Cây Thuốc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 27 Jan 2019 15:34:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Cây Thuốc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Hoàng kỳ – Thuốc bổ khí thăng dương http://tapchisuckhoedoisong.com/hoang-ky-thuoc-bo-khi-thang-duong-17963/ Sun, 27 Jan 2019 15:34:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hoang-ky-thuoc-bo-khi-thang-duong-17963/ [...]]]>

Hoàng kỳ nam là rễ của cây vú bò (Ficus heterrophyllus L.) thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Theo dân gian, đây là vị thuốc bổ dùng cho người hư lao, khí hư, bạch đới, tắc tia sữa và chữa phong thấp.

Theo Đông y, hoàng kỳ vị ngọt, tính ôn; vào kinh tỳ và phế. Tác dụng bổ khí, cố biểu, giải độc, sinh cơ và lợi niệu. Trị lao quyện nội thương, khí hư, huyết hư, tiêu chảy, lỏng lỵ; sa trực tràng, sa dạ dày, sa tử cung, băng lậu, khí hư, bạch đới.

Hoàng kỳ có 2 dạng chế biến: loại sống tác dụng ích khí, cố biểu, chỉ hãn, lợi thuỷ, tiêu thũng, bài nùng sinh cơ; dùng cho các trường hợp tự hãn, đạo hãn, tê bại, phù nề, sang thương. Loại sao với mật tác dụng bổ trung ích khí, thăng dương cử hãn. Ngày dùng 8 – 12g, có thể đến 63 – 100g.

Hoàng kỳ được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Bổ khí thăng dương:

Bài 1: đảng sâm, hoàng kỳ, đương quy, bạch truật mỗi vị 12g; sài hồ 6g, trần bì 6g, thăng ma 4g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị khí hư dẫn đến nhức đầu, mất sức, ngại nói năng, ăn ít, băng lậu, lòi dom, sa dạ con…

Bài 2: hoàng kỳ 9g, chích thảo 5g, nhân sâm 5g, thương truật 5g, thăng ma 3g, sài hồ 3g, quất bì 2g, hoàng bá 2g. Sắc uống. Tác dụng ích khí thăng dương, điều trung tả hỏa. Chữa nguyên khí bất túc, tứ chi mỏi, thân thể nặng nề hoặc đại tiện sống, đầu, mắt nóng, hoa mắt mờ mắt, tai ù đầu nhức, không muốn ăn uống; mạch trầm huyền, vô lực.

 

Cố biểu liễm hãn (làm chắc ngoài biểu, thu giữ mồ hôi):

Bài 1 – Ngọc bình phong tán: hoàng kỳ 24g, bạch truật 8g, phòng phong 8g. Tán bột uống. Trị ra mồ hôi do cơ thể suy nhược, ngoài biểu hư nhược không chắc chắn.

Bài 2 – Hoàng kỳ kiện trung thang: hoàng kỳ 8g, thược dược 6g, quế chi 3g, cam thảo 3g, sinh khương 6g, đại táo 8g. Sắc uống. Chữa cơ thể suy nhược, ra nhiều mồ hôi

Bài 3: hoàng kỳ 30g, mạch môn 15g, ngũ vị tử 6g, tang diệp tươi 15 lá. Sắc uống. Công năng: ích khí cố biểu, liễm âm chỉ hãn. Chữa sau khi bị bệnh nặng, cả khí và âm lưỡng hư, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, tinh thần mệt mỏi, mất sức, miệng khát, họng khô, lưỡi nhạt, thiếu tân dịch, mạch tế hoặc tế nhược.

Ích khí sinh huyết:

Bài 1: hoàng kỳ 63g, đương quy 8g. Sắc xong, thêm ít nước tiểu trẻ em khoẻ mạnh vào và uống. Dùng cho người huyết hư phát sốt, suy nhược sau khi mất máu nhiều.

Bài 2: nhân sâm, bạch thược, nhục quế, bạch linh mỗi vị 8g; bạch truật 10g, chích cam thảo 5g, xuyên khung 5g, xuyên quy 10g, thục địa 15g, hoàng kỳ 15g, gừng 3 lát, đại táo, 2 – 3 quả. Sắc uống hoặc tán bột làm hoàn, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10g, uống nóng. Tác dụng ôn bổ khí huyết. Chữa khí huyết bất túc, hư lao, ho, ăn ít, di tinh, mặt xanh bệch, chân gối mỏi, tứ chi lạnh.

Giải độc trừ mủ:

Bài 1: trạch tả, thiên hoa phấn, tạo giác thích, bạch truật, đương quy mỗi vị 12g; xuyên khung 6g, kim ngân hoa 16g, hoàng kỳ 16g, cam thảo 4g. Sắc nước uống. Trị lở ngứa mạn tính âm ỉ bên trong không phá ra được.

Bài 2 – Thang Tứ sảo: hoàng kỳ 20g, kim ngân hoa 20g, đương quy 16g, cam thảo 6g. Sắc uống. Trị cơ thể suy nhược, ung nhọt lâu lành.

