Bài Thuốc Dân Gian | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 28 Jan 2019 02:04:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Bài Thuốc Dân Gian | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Đông y phòng và trị bệnh ngoài da http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-y-phong-va-tri-benh-ngoai-da-17969/ Mon, 28 Jan 2019 02:04:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-y-phong-va-tri-benh-ngoai-da-17969/ Học thuyết âm dương cho rằng: “Trong bốn mùa, mùa xuân và hạ thuộc dương khí. Mùa thu và đông thuộc âm khí. Khi âm [...]

The post Đông y phòng và trị bệnh ngoài da first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Học thuyết âm dương cho rằng: “Trong bốn mùa, mùa xuân và hạ thuộc dương khí. Mùa thu và đông thuộc âm khí. Khi âm khí thịnh, để bảo vệ cơ thể nên bì phu (da và lỗ chân lông) đóng kín. Âm khí bên ngoài không xâm nhập vào cơ thể, để sinh ra các bệnh thuộc hàn chứng. Hàn khí xâm nhập vào cơ thể, khi mắc các chứng hàn thì bệnh bao giờ cũng nặng, khó điều trị”.  Vì vậy mùa đông dương khí ở ngoài đóng kín để bảo vệ âm khí ở bên trong, không cho âm khí ở bên ngoài xâm nhập vào bên trong, nếu để hai cái âm khí của người và của tự nhiên cùng gặp nhau thì bệnh sẽ nặng. Vì lẽ đó mà mùa đông do bì phu đóng kín các tế bào chết không đào thải ra ngoài theo tuyến mồ hôi, đọng lại ngoài da mà sinh ra một số bệnh như da khô, nổi vẩy, da nhăn nheo, nặng hơn thì nhiễm khuẩn, sinh ra các chứng bệnh thấp chẩn (viêm da cơ địa), sinh chứng mụn nhọt… Sau đây xin giới thiệu cách phòng và điều trị một số bệnh ngoài da mùa đông:

Chứng bệnh ngứa toàn thân

Nguyên nhân: Do mùa đông da đóng kín, sự bài tiết các chất thải của tế bào không thoát ra ngoài được.

Triệu chứng: Da dẻ khô ráo, tróc vảy, ngứa gãi suốt ngày, về đêm thuộc âm nên càng ngứa nhiều, có khi gãi chảy cả máu.

Điều trị: Khu phong dưỡng huyết, nhuận táo trừ ngứa.

Bài thuốc “Tiêu thị chỉ dương thang” gồm: Đương qui 12g, bạch thược 16g, thuyền thoái 8g, hắc chi ma (vừng đen) 20g, cam thảo 6g, hà thủ ô (chế) 12g, tàm xa 12g, địa phu tử (chế) 8g, lăng tiêu hoa 12g. Gia thêm kim ngân hoa 12g, kinh giới tuệ 12g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc 2 lần chia uống 2 lần trong ngày trước khi ăn sáng và ăn tối. Trẻ em dùng ½ liều người lớn.

Đông y phòng và trị bệnh ngoài daCác vị thuốc chữa viêm da cơ địa.

Chứng phong chẩn bì phu (Viêm da cơ địa)

Nguyên nhân: Do nhiễm lạnh lâu ngày, đông y gọi là chứng phong hàn ở biểu bì.

Triệu chứng: Nổi ban thành từng mảng chằng chịt, có màu trắng bợt sủi vảy không đều, khi gặp lạnh thì bệnh nặng thêm. Gặp nóng thì bệnh đỡ, không có mồ hôi, đau khắp mình mẩy.

Điều trị: Thanh nhiệt giải biểu.

Bài thuốc “Tân ôn tuyên giải”: Kinh giới tuệ 6g, kim ngân hoa đằng 12g, bạch tiên bì 16g, đương qui vĩ 10g, địa phu tử 10g, thương nhĩ tử 10g, phòng phong 8g, tần giao 10g, phục linh bì 10g, cam thảo sống 10g. Gia giảm: Nếu thân mình đau mỏi gia phong kỷ 10g, ty qua lạc 6g. Nếu bị nhiễm phong hàn quá nặng bỏ kinh giới tuệ, phòng phong gia: Ma hoàng 6g, quế chi 8g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn, khi thuốc còn nóng.

Cũng triệu chứng trên, nếu ra gió lạnh thì bệnh nặng thêm:

Điều trị: Cố biểu khu phong tán hàn điều hòa dinh vệ.

Bài thuốc “Vệ ngự phong thang”: Chích hoàng kỳ 20g, bạch truật (sao) 12g, xích thược 10g, phòng phong 12g, quế chi 10g, bạch thược 10g, đại táo 10 quả, sinh khương 12g (3 lát).

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn khi thuốc còn nóng. Sau khi uống thuốc phải đắp chăn nằm 30 phút để thuốc phát tán đều.

Chứng phong ngật tháp

Nguyên nhân: Mùa đông giá lạnh, nằm chỗ thiếu không khí lại ẩm thấp, ăn uống nhiều chất sống lạnh, sinh chứng hàn thực tích lâu ngày hóa nhiệt độc, do bì phu đóng kín nhiệt độc không thoát ra ngoài được mà sinh bệnh.

Triệu chứng: Da nổi mẩn sạm đỏ, gặp gió hoặc hơi nóng thì bệnh nặng thêm, khí trời âm u thì bệnh nặng thêm, sốt nhẹ về buổi chiều, đầu nặng, thân thể mỏi mệt bứt rứt khó chịu, khát nước nhưng phải uống nước nóng nếu uống nước mát thì bệnh tăng thêm, đại tiện phân nhão nhưng khó đi, rêu lưỡi nhớt.

Điều trị: Phương hương hóa thấp thanh nhiệt tán hàn giải độc hòa trung.

Bài thuốc “Hà thị phương hương sơ hóa phương”:  Kim ngân hoa 20g, hậu phác 10g, phục linh bì 10g, hoạt thạch 10 g, bồ công anh 20g, hoàng cầm 10g, xích thược 10g, trần bì 10g, sinh cam thảo 6 g, hoắc hương 8g, bội lan 10g.

Gia giảm: Nếu bệnh do phong tà lấp vít gia (bạch tiên bì 10g, địa phu tử 10g); nếu đại tiện phân nhão nhưng khó đi gia thêm (sơn tra sao cháy sém 8g, tân lang 8g, chỉ thực 8g).

