amidan – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 29 Nov 2018 14:27:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png amidan – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Amiđan không thể thấy viêm là muốn đi cắt http://tapchisuckhoedoisong.com/amidan-khong-the-thay-viem-la-muon-di-cat-17119/ Thu, 29 Nov 2018 14:27:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/amidan-khong-the-thay-viem-la-muon-di-cat-17119/ [...]]]>

Amiđan là cơ quan tạo ra kháng thể để giúp cơ thể chống vi khuẩn, virút ở đường mũi họng. Khi bị viêm amidan có thể sẽ điều trị nội khoa, chỉ cắt amiđan khi bị viêm do vi khuẩn Streptococcus tái đi tái lại nhiều lần, tối thiểu 4 lần trong 1 năm và 3 năm liên tục hoặc gây ápxe amiđan hoặc quanh amidan mới có chỉ định cắt bỏ amiđan.

Dấu hiệu viêm amiđan có thể xuất hiện do nhiễm vi khuẩn, virút, trong đó phổ biến nhất là khuẩn Streptococcus. Khi bị viêm, người bệnh sẽ có một số dấu hiệu cơ bản như đau họng, amiđan sưng đỏ, có lớp mủ màu trắng hoặc vàng ở trên bề mặt amiđan, một số người bị đau đầu, đau tai, ăn mất ngon, khó nuốt, khó thở bằng miệng, sưng đau hạch vùng cổ bên, dưới hàm, lên cơn sốt, ớn lạnh hoặc có mùi hôi miệng…

Riêng đối với trẻ em có thể còn kèm theo đau bụng, buồn nôn và nôn. Các biểu hiện cấp tính của viêm amiđan bao gồm đau đầu nhiều, sốt cao 39 – 400C, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Rất nhiều cháu bị tình trạng amiđan sưng to có chấm mủ trắng bề mặt amiđan, môi khô, lưỡi trắng, hạch dưới góc hàm sưng to gây đau.

Tùy vào mức độ của bệnh mà sẽ có những cách chữa amiđan khác nhau.Việc đầu tiên cần làm là nghỉ ngơi nhiều. Khi bị viêm amiđan, bạn nên xin nghỉ từ 1 đến 3 ngày; cũng không nên hoạt động mạnh và nói nhiều.

Amiđan không thể thấy viêm là muốn đi cắt

Súc miệng nước muối là cách chữa đau amiđan đơn giản mà lại hiệu quả cao. Nên súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày, nhất là vào buổi tối trước khi ngủ sẽ làm giảm cơn đau họng.

Cần hạn chế tối đa hay không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu… Vì các chất này sẽ khiến tình trạng viêm amiđan tăng thêm. Người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường.

Chỉ cắt amiđan khi bị viêm do vi khuẩn Streptococcus tái đi tái lại nhiều lần

 

Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ điều trị bằng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm cho phù hợp, không nên tự mua thuốc để điều trị.

Biện pháp phẫu thuật là phương pháp chữa amiđan cuối cùng khi dùng thuốc kháng sinh không có hiệu quả hoặc bị amiđan mạn tính, thường xuyên.

Ghi nhận tại các bệnh viện cho thấy, không ít trường hợp thấy con bị viêm amiđan vài lần là phụ huynh đưa đến gặp bác sĩ và yêu cầu được cắt vì nghĩ rằng sau khi cắt, trẻ sẽ khỏi viêm. Tuy nhiên đây là cách hiểu sai. Cắt amiđan là chỉ định rất hạn chế bởi bộ phận này mang đến một số lợi ích đối với cơ thể trẻ. Số các cháu viêm amiđan nhẹ rất nhiều và không cần thiết phải cắt. Chỉ các em bị viêm nhiễm nhiều, amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể, mới nghĩ đến cắt bỏ.

Khi bị viêm amiđan người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng cách hoặc chỉ định cắt amiđan nếu cần thiết.

Trên thực tế, amiđan chỉ định cắt trong những trường hợp.

Viêm nhiều đợt cấp, từ 5 – 6 lần trong một năm.

Viêm amiđan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận…

Amiđan có kích thước quá to, gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh…

Amiđan không thể thấy viêm là muốn đi cắt

Súc miệng nước muối là cách chữa đau amiđan đơn giản mà lại hiệu quả cao

Sau khi cắt amiđan, bệnh nhân cũng phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng. Nếu thấy có chảy máu sau cắt, cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và xử trí kịp thời. Bác sĩ cũng khuyến cáo trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 45 tuổi nên hạn chế cắt amiđan, bởi trẻ dưới 5 tuổi cắt amiđan có thể ảnh hưởng khả năng miễn dịch, còn người trên 45 tuổi cắt amiđan vì dễ bị chảy máu do amiđan xơ dính hoặc có các bệnh khác kèm theo.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Uống nước ấm bằng hỗn hợp nước chanh ấm có thêm mật ong, quế, giấm táo hay đơn giản hơn là trà ấm, nước ấm là đồ uống giúp chữa amiđan tại nhà hiệu quả hơn. Đồ uống này vừa làm dịu cơn đau, giúp sát khuẩn cho amiđan. Dùng thuốc ngậm có chứa thuốc gây tê bên trong có thể giúp giảm đau ở vùng amiđan và cổ họng của bạn.

PGS.TS.BS. TRẦN VIÊT HỒNG

]]>
Ðau một bên họng – Vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mot-ben-hong-vi-sao-14177/ Mon, 06 Aug 2018 06:15:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mot-ben-hong-vi-sao-14177/ [...]]]>

Trong bài này, chúng ta xem xét những nguyên nhân có thể gây đau họng ở một bên và cần gặp bác sĩ.

