Y Học Cổ Truyền – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 28 Jan 2019 02:04:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Y Học Cổ Truyền – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Đông y phòng và trị bệnh ngoài da http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-y-phong-va-tri-benh-ngoai-da-17969/ Mon, 28 Jan 2019 02:04:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-y-phong-va-tri-benh-ngoai-da-17969/ [...]]]>

Học thuyết âm dương cho rằng: “Trong bốn mùa, mùa xuân và hạ thuộc dương khí. Mùa thu và đông thuộc âm khí. Khi âm khí thịnh, để bảo vệ cơ thể nên bì phu (da và lỗ chân lông) đóng kín. Âm khí bên ngoài không xâm nhập vào cơ thể, để sinh ra các bệnh thuộc hàn chứng. Hàn khí xâm nhập vào cơ thể, khi mắc các chứng hàn thì bệnh bao giờ cũng nặng, khó điều trị”.  Vì vậy mùa đông dương khí ở ngoài đóng kín để bảo vệ âm khí ở bên trong, không cho âm khí ở bên ngoài xâm nhập vào bên trong, nếu để hai cái âm khí của người và của tự nhiên cùng gặp nhau thì bệnh sẽ nặng. Vì lẽ đó mà mùa đông do bì phu đóng kín các tế bào chết không đào thải ra ngoài theo tuyến mồ hôi, đọng lại ngoài da mà sinh ra một số bệnh như da khô, nổi vẩy, da nhăn nheo, nặng hơn thì nhiễm khuẩn, sinh ra các chứng bệnh thấp chẩn (viêm da cơ địa), sinh chứng mụn nhọt… Sau đây xin giới thiệu cách phòng và điều trị một số bệnh ngoài da mùa đông:

Chứng bệnh ngứa toàn thân

Nguyên nhân: Do mùa đông da đóng kín, sự bài tiết các chất thải của tế bào không thoát ra ngoài được.

Triệu chứng: Da dẻ khô ráo, tróc vảy, ngứa gãi suốt ngày, về đêm thuộc âm nên càng ngứa nhiều, có khi gãi chảy cả máu.

Điều trị: Khu phong dưỡng huyết, nhuận táo trừ ngứa.

Bài thuốc “Tiêu thị chỉ dương thang” gồm: Đương qui 12g, bạch thược 16g, thuyền thoái 8g, hắc chi ma (vừng đen) 20g, cam thảo 6g, hà thủ ô (chế) 12g, tàm xa 12g, địa phu tử (chế) 8g, lăng tiêu hoa 12g. Gia thêm kim ngân hoa 12g, kinh giới tuệ 12g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc 2 lần chia uống 2 lần trong ngày trước khi ăn sáng và ăn tối. Trẻ em dùng ½ liều người lớn.

Đông y phòng và trị bệnh ngoài daCác vị thuốc chữa viêm da cơ địa.

Chứng phong chẩn bì phu (Viêm da cơ địa)

Nguyên nhân: Do nhiễm lạnh lâu ngày, đông y gọi là chứng phong hàn ở biểu bì.

Triệu chứng: Nổi ban thành từng mảng chằng chịt, có màu trắng bợt sủi vảy không đều, khi gặp lạnh thì bệnh nặng thêm. Gặp nóng thì bệnh đỡ, không có mồ hôi, đau khắp mình mẩy.

Điều trị: Thanh nhiệt giải biểu.

Bài thuốc “Tân ôn tuyên giải”: Kinh giới tuệ 6g, kim ngân hoa đằng 12g, bạch tiên bì 16g, đương qui vĩ 10g, địa phu tử 10g, thương nhĩ tử 10g, phòng phong 8g, tần giao 10g, phục linh bì 10g, cam thảo sống 10g. Gia giảm: Nếu thân mình đau mỏi gia phong kỷ 10g, ty qua lạc 6g. Nếu bị nhiễm phong hàn quá nặng bỏ kinh giới tuệ, phòng phong gia: Ma hoàng 6g, quế chi 8g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn, khi thuốc còn nóng.

Cũng triệu chứng trên, nếu ra gió lạnh thì bệnh nặng thêm:

Điều trị: Cố biểu khu phong tán hàn điều hòa dinh vệ.

Bài thuốc “Vệ ngự phong thang”: Chích hoàng kỳ 20g, bạch truật (sao) 12g, xích thược 10g, phòng phong 12g, quế chi 10g, bạch thược 10g, đại táo 10 quả, sinh khương 12g (3 lát).

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn khi thuốc còn nóng. Sau khi uống thuốc phải đắp chăn nằm 30 phút để thuốc phát tán đều.

Chứng phong ngật tháp

Nguyên nhân: Mùa đông giá lạnh, nằm chỗ thiếu không khí lại ẩm thấp, ăn uống nhiều chất sống lạnh, sinh chứng hàn thực tích lâu ngày hóa nhiệt độc, do bì phu đóng kín nhiệt độc không thoát ra ngoài được mà sinh bệnh.

Triệu chứng: Da nổi mẩn sạm đỏ, gặp gió hoặc hơi nóng thì bệnh nặng thêm, khí trời âm u thì bệnh nặng thêm, sốt nhẹ về buổi chiều, đầu nặng, thân thể mỏi mệt bứt rứt khó chịu, khát nước nhưng phải uống nước nóng nếu uống nước mát thì bệnh tăng thêm, đại tiện phân nhão nhưng khó đi, rêu lưỡi nhớt.

Điều trị: Phương hương hóa thấp thanh nhiệt tán hàn giải độc hòa trung.

Bài thuốc “Hà thị phương hương sơ hóa phương”:  Kim ngân hoa 20g, hậu phác 10g, phục linh bì 10g, hoạt thạch 10 g, bồ công anh 20g, hoàng cầm 10g, xích thược 10g, trần bì 10g, sinh cam thảo 6 g, hoắc hương 8g, bội lan 10g.