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc 3 lần uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn, khi thuốc còn ấm.

Chứng tróc vẩy ngoài da

Bệnh tróc vẩy ngoài da có nhiều nguyên nhân. Mùa đông tróc vẩy ngoài da là do  khí huyết trong cơ thể kém, mùa đông bì phu đóng kín, vì năng lượng trong người kém nên cơ thể không chịu được lạnh. Chứng này thường xuất phát từ thận dương kém, tay chân lạnh sợ lạnh, người mắc chứng nghiện như: Rượu, ma túy, và một số chứng bệnh khác… Nên mùa đông sợ lạnh càng không tắm mà sinh bệnh.

Triệu chứng: Cơ thể tiều tụy, đoản hơi yếu sức da tróc vẩy có khi từng bộ phận, có khi toàn thân.

Điều trị: Kiện tỳ bổ thận ích bổ khí huyết.

Bài thuốc “Thận thập nhị phương”: Hồng sâm 20g, phục linh 15g, trần bì 15g, đương qui 15g, thỏ ty tử 15g, thục địa 20g bạch truật 15g, bán hạ 15g, bạch thược 20g, cam thảo (chích) 20g, ngọc trúc 15g, cẩu kỷ tử 20g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn, hoặc lúc đói.

Đông y phòng và trị bệnh ngoài daCác vị thuốc chữa mẩn ngứa.

Chứng bì phu khô ráp

Chứng này thường xuất phát từ phế (phổi) khí kém. Trong đông y phế chủ khí: “Hai lá phổi trắng bóng là cái ô che chở cho các phủ tạng”… “các mạch máu đều thu về phế, phế giúp cho tâm điều tiết tuần hoàn”. “Phế hợp với bì mao (da, lỗ chân lông), khí vận hành làm ấm da lông, tầng da ở ngoài là nơi dương khí phân bố ra ngoài để bảo vệ thân thể, giúp cho cơ thể điều tiết khí hậu bên ngoài và dương khí bên trong, khi lạnh thì đóng kín lại, khi nóng thì da lông mở ra.

Mùa lạnh do bì phu đóng kín các tế bào chết không đào thải ra ngoài theo tuyến mồ hôi, đọng lại ngoài da mà sinh ra một số bệnh như da khô, nổi vẩy, da nhăn nheo, nặng hơn thì nhiễm khuẩn, sinh ra các chứng bệnh thấp chẩn (viêm da cơ địa)…

 

Triệu chứng: Mùa đông da khô ráp, ngứa, có khi ngứa gãi chảy máu, trong người khó chịu, có khi sờ tay vào da như sờ trên cát…

Điều trị: Hoạt huyết, dưỡng huyết nhuận da trừ ngứa.

Bài thuốc “Nhuận phu hoàn”: Đào nhân 30g, thục địa 30g, phòng phong 30g, đan bì 40g, đương qui 45g, sinh địa 60g, hồng hoa 30g, độc hoạt 30g, phòng kỷ 30g, xuyên khung 60g, khương hoạt 60g, bạch tiên bì 60g. Tán bột mịn làm viên hoàn nước to bằng hạt đậu xanh.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần mỗi lần uống 10g trước khi ăn, uống với nước đun sôi để ấm.

Bài thuốc để tắm “Bá diệp tẩy phương”: Trắc bá diệp 120g, tô diệp 120g, tật lệ ương (mầm non của cây tật lệ) 240g.

Cách dùng: Tán bộ bọc vào trong túi vải, cho vào 3 lít nước, đun sôi 30 phút. Lấy khăn bông nhúng nước này lau rửa, sau đó pha thêm nước ấm vào tắm.

Để phòng bệnh mùa đông tắm nước vừa đủ ấm, không tắm nước quá nóng, tắm xong lau khô mặc quần áo ngay khi da còn ấm, ngồi chỗ kín gió, không để da quá khô dễ sinh bệnh ngoài da. Không nên ăn, uống các thức quá mát lạnh. Khi ra ngoài đường phải mặc ấm, nếu có điều kiện thì bôi kem dưỡng da ở mặt và hai bàn tay, nếu không khi về nhà nên lấy tay xoa vùng mặt và hai bàn tay là vùng tiếp xúc với khí lạnh nhiều, xoa cho ấm lên để làm mịn da không để da mặt và tay bị khô ráp.

TTND. BS cao cấp Nguyễn Xuân Hướng

The post Đông y phòng và trị bệnh ngoài da first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Bài thuốc trị sưng đau các khớp http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-sung-dau-cac-khop-17943/ Sat, 26 Jan 2019 01:56:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-sung-dau-cac-khop-17943/ Tý có nghĩa là không thông của kinh lạc, khí huyết gây ra bệnh lý ở các phần kể trên. Chứng tý tùy nguyên nhân [...]

The post Bài thuốc trị sưng đau các khớp first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Tý có nghĩa là không thông của kinh lạc, khí huyết gây ra bệnh lý ở các phần kể trên. Chứng tý tùy nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà chia làm 3 loại: Phong thắng gọi là hành tý; Hàn thắng gọi là thống tý; Thấp thắng gọi là trước tý.

Nguyên nhân do thời tiết ẩm thấp hoặc tiếp xúc, lao động nơi ẩm thấp hoặc khi lao động mệt nhọc gặp mưa rét làm cho 3 thứ khí phong hàn thấp nhân lúc chính khí suy yếu tẩu lý sơ hở, tà khí thừa cơ xâm nhập cơ thể, lưu lại ở kinh lạc gân cơ xương khớp làm cho khí huyết không lưu hành được mà gây nên bệnh.

Bài thuốc trị sưng đau các khớpSưng khớp ngón tay.

Tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:

Hành tý do phong tà là chính

Biểu hiện: Sưng đau hoặc đau mỏi các khớp, gân cơ, thớ thịt, đau di chuyển, có khi hết hẳn xong tự nhiên lại xuất hiện trở lại, sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Phương pháp điều trị: tán phong khu hàn, trừ thấp.

Bài thuốc: Phòng phong thang: Phòng phong 16g, hoàng cầm 12g, xuyên quy 16g, cát căn 16g, xích phục linh 12g, khương hoạt 10g, hạnh nhân 8g, quế chi 8g, tần giao 12g, cam thảo 6g.

