acid folic – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 13 Nov 2018 12:53:30 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png acid folic – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Giảm nguy cơ béo phì ở trẻ nếu mẹ bổ sung acid folic khi mang thai http://tapchisuckhoedoisong.com/giam-nguy-co-beo-phi-o-tre-neu-me-bo-sung-acid-folic-khi-mang-thai-16864/ Tue, 13 Nov 2018 12:53:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giam-nguy-co-beo-phi-o-tre-neu-me-bo-sung-acid-folic-khi-mang-thai-16864/ [...]]]>

Bổ sung acid folic ở bà mẹ mang thai giảm nguy cơ béo phì ở trẻ

“Dinh dưỡng bà mẹ trong khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ trước mắt và lâu dài, đặc biệt còn ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ sau này” Tác giả Xiaobin Wang từ Đại học Johns Hopkins, Baltimore, Mỹ cho biết. “Kết quả của nghiên cứu cho thấy sử dụng đầy đủ acid folic cho mẹ mang thai có thể giảm thiểu những tác động của bệnh béo phì đối với sức khỏe của con mình sau này”.

Béo phì ở trẻ em và người lớn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, góp phần nguy cơ gây bệnh tim, đột quỵ và đái tháo đường típ 2. Trong khi mang thai, béo phì ở mẹ cũng làm tăng nguy cơ một loạt các biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như thai chết lưu, dị tật bẩm sinh và sinh non. Hơn nữa, trẻ sinh ra từ các bà mẹ béo phì có nguy cơ cao của bệnh béo phì sau này.

Acid folic là vitamin B9, làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi bao gồm các dị tật cho não, cột sống và tủy sống. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo rằng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ dùng 400 microgram acid folic hàng ngày sẽ giảm nguy cơ con cái khỏi các khuyết tật ống thần kinh.

Trong một nghiên cứu thuần tập ở Boston Birth,, các nhà khoa học đã điều tra sức khỏe của bà mẹ và trẻ em từ 2 đến 9 tuổi ở một vùng dân tộc thiểu số có thu nhập thấp, có tỷ lệ béo phì ở bà mẹ và trẻ em cao. Nhóm nghiên cứu đã phân tích hồ sơ y tế từ hơn 1.500 cặp mẹ con, bao gồm cả thông tin được thu thập trước, trong và sau khi mang thai. Để đánh giá nồng độ acid folic của một người mẹ trong quá trình mang thai, các nhà nghiên cứu đã đo acid folic từ mẫu huyết tương. Nhóm nghiên cứu tìm thấy  nồng độ acid folic của mẹ, có liên quan tới tình trạng béo phì ở con.  Mức thấp nhất của acid folic của người mẹ tương quan với nguy cơ cao nhất của trẻ béo phì.

Phụ nữ mang thai cần được bổ sung acid folic đầy đủ.

Bổ sung acid folic như thế nào?

Trong khi mang thai, phụ nữ thường được khuyên nên bổ sung axit folic, thường ở dạng hỗn hợp đa vitamin trước khi sinh, để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh cho trẻ. Bổ sung đầy đủ vitamin này, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ giúp bảo vệ cho sự phát triển của một đứa trẻ. Hiện nay khuyến cáo phụ nữ đang có kế hoạch mang thai dùng 400 mcg tương đương 0,4 mg acid folic hàng ngày và dùng trước 03 tháng có thai, trong khi phụ nữ có thai được khuyên dùng 600 mcg tương đương 0,6 mg acid folic hàng ngày. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang nghiên cứu sâu hơn để xác định mức độ cao hơn hoặc tối ưu, chứ không phải là tối thiểu của lượng axit folic trong giai đoạn thai kỳ.

Việc bổ sung acid folic bằng cách uống thuốc là rất cần thiết. Phụ nữ có ý định có thai và đang mang thai lưu ý là việc bổ sung này cần được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn dùng thuốc cho đúng liều, đúng cách, đúng thời điểm đối với từng thể trạng và khả năng hấp thu của từng người, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ mang thai và trẻ sau này.

Như vây, giờ đây phụ nữ mang thai  uống acid folic không những để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh mà có thể làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ sinh ra, nhất là các bà mẹ mang thai đang bị béo phì

TS.BS. Lê Thanh Hải

(Nih, nytimes và medicaldaily)

]]>
Dùng nhiều acid folic: Thêm bệnh http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-nhieu-acid-folic-them-benh-13103/ Sun, 29 Jul 2018 14:53:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-nhieu-acid-folic-them-benh-13103/ [...]]]>

Tôi 36 tuổi, tôi đọc nhiều tài liệu có nói đến công dụng của acid folic đối với sức khỏe nên tôi có mua về dùng. Mong bác sĩ tư vấn tôi dùng acid folic như vậy có được không, nếu dùng quá nhiều acid folic có gây bệnh gì không?

Nguyễn Thị Loan (Đông Anh, Hà Nội)

Acid folic là vitamin thuộc nhóm B, là yếu tố không thể thiếu được cho tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường; thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12.

Những thực phẩm giàu acid folic.

Acid folic cần thiết cho dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể để phục vụ các quá trình tạo mới tế bào. Nhu cầu về chất này tăng cao ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Chất này có mặt tự nhiên trong thức ăn và cũng có thể hấp thu từ thuốc uống bổ trợ. Bổ sung bằng thuốc trong các trường hợp thiếu acid folic trong chế độ ăn, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (kém hấp thu, tiêu chảy kéo dài), người mang thai, người bệnh đang điều trị bằng các thuốc kháng acid folic như methotrexat…

Cần lưu ý tránh uống acid folic với nước trà, cà phê, rượu vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu. Khi bổ sung viên sắt – acid folic, nhiều phụ nữ thường hay bị táo bón. Nên uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ trong thời gian dùng acid folic. Acid folic có nhiều trong các loại thực phẩm như cam, sữa, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, đậu tương… Vì vậy, tốt nhất chị nên bổ sung acid folic thông qua đường ăn uống sẽ không sợ thừa vì thừa acid folic có thể gây ra chứng ngứa, nổi ban, mề đay và rối loạn tiêu hóa. Trên thực tế, có thể rất nhiều người (đặc biệt là trẻ em) đã gặp các phản ứng này nhưng không biết nguyên nhân là do thừa acid folic. Tuy nhiên, cách “giải độc” chất này lại rất đơn giản. Bởi acid folic là một vitamin tan được trong nước, vì vậy, chỉ cần uống thật nhiều nước để lượng acid dư thừa được thải ra ngoài cơ thể qua đường tiểu.

BS. HOÀNG THANH SƠN

]]>