Gia giảm: Nếu bệnh do phong tà lấp vít gia (bạch tiên bì 10g, địa phu tử 10g); nếu đại tiện phân nhão nhưng khó đi gia thêm (sơn tra sao cháy sém 8g, tân lang 8g, chỉ thực 8g).

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc 3 lần uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn, khi thuốc còn ấm.

Chứng tróc vẩy ngoài da

Bệnh tróc vẩy ngoài da có nhiều nguyên nhân. Mùa đông tróc vẩy ngoài da là do  khí huyết trong cơ thể kém, mùa đông bì phu đóng kín, vì năng lượng trong người kém nên cơ thể không chịu được lạnh. Chứng này thường xuất phát từ thận dương kém, tay chân lạnh sợ lạnh, người mắc chứng nghiện như: Rượu, ma túy, và một số chứng bệnh khác… Nên mùa đông sợ lạnh càng không tắm mà sinh bệnh.

Triệu chứng: Cơ thể tiều tụy, đoản hơi yếu sức da tróc vẩy có khi từng bộ phận, có khi toàn thân.

Điều trị: Kiện tỳ bổ thận ích bổ khí huyết.

Bài thuốc “Thận thập nhị phương”: Hồng sâm 20g, phục linh 15g, trần bì 15g, đương qui 15g, thỏ ty tử 15g, thục địa 20g bạch truật 15g, bán hạ 15g, bạch thược 20g, cam thảo (chích) 20g, ngọc trúc 15g, cẩu kỷ tử 20g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn, hoặc lúc đói.

Đông y phòng và trị bệnh ngoài daCác vị thuốc chữa mẩn ngứa.

Chứng bì phu khô ráp

Chứng này thường xuất phát từ phế (phổi) khí kém. Trong đông y phế chủ khí: “Hai lá phổi trắng bóng là cái ô che chở cho các phủ tạng”… “các mạch máu đều thu về phế, phế giúp cho tâm điều tiết tuần hoàn”. “Phế hợp với bì mao (da, lỗ chân lông), khí vận hành làm ấm da lông, tầng da ở ngoài là nơi dương khí phân bố ra ngoài để bảo vệ thân thể, giúp cho cơ thể điều tiết khí hậu bên ngoài và dương khí bên trong, khi lạnh thì đóng kín lại, khi nóng thì da lông mở ra.

Mùa lạnh do bì phu đóng kín các tế bào chết không đào thải ra ngoài theo tuyến mồ hôi, đọng lại ngoài da mà sinh ra một số bệnh như da khô, nổi vẩy, da nhăn nheo, nặng hơn thì nhiễm khuẩn, sinh ra các chứng bệnh thấp chẩn (viêm da cơ địa)…

 

Triệu chứng: Mùa đông da khô ráp, ngứa, có khi ngứa gãi chảy máu, trong người khó chịu, có khi sờ tay vào da như sờ trên cát…

Điều trị: Hoạt huyết, dưỡng huyết nhuận da trừ ngứa.

Bài thuốc “Nhuận phu hoàn”: Đào nhân 30g, thục địa 30g, phòng phong 30g, đan bì 40g, đương qui 45g, sinh địa 60g, hồng hoa 30g, độc hoạt 30g, phòng kỷ 30g, xuyên khung 60g, khương hoạt 60g, bạch tiên bì 60g. Tán bột mịn làm viên hoàn nước to bằng hạt đậu xanh.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần mỗi lần uống 10g trước khi ăn, uống với nước đun sôi để ấm.

Bài thuốc để tắm “Bá diệp tẩy phương”: Trắc bá diệp 120g, tô diệp 120g, tật lệ ương (mầm non của cây tật lệ) 240g.

Cách dùng: Tán bộ bọc vào trong túi vải, cho vào 3 lít nước, đun sôi 30 phút. Lấy khăn bông nhúng nước này lau rửa, sau đó pha thêm nước ấm vào tắm.

Để phòng bệnh mùa đông tắm nước vừa đủ ấm, không tắm nước quá nóng, tắm xong lau khô mặc quần áo ngay khi da còn ấm, ngồi chỗ kín gió, không để da quá khô dễ sinh bệnh ngoài da. Không nên ăn, uống các thức quá mát lạnh. Khi ra ngoài đường phải mặc ấm, nếu có điều kiện thì bôi kem dưỡng da ở mặt và hai bàn tay, nếu không khi về nhà nên lấy tay xoa vùng mặt và hai bàn tay là vùng tiếp xúc với khí lạnh nhiều, xoa cho ấm lên để làm mịn da không để da mặt và tay bị khô ráp.

TTND. BS cao cấp Nguyễn Xuân Hướng

]]>
Hoàng kỳ – Thuốc bổ khí thăng dương http://tapchisuckhoedoisong.com/hoang-ky-thuoc-bo-khi-thang-duong-17963/ Sun, 27 Jan 2019 15:34:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hoang-ky-thuoc-bo-khi-thang-duong-17963/ [...]]]>

Hoàng kỳ nam là rễ của cây vú bò (Ficus heterrophyllus L.) thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Theo dân gian, đây là vị thuốc bổ dùng cho người hư lao, khí hư, bạch đới, tắc tia sữa và chữa phong thấp.

Theo Đông y, hoàng kỳ vị ngọt, tính ôn; vào kinh tỳ và phế. Tác dụng bổ khí, cố biểu, giải độc, sinh cơ và lợi niệu. Trị lao quyện nội thương, khí hư, huyết hư, tiêu chảy, lỏng lỵ; sa trực tràng, sa dạ dày, sa tử cung, băng lậu, khí hư, bạch đới.

Hoàng kỳ có 2 dạng chế biến: loại sống tác dụng ích khí, cố biểu, chỉ hãn, lợi thuỷ, tiêu thũng, bài nùng sinh cơ; dùng cho các trường hợp tự hãn, đạo hãn, tê bại, phù nề, sang thương. Loại sao với mật tác dụng bổ trung ích khí, thăng dương cử hãn. Ngày dùng 8 – 12g, có thể đến 63 – 100g.