Cách dùng: Hạnh nhân bỏ vỏ, xuyên quy tẩm rượu, quế chi cạo bỏ vỏ. Các vị trên sắc với 2 lít nước, lọc lấy 250ml, bỏ bã. Uống ấm chia đều 5 phần, ngày uống 4 phần, tối uống 1 phần.

Thống tý do hàn là chính

Biểu hiện: Sưng đau các khớp, cơ, xương. Đau cố định ít hoặc không di chuyển. Tại vùng sưng đau không nóng, không đỏ, chân tay lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù trì hoặc nhu hoãn.

Phương pháp điều trị: tán hàn khu phong, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết.

Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm: Độc hoạt 12g, thục địa 12g, đương quy 12g, phục linh 12g, thược dược12g, khương hoạt 10g, ngưu tất 8g, tang ký sinh 8g, tần giao 8g, nhân sâm 8g, phòng phong 8g, xuyên quy 6g, quế tâm 6g, đỗ trọng 8g, cam thảo 4g.

Cách dùng:  Các vị trên sắc với 1.900ml nước, lọc lấy 300ml, bỏ bã. Uống ấm chia đều 5 phần, ngày uống 4 phần, tối uống 1 phần.

Trước tý do thấp tà là chính

Biểu hiện: Các khớp đau mỏi nặng nề, vận động khó khăn, cảm giác tê, đôi khi sưng đau nếu thấp phối hợp với nhiệt có sưng nóng, đỏ, người mệt mỏi rã rời, rêu lưỡi dính, nhớt, mạch nhu hoãn.

Phương pháp điều trị:

Nếu thiên về thấp hàn: Táo thấp, khu hàn, tán phong.

Nếu thiên về thấp nhiệt: Táo thấp, thanh nhiệt, tán phong.

Bài thuốc:

Nếu thiên về thấp hàn: Bài trừ thấp quyên tý thang: Thương truật 16g, trạch tả16g, phục linh 16g, thược dược12g, khương hoạt 12g, bạch truật 16g, cam thảo 6g, sinh khương trấp 4 giọt, trúc lịch 4 thìa cà phê.

Bài thuốc trị sưng đau các khớpVị thuốc khương hoạt thường có trong các bài thuốc trị đau khớp.

Cách dùng: Thương truật tẩm nước gạo sao, 7 vị trên (trừ sinh khương và trúc lịch) sắc với 1.500ml nước, lọc lấy 250ml, bỏ bã. Uống ấm chia đều 5 phần, ngày uống 4 phần, tối uống 1 phần.

Nếu thiên về thấp nhiệt dùng bài Nhị diệu thang: Thương truật 48g, hoàng bá 48g.

Cách dùng: Thương truật tẩm nước gạo sao, hoàng bá tẩm rượu vi sao, hai vị trên sắc với 1.200ml nước, lọc lấy 200ml, bỏ bã. Uống ấm chia đều 5 phần, ngày uống 4 phần, tối uống 1 phần.

Chú ý: Trong quá trình điều trị cần lưu ý 3 loại phong hàn thấp tý thường phối hợp với nhau nhưng khi thấp đã hóa nhiệt hoặc hợp với ngoại nhiệt, ngoại hàn, gây các chứng thiên về phong thấp hàn hoặc thiên về thấp hàn hoặc thấp nhiệt cần gia giảm thuốc cho phù hợp để việc điều trị mang lại kết quả tốt.

Nếu chứng tý đã lâu ngày làm cho kí huyết đều suy kém, khi chữa phải bổ khí, khu phong, tán hàn, trừ thấp. Thường dùng bài Tam ký thang như sau:

Hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g, phục linh 12g, bạch thược 12g, hoàng kỳ 12g, bào ô đầu 2g, nhân sâm 8g, phòng phong 8g, phòng kỷ 12g, quế tâm 6g, tế tân 4g, cam thảo 4g, sinh khương 8g, đại táo 7 quả.

Cách dùng: Các vị trên sắc với 1.900ml nước, lọc lấy 250ml, bỏ bã. Uống ấm chia đều 6 phần, ngày uống 4 phần, tối uống 2 phần.

Nếu bệnh lâu ngày biểu hiện tổn thương tâm can thận khí huyết nghiêm trọng gây ra các chứng sưng đau khớp, gầy yếu xanh sao, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ… khi chữa phải tư bổ can thận, an thần khu phong, trừ thấp cần thêm các vị táo nhân, viễn chí, thạch xương bồ.

Nếu bệnh lâu ngày biểu hiện khớp ngón tay, ngón chân to cứng, hạn chế vận động do phong đàm bế tắc kinh lạc thì thêm các vị: nam tinh, bán hạ, bạch giới để hóa đàm; Thiên ma tần giao để thư cân.

TS. Trần Xuân Nguyên

The post Bài thuốc trị sưng đau các khớp first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Đông y trị chứng tỳ phế khí hư ở người cao tuổi http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-y-tri-chung-ty-phe-khi-hu-o-nguoi-cao-tuoi-17936/ Fri, 25 Jan 2019 01:54:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-y-tri-chung-ty-phe-khi-hu-o-nguoi-cao-tuoi-17936/ Trên lâm sàng có thể chia ra hai nhóm chứng trạng: Một là do phế khí hư thì ho kéo dài, đờm trắng loãng, vùng [...]

The post Đông y trị chứng tỳ phế khí hư ở người cao tuổi first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Trên lâm sàng có thể chia ra hai nhóm chứng trạng: Một là do phế khí hư thì ho kéo dài, đờm trắng loãng, vùng ngực khó chịu, đoản hơi, tiếng nói nhỏ, tinh thần mệt mỏi, tự ra mồ hôi, hay cảm mạo. Hai là tỳ khí bất túc ăn kém, bụng trướng đầy, đại tiện phân nhão, tay chân nặng nề, mặt và tay chân phù thũng, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch tế nhược. Khi chẩn đoán không nhầm với chứng đàm thấp ngăn trở phế hoặc chứng phế thận khí cùng hư.