Bài 3: hoàng kỳ 360g, cam thảo 63g. Tán bột mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước. Trị đái tháo đường, phát mụn nhọt ngoài da.

Lợi niệu tiêu thũng: Trị các chứng tâm thận dương hư, chân tay và mặt bị phù nề, tiểu tiện ít, tim đập hồi hộp, thở ngắn.

Bài 1: hoàng kỳ, sinh khương, phòng kỷ mỗi vị 12g; bạch truật 8g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả. Sắc uống. Trị viêm thận mạn tính, phù nề, ra mồ hôi, sợ gió.

Bài 2: hoàng kỳ 20 – 63g. Sắc uống. Trị viêm thận mạn tính, nước tiểu có albumin, phù nề.

Kiêng kỵ: người có thực chứng, nhiệt chứng và âm hư hoả vượng đều không được dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

]]>
Rau ngót điều trị sót nhau? http://tapchisuckhoedoisong.com/rau-ngot-dieu-tri-sot-nhau-17953/ Sat, 26 Jan 2019 15:34:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/rau-ngot-dieu-tri-sot-nhau-17953/ [...]]]>

Rau ngót là một loại rau phổ biến, thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Rau ngót rất dễ trồng, dễ sống và được trồng bằng thân, trồng ở mọi nơi. Vì vậy, người ta thường trồng nó trong vườn, quanh bờ ao, dọc theo bờ rào, theo các lối đi… chủ yếu là để tận dụng đất. Rau ngót sinh trưởng nhanh và ít sâu bệnh, không phải dùng đến thuốc trừ sâu, vì vậy rau ngót ăn rất lành và an toàn thực phẩm. Người ta sử dụng lá rau ngót để nấu canh với thịt hay tôm rất ngon và bổ dưỡng cho bữa ăn gia đình.

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g rau ngót cung cấp: năng lượng 35kcal; 5,3g protein; 3,4g glucid; 2,5g celluloza; 169mg canxi; 2,7mg sắt; 123mg magiê; 2.400mg mangan; 65mg phospho; 457mg kali; 25mg natri; 0,94mg kẽm; 190µg đồng; 185mg vitamin C và 6.650µg vitamin A. Vì giá trị các chất dinh dưỡng có trong rau ngót mà các lứa tuổi đều có thể dùng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh con giúp tránh bị táo bón và nhanh sạch do co thắt cơ tử cung để loại bỏ chất bẩn ra ngoài.

 

Rau ngót

 

Rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam… Hai vitamin này là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để vết thương mau lành và chống lão hóa giúp cải thiện chức năng não. Vitamin A là cần thiết cho tăng trưởng, quá trình nhìn của mắt, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.

Theo Đông y, người ta dùng rau ngót để làm thuốc để trị sót nhau, tưa lưỡi ở trẻ em, chữa ho, ban sởi, sốt cao, tiêu độc…

Chữa tưa lưỡi cho trẻ em: trẻ bú mẹ, có thể bị tưa lưỡi do cặn sữa, làm trẻ đau khó bú. Dùng rau ngót làm hết tưa lưỡi chỉ sau 2 ngày: lá rau ngót tươi từ 5 – 10g, giã vắt lấy nước, thấm vào bông hay vải gạc đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng.

Chữa sót nhau thai: bà mẹ sau sinh khi sinh con, phụ nữ nạo phá thai, vì nguyên nhân nào đó nhau thai còn sót lại trong tử cung và gây lên nhiễm trùng, sốt cao dùng nước lá rau ngót uống từ 7 – 10 ngày nhau thai còn sót ở tử cung bị tống ra ngoài và bệnh nhiễm trùng sẽ giảm, khỏi: mỗi lần dùng 50g lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát, đổ nước đun sôi để nguội, gạn lấy một bát nước 100 – 200ml, ngày uống 2 – 3 lần.

Với phụ nữ mang thai cần lưu ý, rau ngót có chứa hàm lượng papaverin, gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, khiến có thể sảy thai. Vì vậy, phụ nữ có thai nếu ăn rau ngót thì nên hạn chế, không ăn hoặc uống nước rau ngót nhiều để tránh những trường hợp không mong muốn.

ThS.BS. NGUYỄN VĂN TIẾN

(Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng)

]]>
Rễ đinh lăng tăng lực, chống độc http://tapchisuckhoedoisong.com/re-dinh-lang-tang-luc-chong-doc-17941/ Fri, 25 Jan 2019 15:35:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/re-dinh-lang-tang-luc-chong-doc-17941/ [...]]]>

Đinh lăng là cây trồng khá phổ biến từ lâu ở nhiều nơi để làm cảnh. Chỉ có loài đinh lăng lá nhỏ (Tieghemopanax Fruticosus Vig) thuộc họ nhân sâm (Araliaceae) được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Người ta thu hoạch rễ đinh lăng vào mùa thu- đông ở những cây đã trồng được 3 năm trở lên; lúc này rễ mềm, có nhiều hoạt chất. Rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, rễ to chỉ dùng vỏ rễ. Thái nhỏ rễ, phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió đảm bảo mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5%, sao qua rồi tẩm 5% mật ong, sao thơm. Dược liệu có tên thuốc trong y học cổ truyền là nam dương lâm, có vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm, tính mát bình không độc, được dùng dưới các dạng thuốc sau:

 

Cây và rễ đinh lăng.

