờ.

Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gan nhiễm mỡ là do sử dụng bia, rượu nhiều, kế đến là tổn thương gan do một số bệnh lý như viêm gan do siêu vi C, một số trường hợp lại do béo phì, rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường. Trước đây, số người bị gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao hay đái tháo đường rất ít là do bữa ăn ngày xưa không nhiều chất, chỉ có cơm và rau nhưng lao động nhiều nên năng lượng sẽ được đốt hết, không dư thừa. Ngày nay, do điều kiện kinh tế phát triển nên trong khẩu phần ăn có rất nhiều thực phẩm khác nhau, lại ít vận động cho nên năng lượng dư thừa nhiều và cholesterol được tích lũy trong gan nhiều nên gây tình trạng gan nhiễm mỡ.

Mặc dù được đánh giá là bệnh lành tính không nguy hiểm nếu như được phát hiện sớm và có can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý diễn biến âm thầm, thường bị bỏ qua làm cho diễn tiến của bệnh trở nên nặng hơn và nếu mắc bệnh ăn chay, ăn uống không khoa học thì có thể gây xơ cứng gan, ung thư gan.

Cần làm gì khi gan nhiễm mỡ?

Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị gan nhiễm người bệnh cần được khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh, kịp thời điều trị, đề phòng biến chứng. Đặc biệt là những người bị béo phì, người nghiện rượu, người bị đái tháo đường và những người bị suy dinh dưỡng thì cần tuân thủ nghiêm ngặt việc khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, những người bị viêm gan C mãn tính, người bị tăng mỡ máu, …cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ.

khi mắc gan nhiễm mỡ cần có chế độ ăn nghiêm ngặt nhưng không kiêng hoàn toàn các chất béo.

Người bệnh cần có chế độ ăn nghiêm ngặt nhưng không kiêng hoàn toàn cụ thể, cần giảm ăn các thực phẩm giàu cholesterol như các loại phủ tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng.  Hạn chế chất béo, ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá). Nên ăn các món ăn luộc, hạn chế các món rán, chiên mỡ, chiên bơ. Bữa ăn hàng ngày cần cân đối  (tinh bột, thịt vừa phải, tăng cường rau, quả và ăn cá tôm, cua, đậu). Ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, đúng giờ. Không nên ăn bữa tối quá muộn và nên ăn ít trước khi đi ngủ. Hạn chế rượu bia. Tập luyện thể thao thường xuyên hợp lý kiểm soát cân nặng, nên dành ít nhất khoảng 30 phút để tập thể dục mỗi ngày,  đơn giản có thể là đi bộ hoặc đi xe đạp, đi bơi…

Nguyễn Mai


 

]]>
Cách cho trẻ ăn dặm đúng http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-cho-tre-an-dam-dung-13175/ Sun, 29 Jul 2018 15:03:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-cho-tre-an-dam-dung-13175/ [...]]]>

Con cháu được 5 tháng tuổi. Cháu định cho bé ăn dặm nhưng chưa biết nên bắt đầu thế nào, rất mong bác sĩ hướng dẫn giúp.

Lê Thị Tươi(Lai Châu)

Khi bé được 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác. Ban đầu, khi mới tập ăn dặm, nên cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới. Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ. Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt. Dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn. Không nên cho trẻ ăn bột ngọt vì không có chất dinh dưỡng, lại không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn được hằng ngày đều có thể cho trẻ ăn được.

Thức ăn bổ sung gồm 4 nhóm. Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc, vừng… Nhóm tinh bột: gạo, mì, khoai, ngô… Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng… Nhóm giàu vitamin và chất khoáng: rau, quả, đặc biệt các loại rau màu xanh thẫm và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng. Một ngày phải cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trên.

Với trẻ 6 tháng tuổi thì bú mẹ là chính, mỗi ngày ăn từ 1 đến 2 bữa bột loãng và nước quả. Lượng chất đạm cho trẻ một ngày là 20-30g (thịt, cá, tôm) băm nhỏ, chia 2 bữa, nếu ăn trứng: 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút.

BS. Cẩm Nga

]]>
Ăn dặm quá sớm, trẻ dễ mắc bệnh tiêu hóa http://tapchisuckhoedoisong.com/an-dam-qua-som-tre-de-mac-benh-tieu-hoa-12048/ Thu, 26 Jul 2018 11:52:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-dam-qua-som-tre-de-mac-benh-tieu-hoa-12048/ [...]]]>

Theo TS. Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, quy định hiện nay của Tổ chức Y tế thế giới, sau 180 ngày (tức sau 6 tháng tuổi) trẻ nên ăn dặm, còn thời gian trước đó trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn, trẻ không cần uống nước vì trong sữa mẹ không những đã đủ chất dẫn mà còn có kháng khuẩn, có thể làm sạch được đường ruột. Đó là cách nuôi con tốt nhất.