Tùy từng thể bệnh mà dùng bài thuốc điều trị như sau:

Do tỳ phế khí hư hay bị cảm mạo: Bệnh thường gặp ở người cao tuổi thể lực vốn suy yếu, nguồn sinh hóa của khí kém, vệ khí không bền dễ cảm mạo phong hàn.

Triệu chứng: Bệnh nhân sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mình, mệt mỏi, ho đờm trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

Điều trị: Ích khí giải biểu tuyên phế hóa đờm.

Bài thuốc: “Sâm tô ẩm”: nhân sâm 12g, cát căn 12g, trần bì 12g, tiền hồ 12g, chỉ xác 8g, mộc hương 6g, tô tử diệp 12g, bán hạ (chế) 12g, cam thảo 4g, cát cánh 12g, phục linh 12g, đại táo 3 quả, sinh khương 3 lát. Nếu vệ khí kém tự ra mồ hôi dẫn đến cảm mạo gia thêm: phòng phong 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc 3 lần uống 3 lần trong ngày uống trước khi ăn.

Do tỳ phế khí hư sinh chứng khái thấu (ho): Phế khí bị tổn thương ho lâu ngày không khỏi làm phế mất chức năng thanh túc, thấp tỳ tụ lại sinh đờm, bệnh phát ở phế truyền sang tỳ.

Triệu chứng: Bệnh nhân ho nhiều, đờm nhiều có màu trắng, bụng đầy ăn kém, tay chân mệt mỏi, tự ra mồ hôi, hụt hơi, đại tiện phân nhão, rêu lưỡi trắng, mạch hoãn.

Điều trị: Ích khí kiện tỳ hóa đờm chỉ ho.

Bài thuốc: “Bạch truật thang” phối hợp với bài “Lục quân tử thang”: bạch truật 12g, bán hạ 12g, chích thảo 4g, quất hồng bì 8g, phục linh 12g, sinh khương 6g, nhân sâm 8g, trần bì 12g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc 3 lần, uống 3 lần trong ngày uống sau khi ăn.

Do tỳ phế khí hư sinh chứng háo suyễn: Tỳ khí hư suy sinh ra đờm thấp làm ủng tắc đường thở của phế, phế khí mất sự hòa giáng mà sinh bệnh. Triệu chứng: Bệnh nhân ho suyễn, nhiều đờm đặc dính khạc khó ra, mạch hoạt.

Điều trị: Bổ tỳ ích khí. Khu đờm giáng khí bình suyễn.

Bài thuốc: “Tô tử giáng khí thang”: tô tử 16g, nhục quế 6g, bán hạ (chế) 12g, chích thảo 4g, hậu phác 8g, đương quy 8g, sinh khương 12g, tiền hồ 12g, trần bì 12g, đại táo 12g. Gia: la bặc tử 12g, bạch giới tử 12g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc 3 lần, uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn. Ghi chú: Nếu bệnh nhân tỳ khí hư thượng tiêu nóng mà khát nước, ho suyễn có thể dùng bài “Sinh mạch tán” để điều trị.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

The post Đông y trị chứng tỳ phế khí hư ở người cao tuổi first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Bài thuốc hay chữa thiếu máu não http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-hay-chua-thieu-mau-nao-17934/ Fri, 25 Jan 2019 01:07:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-hay-chua-thieu-mau-nao-17934/ Bệnh có biểu hiện điển hình là: chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, nhức đầu, đau đầu, đau lan tỏa nhưng cũng [...]

The post Bài thuốc hay chữa thiếu máu não first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Bệnh có biểu hiện điển hình là: chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, nhức đầu, đau đầu, đau lan tỏa nhưng cũng có khi chỉ đau vùng trán hoặc vùng gáy.

Ngoài ra, người mắc chứng thiếu máu não còn có thể mắc chứng rối loạn giấc ngủ, giảm trí nhớ, ù tai… Để việc điều trị có hiệu quả, bên cạnh việc dùng thuốc, cần chú ý hạn chế mỡ động vật, thức ăn từ tạng phủ động vật như tim, gan, óc… hoạt động thể lực đều đặn, vừa sức để duy trì cân nặng, tránh thừa cân, béo phì… Tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc phù hợp sau đây:

Nếu đầu choáng, mắt hoa lồng ngực đầy tức, buồn nôn, không muốn ăn, người ậm ạch, béo phì, mệt mỏi, ngủ nhiều, rêu lưỡi trắng, nhợt. Mạch hoạt.

Dùng bài: Bán hạ 16g, bạch truật16g, trần bì 12g, mạch nha16g, phục linh 16g, hoàng kỳ 12g, nhân sâm 6g, trạch tả 12g, thương truật 16g, thiên ma 12g, thần khúc 16g, hoàng bá 12g, can khương 6g.

Cách dùng: Bán hạ chế, bạch truật tẩm nước vo gạo sao, hoàng kỳ chích mật, thiên ma cám sao, hoàng bá rượu sao, can khương sao giòn. Các vị trên sắc với 1.700ml, lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.

Châm cứu: Châm bổ: Tỳ du, túc tam lý.

Châm tả: Thủy phân, thái dương, phong long, bách hội, tứ thần thông.

Vị thuốc bạch truật.

Vị thuốc bạch truật.

Nếu đau đầu, hoa mắt, choáng, căng cắn buốt 2 thái dương, lưng đau, ù tai, phiền khát, ít ngủ, ra mồ hôi trộm, miệng đắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít. Mạch tế sác.

Dùng bài: Thiên ma 16g, câu đằng 10g, thạch quyết minh 16g, sơn chi tử 12g, hoàng cầm 10g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g, ích mẫu 10g, tang ký sinh 12g, phục thần 16g, hà thủ ô trắng 12g.

Cách dùng: Thiên ma cám sao, thạch quyết minh sống + 1.800ml nước, sắc còn 900ml. Các vị còn lại cho vào sắc lọc bỏ bã lấy 250ml, chia đều 5 phần, uống trong ngày.

Châm cứu: Châm bổ: Tỳ du, thận du, tam âm giao.

Châm tả: Thái dương, đầu duy, bách hội.

Nếu hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, chân tay bủn rủn, sắc mắt trắng bệnh, môi nhợt, ăn kém, ngại nói, thở ngắn, tim hồi hộp, tiểu tiện sẻn, đại tiện lỏng, nặng thì choáng ngất, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi bệu.

