ẩm thực – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 24 Jul 2018 12:08:47 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png ẩm thực – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Trứng giấm: Thức uống chữa bệnh http://tapchisuckhoedoisong.com/trung-giam-thuc-uong-chua-benh-5554/ Thu, 19 Jul 2018 14:27:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/trung-giam-thuc-uong-chua-benh-5554/ [...]]]>

Tác dụng của trứng và giấm

Trứng giấm không chỉ “tổng hợp” thành phần dinh dưỡng của trứng và giấm mà còn có tác dụng “thực liệu”, hơn nữa trứng gà dưới tác dụng của giấm, dự phòng được nguy cơ nhiễm khuẩn, vi sinh vật khi ta ăn trứng gà sống.

Lòng đỏ trứng sống do phân tử lớn hơn, rất khó được các tổ chức ruột non hấp thu, lòng đỏ sau khi ngâm giấm, các phân tử xảy ra phân chia, thành những phân tử nhỏ, các chất lecithin, cholin và vitamin H… dễ được cơ thể hấp thu, phát huy những chức năng sinh lý.

Lòng trắng trứng là một loại phân tử protid khổng lồ, là thành phần quan trọng cấu thành sự sống, ngoài việc chứa nhiều lysozyme (muramidase) ra, còn chứa chất có tác dụng chống ung thư. Lòng trắng trứng đã ngâm giấm, làm cho phân tử protid khổng lồ phân giải thành những phân tử protid nhỏ hơn, hơn nữa còn phóng thích ra nhiều lysozyme, dễ được cơ thể hấp thu, cho nên tác dụng điều trị tất nhiên lớn hơn so với lòng trắng đơn thuần. Vỏ trứng được mềm hóa, hòa tan bởi giấm biến thành canxi acetat, có đặc tính dễ tan trong nước, nó được ruột non hấp thu sạch, là loại muối vô cơ khó mà có được. Nó không chỉ trợ giúp cơ thể phát triển xương khớp, hơn nữa còn có thể phòng trị bệnh cao huyết áp…

Cách chế biến trứng giấm

Giấm gạo 180ml, trứng gà (còn tươi) 1 quả. Trứng sau khi rửa sạch, dùng ngâm trong giấm hai ngày đêm. Sau khi vỏ trứng hòa tan hoàn toàn, dùng đũa đâm thủng màng trứng còn lại và gắp ra. Sau khi khuấy thật đều lòng trắng và lòng đỏ trứng, sẽ có trứng giấm nguyên chất, đặt trong tủ lạnh để bảo quản.

Cách dùng: múc 2 muỗng trứng giấm nguyên chất, thêm 1 muỗng mật ong, dùng lượng nước đun sôi để nguội gấp 7, 8 lần để pha loãng rồi uống. Ngày 1 – 2 lần, dùng sau bữa ăn 20 – 30 phút.

Khi chế biến dịch trứng giấm cần chọn loại giấm tốt, không được dùng giấm hóa học để ngâm chế, sẽ phá hỏng tất cả chức năng bảo vệ sức khỏe của món trứng giấm.

Chọn trứng gà còn tươi, mỗi trứng ngâm với 150 – 180ml giấm, sau khi ngâm 2 ngày đêm, thì có thể khuấy nát quả trứng, rồi ngâm thêm 1 ngày đêm thì dùng. Một số trứng khi chế biến sẽ nổi trên mặt giấm, sau khi dùng đũa khuấy nát, mới hòa tan trong giấm.

Thông thường, chế biến 1 quả trứng giấm, có thể dùng trong 1 tuần, mỗi ngày dùng 20 – 30ml, uống với lượng nước đun sôi để nguội gấp 7 – 8 lần. Sau ngày thứ 4, chế biến dịch trứng giấm quả kế tiếp, để tiện dùng liên tục.

Có người chỉ dùng vỏ trứng chế biến dịch trứng giấm, vỏ trứng được mềm hóa bởi giấm là một loại muối canxi khó mà có được, được đường ruột hấp thu sạch, có thể giúp cải thiện một số triệu chứng như loãng xương, thiếu canxi.

Trứng ngâm giấm

Món ăn bài thuốc dùng trứng và giấm

Đau thắt ngực thể khí trệ huyết ứ: trứng gà tươi 1 quả, giấm 60ml, đường đen vừa đủ. Trứng gà đập trong chén, thêm giấm, đường đen trộn đều thì dùng. Ngày 1 – 2 lần, dùng liền vài ngày.