Cây và rễ đinh lăng.

 

Công dụng của rễ đinh lăng

– Thuốc sắc:

Rễ đinh lăng thái nhỏ, sao vàng 8-16g, sắc với 400ml nước còn 100ml, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, uống thay chè để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa (Hải Thượng Lãn Ông).

– Thuốc ngâm rượu: Rễ đinh lăng khô 100g không sao tẩm, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu 30-35 độ trong 7-10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5-10ml trước bữa ăn nửa giờ.

– Thuốc hãm: Rễ đinh lăng đã sao tẩm 5-10g, thái nhỏ, hãm với  nước sôi như hãm trà, uống làm nhiều lần trong ngày.

– Thuốc bột và thuốc viên: Rễ đinh lăng sao tẩm 100g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 0,5-1g. Hoặc trộn bột đinh lăng với mật ong vừa đủ làm thành viên, mỗi viên 0,25 – 5g. Ngày uống 2-4 viên, chia làm 2 lần.

Rễ đinh lăng phối hợp với nhiều vị thuốc khác còn chữa được những bệnh sau:

– Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, đau tức ngực, nước tiểu vàng: rễ đinh lăng tươi 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, rễ sài hồ 20g, lá tre 20g, cam thảo dây 30g, rau má 30g, chua me đất 20g. Tất cả thái nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

– Chữa thiếu máu: rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh mỗi vị 100g; tam thất 20g, tán nhỏ, rây bột sắc uống ngày 100g.

– Chữa viêm gan mạn tính: rễ đinh lăng 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g, chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12g; uất kim, ngưu tất mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa liệt dương: rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long mỗi vị 8g, sa nhân 6g. Sắc suống trong ngày.

DSCKII. ĐỖ HUY BÍCH

]]>
Chữa ho do lạnh với cây thơm ổi http://tapchisuckhoedoisong.com/chua-ho-do-lanh-voi-cay-thom-oi-17932/ Thu, 24 Jan 2019 15:35:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chua-ho-do-lanh-voi-cay-thom-oi-17932/ [...]]]>

Theo y học cổ truyền cả cây thơm ổi đều có tác dụng chữa bệnh. Rễ cây thơm ổi có vị ngọt đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt. Lá thơm ổi có tính mát, có tác dụng tiêu viêm sưng, chữa ngứa gãi, rắn cắn. Hoa có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng cầm máu. Tuy nhiên thông thường người ta chỉ hái lá, hoa và cành về phơi khô để dùng làm thuốc chữa bệnh.

Cây thơm ổi còn gọi là cây ngũ sắc, hoa tứ quý, hoa tứ thời, mã anh đơn, ổi nho, bông ổi, người Tày gọi là nhà khí mu. Là loại cây nhỏ, dạng bụi, cao 1 – 2m. Thân vuông phủ đầy lông nháp và có gai quặp xuống. Cành vươn dài. Lá mọc đối, hình trái xoan, gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn, mép khía răng đều. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành bông có dạng đầu giả hình cầu. Cả cây có mùi hăng đặc biệt. Mùa hoa, quả từ tháng tư đến tháng chín. Cây mọc hoang ở nhiều nơi, thường gặp ở đồi, bãi trống, ven rừng. Hiện nay mọi người thường trồng cây để  làm cây cảnh vì có hoa đẹp và nở bốn mùa. Hoa cây bông ổi có các màu đỏ, vàng cam… mọc thành chùm hoa hình cầu gần giống hình đầu rất đẹp.

Một số bài thuốc theo kinh nghiệm

Bài 1: Chữa cảm mạo: Cây thơm ổi, lá chanh, lá bưởi, lá sả, lá tre, lá hương nhu, tía tô, lá trắc bá, lá sắn dây… mỗi thứ một nắm, rửa sạch, cho vào nồi nấu nước xông trừ cảm mạo sau đó ăn cháo nóng, đắp chăn.

Bài 2: Chữa ho do lạnh: Lấy hoa thơm ổi 20g để tươi hoặc 10g phơi khô, sắc với 500ml nước còn 100ml, uống trong ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với hoa hòe sao đen và rễ bạch cập, mỗi thứ 8g. Có thể thêm đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt, tăng huyết áp. Dùng liền 5 ngày.

Bài 3: Thuốc cầm máu, sát khuẩn, chữa vết thương nhỏ hẹp: Lá và hoa thơm ổi 30g phối hợp với gừng tươi 10g, phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc vào vết thương. Ngày thay băng một lần hoặc lá thơm ổi để tươi, rửa sạch, giã đắp vào vết thương.  Nếu vết thương rộng thì sơ cứu xong sau đó đến cơ sở y tế  để được cấp cứu.