Dùng bài: Nhân sâm 8g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, phục linh 12g, cam thảo 6g, trần bì 8g, quế tân 6g, thục địa 24g, đương quy 16g, bạch thược 12g, viễn chí 6g, ngũ vị tử 6g.

Cách dùng: Hoàng kỳ chích mật, bạch truật hoàng thổ sao, viễn chí bỏ lõi chế. Các vị trên sắc với 1.800ml, lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.

Châm cứu: Châm bổ: Tâm du, tỳ du, tam âm giao, túc tam lý.

Châm bình bổ bình tả: Thái dương, phong trì, bách hội.

Nếu đầu choáng, hoa mắt, đau đầu từng cơn, chân tay lạnh, đầu nóng, mặt nóng bừng bừng. Ăn uống kém, sôi bụng. Nặng thì choáng váng có thể ngã ngất kèm theo ngũ canh tiết tả, chất lưỡi bệu. Mạch trầm tế, vô lực.

Dùng bài: Hoài sơn 16g, trạch tả 12g, đan bì 12g, sơn thù 16g, bạch linh 12g, thục địa 32g, nhục quế 4g, hắc phụ tử 4g,

Cách dùng: Các vị trên sắc với 1.700ml, lọc bỏ bã lấy 250 ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.

Châm cứu: châm bổ, châm ôn các huyệt tỳ du, thận du, mệnh môn, tam âm giao. Cứu quan nguyên, khí hải.

TS. Trần Xuân Nguyên

The post Bài thuốc hay chữa thiếu máu não first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Khử mùi hôi nách bằng bài thuốc Đông y http://tapchisuckhoedoisong.com/khu-mui-hoi-nach-bang-bai-thuoc-dong-y-17933/ Fri, 25 Jan 2019 01:06:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khu-mui-hoi-nach-bang-bai-thuoc-dong-y-17933/ Ở nhiều người do sự hoạt động quá mạnh của tuyến mồ hôi lớn vùng nách làm lượng bài tiết mồ hôi vùng nách tăng, [...]

The post Khử mùi hôi nách bằng bài thuốc Đông y first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Ở nhiều người do sự hoạt động quá mạnh của tuyến mồ hôi lớn vùng nách làm lượng bài tiết mồ hôi vùng nách tăng, gây ra tình trạng ẩm ướt cộng với vi khuẩn khiến vùng da nách có mùi hôi khó chịu, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng bức.

Hôi nách tuy không nguy hại đến sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng nhiều trong sinh hoạt, gây thiếu tự tin và thoải mái trong giao tiếp.

Có nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng hôi nách như sử dụng các sản phẩm ngăn tiết mồ hôi dưới dạng nước, bột, sáp trên thị trường, ngoài ra xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y đơn giản giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này:

Phèn chua.

Bài 1:

Dùng phèn chua rang lên, tán mịn. Sau khi tắm sạch, lau khô hố nách, lấy bột phèn chua xát vào hai hố nách. Mỗi ngày một lần. Bài thuốc này rất hiệu quả vì trong phèn chua có thành phần chính là nhôm sunfat, khi mồ hôi ở nách tiết ra sẽ bị khử bởi nhôm sun fat.

Bài 2: Thân, rễ gừng tươi 20g (phơi hoặc sấy khô, tán mịn), long não 4g, trộn đều. Sau khi tắm xong xát vào nách. Do gừng chứa tinh dầu và chất cay có tác dụng ngăn ngừa tiết mồ hôi, giúp da khô thoáng không có mùi khó chịu.

Bài 3: Gừng tươi 1 miếng, lá chè 5g, hãm trong nước sôi để nguội dùng rửa nách, ngày 1-2 lần, làm liên tục trong 10 ngày.

 

Gừng tươi.

Bài 4:

Thanh mộc hương (mật hương), hoắc hương, kê thiệt hương (mẫu đinh hương), hồ phấn (diên phấn) mỗi thứ 30g. Nghiền nhỏ mịn các dược liệu. Lấy vải bọc thuốc lại, hằng ngày để vào trong hố nách. Khi nào thấy thuốc hết mùi thì thay. Làm trong thời gian 10-15 ngày.

Bài 5: Dùng 2 – 4 lá trầu không tươi, rửa sạch. Sau khi tắm sạch chà xát vào hố nách. Làm liên tục trong 1 tháng sẽ cải thiện rất tốt tình trạng hôi nách do trầu không có tác dụng khử trùng rất tốt, hiệu quả khi khử mùi mồ hôi cơ thể.

Bài 6: Sau khi tắm sạch, dùng quả chanh tươi cắt lát xát vào nách, đợi khoảng 15 phút rồi rửa sạch, làm thường xuyên, ngày 1 lần sẽ có tác dụng khử mùi rất tốt.

Bài 7: Bạc hà 10g, bạch chỉ 10g tán nhỏ, tắm rửa  sạch, rồi xát vào nách ngày 1 lần, làm như vậy trong 10 ngày.

Chú ý: Cần tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để làm sạch vi khuẩn trên da. Quần áo mùa hè nên dùng loại vải cotton giúp thấm mồ hôi tốt và thay thường xuyên. Mùi hôi còn có thể do thức ăn gây ra, do đó nên hạn chế ăn nhiều gia vị cay, nóng như ớt, tỏi, hành,… tránh các yếu tố gây gây xúc động, hồi hộp, lo sợ, nóng nảy… đều làm các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

The post Khử mùi hôi nách bằng bài thuốc Đông y first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Trị bệnh sởi bằng bài thuốc dân gian http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-benh-soi-bang-bai-thuoc-dan-gian-17912/ Wed, 23 Jan 2019 01:06:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-benh-soi-bang-bai-thuoc-dan-gian-17912/ Bệnh sởi còn gọi là ma chẩn, sa tử, bệnh xuất hiện những nốt đỏ trên da, nổi hơi cao, sờ tay có cảm giác [...]

The post Trị bệnh sởi bằng bài thuốc dân gian first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Bệnh sởi còn gọi là ma chẩn, sa tử, bệnh xuất hiện những nốt đỏ trên da, nổi hơi cao, sờ tay có cảm giác như hạt vừng nên gọi là ma chẩn, cần phân biệt với phong chẩn (nốt ban không nổi cao trên da).