Song trên thực tế cũng có rất nhiều trường hợp, mẹ bị thiếu sữa hoặc có vấn đề về sức khỏe mà không thể cho con bú thì cần phải cho ăn bổ sung thực phẩm (có trường hợp ăn dặm từ 3 tháng tuổi). Một số cha mẹ khác lại nghĩ rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm cho “có bột, có hồ” sẽ giúp con nhanh cứng cáp và tăng cân. Tuy nhiên, TS. Từ Ngữ khuyến cáo, không nên cho ăn bổ sung thực phẩm quá sớm, bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, nếu ăn bổ sung quá sớm khiến trẻ gặp hàng loạt những vấn đề về tiêu hóa. Đó là chưa kể đến việc cho ăn bổ sung sai cách thì càng gây ra những hậu quả nặng nề hơn.

“Việc cho trẻ ăn bổ sung thực phẩm cần đảm bảo 2 nguyên tắc rất quan trọng, đó là: Ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc. Việc ăn từ ít đến nhiều để xem cơ thể trẻ phản ứng thế nào với loại thực phẩm đó, có dung nạp hay không. Còn ăn từ lỏng đến đặc để hệ tiêu hóa của trẻ quen dần dần với thực phẩm.”- TS. Từ Ngữ phân tích.

tre-an-dam

Sau 6 tháng tuối, trẻ nên được cho ăn dặm.

Cũng theo TS. Từ Ngữ, một điều nữa cần phải chú ý là khi cho trẻ ăn bổ sung, cha mẹ nên lưu ý sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ phát triển tốt thì có nghĩa là chế độ ăn mà bạn đang áp dụng cho con là đúng; còn ngược lại thì cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Khi trẻ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm, cha mẹ cũng cần chú trọng tới giờ giấc ăn, vì cơ thể con người cứ đúng giờ ăn là sẽ tiết ra dịch vị, nếu ăn sai giờ thì cơ thể không tiết ra dịch vị, gây hại cho đường tiêu hóa.

ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên GĐ Trung tâm Khám Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng cho rằng, khi bé được 6 tháng tuổi thì cha mẹ nên tập cho con ăn dặm. Lúc đầu chỉ cho trẻ ăn 1 – 2 bữa thậm chí chỉ vài thìa/ngày, sau đó tăng dần lên tùy theo khả năng ăn của cháu. Thức ăn lúc đầu xay nhuyễn, sau thì băm nhỏ, càng tập cho bé ăn thô sớm càng tốt, lúc đầu có thể ăn bột loãng, hoặc cháo xay ăn thịt trứng trước, khi 7  tháng ăn tôm, cua cá.

Giai đoạn này bát bột của trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột – đường (có trong tinh bột gạo), đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua), chất béo (dầu, mỡ), vitamin và khoáng (trong các loại rau, củ). Để có thực đơn cụ thể, cha mẹ cũng nên đến Viện Dinh dưỡng để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.

D.Hải

]]>
5 mẹo nhỏ giúp mẹ cho con ăn dặm kiểu Nhật thành công http://tapchisuckhoedoisong.com/5-meo-nho-giup-me-cho-con-an-dam-kieu-nhat-thanh-cong-10276/ Wed, 25 Jul 2018 05:16:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-meo-nho-giup-me-cho-con-an-dam-kieu-nhat-thanh-cong-10276/ [...]]]>

Trẻ em Nhật dường như rất ngoan ngoãn, độc lập và đặc biệt cha mẹ không bao giờ phải vất vả đi rong cho con ăn. Bí quyết của họ là ở chỗ rèn luyện thói quen ăn uống cho con ngay từ giai đoạn ăn dặm.

1.  Xác định rõ quan điểm và tâm lý

Trước khi bé bắt đầu ăn dặm, cả gia đình cần xác định rõ quan điểm cũng như tâm lý. Mọi người đều yêu quý bé, tuy nhiên, không nên coi chúng là trung tâm vũ trụ để ngăn những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa người lớn về cách chăm con.

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, gia đình bạn nên xác định rõ quan điểm và tâm lý.