Hoàng kỳ được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Bổ khí thăng dương:

Bài 1: đảng sâm, hoàng kỳ, đương quy, bạch truật mỗi vị 12g; sài hồ 6g, trần bì 6g, thăng ma 4g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị khí hư dẫn đến nhức đầu, mất sức, ngại nói năng, ăn ít, băng lậu, lòi dom, sa dạ con…

Bài 2: hoàng kỳ 9g, chích thảo 5g, nhân sâm 5g, thương truật 5g, thăng ma 3g, sài hồ 3g, quất bì 2g, hoàng bá 2g. Sắc uống. Tác dụng ích khí thăng dương, điều trung tả hỏa. Chữa nguyên khí bất túc, tứ chi mỏi, thân thể nặng nề hoặc đại tiện sống, đầu, mắt nóng, hoa mắt mờ mắt, tai ù đầu nhức, không muốn ăn uống; mạch trầm huyền, vô lực.

 

Cố biểu liễm hãn (làm chắc ngoài biểu, thu giữ mồ hôi):

Bài 1 – Ngọc bình phong tán: hoàng kỳ 24g, bạch truật 8g, phòng phong 8g. Tán bột uống. Trị ra mồ hôi do cơ thể suy nhược, ngoài biểu hư nhược không chắc chắn.

Bài 2 – Hoàng kỳ kiện trung thang: hoàng kỳ 8g, thược dược 6g, quế chi 3g, cam thảo 3g, sinh khương 6g, đại táo 8g. Sắc uống. Chữa cơ thể suy nhược, ra nhiều mồ hôi

Bài 3: hoàng kỳ 30g, mạch môn 15g, ngũ vị tử 6g, tang diệp tươi 15 lá. Sắc uống. Công năng: ích khí cố biểu, liễm âm chỉ hãn. Chữa sau khi bị bệnh nặng, cả khí và âm lưỡng hư, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, tinh thần mệt mỏi, mất sức, miệng khát, họng khô, lưỡi nhạt, thiếu tân dịch, mạch tế hoặc tế nhược.

Ích khí sinh huyết:

Bài 1: hoàng kỳ 63g, đương quy 8g. Sắc xong, thêm ít nước tiểu trẻ em khoẻ mạnh vào và uống. Dùng cho người huyết hư phát sốt, suy nhược sau khi mất máu nhiều.

Bài 2: nhân sâm, bạch thược, nhục quế, bạch linh mỗi vị 8g; bạch truật 10g, chích cam thảo 5g, xuyên khung 5g, xuyên quy 10g, thục địa 15g, hoàng kỳ 15g, gừng 3 lát, đại táo, 2 – 3 quả. Sắc uống hoặc tán bột làm hoàn, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10g, uống nóng. Tác dụng ôn bổ khí huyết. Chữa khí huyết bất túc, hư lao, ho, ăn ít, di tinh, mặt xanh bệch, chân gối mỏi, tứ chi lạnh.

Giải độc trừ mủ:

Bài 1: trạch tả, thiên hoa phấn, tạo giác thích, bạch truật, đương quy mỗi vị 12g; xuyên khung 6g, kim ngân hoa 16g, hoàng kỳ 16g, cam thảo 4g. Sắc nước uống. Trị lở ngứa mạn tính âm ỉ bên trong không phá ra được.

Bài 2 – Thang Tứ sảo: hoàng kỳ 20g, kim ngân hoa 20g, đương quy 16g, cam thảo 6g. Sắc uống. Trị cơ thể suy nhược, ung nhọt lâu lành.

Bài 3: hoàng kỳ 360g, cam thảo 63g. Tán bột mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước. Trị đái tháo đường, phát mụn nhọt ngoài da.

Lợi niệu tiêu thũng: Trị các chứng tâm thận dương hư, chân tay và mặt bị phù nề, tiểu tiện ít, tim đập hồi hộp, thở ngắn.

Bài 1: hoàng kỳ, sinh khương, phòng kỷ mỗi vị 12g; bạch truật 8g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả. Sắc uống. Trị viêm thận mạn tính, phù nề, ra mồ hôi, sợ gió.

Bài 2: hoàng kỳ 20 – 63g. Sắc uống. Trị viêm thận mạn tính, nước tiểu có albumin, phù nề.

Kiêng kỵ: người có thực chứng, nhiệt chứng và âm hư hoả vượng đều không được dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

]]>
Rau ngót điều trị sót nhau? http://tapchisuckhoedoisong.com/rau-ngot-dieu-tri-sot-nhau-17953/ Sat, 26 Jan 2019 15:34:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/rau-ngot-dieu-tri-sot-nhau-17953/ [...]]]>

Rau ngót là một loại rau phổ biến, thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Rau ngót rất dễ trồng, dễ sống và được trồng bằng thân, trồng ở mọi nơi. Vì vậy, người ta thường trồng nó trong vườn, quanh bờ ao, dọc theo bờ rào, theo các lối đi… chủ yếu là để tận dụng đất. Rau ngót sinh trưởng nhanh và ít sâu bệnh, không phải dùng đến thuốc trừ sâu, vì vậy rau ngót ăn rất lành và an toàn thực phẩm. Người ta sử dụng lá rau ngót để nấu canh với thịt hay tôm rất ngon và bổ dưỡng cho bữa ăn gia đình.

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g rau ngót cung cấp: năng lượng 35kcal; 5,3g protein; 3,4g glucid; 2,5g celluloza; 169mg canxi; 2,7mg sắt; 123mg magiê; 2.400mg mangan; 65mg phospho; 457mg kali; 25mg natri; 0,94mg kẽm; 190µg đồng; 185mg vitamin C và 6.650µg vitamin A. Vì giá trị các chất dinh dưỡng có trong rau ngót mà các lứa tuổi đều có thể dùng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh con giúp tránh bị táo bón và nhanh sạch do co thắt cơ tử cung để loại bỏ chất bẩn ra ngoài.