Bài 4: Trị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường: Lấy toàn bộ cả cành, lá và hoa cây thơm ổi phơi khô. Thái khúc cho vào lọ đậy kín. Dùng dần, mỗi ngày lấy khoảng 40g, cho 500ml nước, sắc còn 150ml, uống thay trà hàng ngày. Có thể kết hợp thêm ǎn cháo nấu từ củ mài và củ súng thì càng tốt. Dùng liền 10 ngày.

Bài 5: Chữa mẩn ngứa: Lá và hoa thơm ổi khoảng 30 – 50g, nấu lấy nước đặc, tắm, ngâm rửa hằng ngày.

Lưu ý: Cây thơm ổi  (Lantana camara L.) thuộc họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae), tránh nhầm với cây cứt lợn (Ageratum conyzoides L.) thuộc họ cúc (Asteraceae) chữa viêm xoang mũi.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

]]>
Bưởi – Vị thuốc trị ho http://tapchisuckhoedoisong.com/buo%cc%89i-vi-thuoc-tri-ho-17931/ Thu, 24 Jan 2019 15:34:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/buo%cc%89i-vi-thuoc-tri-ho-17931/ [...]]]>

Bưởi là loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả ngày Tết của mọi gia đình. Bưởi là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, ngoài ra còn có đường, acid citric, lycopin, các men amylase, peroxidase, vitamine C, A, B1, B2, P. Nước ép bưởi có tác dụng tốt cho hoạt động tim mạch, làm giảm đường huyết, chống viêm, làm giảm kết tụ tiểu cầu, kháng siêu vi. Bưởi là một vị thuốc quý, quà tặng tuyệt vời từ thiên nhiên.

Theo Đông y, múi bưởi vị chua ngọt, tính hàn; vào tỳ, vị, phế. Có tác dụng kiện tỳ tiêu thực, khoan trung hạ khí, nhuận phế hóa đàm, chỉ khái, giải rượu. Dùng cho trường hợp ngực bụng đầy trướng đau tức, rối loạn tiêu hóa, nôn ói do nhiễm độc thai nghén, nôn ói do say tàu say xe, viêm khí phế quản, viêm họng ho nhiều đàm, say bia rượu…

Mứt bưởi: Bưởi chín, bóc bỏ vỏ và hạt, tách từng múi hoặc thái lát cho vào liễn sứ, thêm ít rượu đậy kín ngâm ướp một đêm, thêm đường mật, nấu cô, đánh tơi trộn đều, ngậm nuốt dần dần. Dùng cho các trường hợp ho nhiều đờm, hen suyễn khó thở, đau rát họng.

Bưởi chín ăn tươi: Dùng cho trường hợp thai nghén nhạt miệng, ăn kém đầy hơi. Ngày ăn 1 – 2 lần, trái bưởi ngọt, có thể thêm chút muối, đường gia vị; chỉ định cho các trường hợp say rượu bia, say tàu xe, hôi miệng.

Canh thịt nạc hoàng kỳ bưởi chín: Thịt lợn nạc 80 – 100g, hoàng kỳ 9g, bưởi chín 4 – 5 múi. Thịt lợn thái nhỏ, bưởi bóc bỏ vỏ hạt, cùng nấu canh cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm họng, viêm khí phế quản thể viêm khô, ho khan, đau rát họng.

Bưởi ướp dấm mật ong: Bưởi 1 quả, mật ong 30ml, dấm ăn 15ml. Bưởi bóc bỏ vỏ cùi và hạt, thái lát, cho mật ong, đun cách thủy đến chín nhừ; sau đó cho dấm, khuấy trộn đều, cho ăn vào buổi sáng và buổi tối. Dùng cho người cao tuổi viêm khí phế quản ho nhiều đờm.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng cần thận trọng.

TS. Nguyễn Đức Quang

]]>
Quả tay phật – Thuốc quý chữa nhiều bệnh http://tapchisuckhoedoisong.com/qua-tay-phat-thuoc-quy-chua-nhieu-benh-17924/ Thu, 24 Jan 2019 01:17:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/qua-tay-phat-thuoc-quy-chua-nhieu-benh-17924/ [...]]]>

Phật thủ có dáng vẻ và màu sắc sáng đẹp, lại tỏa hương thơm ngát và lâu bền, vì thế có vị trí trang trọng trong mâm ngũ quả ngày Tết trên bàn thờ tổ tiên. Người xưa thường dùng phật thủ làm lễ vật mừng thọ tiến cống. Chơi xong Tết, phật thủ có thể dùng làm thức ăn và thuốc giữ sức khỏe cả năm. Rất tiếc, nhiều người không biết cách dùng phật thủ hoặc dùng tùy tiện rất phí phạm.