Trong quá trình ăn dặm, bao gồm cả ăn dặm kiểu Nhật, Pháp, Mỹ… đôi khi trẻ không hợp tác và đôi khi chúng lại rất dễ bảo, vì thế bạn nên xác định trước là sẽ có những khó khăn.

2. Xác định cách chọn thực phẩm rõ ràng

Nguyên tắc của ăn dặm kiểu Nhật là chú trọng các thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm được nuôi trồng như: rau, củ, quả, cá, thịt… Đồ ăn đóng gói như thực phẩm đóng hộp, giăm bông, gia vị được khuyến cáo không nên cho trẻ ăn.

Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật là thực phẩm tự nhiên và các loại rau, củ, quả, thịt, cá.

Do đó, chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là chọn kiểu ăn không vị, hương vị của súp được tạo ra từ rau, củ hoặc “dashi” (một loại cá bào và rong biển). Trước tiên, bạn có thể cho trẻ ăn không vị rồi sau đó thay đổi thì sẽ dễ dàng hơn. Nếu bạn cho trẻ ăn đồ có hương vị phong phú, chúng sẽ không chịu khi bạn chuyển sang đồ ít hương vị (đặc biệt là rau).

Người Nhật kỳ vọng điều gì ở trẻ? Trước tiên, họ hy vọng con phát triển bình thường và không muốn chúng bị béo phì. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật bao gồm rất nhiều rau xanh, cân bằng giữa tinh bột, protein và vitamn, đặc biệt là ít protein (giai đoạn bé 12-18 tháng, chỉ nên ăn nhiều nhất 20 grams protein). Họ không để tâm trẻ ăn nhiều đường hay sữa. Những đứa trẻ Nhật không béo, nhưng chúng khỏe mạnh, vui vẻ và độc lập.

Thực đơn của người Nhật gồm nhiều rau và cân bằng giữa tinh bột, protein và vitamin

Thứ hai, qua việc ăn dặm, người Nhật có thể giáo dục con về việc ăn uống. Trẻ sẻ biết cách nhai và có ý thức trong ăn uống, biết cách hỏi , từ chối hay khẳng định ý kiến bản thân. Nếu các mẹ muốn trẻ đạt được điều này, họ phải trải qua một thời kỳ không dễ dàng.

Một số trẻ biết cách nhai, chúng không ngậm thức ăn trong miệng và chúng ngồi một chỗ trong cả bữa. Tuy nhiên, chúng phản ứng quyết liệt khi cha mẹ không cho ăn nữa hoặc nếu đó là món không đúng khẩu vị. Vì thế, cha mẹ rất vất vả khi cho con ăn.

Nhiều bà mẹ thấy con hơi nhỏ, họ cho trẻ ăn dặm, hy vọng bé ăn nhiều hơn và sẽ tăng cân. Tại sao cần ăn dặm? Đó là vì cơ thể cần được cung cấp thêm các dưỡng chất theo độ tuổi. Một nhu cầu hoàn toàn tự nhiên mà qua đó giúp trẻ thực hành thói quen ăn uống trong tương lai.

Thực tế, cơ thể cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất thông qua ăn dặm từ giai đoạn 9 tháng tuổi. Do đó, ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ tháng thứ 5,6,7,8 nhằm mục đích giúp bé làm quen với thức ăn, thực phẩm thô và hình thành thói quen. Khi trẻ có thói quen ăn uống tốt, một số sẽ ăn nhiều, một số sẽ ăn ít và chúng sẽ thích hay không thích những món nhất định.

3. Ăn dặm kiểu Nhật không có nghĩa là bạn phải dùng nguyên liệu Nhật

Thay vì dùng xương để nấu canh, người Nhật dùng dashi chứa nhiều can-xi. Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp cho phép bé ăn thô vào những thời điểm nhất định. Bạn hoàn toàn có thể dùng các loại nguyên liệu phù hợp với nơi mình sinh sống.

4. Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ sẽ để bé ăn từng món riêng biệt?

Điều này hoàn toàn không đúng. Nó chỉ đúng khi bạn tập cho bé ăn dặm lần đầu. Khi đó, bạn cần nhận dạng khẩu vị của con. Vì thế, thay vì nấu nhiều thực phẩm với nhau, mùi vị sẽ không rõ ràng, bạn nên để con ăn từng món riêng. Canh là canh, rau là rau. Trẻ nên thử tất cả các hương vị từ không vị, có mùi cho đến hơi chua.