Sinh khó, sau khi sinh đi lị ra máu: trứng gà tươi 3 quả, giấm 50ml. Lấy lòng đỏ trứng trộn đều với giấm, 1 lần uống sạch.

Sa đì: trứng gà 2 quả, giấm 250ml. Trước tiên trứng gà ngâm giấm 1 ngày, rồi đem đun đến khi giấm còn phân nửa, ăn trứng uống giấm ngay lúc nóng. Đạt hiệu nghiệm với cơn đau bụng dưới liền với tinh hoàn, cũng như tinh hoàn hơi sưng đau, vã mồ hôi sau khi ăn hiệu quả càng cao.

Sốt rét: trứng gà 3 quả, giấm 100ml. Đập trứng, cùng giấm cho vào nồi đất nấu sôi, uống ấm. Sau khi dùng, sẽ rét trước nóng sau, vã mồ hôi, sau khi hết sốt sẽ có hiện tượng đau đầu, nôn ói…

Viêm thực quản: lòng trắng trứng 1 quả, bán hạ 9g. Bán hạ thêm giấm vừa đủ nấu chung, sau khi loại bỏ bán hạ, đổ lòng trắng trứng 1 quả trong giấm đang nóng, mỗi tối trước khi ngủ dùng 1 lần, cho đến khi lành bệnh thì thôi.

Hoàng đản (viêm gan vàng da): trứng gà cả vỏ sau khi đốt thành than, tán nhuyễn, hòa với giấm thì dùng; ngày 1 lần.

Bệnh đái tháo đường: trứng gà 5 quả, giấm 150ml. Trứng gà 5 quả đập ra, thêm giấm 150ml trộn đều, ngâm 36 giờ, lại thêm giấm 250ml trộn đều. Mỗi sáng và chiều dùng uống 15ml.

Ho lâu không lành: giấm 60ml, trứng gà 1 quả. Chế biến thành dịch trứng giấm, dùng liền trên 1 tháng.

Hen suyễn theo mùa: trứng gà 1 quả, giấm tùy lượng. Giấm nấu với trứng, sau khi chín, lột vỏ, nấu lại 5 phút, ăn trứng; ngày 2 lần, lần 1 trứng.

Tiêu chảy: trứng gà 2 quả, giấm 100ml. Dùng nồi bằng sành (sứ hay thủy tinh), đập vào trứng gà, nấu trứng chín, uống cả giấm lẫn trứng. Nếu chưa khỏi, dùng lại 1 lần.

Viêm phế quản mạn: dầu mè 30 – 40ml, giấm vừa đủ, trứng gà 2 quả. Đập trứng vào dầu mè đang nóng cho chín, thêm giấm nấu. Mỗi sáng và chiều dùng 1 quả trứng. Thời gian dùng thì kiêng rượu, thuốc lá.

Nôn khi thai nghén: trứng gà 1 quả, đường trắng 30g, giấm 60ml. Giấm nấu sôi, nêm vào đường trắng nấu tan, đập vào trứng, nấu chín, dùng sạch; ngày 1 thang, dùng liền 3 ngày.

Tiêu chảy do nhiệt: trứng gà 2 quả, dưa chuột 30g, giấm 100ml. Dưa chuột rửa sạch thái nhuyễn, đập vào trứng gà, trộn đều, đổ vào chảo chiên, rưới lên giấm. Mỗi ngày 1 thang, dùng đến khi hết tiêu chảy.

Kiết lị dạng nước: trứng gà 3 quả, bột mì 150g, giấm 30ml. Đập trứng gà vào trong bột mì, nhào thành khối bột, cắt lát nhỏ, dùng giấm rang chín; ngày 2 lần, cho đến khi lành bệnh.

Vai lưng mỏi đau: chuối 1 quả, cà rốt 150g, táo tây 200g, trứng gà 1 quả, sữa bò 100ml, giấm 100ml, mật ong vừa đủ. Chuối lột vỏ cắt làm đôi, cà rốt và táo tây thái hạt lựu, cho vào máy xay, thêm lòng đỏ trứng, sữa bò, giấm chế biến thành sinh tố, nêm thêm mật ong, thường dùng có hiệu quả.

Tiêu chảy lâu ngày do tỳ vị hư hàn: trứng gà 3 quả, giấm 15ml, gừng tươi 15g, muối và hành vừa đủ. Đập trứng vào chén, thêm gừng, hành đã thái nhuyễn và muối trộn đều, dùng dầu chiên trứng, rưới thêm giấm. Dùng ăn như điểm tâm, dùng liền vài lần, cho đến khi lành bệnh.