 

Rau ngót

 

Rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam… Hai vitamin này là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để vết thương mau lành và chống lão hóa giúp cải thiện chức năng não. Vitamin A là cần thiết cho tăng trưởng, quá trình nhìn của mắt, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.

Theo Đông y, người ta dùng rau ngót để làm thuốc để trị sót nhau, tưa lưỡi ở trẻ em, chữa ho, ban sởi, sốt cao, tiêu độc…

Chữa tưa lưỡi cho trẻ em: trẻ bú mẹ, có thể bị tưa lưỡi do cặn sữa, làm trẻ đau khó bú. Dùng rau ngót làm hết tưa lưỡi chỉ sau 2 ngày: lá rau ngót tươi từ 5 – 10g, giã vắt lấy nước, thấm vào bông hay vải gạc đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng.

Chữa sót nhau thai: bà mẹ sau sinh khi sinh con, phụ nữ nạo phá thai, vì nguyên nhân nào đó nhau thai còn sót lại trong tử cung và gây lên nhiễm trùng, sốt cao dùng nước lá rau ngót uống từ 7 – 10 ngày nhau thai còn sót ở tử cung bị tống ra ngoài và bệnh nhiễm trùng sẽ giảm, khỏi: mỗi lần dùng 50g lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát, đổ nước đun sôi để nguội, gạn lấy một bát nước 100 – 200ml, ngày uống 2 – 3 lần.

Với phụ nữ mang thai cần lưu ý, rau ngót có chứa hàm lượng papaverin, gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, khiến có thể sảy thai. Vì vậy, phụ nữ có thai nếu ăn rau ngót thì nên hạn chế, không ăn hoặc uống nước rau ngót nhiều để tránh những trường hợp không mong muốn.

ThS.BS. NGUYỄN VĂN TIẾN

(Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng)

]]>
Bài thuốc trị sưng đau các khớp http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-sung-dau-cac-khop-17943/ Sat, 26 Jan 2019 01:56:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-sung-dau-cac-khop-17943/ [...]]]>

Tý có nghĩa là không thông của kinh lạc, khí huyết gây ra bệnh lý ở các phần kể trên. Chứng tý tùy nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà chia làm 3 loại: Phong thắng gọi là hành tý; Hàn thắng gọi là thống tý; Thấp thắng gọi là trước tý.

Nguyên nhân do thời tiết ẩm thấp hoặc tiếp xúc, lao động nơi ẩm thấp hoặc khi lao động mệt nhọc gặp mưa rét làm cho 3 thứ khí phong hàn thấp nhân lúc chính khí suy yếu tẩu lý sơ hở, tà khí thừa cơ xâm nhập cơ thể, lưu lại ở kinh lạc gân cơ xương khớp làm cho khí huyết không lưu hành được mà gây nên bệnh.

Bài thuốc trị sưng đau các khớpSưng khớp ngón tay.

Tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:

Hành tý do phong tà là chính

Biểu hiện: Sưng đau hoặc đau mỏi các khớp, gân cơ, thớ thịt, đau di chuyển, có khi hết hẳn xong tự nhiên lại xuất hiện trở lại, sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Phương pháp điều trị: tán phong khu hàn, trừ thấp.

Bài thuốc: Phòng phong thang: Phòng phong 16g, hoàng cầm 12g, xuyên quy 16g, cát căn 16g, xích phục linh 12g, khương hoạt 10g, hạnh nhân 8g, quế chi 8g, tần giao 12g, cam thảo 6g.

Cách dùng: Hạnh nhân bỏ vỏ, xuyên quy tẩm rượu, quế chi cạo bỏ vỏ. Các vị trên sắc với 2 lít nước, lọc lấy 250ml, bỏ bã. Uống ấm chia đều 5 phần, ngày uống 4 phần, tối uống 1 phần.

Thống tý do hàn là chính

Biểu hiện: Sưng đau các khớp, cơ, xương. Đau cố định ít hoặc không di chuyển. Tại vùng sưng đau không nóng, không đỏ, chân tay lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù trì hoặc nhu hoãn.

Phương pháp điều trị: tán hàn khu phong, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết.

Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm: Độc hoạt 12g, thục địa 12g, đương quy 12g, phục linh 12g, thược dược12g, khương hoạt 10g, ngưu tất 8g, tang ký sinh 8g, tần giao 8g, nhân sâm 8g, phòng phong 8g, xuyên quy 6g, quế tâm 6g, đỗ trọng 8g, cam thảo 4g.

Cách dùng:  Các vị trên sắc với 1.900ml nước, lọc lấy 300ml, bỏ bã. Uống ấm chia đều 5 phần, ngày uống 4 phần, tối uống 1 phần.

Trước tý do thấp tà là chính

Biểu hiện: Các khớp đau mỏi nặng nề, vận động khó khăn, cảm giác tê, đôi khi sưng đau nếu thấp phối hợp với nhiệt có sưng nóng, đỏ, người mệt mỏi rã rời, rêu lưỡi dính, nhớt, mạch nhu hoãn.

Phương pháp điều trị:

Nếu thiên về thấp hàn: Táo thấp, khu hàn, tán phong.

Nếu thiên về thấp nhiệt: Táo thấp, thanh nhiệt, tán phong.

Bài thuốc:

Nếu thiên về thấp hàn: Bài trừ thấp quyên tý thang: Thương truật 16g, trạch tả16g, phục linh 16g, thược dược12g, khương hoạt 12g, bạch truật 16g, cam thảo 6g, sinh khương trấp 4 giọt, trúc lịch 4 thìa cà phê.

Bài thuốc trị sưng đau các khớpVị thuốc khương hoạt thường có trong các bài thuốc trị đau khớp.

Cách dùng: Thương truật tẩm nước gạo sao, 7 vị trên (trừ sinh khương và trúc lịch) sắc với 1.500ml nước, lọc lấy 250ml, bỏ bã. Uống ấm chia đều 5 phần, ngày uống 4 phần, tối uống 1 phần.

Nếu thiên về thấp nhiệt dùng bài Nhị diệu thang: Thương truật 48g, hoàng bá 48g.