Bạn nên cho bé làm quen với các loại hương vị riêng biệt.

Khi trẻ đã quen với các loại thực phẩm, mẹ có thể nấu món kết hợp. Tuy nhiên, nếu nếu mẹ muốn trẻ ăn không vị, tất cả các loại đồ ăn (kể cả hoa quả…) cũng là loại không vị. Nếu món ăn dặm là không vị, nhưng hoa quả tráng miệng lại ngọt thì sẽ phản tác dụng. Trong lần đầu tiên khi cho con ăn không vị, bạn nên làm giảm nhẹ các món có mùi vị đậm. Ví dụ, bạn có thể trộn hoa quả với sữa chua để giảm vị ngọt quả quả.

Các bà mẹ Nhật cảm thấy việc nấu ăn cho con khá đơn giản, chỉ là sự kết hợp của rau củ, có thể ăn riêng hoặc chế biến lẫn. Để giúp trẻ thích ăn cơm, họ thường bắt đầu từ cháo trắng.

Để giúp trẻ ăn cơm họ bắt đầu bằng việc ăn cháo trắng.

5. Tôn trọng con

Bạn nên coi bé như những thành viên khác trong gia đình. Không phải chỉ ăn no là đủ mà cũng cần chú ý đến cảm nhận của trẻ. Mỗi bé có tính cách khác nhau, và sẽ thay đổi tùy từng thời kỳ. Mẹ cần nắm bắt được điều này và điều chỉnh cho phù hợp.

Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bạn có thể cho con ăn thô, nhưng sẽ cần rất nhiều sự kiên nhẫn và quyết tâm. Bạn không nên bị phân tâm bởi những câu chuyện như bé A, bé B ăn như này, như kia. Chúng ta sẽ phải thử và điều chỉnh thường xuyên mức độ thô của đồ ăn phù hợp với con và không nên nóng vội. Các mẹ nên chuẩn bị tâm lý rằng đây sẽ là khoảng thời gian vất vả, tuy nhiên dần dần trẻ sẽ học được những gì bạn dạy. Đừng để mình căng thẳng mà làm ảnh hưởng đến con. Bạn cần vui vẻ thoái mái để giúp con vượt qua giai đoạn này.

Bạn cần có sự kiên nhẫn và quyết tâm khi cho con ăn dặm.

Một yếu tố khác của việc tôn trọng con là cách cho ăn. Không khí, khung cảnh và màu sắc là những nhân tố ảnh hưởng tới việc ăn uống của con. Mỗi mẹ sẽ có cách riêng vì nó phụ thuộc vào đặc điểm từng trẻ. Bất cứ ai cũng có thể trở thành nghệ sỹ và khiến trẻ vui vẻ, ăn uống ngon lành.

(Theo Tri thức trẻ)

]]>
Tác hại khi trẻ ăn dặm quá sớm http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-hai-khi-tre-an-dam-qua-som-5971/ Sat, 21 Jul 2018 02:52:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-hai-khi-tre-an-dam-qua-som-5971/ [...]]]>

Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ở giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, chưa có đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa còn ít, đặc biệt là chưa có men amylase để tiêu hóa tinh bột. Vì thế nếu ăn dặm sớm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đầy bụng, đi ngoài phân lổn nhổn, mùi chua do không tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn ngoài sữa.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ ăn bổ sung quá sớm có thể ít bú sữa mẹ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển. Bé ăn dặm sớm cũng tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.

Ăn bổ sung là hình thức bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Theo khuyến nghị của WHO, thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm là tròn 6 tháng tuổi. Hiện nay nhiều người quan niệm cho ăn bổ sung sớm trẻ sẽ cứng cáp hơn và không bị đói. Vì vậy, nhiều bé đã được cho ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí từ tháng tuổi thứ 3. Điều đó ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Nhiều bé được bố mẹ đưa đến Viện Dinh dưỡng khám do tiêu chảy kéo dài.

tac-hai-khi-tre-an-dam-qua-som

Ngược lại, trẻ ăn bổ sung muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu sẽ chậm tăng cân. Trẻ có nguy cơ thiếu vi chất như thiếu máu do thiếu sắt, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ.

Phó giáo sư Lâm khuyến cáo trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là tốt nhất. Ngoài 6 tháng mới nên cho ăn bổ sung. Trong trường hợp mẹ phải đi làm khi con mới 4 tháng tuổi, mẹ có thể tận dụng nguồn sữa mẹ bằng cách cho con bú trước khi đi làm, buổi trưa tranh thủ về cho bú, tăng cường bú ban đêm hoặc vắt sẵn sữa để lại nhà cho bé. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ thì mới cho bé ăn sữa công thức.