Lương Y Bàng Cẩm

]]>
Khỏe, đẹp từ ẩm thực Hàn Quốc http://tapchisuckhoedoisong.com/khoe-dep-tu-am-thuc-han-quoc-4993/ Thu, 19 Jul 2018 13:14:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khoe-dep-tu-am-thuc-han-quoc-4993/ [...]]]>

Hàn Quốc không chỉ được biết đến với các loại mỹ phẩm cao cấp hàng đầu châu Á, mà còn hấp dẫn bởi nền văn hóa ẩm thực phong phú với nhiều món ăn truyền thống đa dạng, mang đặc trưng riêng. Những nghiên cứu về ẩm thực Hàn Quốc đã cho thấy cách chế biến thực phẩm của người Hàn Quốc không chỉ giúp món ăn ngon, đặc sắc mà còn giúp tăng cường sức khỏe, sắc đẹp. Một số món ăn Hàn Quốc đang  được xem là bí quyết làm đẹp hiệu quả đối với phái đẹp.

Kim chi – Thực phẩm chống lão hóa và kích thích tiêu hóa

Kim chi là một món ăn Hàn Quốc đã lên men làm từ bắp cải ướp với tỏi, đường, ớt và muối và một số gia vị. Hàu sữa hoặc cá cơm thường được thêm vào để làm tăng thêm hương vị của món ăn.

kim chi

Người Hàn Quốc thường muối kim chi trong một cái chum đất sét lớn và để nó bên ngoài trời để tự lên men, có khi vài tháng. Món ăn có nhiều vị, chủ yếu  là vị cay, chua chua, ngọt ngọt. Thực phẩm này chứa lactobacillus- loại vi khuẩn tìm thấy trong sữa chua, trong đó khuyến khích một sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn trong ruột, tăng cường sức khỏe của đường ruột và tăng khả năng chống khuẩn cho làn da.

Bên cạnh việc giúp giảm mụn trứng cá, thêm kim chi vào bữa ăn hàng ngày có thể ngăn ngừa nếp nhăn trên làn da. Một nghiên cứu trong năm 2015 phát hiện ra rằng những người thường dùng kim chi trong bữa ăn hàng ngày giúp tăng axit hyaluronic – một thành phần có tác dụng giữ ẩm cho da.

Rượu gạo makgeolli

Hàn Quốc có một loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe và giúp làm đẹp da đó là: Makgeolli – là loại rượu gạo sủi bọt có vị ngọt ngào trong hương vị và chứa khoảng 6 – 8 phần trăm cồn. Được làm từ gạo lên men, nấm men, loại đồ uống này có vị sữa, dễ uống và dễ tiêu hóa.

Một chai makgeolli chứa lượng probiotic tương đương với 100 cốc sữa chua, rất có lợi cho hệ thống tiêu hóa, chống lão hóa và làm đẹp da. Người Hàn Quốc thậm chí dùng trực tiếp lên da dưới dạng mặt nạ tấm makgeolli. Nó giúp cung cấp đầy đủ các axit amin và các vitamin B, làm săn chắc và làm sáng da. Tuy nhiên, để có được những lợi ích làm đẹp hiệu quả, thường xuyên uống makgeolli tươi là một cách sử dụng thông minh.

Canh rong biển

Món ăn thứ ba được coi là bí quyết làm đẹp ở Hàn Quốc đó là canh rong biển. Đó là món đầu tiên một phụ nữ ăn sau khi sinh, và cũng là món không thể thiếu của người Hàn Quốc trong các dịp sinh nhật.

canh rong biển

Món ăn biển giàu khoáng chất này có chứa một lượng lớn omega -3 tương tự lượng omega 3 trong quả bơ. Omega-3 giúp duy trì lượng dầu tự nhiên trong làn da của bạn, nghiên cứu cho thấy ăn thực phẩm có chứa omega 3 hàng ngày giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh mặt trời.

Theo nghiên cứu của nhiều quốc gia trên thế giới, rong biển là bí quyết giúp tăng tuổi thọ của người vùng biển sống tại các nước như Nhật Bản, hay Hàn Quốc.