Phật thủ có thể dùng làm thức ăn và thuốc giữ sức khỏe cả năm.

Phật thủ có thể dùng làm thức ăn và thuốc giữ sức khỏe cả năm.

Cây phật thủ có tên khoa học Citrus medica var. sarcodactilis (Noot) Swingle. Họ cam quýt (Rutaceae). Phật thủ thái lát phơi khô hãm nước sôi như trà để uống. Quả phật thủ dùng làm thuốc phải hái khi vỏ còn xanh hoặc ngả vàng, thái lát dọc phơi khô (phật thủ phiến). Phật thủ để càng lâu càng tốt gọi là trần phật thủ. Chúng dễ bị mốc nên phải phơi khô và bảo quản tốt.

Theo y học hiện đại, phật thủ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, hàm lượng cao gấp nhiều lần so với quả khác. Phật thủ chứa đạm 0,9g, mỡ 0,1g, đường7,7g, xơ 0,3g, canxi 50mg, sắt 4mg, kẽm 8,35mg, selen 2,3microgam, photpho 32mg, kali 170mg, natri 10mg, đồng 0,03mg, magie 7mg; vitamin A 13microgam, B1 0,02mg, B2 0,03mg, B6 0,04mg, C 12mg, E 0,2mg, K 9microgam, Folacin 44microgam, pantothenic ax 0,46mg, niacin 0,3mg.

Theo Đông y, phật thủ tính ôn, vị cay, đắng, chua. Vào 2 kinh tỳ, phế. Tính năng điều khí toàn cơ thể, hòa trung, kiện vị, giảm ho, long đờm. Ngày dùng 3-6g dạng bột và thuốc sắc. Chủ trị các bệnh ở gan, dạ dày, tức ngực khó thở, đầy bụng, buồn nôn, tiêu hóa kém, ho đờm nhiều. Cây phật thủ thân, lá, vỏ quả đều chứa tinh dầu, chứa hesperidin naringosid có tác dụng làm bền mao mạch chống chảy máu. Rễ chứa xantiletin, nordentatin. Phật thủ chứa nhiều hóa chất như lisnonoid, hesperosid có tác dụng chống dị ứng, chống độc, chống chảy máu, chống viêm, chống ung thư… Tinh dầu phật thủ tác dụng kháng khuẩn, kháng virut, kháng nấm, giãn cơ trơn của phế quản, ruột, chống co thắt, giảm ho, long đờm. Quả phật thủ có limettin, citropten, diosnin, hesperidin.

Một số bài thuốc có phật thủ

Chán ăn, không tiêu, ngực sườn trướng đau, buồn nôn, nhiều đờm, đau mỏi lưng: quả phật thủ 30g, rượu 5 lít. Phật thủ thái nhỏ để ráo nước ngâm rượu, cứ 5 ngày quấy đều 1 lần. Sau 5 ngày có thể uống được. Mỗi lần 15-20ml vào trước bữa cơm chiều.

Chữa tiêu hóa không tốt, không tiêu: quả phật thủ 50g thái hong gió cho khô, xuyên tiêu, sa nhân, tiểu hồi hương mỗi vị 12g. Tất cả tán bột hòa nước sôi để ấm rồi uống. Ngày 2 lần.

Kiện tỳ trợ tiêu hóa: 15g gạo, 100g đường phèn vừa đủ. Nấu phật thủ lấy nước, cho gạo nấu cháo ăn vào các buổi sáng.

Đau bụng do lạnh bụng: phật thủ khô 15g, gạo rang 30g. Sắc uống ngày 3 lần.

Ợ hơi: vỏ quả phật thủ tươi ướp đường, nhai ít một rồi nuốt.

Chữa say rượu: phật thủ tươi 30g. Sắc uống.

Chữa viêm gan truyền nhiễm ở trẻ em: quả phật thủ 2 quả, bại tương thảo 800g. Sắc với 3 bát nước lấy 1 bát chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa đau gan và dạ dày (can, vị khí thống): quả phật thủ tươi 10g, thanh bì 6g, sắc nước uống. Hoặc: hoa phật thủ 10g, hương phụ 10g, ô dược 6g, sa nhân 15g, bạch thược 15g, cam thảo 3g. Sắc uống.

Chữa ho suyễn, ho nhiều đờm, khó thở: quả phật thủ 9-15g, vỏ củ gừng (khương bì) 5-9g, lá hoắc hương 9g. Sắc nước.

Chữa viêm phế quản mạn tính: phật thủ tươi 1-2 quả thái nhỏ để vào bát to, thêm đường mạch nha vừa đủ, đun cách thủy cho đến khi phật thủ chín nhừ. Dùng trong 3 tuần, mỗi lần ăn 1 thìa to.

Đau bụng kinh: phật thủ tươi 30g, đương quy 6g, gừng tươi 6g, rượu gạo 30g nước vừa đủ. Sắc uống.

Bạch đới ra nhiều: phật thủ 30g, lòng lợn non dài khoảng 1m. Ninh chín, ăn liền 5-7 ngày.