Cho trẻ ăn dặm phải tuân thủ nguyên tắc ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, ban đầu chỉ nên ăn 2 bữa một tuần sau đó tăng dần một bữa một ngày rồi 2 bữa một ngày và tập làm quen với thức ăn mới. Trẻ mới tập ăn bột thì bữa đầu tiên có thể ăn bột sữa hoặc bột thịt đều được.

Nếu trẻ ăn bột sữa, sau khi quấy chín bột để bớt nóng, mẹ khuấy thêm sữa vào cho trẻ ăn. Bé ăn bột thịt hay trứng, mẹ cho thêm một quả trứng gà hoặc 10 g thịt vào nấu lẫn bột. Khi trẻ quen thì tăng lên 2 thìa cà phê thịt (khoảng 20 g) hoặc một quả trứng. 

Để bổ sung canxi, từ tháng thứ 6 bé có thể ăn được hải sản. Khi bé bắt đầu ăn, chỉ cần một thìa cà phê thịt cá hay tôm xay nhỏ, sau đó mới tăng dần lên. Từ 7 tháng tuổi, bé ăn được tất cả thực phẩm giống người lớn, chỉ khác về số lượng và cách chế biến. Tôm là thức ăn giàu đạm và canxi. Từ tháng thứ 7 trở đi các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển.

Giai đoạn này bát bột của trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột – đường (có trong tinh bột gạo), đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua), chất béo (dầu, mỡ), vitamin và khoáng (trong các loại rau, củ).

Phương Trang

]]>
Cách cho bé ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-cho-be-an-dam-dam-bao-dinh-duong-5900/ Sat, 21 Jul 2018 02:47:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-cho-be-an-dam-dam-bao-dinh-duong-5900/ [...]]]>
nen-cho-tre-an-dam-tu-khi-nao

Ảnh minh họa: News.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, ăn dặm là cách bổ sung cho bé những chất dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như tinh thần trong giai đoạn đầu đời. Chế độ ăn dặm trong giai đoạn 6 đến 12 tháng được xem là quá trình quan trọng để bước đầu giúp bé tập ăn và quen dần với mùi vị của các loại thức ăn khác nhau.

Lưu ý: Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Trong 6 tháng đầu đời, bé phải bú sữa mẹ hoàn toàn. 6 tháng tiếp theo mới bắt đầu ăn dặm. Mẹ cần cho bé ăn dặm từng bước để trẻ có thời gian làm quen với thức ăn mới. Dù vậy sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ, lúc này nên tiếp tục cho bé bú mẹ.

Chế độ ăn dặm cho bé từ 6 đến 12 tháng cần được thực hiện một cách từ từ. Chú ý tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, thức ăn tăng dần theo từng lứa tuổi:

Từ 6 đến 7 tháng tuổi

Giai đoạn này bắt đầu tập ăn dặm, nên cho trẻ ăn thử bột loãng (tỷ lệ 1:10) với lượng bột khoảng nửa thìa cà phê. Thời gian đầu tập ăn, chủ yếu cho bé làm quen với thìa và tập nuốt, nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa.

Từ 7 tháng tuổi

Khi trẻ đã dần quen với bột pha loãng, mẹ hãy tăng dần năng lượng trong bữa ăn của bé bằng cách tăng lượng bột. Sau đó chuyển dần từ ăn bột sang ăn cháo tán nhuyễn với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cung cấp đầy đủ năng lượng cho sự vận đông và phát triển của bé.

Thời kỳ này trẻ đã quen với thức ăn thô và có thể tiêu thụ được tất cả các loại thức ăn nhưng cần được nấu, nghiền, xay nhỏ. Khẩu phần một ngày của trẻ có thể dùng nhiều loại thức ăn chế biến nấu cùng bột hoặc cháo xay nhỏ theo từng thực đơn và đổi món để khỏi ngán.

Tháng thứ 8

Mặc dù bé chưa có đủ răng nhưng bắt đầu có phản xạ nhai. Vì vậy thức ăn cho trẻ cần được nấu nhừ và còn lại chút độn thô để kích thích bé nhai nuốt.