Trà orboricha

Hay còn gọi là trà Barley, orboricha là cách người Hàn Quốc gọi loại trà được thực hiện bằng cách thêm lúa mạch rang với nước nóng. Trà Barley có chứa một số lượng lớn các chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu cho thấy những chất chống oxy hóa có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự hình thành của peroxynitrite, chất oxy hóa tấn công các mô da – là thủ phạm chính của các nếp nhăn. Một nghiên cứu khác cho thấy trà lúa mạch ngăn ngừa sâu răng bằng cách ngăn cản xâm nhập của vi khuẩn. Người Hàn Quốc thường có trà lúa mạch có sẵn cho mỗi bữa ăn và đó chính là bí quyết giúp tuổi thọ người dân nước này ngày càng cao.

Minh Ngọc

(theo Beauty and Health)

]]>
Phân biệt trà thật, trà giả http://tapchisuckhoedoisong.com/phan-biet-tra-that-tra-gia-4829/ Thu, 19 Jul 2018 12:56:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phan-biet-tra-that-tra-gia-4829/ [...]]]>

Kinh nghiệm phân biệt trà giả: Trà làm giả thường là trà có lẫn búp sim, búp ổi. Búp trà thường nhỏ, dài, xoắn chặt. Búp ổi, búp sim thì to mập hơn, lá dày hơn. Vị trà chát dịu, có dư vị ngọt sau uống. Búp sim, búp ổi có vị đắng, hăng và không để lại dư vị ngọt ở cổ. Búp sim, búp ổi cũng chứa hợp chất tanin gây vị chát nhưng cấu tạo hóa học của loại tanin này khác với tanin trà. Hơn nữa, búp sim, búp ổi hoàn toàn không có các chất quý khác có ở trà để gây cảm giác ngon ngọt thích thú cho người thưởng thức.

Phân biệt trà thật, trà giả

Khi chọn trà, nên xem kỹ búp trà có nhỏ đều không. Nhấm thử vài cánh, nếu thấy vị chát quá gắt, đắng, cảm giác hăng hăng hơi gây ở cổ thì cần cảnh giác. Có điều kiện nên pha thử một ấm. Bạn sẽ dễ dàng phát hiện trà thật, trà giả vì trong nước sôi, các búp lá nở to ra và sẽ hiện nguyên hình. Chú ý quan sát sẽ thấy: lá trà thường mỏng, bóng, gân lá nhỏ, còn lá ổi, lá sim thường dày, thô, gân lá nổi to, rõ ràng.

Trà giả còn có dạng pha trộn bã trà cũ sấy khô. Loại này tuy vẫn là trà nhưng chỉ còn cái xác. Trà khi đã hãm với nước sôi, các chất trong lá trà tan ra hết thì bã chỉ còn lại xen-luy-lô. Trà trộn với bã cũ thường nhẹ, cánh trà không xoăn chặt. Nhấm thử vài cánh có vị nồng, ít chát. Pha thử một ấm với lượng thông thường thấy nước rất nhạt, hơi nồng và không có dư vị,  ít thơm là đúng trà trộn lẫn bã cũ. Ngoài ra còn một kinh nghiệm là trà trộn bã cũ pha lại rất nát chứ không như bã trà pha lần đầu.

Hãm trà đúng điệu: Trà hãm đúng cách mới có nước trà tốt, uống thơm và bổ. Nước pha trà phải thật sôi đến 1000C, nhưng không được sôi lâu quá vì sôi lâu nước pha trà sẽ bị nhạt. Trước khi bỏ trà vào, ấm phải được tráng nước sôi. Hãm trà trong vòng 3-5 phút, tùy theo khẩu vị. Lắc đều trà trong ấm rồi rót hết nước ra. Không nên hãm trà quá 5 phút vì qua thời gian này, cafein không tăng thêm mà trà chỉ tiết thêm chất tanin gây vị chát nhiều hơn, uống mất ngon và trà có màu sẫm.

Ngọc Bội

]]>
Như chạm vào ký ức http://tapchisuckhoedoisong.com/nhu-cham-vao-ky-uc-4704/ Thu, 19 Jul 2018 12:36:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhu-cham-vao-ky-uc-4704/ [...]]]>

Bà Ẩm có thể nói là thủy tổ của “nghề bán bún thang” ở Hà Nội. Số là vào thời kỳ những năm 1955 bà Ẩm nhận trách nhiệm từ chính tay người mẹ của mình. Trong khi các hàng ăn quốc doanh toàn chạy qua hàng thịt, thì bún thang của bà Ẩm lại đủ cả chất lẫn lượng. Thơm tho mùi tôm he, vừa có bún, có thịt lại thêm giò, trứng… tiếng lành đồn xa, hàng bún nổi như cồn. Tây hay ta cũng ghé quanh cái quầy bày hàng chỉ là cái chõng giát bằng tre, thêm một vài chiếc ghế dài bằng gỗ.