Cách dùng: Thương truật tẩm nước gạo sao, hoàng bá tẩm rượu vi sao, hai vị trên sắc với 1.200ml nước, lọc lấy 200ml, bỏ bã. Uống ấm chia đều 5 phần, ngày uống 4 phần, tối uống 1 phần.

Chú ý: Trong quá trình điều trị cần lưu ý 3 loại phong hàn thấp tý thường phối hợp với nhau nhưng khi thấp đã hóa nhiệt hoặc hợp với ngoại nhiệt, ngoại hàn, gây các chứng thiên về phong thấp hàn hoặc thiên về thấp hàn hoặc thấp nhiệt cần gia giảm thuốc cho phù hợp để việc điều trị mang lại kết quả tốt.

Nếu chứng tý đã lâu ngày làm cho kí huyết đều suy kém, khi chữa phải bổ khí, khu phong, tán hàn, trừ thấp. Thường dùng bài Tam ký thang như sau:

Hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g, phục linh 12g, bạch thược 12g, hoàng kỳ 12g, bào ô đầu 2g, nhân sâm 8g, phòng phong 8g, phòng kỷ 12g, quế tâm 6g, tế tân 4g, cam thảo 4g, sinh khương 8g, đại táo 7 quả.

Cách dùng: Các vị trên sắc với 1.900ml nước, lọc lấy 250ml, bỏ bã. Uống ấm chia đều 6 phần, ngày uống 4 phần, tối uống 2 phần.

Nếu bệnh lâu ngày biểu hiện tổn thương tâm can thận khí huyết nghiêm trọng gây ra các chứng sưng đau khớp, gầy yếu xanh sao, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ… khi chữa phải tư bổ can thận, an thần khu phong, trừ thấp cần thêm các vị táo nhân, viễn chí, thạch xương bồ.

Nếu bệnh lâu ngày biểu hiện khớp ngón tay, ngón chân to cứng, hạn chế vận động do phong đàm bế tắc kinh lạc thì thêm các vị: nam tinh, bán hạ, bạch giới để hóa đàm; Thiên ma tần giao để thư cân.

TS. Trần Xuân Nguyên

]]>
Rễ đinh lăng tăng lực, chống độc http://tapchisuckhoedoisong.com/re-dinh-lang-tang-luc-chong-doc-17941/ Fri, 25 Jan 2019 15:35:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/re-dinh-lang-tang-luc-chong-doc-17941/ [...]]]>

Đinh lăng là cây trồng khá phổ biến từ lâu ở nhiều nơi để làm cảnh. Chỉ có loài đinh lăng lá nhỏ (Tieghemopanax Fruticosus Vig) thuộc họ nhân sâm (Araliaceae) được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Người ta thu hoạch rễ đinh lăng vào mùa thu- đông ở những cây đã trồng được 3 năm trở lên; lúc này rễ mềm, có nhiều hoạt chất. Rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, rễ to chỉ dùng vỏ rễ. Thái nhỏ rễ, phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió đảm bảo mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5%, sao qua rồi tẩm 5% mật ong, sao thơm. Dược liệu có tên thuốc trong y học cổ truyền là nam dương lâm, có vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm, tính mát bình không độc, được dùng dưới các dạng thuốc sau:

 

Cây và rễ đinh lăng.

Cây và rễ đinh lăng.

 

Công dụng của rễ đinh lăng

– Thuốc sắc:

Rễ đinh lăng thái nhỏ, sao vàng 8-16g, sắc với 400ml nước còn 100ml, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, uống thay chè để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa (Hải Thượng Lãn Ông).

– Thuốc ngâm rượu: Rễ đinh lăng khô 100g không sao tẩm, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu 30-35 độ trong 7-10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5-10ml trước bữa ăn nửa giờ.

– Thuốc hãm: Rễ đinh lăng đã sao tẩm 5-10g, thái nhỏ, hãm với  nước sôi như hãm trà, uống làm nhiều lần trong ngày.

– Thuốc bột và thuốc viên: Rễ đinh lăng sao tẩm 100g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 0,5-1g. Hoặc trộn bột đinh lăng với mật ong vừa đủ làm thành viên, mỗi viên 0,25 – 5g. Ngày uống 2-4 viên, chia làm 2 lần.

Rễ đinh lăng phối hợp với nhiều vị thuốc khác còn chữa được những bệnh sau:

– Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, đau tức ngực, nước tiểu vàng: rễ đinh lăng tươi 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, rễ sài hồ 20g, lá tre 20g, cam thảo dây 30g, rau má 30g, chua me đất 20g. Tất cả thái nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

– Chữa thiếu máu: rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh mỗi vị 100g; tam thất 20g, tán nhỏ, rây bột sắc uống ngày 100g.

– Chữa viêm gan mạn tính: rễ đinh lăng 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g, chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12g; uất kim, ngưu tất mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa liệt dương: rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long mỗi vị 8g, sa nhân 6g. Sắc suống trong ngày.

DSCKII. ĐỖ HUY BÍCH

]]>
Đông y trị chứng tỳ phế khí hư ở người cao tuổi http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-y-tri-chung-ty-phe-khi-hu-o-nguoi-cao-tuoi-17936/ Fri, 25 Jan 2019 01:54:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-y-tri-chung-ty-phe-khi-hu-o-nguoi-cao-tuoi-17936/ [...]]]>

Trên lâm sàng có thể chia ra hai nhóm chứng trạng: Một là do phế khí hư thì ho kéo dài, đờm trắng loãng, vùng ngực khó chịu, đoản hơi, tiếng nói nhỏ, tinh thần mệt mỏi, tự ra mồ hôi, hay cảm mạo. Hai là tỳ khí bất túc ăn kém, bụng trướng đầy, đại tiện phân nhão, tay chân nặng nề, mặt và tay chân phù thũng, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch tế nhược. Khi chẩn đoán không nhầm với chứng đàm thấp ngăn trở phế hoặc chứng phế thận khí cùng hư.