Các bộ phận khác của cây phật thủ làm thuốc

Viêm loét dạ dày hành tá tràng: rễ cây phật thủ 30g nấu với dạ dày lợn lượng đủ dùng nấu chín, ăn.

Bệnh hạ tiêu (đái tháo đường, nước tiểu đục…): rễ cây phật thủ 15-25g, ruột lợn non 1 bộ. Nấu kỹ để ăn.

Động kinh: rễ cây phật thủ 30g, gà mái tơ lông trắng 1 con làm sạch cho vào ninh chín gà. Uống nước, ăn gà.

Viêm amiđan: hoa phật thủ, hoa hồng, hoa tường vi mỗi vị 10g, hoa mai 6g. Sắc nước ngậm, súc miệng hoặc uống.

Kiêng kỵ: Người nhiệt, âm hư không nên dùng.

Lưu ý: Quá trình chăm sóc bảo vệ cây phật thủ phải dùng hóa chất bảo vệ thực vật. Do đó, phải rửa thật kỹ khi dùng.

BS. Phó Thuần Hương

]]>
Hạt dẻ – Thuốc quý chữa nhiều bệnh http://tapchisuckhoedoisong.com/hat-de-thuoc-quy-chua-nhieu-benh-17922/ Wed, 23 Jan 2019 15:34:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hat-de-thuoc-quy-chua-nhieu-benh-17922/ [...]]]>

Theo y học hiện đại, hạt dẻ có hàm lượng chất xơ cao giúp làm giảm nguy cơ táo bón và các biến chứng đường ruột như viêm niêm mạc ruột. Hạt dẻ rất giàu vitamin và nhiều loại khoáng chất vi lượng như: canxi, sắt, magiê, phốt pho, mangan, đồng, selen, kẽm, là một nguồn kali tốt cho tim mạch, hình thành tế bào máu và ổn định chức năng thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch.

Theo Đông y, hạt dẻ vị ngọt tính ôn, vào tỳ, vị, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, bổ thận cứng gân, có tác dụng trị bệnh đau lưng mỏi gối, bán thân bất toại, đi tiểu nhiều do thận hư gây ra. Người Trung Quốc gọi hạt dẻ là “quả của thận”.

Hạt dẻ chữa đau lưng mỏi gối, khỏe tỳ vị, tăng cường sức khỏe.

Hạt dẻ chữa đau lưng mỏi gối, khỏe tỳ vị, tăng cường sức khỏe.

Chữa thiếu máu, thận hư, mất ngủ, hay quên: Hạt dẻ 50g, chim bồ câu 1 con, hồng táo 3 quả, nấm hương, một chút rượu, gừng, gia vị, nước vừa đủ. Tất cả hầm mềm. Ăn trong ngày.

Chữa đau mỏi lưng gối: Hạt dẻ bóc vỏ 50g, cật heo 1 quả. Hạt dẻ bổ đôi, cật heo bổ đôi, bỏ gân trắng, rửa sạch. Cho hai thứ vào nồi, đổ nước xâm xấp, gia vị vừa đủ, hầm mềm, chia ăn vài lần trong ngày.

Chữa tiêu chảy mạn tính: Hạt dẻ bỏ vỏ 50g, dạ dày heo 1 cái. Hạt dẻ bổ đôi, dạ dày heo rửa sạch, thái miếng. Cho hai thứ vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho đến khi hạt dẻ mềm, dạ dày heo chín, thêm gia vị, chia ăn trong ngày.

Chữa viêm phế quản, ho lâu ngày, sức khỏe yếu: Hạt dẻ bóc vỏ 100g, móng giò heo 2 cái làm sạch. Cho nước, gia vị vừa đủ. Hầm mềm. Chia ăn làm nhiều lần.

Trẻ nhỏ còi xương, ăn uống kém: Hạt dẻ nghiền thành bột cho trẻ ăn ngày 2 hạt.

Chữa khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực: Hạt dẻ, hạt sen mỗi thứ 50g, hồng táo 6g, cho lượng nước vừa phải, đun chín thêm đường phèn, uống trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ.

Chữa tiêu hóa kém, lưng đau, gối mỏi, phòng chống ung bướu: Hạt dẻ 100g, nấm đầu khỉ 200g, rượu 10ml, gừng 5 lát, hành, đường, xì dầu, dầu ăn. Phi thơm hành rồi cho hạt dẻ và nấm vào đảo đều với xì dầu, gừng, rượu, thêm nước xâm xấp, đun sôi rồi nhỏ lửa, chín mềm, nêm gia vị, ăn với cơm.

Bổ thận khí: Hạt dẻ 100g, gạo tẻ 100g, đường phèn, nước vừa đủ. Hạt dẻ rang thơm nghiền nhỏ. Gạo nguyên hạt nấu cháo, chín, cho bột hạt dẻ vào, thêm đường phèn, ăn nóng.