Ngày mang tiền về nhà 3 lần, đổ ra lồng bàn giữa nhà ngồi đếm. Càng ngày quán của bà càng đông khách, nhưng toàn khách quen, đa số là người sành, những mặt lạ hoắc đừng hòng bước vào. Thời điểm đó, nhiều người nói, chẳng qua là vì “trong xứ mù thằng chột làm vua”. Vả lại, nó có đầy đủ chất, nước dùng thơm, nhiều đạm, đầy đủ màu sắc và hương vị. Với một người ”thích đủ thứ”, như vậy là đúng tiêu chuẩn. Từ đó, anh hùng nhất khoảnh, bún thang bà Ẩm danh trấn giang hồ. Dân “bờ lờ” các vùng lân cận mỗi khi đổ hàng vào nội đô, sống chết thì cũng phải vào chợ làm bát bún thang rồi đi đâu thì đi.

Bún thangBún thang – Món ăn tinh tế đất Kinh kỳ.

Ngày xưa, cứ cái cữ nắng hanh, các bà, các mẹ lại mua củ cải tươi về phơi khô để muối với mắm ăn kèm bún thang. Thế mới có cái lệ “cuối năm ăn thang – đầu năm ăn cuốn” là vậy. Cứ tưởng tượng vào thời đó, giáp Tết là các bà, các mẹ, đã rộn ràng đi chợ Đồng Xuân hoặc ra phố Hàng Cân mua những đồ “hải vị” để chuẩn bị nấu món bún thang. Cái hương vị bún thang thì khỏi nói cũng hiểu, cứ ngửi thấy cái mùi đặc trưng của thứ nước dùng huyền ảo kia lan tỏa. Nó như một làn khói mê tơi làm ta mê muội, chỉ nghĩ đến thôi cũng thấy quay quắt lắm rồi. Ngày nào cũng thấy người ta vặt lông những con gà sống thiến, giã tôm khô, rang đầu tôm, ninh nước dùng gà, chỉ nghĩ đến thôi đã phải nuốt không biết bao nhiêu nước bọt, rồi họ ngâm nấm hương, tráng trứng, thái giò, mỗi người mỗi việc, trong một cái sân nhỏ bé, xung quanh rất yên tĩnh, tĩnh đến độ, chỉ cần nghe thôi cũng biết họ đang làm đến công đoạn nào mà bụng cứ réo rắt thèm thuồng. Món ngon thì vùng miền nào cũng có, nhưng khi chấm phá, giao thoa với Tràng An nó mới trở thành một món ăn tinh túy, lưu lại cho muôn đời sau…

Chẳng thế mà thương nhớ mười hai của Vũ Bằng qua một đời người, nhưng đọc lại vẫn cảm được cái sự thương nhớ ấy. “Thời đó xa lắm rồi, nhưng vị ngon của bún thang thì không sao quên được. Thời gian cứ trôi qua, đời người đã từng ăn hàng ngàn vạn bát bún thang rồi.” Cho dù đi khắp cái lục tỉnh, thưởng thức nhiều món ngon “hải vị”, nhưng mỗi lần ngửi thấy cái mùi nước dùng thơm lừng mùi tôm, trông thấy thúng bún óng mềm, xung quanh là khay để gà xé, trứng, giò, củ cải khô muối, nấm hương, hành, răm,… thôi thì cũng đành dễ dãi với chính bản thân mình, ghé mông vào quán bún thang nào đó có trưng biển “thất truyền” chén tạm một bát cho thỏa nỗi nhớ nhung.

Người Hà Nội vốn dĩ đã cầu kỳ trong việc ăn uống, vào ngày quan trọng lại càng được chú trọng hơn, vì ngoài việc là món ăn, nó còn là bộ mặt của gia đình, dòng tộc. Nhà giàu hay nghèo đều có người phụ nữ “nội tướng”, nội trợ giỏi, khéo nấu ăn, nấu thành thạo từ bánh đúc riêu cua, bún thang… đến những món sơn hào hải vị.