Tùy từng thể bệnh mà dùng bài thuốc điều trị như sau:

Do tỳ phế khí hư hay bị cảm mạo: Bệnh thường gặp ở người cao tuổi thể lực vốn suy yếu, nguồn sinh hóa của khí kém, vệ khí không bền dễ cảm mạo phong hàn.

Triệu chứng: Bệnh nhân sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mình, mệt mỏi, ho đờm trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

Điều trị: Ích khí giải biểu tuyên phế hóa đờm.

Bài thuốc: “Sâm tô ẩm”: nhân sâm 12g, cát căn 12g, trần bì 12g, tiền hồ 12g, chỉ xác 8g, mộc hương 6g, tô tử diệp 12g, bán hạ (chế) 12g, cam thảo 4g, cát cánh 12g, phục linh 12g, đại táo 3 quả, sinh khương 3 lát. Nếu vệ khí kém tự ra mồ hôi dẫn đến cảm mạo gia thêm: phòng phong 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc 3 lần uống 3 lần trong ngày uống trước khi ăn.

Do tỳ phế khí hư sinh chứng khái thấu (ho): Phế khí bị tổn thương ho lâu ngày không khỏi làm phế mất chức năng thanh túc, thấp tỳ tụ lại sinh đờm, bệnh phát ở phế truyền sang tỳ.

Triệu chứng: Bệnh nhân ho nhiều, đờm nhiều có màu trắng, bụng đầy ăn kém, tay chân mệt mỏi, tự ra mồ hôi, hụt hơi, đại tiện phân nhão, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn.

Điều trị: Ích khí kiện tỳ hóa đờm chỉ ho.

Bài thuốc: “Bạch truật thang” phối hợp với bài “Lục quân tử thang”: bạch truật 12g, bán hạ 12g, chích thảo 4g, quất hồng bì 8g, phục linh 12g, sinh khương 6g, nhân sâm 8g, trần bì 12g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc 3 lần, uống 3 lần trong ngày uống sau khi ăn.

Do tỳ phế khí hư sinh chứng háo suyễn: Tỳ khí hư suy sinh ra đờm thấp làm ủng tắc đường thở của phế, phế khí mất sự hòa giáng mà sinh bệnh. Triệu chứng: Bệnh nhân ho suyễn, nhiều đờm đặc dính khạc khó ra, mạch hoạt.

Điều trị: Bổ tỳ ích khí. Khu đờm giáng khí bình suyễn.

Bài thuốc: “Tô tử giáng khí thang”: tô tử 16g, nhục quế 6g, bán hạ (chế) 12g, chích thảo 4g, hậu phác 8g, đương quy 8g, sinh khương 12g, tiền hồ 12g, trần bì 12g, đại táo 12g. Gia: la bặc tử 12g, bạch giới tử 12g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc 3 lần, uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn. Ghi chú: Nếu bệnh nhân tỳ khí hư thượng tiêu nóng mà khát nước, ho suyễn có thể dùng bài “Sinh mạch tán” để điều trị.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

]]>
Bài thuốc hay chữa thiếu máu não http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-hay-chua-thieu-mau-nao-17934/ Fri, 25 Jan 2019 01:07:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-hay-chua-thieu-mau-nao-17934/ [...]]]>

Bệnh có biểu hiện điển hình là: chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, nhức đầu, đau đầu, đau lan tỏa nhưng cũng có khi chỉ đau vùng trán hoặc vùng gáy.

Ngoài ra, người mắc chứng thiếu máu não còn có thể mắc chứng rối loạn giấc ngủ, giảm trí nhớ, ù tai… Để việc điều trị có hiệu quả, bên cạnh việc dùng thuốc, cần chú ý hạn chế mỡ động vật, thức ăn từ tạng phủ động vật như tim, gan, óc… hoạt động thể lực đều đặn, vừa sức để duy trì cân nặng, tránh thừa cân, béo phì… Tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc phù hợp sau đây:

Nếu đầu choáng, mắt hoa lồng ngực đầy tức, buồn nôn, không muốn ăn, người ậm ạch, béo phì, mệt mỏi, ngủ nhiều, rêu lưỡi trắng, nhợt. Mạch hoạt.

Dùng bài: Bán hạ 16g, bạch truật16g, trần bì 12g, mạch nha16g, phục linh 16g, hoàng kỳ 12g, nhân sâm 6g, trạch tả 12g, thương truật 16g, thiên ma 12g, thần khúc 16g, hoàng bá 12g, can khương 6g.

Cách dùng: Bán hạ chế, bạch truật tẩm nước vo gạo sao, hoàng kỳ chích mật, thiên ma cám sao, hoàng bá rượu sao, can khương sao giòn. Các vị trên sắc với 1.700ml, lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.

Châm cứu: Châm bổ: Tỳ du, túc tam lý.

Châm tả: Thủy phân, thái dương, phong long, bách hội, tứ thần thông.

Vị thuốc bạch truật.

Vị thuốc bạch truật.

Nếu đau đầu, hoa mắt, choáng, căng cắn buốt 2 thái dương, lưng đau, ù tai, phiền khát, ít ngủ, ra mồ hôi trộm, miệng đắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít. Mạch tế sác.

Dùng bài: Thiên ma 16g, câu đằng 10g, thạch quyết minh 16g, sơn chi tử 12g, hoàng cầm 10g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g, ích mẫu 10g, tang ký sinh 12g, phục thần 16g, hà thủ ô trắng 12g.

Cách dùng: Thiên ma cám sao, thạch quyết minh sống + 1.800ml nước, sắc còn 900ml. Các vị còn lại cho vào sắc lọc bỏ bã lấy 250ml, chia đều 5 phần, uống trong ngày.

Châm cứu: Châm bổ: Tỳ du, thận du, tam âm giao.

Châm tả: Thái dương, đầu duy, bách hội.

Nếu hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, chân tay bủn rủn, sắc mắt trắng bệnh, môi nhợt, ăn kém, ngại nói, thở ngắn, tim hồi hộp, tiểu tiện sẻn, đại tiện lỏng, nặng thì choáng ngất, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi bệu.