Thời kỳ khởi phát (từ khi phát nóng đến ngày sởi mọc khoảng 3 – 5 ngày). Bắt đầu ho, sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, mỏi mệt, buồn ngủ, thân nhiệt tăng dần, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, đồng thời ăn kém, tiêu chảy phân loãng.

Bài thuốc: lá dấp cá 16g, rau rệu 16g, cam thảo đất 12g, đậu cọc rào 12g. Các vị tươi càng tốt, rửa sạch, đổ 300ml nước, sắc lấy 150ml chia làm 2 lần uống, tùy tuổi lớn nhỏ mà thêm bớt liều lượng. Cứ cách 3 giờ lại cho uống 1 lần.

Thời kỳ sởi mọc (kể từ khi mới mọc đến khi sởi mọc đều khắp người ước độ 3 ngày). Thời kỳ này các triệu chứng lâm sàng lúc sởi mọc nặng thêm, sốt cao hơn, buồn phiền khát nước, ho suyễn nặng thêm, tiêu chảy, màu sởi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng nhớt, chất lưỡi đỏ, nặng hơn nữa thì lưỡi khô.

Bài thuốc: lá tre 20g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, cam thảo đất 12g, sài đất 16g, ngân hoa 16g, củ sắn dây 12g. Sắc 600ml nước lấy 300ml chia làm nhiều lần, mỗi lần uống 30 – 40ml, cách 3 giờ uống 1 lần.

Nếu bệnh nhi bình thường, không có kèm triệu chứng gì khác sau khi sởi mọc 3 ngày, bắt đầu sởi lặn, nóng sốt cũng lui theo, các triệu chứng cũng hết.

Nếu lúc này bệnh nhi có xuất hiện những hiện tượng như: gò má đỏ, nóng cơn, ho ít đờm, ra mồ hôi trộm, rêu lưỡi nhuận, sáng, chất lưỡi đỏ mà khô, mạch tế sác là do nhiệt độc của sởi còn sót lại làm cho hao tổn tân dịch của phổi và dạ dày.

Nếu sau khi sởi bay có biến chứng lỵ, cho uống: rau má 20g, rau sam 16g, lá mơ 16g, củ phượng vĩ 12g, cam thảo dây 8g, cỏ nhọ nồi 12g, vỏ núc nác 12g sắc với 400ml nước lấy 150ml chia 2 – 3 lần uống.

Nếu sau khi sởi bay vẫn ho kéo dài, cho uống: vỏ rễ dâu 20g (tẩm mật sao vàng), mạch môn 12g, cam thảo dây 8g, bách hộ 12g, lá táo 8g, lá chanh 6g sắc với 400ml lấy 150ml chia 2 – 3 lần uống.

Bệnh sởi biến chứng: Bệnh có khả năng phát sinh các biến chứng khác nhau như phong tà, hỏa độc, thực tích, đờm thấp… quá mạnh đều khiến sởi bế lại (vít) không mọc ra được, xuất hiện tình trạng đang mọc mà không mọc, xuất hiện chứng nghịch hoặc nguy hiểm như sởi mọc không thấu hoặc bay đi quá nhanh… tùy thể biến chứng mà dùng bài thuốc thích hợp.

Do phong tà làm vít lấp, có các chứng sợ lạnh, sốt, tắc mũi, thở thô, sắc mặt hơi xanh, chân tay lạnh, đại tiện trong loãng, tiểu tiện ngắn ít, khát nước, không có mồ hôi, mạch phù khẩn, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng.

Bài thuốc: kinh giới 12g, bạc hà 4g, tiền hồ 8g, thăng ma 8g, ngưu bàng 12g, phòng phong 12g, khương hoạt 4g, cát căn 8g, đạm đậu xị 12g, thông bạch 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu chân tay co giật, mắt trắng, tròng ngược, dùng thêm sừng trâu từ 12 – 15g, đập vụn sắc lẫn vào thuốc cho uống ngày 1 thang.

Do hỏa độc làm vít lấp, có các chứng phát sốt, mặt đỏ, da nóng rát, lưỡi ráo môi nẻ (dấu hiệu vật vã) đại tiện bế tắc hoặc kiết lỵ, mạch hồng sác, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô.

Bài thuốc: hoàng cầm 8g, sơn chi tử 4g, liên kiều 12g, thục đại hoàng 8g, bạc hà 8g, ngưu bàng tử 12g, kim ngân hoa 12g, tri mẫu 8g, tiên lô căn 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Do ăn uống làm vít lấp, có các chứng sắc mặt hơi vàng, chân tay lười hoạt động, ợ hăng nuốt chua, mình nóng nhiệt khô, hung chách nghẽn đầy, mạch hoãn, rêu lưỡi vàng nhớt.

Bài thuốc: liên kiều 12g, chỉ xác 8g, cát căn 8g, thần khúc 12g, la bặc tử 12g, hoàng cầm 8g, thanh bì 8g, hậu phác 8g, phục linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu bụng trướng, ngủ li bì, thở gấp, đại tiện không thông, thêm: thục địa hoàng 8g, hoàng liên 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Do đờm thấp làm vít lấp, có các chứng đờm rãi đầy miệng, thở gấp phát hen, do đờm không ra, mạch hoạt, rêu lưỡi trắng nhớt.

Bài thuốc: đình lịch tử 12g, cát cánh 8g, đởm nam tinh 12g, bạch giới tử 8g, cam thảo 4g, qua lâu nhân 8g, liên kiều 12g, la bặc tử 12g, chỉ xác 8g, trúc nhự 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Để phòng sởi cho trẻ em, phải tiêm phòng vaccin sởi cho trẻ khi 9 tháng tuổi và tiêm nhắc mũi 2 khi trẻ 6 tuổi. Phát hiện bệnh và cách ly sớm với trẻ bị sởi.

Lương y Vũ Quốc Trung

The post Trị bệnh sởi bằng bài thuốc dân gian first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Bài thuốc trị táo bón mạn tính http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-tao-bon-man-tinh-17898/ Tue, 22 Jan 2019 01:06:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-tao-bon-man-tinh-17898/ Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc [...]