Bởi vậy, món bún thang ra đời cũng dựa trên những cơ bản của món “thang” thời đó và ít nhiều cũng biến tấu từ món “mực nấu rối” mà thành. Nấu một món ăn tinh tế ở đất Kinh Kỳ đỏng đảnh như bún thang, thiếu một thứ gia giảm nào đó cũng không được và cũng không phải cứ đi chợ mua đủ nguyên liệu là có nồi bún thang ngon. Cái sự ngon, nó vốn dĩ rất “vi diệu”, ngon hay dở đều phụ thuộc vào cảm nhận mỗi người. Nhắc đến bún thang, quả là một món ăn thanh tao, đi vào lòng người, bởi ngày bao cấp, thực phẩm khó kiếm mà có đủ thứ để nấu bún thang thì cũng chỉ có những nhà tư sản hoặc con buôn mới có. Trong cuốn “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng cũng nhắc đến món “tả pín lù”, nước dùng cũng gần giống như món bún thang, dùng xương gà bỏ thêm đầu tôm, đầu mực, lại đập trứng, húp vào một miếng, nó cứ ngọt lừ đi trong cuống họng.

Như chạm vào ký ức

Gia vị hay thực phẩm vị gì để làm nên chuẩn bún thang? Câu trả lời đều na ná như nhau. Xưa kia các cụ nấu món “thang” thì cầu kì lắm, nó tổng hòa của nhiều nguyên liệu lại với nhau, xương bay lợn, cổ gà bỏ da hay luộc cùng con gà vào trong nồi, thêm đầu tôm he, sá sùng, mực khô, hành nướng, mắm, muối ủ cà cuống… cùng là nguyên liệu như nhau, nhưng cái sự tinh tế vẫn nằm ở khẩu vị và độ tinh tường của người nấu. Gia giảm gia vị bao nhiêu, cái gì trước cái gì sau đều rất quan trọng. Nhiều người thường so sánh món bún thang với các món chan nước khác, tôi nghĩ, bún thang là một món đòi hỏi người nấu ngoài việc được cụ hay bà truyền lại thì cũng phải hiểu các đặc tính của món ăn này. Ăn bún thang thì nước dùng phải nóng giãy lên. Bún chần kĩ, từng sợi bún trên chiếc bát chiết yêu nhỏ vừa, rồi gà xé, trứng tráng, giò thái chỉ, ruốc tôm, củ cải héo muối, hành răm thái nhỏ li ti, nước dùng vừa trong vừa ngọt nhưng không béo, đặc biệt không cho nấm hương vào nồi nước dùng, mà chỉ ngâm cho mềm nấm rồi thái mỏng “thêm mắm tôm, cà cuống như 2 loại gia vị thần kỳ”, làm cầu nối để đẩy vị bát bún thang đến một cảnh giới “danh bất hư truyền”. Trong cái thanh của nước dùng lại có vị thơm thoang thoảng của mùi tôm, vị mặn mòi của mắm tôm, hơi cay tê của cà cuống, thi thoảng lại va phải miếng củ cải giòn, vừa múc miếng nước dùng vừa cảm nhận cái mùi thơm của khói của bếp củi, chết thật ngon đến thế là cùng. Chẳng thế mà nhiều người cứ thần tượng món bún ấy có một bí kíp gì đó ghê gớm y như tiểu thuyết của Kim Dung vậy!

Việt Nguyên

]]>
Cháo thảo dược – “ẩm thực liệu pháp” http://tapchisuckhoedoisong.com/chao-thao-duoc-am-thuc-lieu-phap-1862/ Wed, 18 Jul 2018 03:48:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chao-thao-duoc-am-thuc-lieu-phap-1862/ [...]]]>

Ẩm thực liệu pháp là phương pháp cơ bản, đơn giản không chỉ đơn thuần có tác dụng bổ dưỡng nâng cao, điều hòa sức khỏe, chống mệt mỏi… cho con người mà còn góp phần phòng ngừa, điều trị bệnh tật, đặc biệt đối với người cao tuổi. Cháo dùng để chữa bệnh hay còn gọi là cháo thuốc dựa trên nguyên tắc lý luận biện chứng của y học cổ truyền, tùy người, tùy chứng mà chọn các loại thảo dược tương ứng để nấu cháo; ngoài ra phương pháp nấu. Cách dùng cũng có phần khác nhau.

Một số ưu điểm của cháo dược thảo

Tăng cường thể chất, phòng chống bệnh tật: tục ngữ có câu: “Tỳ vị bất hòa bách bệnh tự sinh”. Chức năng tỳ vị mạnh hay yếu có liên quan mật thiết tới sức khỏe của con người. Cháo thảo dược thông qua điều hòa tỳ vị, cải thiện chức năng tiêu hóa có tác dụng quan trọng hỗ trợ chính khí, tăng cường thể chất cho cơ thể.