Tháng thứ 9 đến 12

Lúc này trẻ có thể ăn được nhiều món ăn do mẹ nấu, đặc biệt là món bé thích. Bé cũng ăn được thực phẩm thô, cháo tán hoặc cháo nguyên hạt. Mẹ có thể nấu cháo nguyên hạt cho bé, kết hợp thịt, cá và rau củ. Từ sau thời kỳ này đến một tuổi, trẻ có thể bắt đầu tập ăn cơm nhão, cơm nát. Đối với những phụ huynh bận rộn không sắp xếp được thời gian nấu ăn, có thể mua bột ăn dặm bán sẵn và pha theo đúng công thức như hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thi Trân

]]>
3 phương pháp cho trẻ ăn dặm http://tapchisuckhoedoisong.com/3-phuong-phap-cho-tre-an-dam-5884/ Sat, 21 Jul 2018 02:40:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/3-phuong-phap-cho-tre-an-dam-5884/ [...]]]>

Theo Kidsme, hiện nay có nhiều phương pháp cho trẻ ăn dặm. Mỗi cách đều có những ưu và nhược điểm riêng, phụ huynh cần tìm hiểu rõ để lựa chọn phương pháp nào phù hợp nhất với con mình.

Ăn dặm kiểu truyền thống (đút bằng thìa)

Với phương pháp này, thực phẩm được xay nhuyễn tạo thành hỗn hợp, thường là bột dinh dưỡng kết hợp với rau củ hay thịt, cá. Phụ huynh sẽ đút bằng muỗng, trẻ chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn. Đây là kiểu ăn dặm phổ biến bởi ưu điểm đơn giản và tiện lợi. Cha mẹ có thể đút cho con ăn hết lượng thực phẩm mong muốn. Bé có thể ăn với số lượng nhiều ngay từ ngày đầu tập ăn và khả năng tăng cân tốt. 

3-phuong-phap-cho-tre-an-dam

Phương pháp ăn dặm truyền thống. Ảnh: News.

Trong một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia của Medical Daily khuyến cáo kiểu ăn dặm truyền thống bằng cách đút thìa dễ gây tình trạng béo phì và kén ăn ở trẻ sau này. Thường trong giai đoạn tập ăn dặm, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Việc cho bé ăn lượng thực phẩm nhiều sẽ khiến bé dễ béo phì và khó tiếp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Thực phẩm được xay nhuyễn và trộn lẫn khiến trẻ khó phân biệt được mùi vị của từng loại thức ăn. Bé chỉ biết một mùi tổng hợp, khi lớn lên các em sẽ khó hòa nhập vào bữa cơm gia đình. Hơn nữa cha mẹ sẽ khó nhận biết được chính xác đâu là thức ăn mà con thích hoặc loại nào có thể gây dị ứng cho bé. 

Trẻ bị ép ăn thường không cảm thấy thoải mái, thậm chí gây ra căng thẳng và tâm lý sợ hãi trong bữa ăn, từ đó dẫn đến biếng ăn và sợ nhiều món ăn. Phụ huynh muốn con ăn nhiều thường “dụ” trẻ bằng cách đưa đi chơi, xem tivi, chơi điện thoại, điều này vô tình tạo ra một thói quen ăn uống không lành mạnh, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và hứng thú ăn uống của trẻ.

Ăn dặm tự chỉ huy (baby led weaning)

Các bà mẹ Tây không xay nhuyễn thực phẩm, không dùng thìa đút cho con ăn mà cho bé tự ăn. Với phương pháp này, thực phẩm được chế biến sao cho bé dễ dàng cầm tay, bốc ăn được. Mẹ sẽ chuẩn bị các món đầy đủ dinh dưỡng và bày lên mâm để trước mặt bé. Nhiệm vụ của trẻ là tự cầm lên và ăn, người lớn chỉ cần hướng dẫn cho bé cách cầm và đưa thức ăn lên miệng như thế nào.

3-phuong-phap-cho-tre-an-dam-1

Trẻ ăn dặm tự chỉ huy. Ảnh: News.

Phương pháp này có ưu điểm là trẻ hoàn toàn chủ động trong việc ăn uống. Bé có thể tự chọn thức ăn trên mâm và tự quyết định ăn bao nhiêu, dùng món nào. Khi đó các em có cơ hội khám phá nhiều dạng thực phẩm, màu sắc, mùi vị, và thành phần của từng loại riêng biệt. Từ đó mang lại cho bé sự thích thú trong ăn uống, thái độ cũng tích cực hơn.