Chữa khí huyết ứ trệ, kinh lạc không thông làm cho tinh không xuất được: Hạt dẻ 200g, cải bắp 200g. Nước luộc gà, rượu, đường, gia vị. Hấp hạt dẻ với nước luộc gà, xì dầu cho nhừ. Xào cải bắp chín cho vào thành canh. Muốn sánh thì cho bột. Cách ngày ăn một lần.

Chữa ho gà: Hạt dẻ 40g, bí đao 30g, râu ngô 20g, đường phèn, nấu lấy nước pha đường phèn để uống, uống liền 10 -15 ngày.

Bổ ngũ tạng, ích khuyết, cường gân kiện cốt: Hạt dẻ 100g, trứng gà 100g, ninh hạt dẻ nhừ rồi đập trứng vào, nêm gia vị.

Dưỡng da, chữa mỡ máu cao, ho: Hạt dẻ 300g, táo đỏ (táo tàu) 60g, chân giò heo 300g (chặt nhỏ), ít rượu, xì dầu, gia vị gừng hành… Tất cả cho với nước vừa đủ hầm chín.

Lưu ý: Tuy hạt dẻ nhiều dinh dưỡng như vậy nhưng những người bị bệnh dạ dày, tiêu hóa kém nên lưu ý khi ăn nhiều hạt dẻ dễ sản sinh nhiều axit, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày gây trướng bụng đầy hơi. Ăn hạt dẻ lượng vừa đủ, đều đặn hàng ngày để hạt dẻ phát huy tác dụng khỏe tỳ vị, tăng cường sức khỏe.

BS. Lê Thị Hương

]]>
Trị sỏi bàng quang bằng rau đắng rất dễ thực hiện http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-soi-bang-quang-bang-rau-dang-rat-de-thuc-hien-17914/ Wed, 23 Jan 2019 01:18:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-soi-bang-quang-bang-rau-dang-rat-de-thuc-hien-17914/ [...]]]>

“Rau đắng” có nhiều loại, trong đó loài có tên khoa học là Polygonum aviculare L., thuộc họ rau răm, mà Đông y gọi là “biển súc”, thường sử dụng để chữa các bệnh đường tiết niệu.

Trong sách thuốc, rau đắng – được xếp vào loại thuốc “Lợi niệu thông lâm”, tức là loại thuốc lợi tiểu, dùng chữa bệnh “lâm”. Trong Đông y, “lâm” chỉ tình trạng tiểu tiện vặt, tiểu tiện khó khăn, nhỏ giọt, đau buốt… Bệnh “lâm” gồm 5 loại: thạch lâm, khí lâm, cao lâm, lao lâm và huyết lâm, nên thường gọi là ngũ lâm. Trong đó thạch lâm là chứng bệnh tiểu tiện khó hoặc ngắt quãng, tiểu gấp, tiểu vặt, đau buốt, nước tiểu lẫn sỏi hoặc vàng đục, đôi khi lẫn máu; kèm theo bụng dưới co cứng, lưng đau quặn từng cơn, đau lan xuống bụng dưới và bộ phận sinh dục.

Theo Đông y, biển súc có vị đắng, tính hơi hàn; đi vào kinh bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, cầm tiêu chảy và diệt ký sinh trùng. Dùng chữa viêm bàng quang, bí đái, đái buốt, đái dắt cấp tính, hoàng đản, lỵ trực khuẩn, đau bụng giun, mụn nhọt lở ngứa ngoài da, trĩ, bạch đới, đòn ngã tổn thương, rắn cắn. Ngày dùng 6-12g khô dưới dạng thuốc sắc; dùng tươi tăng gấp đôi liều lượng. Dùng ngoài giã nát đắp, lượng thích hợp.

Một số cách sử dụng cụ thể:

Chữa tiểu tiện khó khăn, sỏi tiết niệu: Có thể dùng độc vị rau đắng: dùng 12-15g rau đắng khô, hoặc 15-30g rau đắng tươi, sắc uống nước uống thay trà trong ngày. Hoặc dùng rau đắng 12g, bòng bong 20g, mã đề 20g; sắc uống thay trà; liên tục nhiều ngày đến khi đỡ.

Chữa viêm đường tiểu tiện, đái buốt: Dùng rau đắng khô 12g, hoạt thạch 10g, mộc thông 5g, xa tiền thảo (cây mã đề) 8g, nước ba bát, sắc còn một bát. Chia ba lần uống trong ngày.

Chữa lỵ: Rau đắng 20g, rau sam 10g, cỏ sữa nhỏ lá 10g; sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày, liên tục 3 ngày.

Chữa giun kim, giun đũa: Rau đắng 30g, củ bách bộ 10g, sắc uống.

Lương y HUYÊN THẢO

]]>
Liên kiều thanh nhiệt giải độc, tán kết http://tapchisuckhoedoisong.com/lien-kieu-thanh-nhiet-giai-doc-tan-ket-17908/ Tue, 22 Jan 2019 15:34:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lien-kieu-thanh-nhiet-giai-doc-tan-ket-17908/ [...]]]>

Thanh kiều hái lúc quả chưa chín, nhúng nước sôi rồi phơi sấy khô; lão kiều hái khi quả đã chín vàng.