Tác dụng dưỡng sinh, kéo dài tuổi thọ: thực tế lâm sàng và các nghiên cứu thực nghiệm đều chứng minh rất nhiều vị thuốc có tác dụng dưỡng sinh, tăng cường thể chất, ngăn ngừa lão hóa sớm, kéo dài tuổi thọ như: nhân sâm, kỷ tử, đào nhân…

Tác dụng hỗ trợ bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực trong và sau điều trị bệnh, đặc biệt phù hợp đối với những cơ thể suy nhược, bệnh nhân ốm nặng, ốm lâu ngày hoặc sản phụ sau sinh. Bản chất cháo là chất dinh dưỡng dễ hấp thu, dễ tiêu hóa, tùy bệnh tình mà chọn các loại thảo dược phù hợp để nấu cháo.

Tác dụng và cách dùng một số loại cháo thảo dược

Cháo nhân sâm: nhân sâm tán bột 3g, gạo tẻ 100g, đường phèn, nước vừa đủ cho vào nồi đất đun nhỏ lửa cho tới cháo nhừ là được. Thường ăn vào buổi sáng, tiết trời thu đông là hợp.

Tác dụng: ích nguyên khí, bổ ngũ tạng, bổ khí huyết, kiện tỳ vị, kéo dài tuổi thọ. Phù hợp với những người cơ thể suy nhược, ăn không tiêu, đi ngoài lỏng mãn tính, đoản khí hay hoảng hốt, mất ngủ, trí nhớ giảm, hay quên…

Cháo vừng đen: vừng đen rửa sạch, phơi khô, sao chín, tán bột. Mỗi lần lấy 30g nấu cùng với 100g gạo tẻ. Loại cháo này có tác dụng bổ can thận, phù hợp với những người cơ thể suy nhược, tóc bạc sớm, thiếu máu, hay hoa mắt chóng mặt, đại tiện táo…

Cháo nhục thung dung: lấy 15-30g nhục thung dung cho vào nồi đất sắc kỹ, sau đó chắt lấy nước, bỏ bã đi. Thêm 100g thịt dê đã xay nhỏ, 100g gạo tẻ nấu cháo, cháo chín thêm hành, gừng vừa đủ đun sôi bắc ra là dùng được.

Tác dụng ích can thận, bổ tinh huyết, nhuận tràng. Phù hợp với những trường hợp thận suy, liệt dương, lưng gối lạnh, mỏi, gân cốt mềm yếu, khả năng sinh dục suy giảm, đại tiện táo…

Cháo hà thủ ô: sắc 30-60g chế hà thủ ô lấy nước đặc, bỏ bã, thêm 100g gạo tẻ, đại táo vài quả, đường phèn vừa đủ, nấu cháo ăn.

Tác dụng: ích thận, chống lão hóa, dưỡng can, bổ huyết. Thường dùng cho những người thuộc chứng can thận suy, váng đầu, ù tai, suy nhược thần kinh, râu tóc bạc sớm… Ngoài ra còn có tác dụng phòng ngừa và tác dụng hỗ trợ trong điều trị cao huyết áp, xơ hóa động mạch.

Cháo hồ đào: 15-16 hạt hồ đào khô, nghiền nát, 100g gạo tẻ, nấu cháo. Chống lão hóa, bổ thận, ích phế, nhuận tràng. Dùng rất tốt cho người cao tuổi thận suy, đau lưng mỏi gối, chân tay vô lực, phế hư, ho lâu ngày, đoản khí, thở ngắn, gấp, đại tiện táo, tiểu tiện són…

Ảnh minh họa: Internet.

Ảnh minh họa: Internet.

Cháo kỷ tử: câu kỷ tử 30g, gạo tẻ 100g nấu cháo ăn thường xuyên có tác dụng kéo dài tuổi thọ, bổ thận dưỡng huyết, dưỡng âm, sáng mắt.

Cháo hà diệp: lấy 2 lá hà diệp tươi rửa sạch, sắc kỹ lấy nước, vớt lá bỏ đi, thêm 100g gạo tẻ vào nấu cháo. Cháo ăn mùa hè có tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền, giải khát, hạ huyết áp, giảm mỡ máu. Phù hợp với những trường hợp huyết áp cao, mỡ máu cao, béo phì, mùa hè hay bị cảm nắng…

Cháo hoàng kỳ: sinh hoàng kỳ 30-60g, sắc kỹ bỏ bã, lấy nước, thêm 100g gạo tẻ, đường phèn vừa đủ nấu cháo. Khi cháo nhừ, bắc ra thêm 1g trần bì đã tán bột, đun thêm một chút thì bắc ra ăn. Ăn sáng, chiều.