Bé nào học cách tự ăn từ sớm đều có xu hướng dễ dàng tham gia vào bữa ăn gia đình sớm và dùng được đa dạng thực phẩm trên bàn ăn gia đình. Hơn nữa, khi được chủ động tiếp xúc với thực phẩm thô từ sớm, bé sẽ được khuyến khích chọn lựa những món ăn lành mạnh, nhờ đó tránh được bệnh béo phì.

Nhược điểm của kiểm ăn dặm tự chỉ huy bộc lộ ở giai đoạn bắt đầu làm quen, hầu như trẻ không ăn ngay mà chỉ chơi đùa, quăng ném, chỉ nếm thử một chút. Phụ huynh thường cảm thấy “ức chế” khi thấy hầu hết thức ăn của trẻ nằm dưới sàn nhà, trong khi lượng dinh dưỡng bé hấp thụ vào rất ít. Hơn nữa trẻ dễ bị nghẹn hóc khi phải nhai một số món ăn dai, cứng, ví dụ như thịt, dù đã nấu chín. Do vậy, cha mẹ cần kiên trì, để ý sát đến con và bình tĩnh xử lý khi có sự cố xảy ra.

Ăn dặm với túi nhai và bình bóp

Hiện nay nhiều bà mẹ hiện đại chọn phương pháp cho con ăn dặm bằng túi nhai silicon hoặc bình bóp chống hóc. Họ cho các thức ăn dạng thô như trái cây, rau củ, thịt, cá làm mềm vào trong túi chứa (ti nhai) silicon có nhiều lỗ thoát thức ăn rồi đưa cho bé tự cầm nhai. Còn bình bóp dùng cho các loại thức ăn dạng lỏng sệt như cháo hoặc bột.

3-phuong-phap-cho-tre-an-dam-2

Trẻ ăn dặm bằng túi nhai. Ảnh: Kidsme.

Phương pháp này có ưu điểm là thực phẩm nằm trong túi nhai không bị rơi vãi. Túi mềm dẻo không làm đau lưỡi và nướu, đồng thời kích thích bé nhai nhiều hơn mà không lo bị hóc. Mẹ biết chính xác lượng thực phẩm mà bé đã ăn và không phải tốn nhiều thời gian dọn dẹp thức ăn bị vương vãi. Túi cũng dễ dàng rửa sạch bằng xà phòng hay luộc trong nước sôi.

Trẻ ở giai đoạn mọc răng luôn cảm thấy khó chịu, mẹ có thể tận dụng túi nhai như một công cụ làm dịu nướu bằng cách cho các loại trái cây đông lạnh như dâu, xoài hay bơ vào và đưa cho bé gặm. Cách này giúp xoa dịu nướu và giảm đau rất hiệu quả.

Tuy tiện lợi, song túi nhai hoặc bình bóp không thể hoàn toàn thay thế phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Khi dùng túi nhai, trẻ không trực tiếp cầm vào thức ăn nên không cảm nhận được sự cứng mềm, nóng lạnh, ướt hay khô của thực phẩm. Ví dụ như để cầm được hạt đậu Hà Lan thì bé cần dùng các ngón tay một cách khéo léo hơn. Khi nhai với túi nhai, lưỡi bé sẽ chỉ cảm nhận bề mặt ti silicone là chính, mặc dù bé có thể ngửi được mùi và nếm được vị của món ăn, nhưng lưỡi không cảm nhận trực tiếp độ cứng, mềm, dai và những góc cạnh khác nhau của từng loại thực phẩm. 

Đối với những món ăn dai và cứng hơn, chẳng hạn thịt đã nấu chín, đọt rau muống, bông cải, bé khó có thể nhai nhuyễn hết, nhiều phần xác thức ăn sẽ đọng lại bên trong túi nhai. Vì thế nên nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng bị bỏ sót trong túi mà không hấp thu hết được. Vấn đề này có thể khắc phục bằng cách cắt thật nhỏ thực phẩm, lựa rau lá non hoặc thái nhỏ cho vào túi nhai. Như vậy trẻ vẫn có thể nhai kỹ để lấy thức ăn mà giảm thiểu lượng thực phẩm còn sót lại trong túi.

Lưu ý: khi áp dụng phương pháp ăn dặm bằng túi nhai, mẹ cần để ý và cảm nhận khả năng nhai của bé để điều chỉnh cho phù hợp, nên cho ăn thực phẩm mềm trước rồi mới đến cứng.