Dùng bài: Nhân sâm 8g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, phục linh 12g, cam thảo 6g, trần bì 8g, quế tân 6g, thục địa 24g, đương quy 16g, bạch thược 12g, viễn chí 6g, ngũ vị tử 6g.

Cách dùng: Hoàng kỳ chích mật, bạch truật hoàng thổ sao, viễn chí bỏ lõi chế. Các vị trên sắc với 1.800ml, lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.

Châm cứu: Châm bổ: Tâm du, tỳ du, tam âm giao, túc tam lý.

Châm bình bổ bình tả: Thái dương, phong trì, bách hội.

Nếu đầu choáng, hoa mắt, đau đầu từng cơn, chân tay lạnh, đầu nóng, mặt nóng bừng bừng. Ăn uống kém, sôi bụng. Nặng thì choáng váng có thể ngã ngất kèm theo ngũ canh tiết tả, chất lưỡi bệu. Mạch trầm tế, vô lực.

Dùng bài: Hoài sơn 16g, trạch tả 12g, đan bì 12g, sơn thù 16g, bạch linh 12g, thục địa 32g, nhục quế 4g, hắc phụ tử 4g,

Cách dùng: Các vị trên sắc với 1.700ml, lọc bỏ bã lấy 250 ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.

Châm cứu: châm bổ, châm ôn các huyệt tỳ du, thận du, mệnh môn, tam âm giao. Cứu quan nguyên, khí hải.

TS. Trần Xuân Nguyên

]]>
Khử mùi hôi nách bằng bài thuốc Đông y http://tapchisuckhoedoisong.com/khu-mui-hoi-nach-bang-bai-thuoc-dong-y-17933/ Fri, 25 Jan 2019 01:06:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khu-mui-hoi-nach-bang-bai-thuoc-dong-y-17933/ [...]]]>

Ở nhiều người do sự hoạt động quá mạnh của tuyến mồ hôi lớn vùng nách làm lượng bài tiết mồ hôi vùng nách tăng, gây ra tình trạng ẩm ướt cộng với vi khuẩn khiến vùng da nách có mùi hôi khó chịu, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng bức.

Hôi nách tuy không nguy hại đến sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng nhiều trong sinh hoạt, gây thiếu tự tin và thoải mái trong giao tiếp.

Có nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng hôi nách như sử dụng các sản phẩm ngăn tiết mồ hôi dưới dạng nước, bột, sáp trên thị trường, ngoài ra xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y đơn giản giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này:

Phèn chua.

Bài 1:

Dùng phèn chua rang lên, tán mịn. Sau khi tắm sạch, lau khô hố nách, lấy bột phèn chua xát vào hai hố nách. Mỗi ngày một lần. Bài thuốc này rất hiệu quả vì trong phèn chua có thành phần chính là nhôm sunfat, khi mồ hôi ở nách tiết ra sẽ bị khử bởi nhôm sun fat.

Bài 2: Thân, rễ gừng tươi 20g (phơi hoặc sấy khô, tán mịn), long não 4g, trộn đều. Sau khi tắm xong xát vào nách. Do gừng chứa tinh dầu và chất cay có tác dụng ngăn ngừa tiết mồ hôi, giúp da khô thoáng không có mùi khó chịu.

Bài 3: Gừng tươi 1 miếng, lá chè 5g, hãm trong nước sôi để nguội dùng rửa nách, ngày 1-2 lần, làm liên tục trong 10 ngày.

 

Gừng tươi.

Bài 4:

Thanh mộc hương (mật hương), hoắc hương, kê thiệt hương (mẫu đinh hương), hồ phấn (diên phấn) mỗi thứ 30g. Nghiền nhỏ mịn các dược liệu. Lấy vải bọc thuốc lại, hằng ngày để vào trong hố nách. Khi nào thấy thuốc hết mùi thì thay. Làm trong thời gian 10-15 ngày.

Bài 5: Dùng 2 – 4 lá trầu không tươi, rửa sạch. Sau khi tắm sạch chà xát vào hố nách. Làm liên tục trong 1 tháng sẽ cải thiện rất tốt tình trạng hôi nách do trầu không có tác dụng khử trùng rất tốt, hiệu quả khi khử mùi mồ hôi cơ thể.

Bài 6: Sau khi tắm sạch, dùng quả chanh tươi cắt lát xát vào nách, đợi khoảng 15 phút rồi rửa sạch, làm thường xuyên, ngày 1 lần sẽ có tác dụng khử mùi rất tốt.

Bài 7: Bạc hà 10g, bạch chỉ 10g tán nhỏ, tắm rửa  sạch, rồi xát vào nách ngày 1 lần, làm như vậy trong 10 ngày.

Chú ý: Cần tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để làm sạch vi khuẩn trên da. Quần áo mùa hè nên dùng loại vải cotton giúp thấm mồ hôi tốt và thay thường xuyên. Mùi hôi còn có thể do thức ăn gây ra, do đó nên hạn chế ăn nhiều gia vị cay, nóng như ớt, tỏi, hành,… tránh các yếu tố gây gây xúc động, hồi hộp, lo sợ, nóng nảy… đều làm các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

]]>
Chữa ho do lạnh với cây thơm ổi http://tapchisuckhoedoisong.com/chua-ho-do-lanh-voi-cay-thom-oi-17932/ Thu, 24 Jan 2019 15:35:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chua-ho-do-lanh-voi-cay-thom-oi-17932/ [...]]]>

Theo y học cổ truyền cả cây thơm ổi đều có tác dụng chữa bệnh. Rễ cây thơm ổi có vị ngọt đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt. Lá thơm ổi có tính mát, có tác dụng tiêu viêm sưng, chữa ngứa gãi, rắn cắn. Hoa có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng cầm máu. Tuy nhiên thông thường người ta chỉ hái lá, hoa và cành về phơi khô để dùng làm thuốc chữa bệnh.