The post Bài thuốc trị táo bón mạn tính first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

Theo Đông y, táo bón thường do âm hư, huyết nhiệt hoặc do thiếu máu làm tân dịch giảm; phụ nữ sau đẻ, người già do cơ nhục bị yếu gây khí trệ; do kiết lỵ mạn tính làm tỳ vị kém vận hóa gây táo bón. Nếu không điều trị có thể gây bệnh trĩ. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh:

Táo bón do âm hư huyết nhiệt: Người bệnh táo bón lâu ngày, họng miệng khô, lưỡi đỏ ít rêu, người gầy khô, hay khát nước, buồn bực cáu giận, mạch tế. Phép chữa là lương huyết, dưỡng âm nhuận táo. Dùng một trong các bài:

Bài 1: sinh địa 16g, huyền sâm 16g, mạch môn 16g, sa sâm 16g, vừng đen 20g, mật ong vừa đủ. Tất cả tán bột làm thành viên, ngày uống 10 – 20g.

Bài 2: bá tử nhân 100g, bạch thược 50g, hậu phác 40g, hạnh nhân 50g, đại hoàng 40g, chỉ thực 40g. Tất cả tán bột, ngày uống 10 – 20g.

Táo bón ở người bị thiếu máu, phụ nữ sau đẻ mất máu: Người bệnh da xanh, niêm mạc nhợt, ngủ ít, chóng mặt hoa mắt, táo bón kéo dài, lưỡi nhạt, mạch hư tế đới sác vô lực. Phép chữa là bổ huyết nhuận táo. Dùng một trong các bài:

Bài 1: hà thủ ô đỏ 100g, long nhãn 100g, bá tử nhân 100g, kỷ tử 100g, tang thầm 100g, vừng đen 200g. Tất cả tán bột làm viên, ngày uống 10 – 20g.

Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, bá tử nhân 8g, đại táo 8g, vừng đen 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Táo bón do khí hư: Thường gặp ở người già, phụ nữ sau đẻ do trương lực cơ giảm. Phép chữa là ích khí nhuận tràng. Dùng bài: bạch truật 12g, đẳng sâm 16g, hoài sơn 12g, sài hồ 12g, kỷ tử 12g, vừng đen 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Người dương khí kém, táo bón, sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn kém, tiểu tiện nhiều lần, lưng gối đau mỏi, mạch trầm tế, dùng bài: bố chính sâm 10g, hoài sơn 10g, kỷ tử 10g, nhục quế 2g, ý dĩ 12g, chút chít 12g, hoàng tinh 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Để phòng bệnh táo bón, cần uống đủ nước (2 lít mỗi ngày); ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế chất béo, kiêng các chất kích thích như rượu mạnh, trà đặc, cà phê, tỏi ớt… Tập thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định, tốt nhất là vào sáng sớm. Thường xuyên vận động cơ thể, tránh ngồi lâu, hằng ngày nên xoa bóp vùng bụng dưới để tăng nhu động ruột.

Lương y Đình Thuấn

The post Bài thuốc trị táo bón mạn tính first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Bài thuốc hay trị chảy máu mũi, chảy máu chân răng http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-hay-tri-chay-mau-mui-chay-mau-chan-rang-17877/ Sun, 20 Jan 2019 01:09:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-hay-tri-chay-mau-mui-chay-mau-chan-rang-17877/ Chảy máu mũi, chảy máu chân răng Đông y gọi là chứng nục huyết. Nguyên nhân phần nhiều do phế nhiệt, hoặc bị cảm phong [...]

The post Bài thuốc hay trị chảy máu mũi, chảy máu chân răng first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Chảy máu mũi, chảy máu chân răng Đông y gọi là chứng nục huyết. Nguyên nhân phần nhiều do phế nhiệt, hoặc bị cảm phong nhiệt, nhiệt bức bách làm tổn thương các mao mạch mà chảy máu mũi; do kinh dương minh nhiệt thịnh thúc huyết hoặc do người thận thủy suy kém, can (gan) dương vượng, thận thủy không nuôi dưỡng được can mộc, huyết theo hỏa bốc gây nên bệnh.

Nếu do phong nhiệt phạm phế: mũi khô, miệng ráo, có ho, sau một cơn ho nhẹ thì chảy máu mũi.

Bài thuốc: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, hạnh nhân 8g, cam thảo 4g, cát cánh 12g, lô căn 12g, liên kiều 12g, bạc hà 6g, gia đan bì 8g, bạch mao căn 12g. Ngày một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn, hoặc lúc đói.

Nếu nhiệt thịnh ở kinh dương minh: miệng khô, khát nước, mũi ráo, đại tiện bí kết, lưỡi vàng, mạch phù sác.

Bài thuốc: thạch cao 16g, sinh địa 12g, mạch môn 8g, tri mẫu 12g, ngưu tất 8g tùy theo chứng trạng của bệnh nhân có thể gia giảm. Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Nếu do can dương hỏa thịnh: nhức đầu, choáng váng, miệng khô, tính tình thất thường hay tức giận, mạch huyền sác.

Bài thuốc: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 8g, mộc thông 12g, xa tiền tử 12g, đương quy 8g, sinh địa 12g, sài hồ 6g, cam thảo 4g, gia huyền sâm 12g, mạch môn 8g. Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Nếu thận thủy suy kém: miệng hôi, lợi và chân răng sưng đỏ, đau nhức, đại tiện bí kết, huyết ra đỏ tươi, lưỡi vàng, mạch sác.

Bài thuốc: thuyến căn 12g, hoàng cầm 8g, a giao 12g, trắc bá diệp (thán sao) 16g, sinh địa 12g, cam thảo 4g. Gia bổ cốt chỉ 12g, đan bì 12g, bạch thược 12g. Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

BS. Nguyễn Xuân Trung

The post Bài thuốc hay trị chảy máu mũi, chảy máu chân răng first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Phương pháp độc đáo chữa đái dầm ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/phuong-phap-doc-dao-chua-dai-dam-o-tre-17854/ Fri, 18 Jan 2019 01:55:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phuong-phap-doc-dao-chua-dai-dam-o-tre-17854/ Trong Đông y, để chữa chứng đái dầm có một phương pháp rất độc đáo, đơn giản, rẻ tiền, dễ làm mà có khi lại [...]