Liên kiều chứa nhiều chất thuộc nhóm lignin (philygenin, philyrin, pinoresinol, arctigenin, rutin…); chất alcol (rengyol, rengyosid, cornosid,salidrosid, rengylon…); tinh dầu (õ-pinen, terpinen, ỏ-thuyen, sabinen…). Có tác dụng tăng thực bào của bạch cầu, cải thiện vi tuần hoàn, tăng lưu lượng máu tuần hoàn, làm giãn mạch hạ huyết áp.

Liên kiều (quả của cây liên kiều) thanh nhiệt giải độc, trị mụn nhọt.

Liên kiều (quả của cây liên kiều) thanh nhiệt giải độc, trị mụn nhọt.

Theo Đông y, liên kiều vị đắng, tính hàn. Vào các kinh Tâm và Đởm. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết, tiêu thũng, bài nùng (tống mủ ra). Chữa ôn nhiệt, sang lở, tràng nhạc, đơn độc, nhiệt lãm, ban sởi. Ngày dùng 6 – 12g. Xin giới thiệu một số cách dùng liên kiều làm thuốc:

Giải độc, trị nhọt: Dùng cho các chứng mụn nhọt độc do phát mẩn, ban sởi.

Bài 1: liên kiều 12g, bồ công anh 12g, cúc hoa 12g. Sắc uống. Trị mụn nhọt độc do nhiệt độc.

Bài 2: liên kiều 20g, xích thược 12g, ma hoàng 8g, cam thảo 8g. Sắc uống. Trị bệnh chàm tím dị ứng.

Bài 3: liên kiều 6g, bồ công anh 6g, kim ngân hoa 5g, tạo giác thích 4g. Sắc uống. Trị sưng vú.

Thanh hỏa, tan kết ứ: dùng trị lao hạch viêm nóng hoặc có hiện tượng can hỏa uất kết.

Bài 1: liên kiều 12g, hạ khô thảo 12g, huyền sâm 12g, mẫu lệ 20g. Sắc uống. Trị lao hạch.

Bài 2: liên kiều 250g, vừng đen 250g. Hai vị nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 lần với nước. Trị lao hạch.

Bài 3: liên kiều 8g, hạ khô thảo 6g, hải tảo 6g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị lao hạch bướu cổ.

Tán nhiệt, giải biểu: Dùng trị cảm mạo phong nhiệt, biểu hiện người nóng hơi sợ gió, ho ra đờm đặc vàng, đau đầu khô cổ.

Bài 1: liên kiều 12 – 20g, kim ngân hoa 12 – 20g, đại thanh diệp 20g, bản lam căn 20g, bạc hà 8g, kinh giới 8g. Sắc uống.

Bài 2: liên kiều 12g, quán chúng 20g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 4g. Sắc nước, pha thêm đường trắng vào, uống như nước chè. Có thể phòng cảm cúm.

Kiêng kỵ: Người hư hàn, âm hư kiêng dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

]]>
8 lợi ích sức khỏe của hành lá http://tapchisuckhoedoisong.com/8-loi-ich-suc-khoe-cua-hanh-la-17900/ Tue, 22 Jan 2019 01:14:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/8-loi-ich-suc-khoe-cua-hanh-la-17900/ [...]]]>

 

Nhờ các chất dinh dưỡng dồi dào, hành lá là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn. Dưới đây là một vài lợi ích chính hành lá mang lại:

Hỗ trợ tiêu hóa: Hành lá giàu chất xơ giúp tiêu hóa tốt hơn. Bạn nên ăn hành lá thường xuyên, có thể nấu chín hoăc thêm vào salad.

  1. Tăng cường hệ miễn dịch: Hành lá giàu vitamin C và vitamin A, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.

  2. Kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường: Hợp chất lưu huỳnh có trong hành lá giúp giảm lượng đường trong máu do đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

  3. Ngăn ngừa cảm lạnh: Hành lá có tính kháng khuẩn và kháng virus, giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm do virus như cảm lạnh và giúp loại bỏ các dịch nhày.

  4. Chống ung thư: Hành lá giàu flavonoid và hợp chất allyl sulfide giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, do đó giúp chống lại bệnh ung thư.

  5. Tốt cho mắt: Hành lá giàu vitamin A và carotenoid giữ cho mắt luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mất thị lực.

  6. Tốt cho tim: Hành lá giàu vitamin C và các chất chống ôxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

  7. Giúp cho xương chắc khỏe: Hành lá giàu vitamin C, vitamin K và một số chất dinh dưỡng thiết yếu khác, giúp cho xương chắc khỏe. Bạn nên ăn hành lá thường xuyên.

BS. Tuyết Mai

(theo Univadis/Boldsky)

]]>