Tác dụng: bổ ích nguyên khí, kiện tỳ dưỡng vị, lợi thủy, tiêu thũng.

Cháo đậu tương: đậu tương tươi, gạo tẻ mỗi thứ 100g, đường phèn vừa đủ nấu cháo. Tác dụng: kiện tỳ, dưỡng vị, nhuận phế. Dùng tốt đối với người cao tuổi cơ thể suy nhược, dinh dưỡng kém hoặc mắc bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, bệnh mạch vành…

Cháo cúc hoa: 100g gạo tẻ nấu cháo chín, thêm 10-15g cúc hoa bỏ đế hoa đã tán bột, đun sôi thêm một chút là được. Tác dụng: tán phong nhiệt, thanh can hỏa, giảm huyết áp, phù hợp với những người mắc bệnh mạch vành, cao huyết áp, hay có các chứng hoa mắt chóng mặt do can thận âm hư, can hỏa vượng…

Cháo tang thầm (quả dâu chín): tang thầm 30g (nếu còn tươi: 60g), gạo tẻ 60g, đường phèn lượng vừa đủ. Cháo có tác dụng: bổ can dưỡng huyết, sáng mắt, ích trí. Phù hợp với những trường hợp can thận hư gây ra các chứng: đau đầu hoa mắt, mất ngủ, hay mơ, ù tai, mỏi lưng, râu tóc bạc sớm…

Cháo quyết minh tử: quyết minh tử sao 10g, gạo tẻ 60g, đường phèn vừa đủ, nấu cháo. Tác dụng: thanh can, sáng mắt, thông đại tiện, phù hợp những người có huyết áp cao, mỡ máu cao, mắt đỏ, hay chảy nước mắt, đại tiện táo do thói quen.

Cháo sơn tra: sơn tra khô 30g (tươi 60g), gạo tẻ 100g, đường phèn 10g. Sơn tra đun kỹ lấy nước, bỏ bã, thêm gạo nấu chín, thêm đường đun sôi là có thể dùng được. Tác dụng: hoạt huyết, hóa ứ, tiêu thực, tán kết. Phù hợp với những người cao huyết áp, mỡ máu cao, có bệnh tim mạch. Sơn tra là thuốc có tác dụng kiện tỳ, tiêu thực, tiêu tích trệ; ngoài ra, các nghiên cứu lâm sàng cũng như dược lý học đều chứng minh sơn tra có tác dụng tốt với các mạch máu, đặc biệt với mạch vành, làm tăng lưu lượng máu đến mạch vành, tăng hưng phấn trung khu thần kinh trung ương, giảm huyết áp, giảm mỡ máu, vì vậy người có bệnh cao huyết áp, xơ hóa động mạch, người cao tuổi suy giảm trí nhớ thường xuyên ăn cháo sơn tra có tác dụng rất tốt.

Cháo bát bảo: có tác dụng bổ khí, kiện tỳ phù hợp với những người khí suy, cơ thể suy nhược, ăn kém, đi ngoài lỏng. Thành phần: đảng sâm 10g, hoàng kỳ 10g, hoài sơn 100g, đại táo 10g, liên nhục 10g, biển đậu 10g, khiếm thực 10g, các vị sắc kỹ bỏ bã rồi thêm gạo tẻ 50g. Cháo chín là dùng được.

Cháo bổ khí, dưỡng huyết: đương quy 10g, hoàng kỳ 15g, long nhãn 10g, đại táo 10g, kỷ tử 10g, xích tiểu đậu 50- 100g, thêm một ít quế hoa. Hoặc đương quy 10g, kỷ tử 15g, đại táo 15g, gà đen 1 con, nấu cháo ăn thường xuyên có tác dụng bổ khí huyết. Phù hợp với những người khí huyết lưỡng hư, mệt mỏi vô lực, hay hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp trống ngực, mất ngủ, ngủ kém, hay mơ… những người cao tuổi, người ốm lâu ngày, hay sau sinh đều có tác dụng tốt.

Có thể nói rằng, cháo thảo dược vừa có tác dụng kiện tỳ, bổ dưỡng, vừa có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh, phù hợp với mọi lứa tuổi, dễ tiêu hóa, không có độc tính, có thể dùng lâu dài…

TS. BS Nguyễn Thị Tâm Thuận

 

]]>