The post Phương pháp độc đáo chữa đái dầm ở trẻ first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Trong Đông y, để chữa chứng đái dầm có một phương pháp rất độc đáo, đơn giản, rẻ tiền, dễ làm mà có khi lại thu được kết quả không ngờ, đó là cách đắp thuốc vào rốn, người xưa gọi là “Phu tề liệu pháp”. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Bài 1: Tang phiêu tiêu, khiếm thực, lưu hoàng, ngũ bội tử, lượng vừa đủ. Tất cả sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 5g trộn với nước thành dạng cao rồi đắp vào rốn, cố định bằng băng dính hoặc vải gạc, 2 ngày thay thuốc một lần, 5 lần là một liệu trình. Công dụng: Tang phiêu tiêu bổ thận trợ dương, cố tinh sáp niệu; khiếm thực ích thận sáp niệu; lưu hoàng bổ hỏa tráng dương, ôn ấm hạ tiêu hư lãnh. Bài thuốc dùng tốt cho trẻ đái dầm do thận dương bất túc.

Tang phiêu tiêu

Bài 2: Sinh khương (gừng) 30g, phá cố chỉ 12g, phụ tử chế 6g. Phụ tử và phá cố chỉ tán bột, sau đó cho sinh khương vào giã nát thành dạng cao rồi đắp vào rốn, cố định bằng vải gạc hoặc băng dính, vài ngày thay thuốc một lần. Công dụng: Ôn thận sáp niệu, đạt hiệu quả từ 80 – 90%.

Sinh khương

Bài 3: Hành trắng cả rễ 3 nhánh (dài chừng 5cm), lưu hoàng 30g. Hai thứ cùng giã nát thành dạng cao rồi đắp lên rốn, cố định bằng băng dính trong 8 giờ rồi bỏ ra. Công dụng: Hành ôn kinh tán hàn, thông khí bàng quang; lưu hoàng ôn bổ mệnh môn hỏa, cả hai phối hợp với nhau có tác dụng sáp niệu, trị đái dầm.

Bài 4: Lưu hoàng 30g, hành tây 120, hà thủ ô 30g. Hà thủ ô và lưu hoàng tán thành bột, hành tây giã nát, trộn tất cả với dấm gạo thành dạng cao rồi đắp vào rốn, cố định bằng băng dính, mỗi ngày thay thuốc một lần, 5 lần là một liệu trình.

Bài 5: Bạch truật 20g, bạch thược 20g, bạch phàn 20g, lưu hoàng 20g, cam thảo 20g. Tất cả tán thành bột, mỗi lần lấy 10g hòa với nước thành dạng cao rồi đắp vào rốn, cố định bằng băng dính, 3 ngày thay thuốc một lần.

So với các phương pháp trị liệu khác, “Phu tề liệu pháp” dễ được con trẻ chấp nhận hơn vì không gây đau đớn sợ hãi do châm chích hoặc cảm giác khó chịu, buồn nôn do mùi vị khác lạ của thuốc uống. Điều duy nhất cần lưu ý là: Nếu trẻ bị dị ứng tại chỗ do thuốc đắp thì phải bỏ thuốc ra, rửa sạch rốn bằng nước muỗi ấm và chuyển dùng phương pháp khác.

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn

The post Phương pháp độc đáo chữa đái dầm ở trẻ first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Xoa bóp bấm huyệt chữa chuột rút http://tapchisuckhoedoisong.com/xoa-bop-bam-huyet-chua-chuot-rut-17850/ Fri, 18 Jan 2019 01:09:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xoa-bop-bam-huyet-chua-chuot-rut-17850/ Có thể nói, mọi nguyên nhân dẫn đến khí huyết nuôi dưỡng cơ bắp kém đều có thể gây chuột rút. Xoa bóp vùng cơ [...]

The post Xoa bóp bấm huyệt chữa chuột rút first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Có thể nói, mọi nguyên nhân dẫn đến khí huyết nuôi dưỡng cơ bắp kém đều có thể gây chuột rút.

Xoa bóp vùng cơ bị chuột rút.

Xoa bóp vùng cơ bị chuột rút.

Bệnh chứng chuột rút và giãn tĩnh mạch đều có liên quan đến nhau. Chuột rút là do số lượng và chất lượng máu nuôi dưỡng đến các tổ chức cơ ở chi bị thiếu. Giãn tĩnh mạch cũng là một tình trạng chức năng của mạch máu suy giảm, máu kém lưu thông mà dẫn đến tê bì nhức mỏi chi. Vậy nên phòng trị giãn tĩnh mạch cũng phòng trị được chuột rút. Khi bị chuột rút, thường thấy cả khối cơ bị co lại, lồi lên, ấn thấy cứng và rất đau, bàn chân không co duỗi được, các ngón chân quặp lại. Sau đây là một số thao tác xoa bóp để giảm cơ, cơ bớt đau:

Bước 1: xoa bóp day vuốt vùng cơ bị đau, làm vùng da ấm lên (thao tác phải nhẹ nhàng từ vùng cơ xung quanh vùng đau) có thể xoa dầu ấm, hoặc chườm ấm.

Bước 2: day ấn một số huyệt sau đây, mỗi huyệt tác động vài phút.

Thừa sơn: Ở dưới bắp chân, chỗ hõm gặp nhau của hai bờ dưới cơ sinh đôi. Tác dụng thư cân, lương huyết, thông kinh lạc… phòng trị chuột rút, đau thần kinh toạ…

Huyết hải: Bờ trên xương bánh chè đo lên 1 tấc, đo vào trong 2 tấc. Tác dụng: điều huyết thông huyết, tuyên thông hạ tiêu…

Dương lăng tuyền: chỗ hõm dưới trước đầu trên xương mác. Tác dụng: thư gân, mạnh gân cốt, đuổi phong tà ở chân.

Ủy trung: trung điểm nếp kheo 2 chân.

Để phòng ngừa chứng chuột rút, tốt nhất nên ăn uống đủ dưỡng chất nhất là canxi, kali, magie, natri… Khi tập thể dục thể thao phải khởi động kỹ. Khi vận động ngoài nắng nóng nhớ uống đủ nước. Khi đi bơi, tránh tiếp xúc với nước lạnh một cách đột ngột. Đêm ngủ nên giữ ấm cơ thể tránh quạt lạnh vào hai chân.

Lương y Minh Phúc

The post Xoa bóp bấm huyệt chữa chuột rút first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>