Cây thơm ổi còn gọi là cây ngũ sắc, hoa tứ quý, hoa tứ thời, mã anh đơn, ổi nho, bông ổi, người Tày gọi là nhà khí mu. Là loại cây nhỏ, dạng bụi, cao 1 – 2m. Thân vuông phủ đầy lông nháp và có gai quặp xuống. Cành vươn dài. Lá mọc đối, hình trái xoan, gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn, mép khía răng đều. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành bông có dạng đầu giả hình cầu. Cả cây có mùi hăng đặc biệt. Mùa hoa, quả từ tháng tư đến tháng chín. Cây mọc hoang ở nhiều nơi, thường gặp ở đồi, bãi trống, ven rừng. Hiện nay mọi người thường trồng cây để  làm cây cảnh vì có hoa đẹp và nở bốn mùa. Hoa cây bông ổi có các màu đỏ, vàng cam… mọc thành chùm hoa hình cầu gần giống hình đầu rất đẹp.

Một số bài thuốc theo kinh nghiệm

Bài 1: Chữa cảm mạo: Cây thơm ổi, lá chanh, lá bưởi, lá sả, lá tre, lá hương nhu, tía tô, lá trắc bá, lá sắn dây… mỗi thứ một nắm, rửa sạch, cho vào nồi nấu nước xông trừ cảm mạo sau đó ăn cháo nóng, đắp chăn.

Bài 2: Chữa ho do lạnh: Lấy hoa thơm ổi 20g để tươi hoặc 10g phơi khô, sắc với 500ml nước còn 100ml, uống trong ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với hoa hòe sao đen và rễ bạch cập, mỗi thứ 8g. Có thể thêm đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt, tăng huyết áp. Dùng liền 5 ngày.

Bài 3: Thuốc cầm máu, sát khuẩn, chữa vết thương nhỏ hẹp: Lá và hoa thơm ổi 30g phối hợp với gừng tươi 10g, phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc vào vết thương. Ngày thay băng một lần hoặc lá thơm ổi để tươi, rửa sạch, giã đắp vào vết thương.  Nếu vết thương rộng thì sơ cứu xong sau đó đến cơ sở y tế  để được cấp cứu.

Bài 4: Trị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường: Lấy toàn bộ cả cành, lá và hoa cây thơm ổi phơi khô. Thái khúc cho vào lọ đậy kín. Dùng dần, mỗi ngày lấy khoảng 40g, cho 500ml nước, sắc còn 150ml, uống thay trà hàng ngày. Có thể kết hợp thêm ǎn cháo nấu từ củ mài và củ súng thì càng tốt. Dùng liền 10 ngày.

Bài 5: Chữa mẩn ngứa: Lá và hoa thơm ổi khoảng 30 – 50g, nấu lấy nước đặc, tắm, ngâm rửa hằng ngày.

Lưu ý: Cây thơm ổi  (Lantana camara L.) thuộc họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae), tránh nhầm với cây cứt lợn (Ageratum conyzoides L.) thuộc họ cúc (Asteraceae) chữa viêm xoang mũi.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

]]>
Bưởi – Vị thuốc trị ho http://tapchisuckhoedoisong.com/buo%cc%89i-vi-thuoc-tri-ho-17931/ Thu, 24 Jan 2019 15:34:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/buo%cc%89i-vi-thuoc-tri-ho-17931/ [...]]]>

Bưởi là loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả ngày Tết của mọi gia đình. Bưởi là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, ngoài ra còn có đường, acid citric, lycopin, các men amylase, peroxidase, vitamine C, A, B1, B2, P. Nước ép bưởi có tác dụng tốt cho hoạt động tim mạch, làm giảm đường huyết, chống viêm, làm giảm kết tụ tiểu cầu, kháng siêu vi. Bưởi là một vị thuốc quý, quà tặng tuyệt vời từ thiên nhiên.

Theo Đông y, múi bưởi vị chua ngọt, tính hàn; vào tỳ, vị, phế. Có tác dụng kiện tỳ tiêu thực, khoan trung hạ khí, nhuận phế hóa đàm, chỉ khái, giải rượu. Dùng cho trường hợp ngực bụng đầy trướng đau tức, rối loạn tiêu hóa, nôn ói do nhiễm độc thai nghén, nôn ói do say tàu say xe, viêm khí phế quản, viêm họng ho nhiều đàm, say bia rượu…

Mứt bưởi: Bưởi chín, bóc bỏ vỏ và hạt, tách từng múi hoặc thái lát cho vào liễn sứ, thêm ít rượu đậy kín ngâm ướp một đêm, thêm đường mật, nấu cô, đánh tơi trộn đều, ngậm nuốt dần dần. Dùng cho các trường hợp ho nhiều đờm, hen suyễn khó thở, đau rát họng.

Bưởi chín ăn tươi: Dùng cho trường hợp thai nghén nhạt miệng, ăn kém đầy hơi. Ngày ăn 1 – 2 lần, trái bưởi ngọt, có thể thêm chút muối, đường gia vị; chỉ định cho các trường hợp say rượu bia, say tàu xe, hôi miệng.

Canh thịt nạc hoàng kỳ bưởi chín: Thịt lợn nạc 80 – 100g, hoàng kỳ 9g, bưởi chín 4 – 5 múi. Thịt lợn thái nhỏ, bưởi bóc bỏ vỏ hạt, cùng nấu canh cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm họng, viêm khí phế quản thể viêm khô, ho khan, đau rát họng.

Bưởi ướp dấm mật ong: Bưởi 1 quả, mật ong 30ml, dấm ăn 15ml. Bưởi bóc bỏ vỏ cùi và hạt, thái lát, cho mật ong, đun cách thủy đến chín nhừ; sau đó cho dấm, khuấy trộn đều, cho ăn vào buổi sáng và buổi tối. Dùng cho người cao tuổi viêm khí phế quản ho nhiều đờm.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng cần thận trọng.

TS. Nguyễn Đức Quang

]]>