Thi Trân

]]>
Chất lượng thực phẩm kém, cho con ăn dặm sớm khiến trẻ Việt suy dinh dưỡng, thấp còi http://tapchisuckhoedoisong.com/chat-luong-thuc-pham-kem-cho-con-an-dam-som-khien-tre-viet-suy-dinh-duong-thap-coi-5353/ Thu, 19 Jul 2018 14:02:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chat-luong-thuc-pham-kem-cho-con-an-dam-som-khien-tre-viet-suy-dinh-duong-thap-coi-5353/ [...]]]>

Video: Hội thảo khoa học “Dinh dưỡng, Chất lượng thực phẩm với Sức khỏe cộng đồng”

Đó là nội dung đưa ra tại Hội thảo khoa học “Dinh dưỡng, Chất lượng thực phẩm với Sức khỏe cộng đồng” ngày 5/12 tại Hà Nội do Chi hội Dinh dưỡng và Thực phẩm tổ chức với sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu thuộc các Viện, các Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thuộc lĩnh vực Dinh dưỡng và Chất lượng thực phẩm, các chuyên gia về nông nghiệp, Y dược tham dự.

Ths Nguyễn Thị Yên Hà – Trung tâm Dinh dưỡng Thực phẩm viện Dinh dưỡng cho biết: Hiện nay suy dinh dưỡng, nhất là suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi vẫn còn đang là một vấn đề thách thức. Theo số liệu giám sát dinh dưỡng ở nước ta những năm gần đây, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân là 14,5%, thể thấp còi là 24,9%, thể gầy còm là 6,8%…

Các nghiên cứu cho thấy, có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ chậm được cải thiện, trong đó dinh dưỡng không hợp lý và chất lượng thực phẩm kém là nguyên nhân hàng đâu. Đặc biệt, tình trạng thực phẩm chất lượng kém ngày càng nhiều do việc trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm không đúng quy cách. Nhất là việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất độc hại không được phép sử dụng… có ảnh hướng lớn đến sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ.

 


Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu tham gia

Việc nhiều giống cây trồng mới hiện nay tuy cho năng suất cao nhưng chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng lại thấp, không cân đối, làm giảm chất lượng thực phẩm.

PGS.TS Trần Thị Định, Chủ tịch mạng lưới Khoa học và Công nghệ thực phẩm Việt- Bỉ cho biêt: “Trong các loại thực phẩm hiện nay, rau tươi là có tồn dư hóa chất cao nhất. Tuy nhiên để kiểm soát tình trạng này lại không phải là điều dễ dàng. Trong khi đó hiện nay có tới 80% hộ nông dân ở Việt Nam có quy mô sản xuất nhỏ, không đủ kinh phí để được cấp chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (GAP) với chi phí cao. Không có nhiều sản phẩm được chứng nhận, sự nhập nhèm giữa thực phẩm chất lượng và kém chất lượng khiến người dân khó tìm được nguồn thực phẩm an toàn cho sức khỏe.

Các chuyên gia dinh dưỡng và nhà khoa học trình bày tham luận tại hội thảo

Bên cạnh lý do chất lượng thực phẩm kém, một trong những lý do chính khiến tỷ lệ sinh dưỡng còn cao là trẻ thường bị cai sữa sớm và ăn bổ sung sớm.

Theo GS.TS Đỗ Văn Hàm – Đại hoc Y dược, Đại học Thái Nguyên: Nhiều bé mới 4-5 tháng, mẹ đã cho con ăn dặm vì cho rằng bổ sung tinh bột sẽ mau lớn, dễ lên cân. Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo về độ tuổi ăn dặm của trẻ là tròn 6 tháng sau khi chào đời. Hệ tiêu hóa của trẻ trong những tháng đầu đời còn non kém, ăn dặm quá sớm khiến bé không thể tiêu hóa được thức ăn dẫn đến những tác hại như nôn trớ, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, chậm tăng cân.

Giai đoạn đầu mẹ có thể thấy bé hứng khởi nhưng hệ lụy về sau là càng chán ăn. Điều kiện đủ là mẹ xem xét bé đã có thể ăn dặm là biết ngồi thẳng lưng và giữ được cổ của mình không “gật gù”.

Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe của cộng đồng, các chuyên gia tại hội thảo đều cho rằng người dân cần quan tâm đến chất lượng bữa ăn hàng ngày. Cụ thể là thành phần dinh dưỡng, nguồn gốc thực phẩm và nuôi dưỡng trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm.

 

Thanh Loan

]]>