Sưng hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết hay hạch lympho đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của  hệ miễn dịch. Chúng có chức năng làm bộ lọc hoặc bẫy giữ lại các phần tử ngoại lai và có thể bị viêm, sưng khi làm nhiệm vụ này. Các hạch bạch huyết cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh.

Hạch bạch huyết gần họng nhất nằm ở hai bên cổ, có thể gây ra cảm giác đau khi chúng sưng lên hoặc viêm. Hạch bạch huyết bị sưng có nhiều nguyên nhân. Đôi khi hạch bạch huyết chỉ sưng, gây đau họng ở một bên. Một số bệnh có thể dẫn đến hạch bạch huyết bị sưng bao gồm: cảm lạnh hoặc cúm, viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A, nhiễm khuẩn tai, một chiếc răng bị viêm hoặc áp-xe răng, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (Mononucleosis) do virut Epstein-Barr (EBV), tổn thương nhiễm khuẩn vùng da trong khu vực, ung thư, HIV…

Ðau một bên họngSưng hạch bạch huyết một bên cổ có thể gây đau.

Hội chứng chảy dịch mũi sau

Hội chứng chảy dịch mũi sau (Post nasal drips) là chỉ tập chứng gây ra do dịch chảy từ hệ thống xoang qua mũi sau xuống thành sau họng gây vướng họng, đau họng, ho, ngứa họng. Bệnh có thể do viêm mũi xoang nhiễm khuẩn, nhiễm virut, nhiễm lạnh. Những nguyên nhân phối hợp là hội chứng trào ngược thực quản dạ dày, những rối loạn nội tiết và suy giảm miễn dịch. Hội chứng chảy dịch mũi sau thường xảy ra kéo dài, do dịch tiết liên tục có thể gây khó chịu, gây cảm giác đau ở một bên họng trong một số trường hợp.

Viêm amidan

Amidan nằm ở phía sau của cổ họng. Chức năng chính và cũng là quan trọng nhất của amidan chính là ngăn chặn lại sự tấn công của các loại virut, vi khuẩn đối với cơ thể. Đồng thời amidan còn có chức năng tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, do nguyên nhân nào đó mà amidan không thể kháng lại được sự tấn công của các loại vi khuẩn, virut làm cho amidan bị sưng lên, viêm amidan xuất hiện. Đôi khi chỉ một bên amidan bị viêm, gây ra đau đớn ở một bên. Điều trị viêm amidan thường bằng kháng sinh.

Áp-xe quanh amidan

Áp-xe thường gây ra bởi một viêm nhiễm do vi khuẩn. Một áp-xe quanh amidan hình thành trong các mô gần amidan, thường là khi viêm amidan trở nên nghiêm trọng hoặc do không được điều trị. Nó có thể gây đau dữ dội ở một bên cổ họng. Nó cũng có thể gây sốt, sưng hạch bạch huyết và khó nuốt. Một người có áp-xe quanh amidan cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây khó thở.

Tổn thương cổ họng

Nhiều nguyên nhân có thể làm tổn thương phần sau của miệng hoặc cổ họng, bao gồm: bỏng do thực phẩm nóng hoặc chất lỏng nóng, do thức ăn có cạnh sắc, do đặt nội khí quản… Nếu một bên cổ họng bị đau do bị xước hoặc bị bỏng, nuốt nước muối sinh lý ấm có thể làm dịu các triệu chứng.

Trào ngược dạ dày – thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) là một tình trạng gây ra hội chứng dạ dày, bao gồm tăng acid dạ dày, trào ngược vào ống thực quản và hầu họng. GERD có thể tệ hơn vào ban đêm và khi nằm xuống. Khi nằm nghiêng một bên theo thói quen, axit dạ dày trào ngược có thể dẫn đến đau một bên cổ họng. Các triệu chứng khác của GERD bao gồm: đau hoặc nóng rát ở giữa ngực, cảm giác nghẹn cổ họng như có vật chèn, khàn tiếng, ho khan, nóng rát trong miệng. Nếu GERD không được xử lý, để quá lâu, có thể làm tổn thương thực quản và cổ họng. Tình trạng này cần được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống.

Bệnh tay-chân-miệng

Như tên của nó, bệnh do virut này thường gây ra vết loét trên tay, bàn chân và miệng. Các vết loét có thể phát triển ở phần sau của miệng, thành họng và một bên có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn. Bệnh tay-chân-miệng thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhưng nó cũng có thể lây lan cho trẻ lớn hơn và người lớn. Cần đi khám khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh tay-chân-miệng.

Tổn thương dây thanh quản

Sử dụng thanh quản quá mức trong các hoạt động như nói, la hét, ca hát… có thể dẫn đến tổn thương dây thanh quản. Một tổn thương có thể hình thành ở một bên, gây ra một vùng cổ họng bị đau. Khi dây thanh quản tổn thương thường sẽ nhận thấy sự thay đổi trong giọng nói, chẳng hạn như khàn giọng. Những loại tổn thương này thường điều trị dễ dàng. Cho cơ quan phát âm nghỉ ngơi giúp làm dịu tổn thương dây thanh quản. Trong một số trường hợp, tổn thương sẽ cần phẫu thuật.

Khối u

Mặc dù chúng là một trong những nguyên nhân gây ra đau họng ít nhất, các khối u có thể ảnh hưởng đến cổ họng và các vùng lân cận. Chúng có thể lành tính hoặc là ung thư. Một khối u có thể gây đau ở một bên cổ họng khi nằm ở khu vực này. Các triệu chứng có thể bao gồm: một khối u ở cổ, khàn tiếng, ho kéo dài, giảm cân không rõ lý do, có máu trong nước bọt hoặc đờm máu…

BS. Nguyễn Văn Bách

]]>