Sản Phụ Khoa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 22 Jan 2019 02:57:18 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Sản Phụ Khoa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 4 món ăn giúp thoát ức chế sau sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/4-mon-an-giup-thoat-uc-che-sau-sinh-17902/ Tue, 22 Jan 2019 02:57:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/4-mon-an-giup-thoat-uc-che-sau-sinh-17902/ [...]]]>

Sau khi sinh con, nhất là em bé thứ hai, với hầu hết phụ nữ “chuyện ấy” chỉ là nghĩa vụ. Mệt mỏi, sức khỏe giảm, công việc cơ quan, việc nhà khiến phụ nữ ngại yêu. Nếu tình trạng đó kéo dài thì chị em nên tới bác sĩ tâm lý để được tư vấn. Bên cạnh đó, hãy coi trọng việc tẩm bổ sức khỏe của mình bằng những món ăn dễ tìm và không khó chế biến dưới đây:

Tôm xào ngô, cần tây: tôm tươi 300g, cần tây 200g, ngô 20g, nước, gia vị, bột đao (hoặc bột sắn, bột năng) vừa đủ. Cần tây bỏ gốc, rửa sạch. Tôm rửa sạch ướp gia vị. Cần tây thái khúc xào cùng dầu ăn rồi cho ra đĩa. Tôm xào chín cho ra đĩa. Ngô nấu cùng với nước sôi, khi chín đổ tôm vào cho thêm một ít bột đao để cho nước sánh, múc ra đĩa rồi rắc cần tây lên, ăn nóng. Bài thuốc này giúp bổ thận ích khí, thích hợp với người bị suy nhược cơ thể.

Cháo rau cần, cà rốt, thịt bò: rau cần 1 mớ, thịt thăn bò 100g, gạo tẻ ngon 50g, cà rốt 1 củ, hành hoa, nước, gia vị đủ dùng. Rau cần rửa sạch, nhặt bỏ gốc, thái nhỏ. Cà rốt cạo vỏ, thái hạt lựu. Gạo tẻ vo sạch nấu nhừ thành cháo. Thịt bò rửa sạch, luộc chín, thái mỏng. Phi thơm hành rồi cho rau cần, cà rốt vào đảo qua, sau đó cho thịt bò vào, nêm gia vị, bắc xuống. Đổ tất cả các thứ trên vào nồi cháo đã ninh nhừ và nấu sôi lên là dùng được. Ăn liên tục trong vòng 7 ngày, mỗi ngày ăn 2 bát nhỏ vào buổi sáng và tối. Món cháo có tác dụng bổ tỳ, ích khí huyết, chống mỏi mệt.

Canh tâm sen, lòng đỏ trứng gà: tâm sen tươi 10g, lòng đỏ trứng gà (dùng trứng tươi là tốt nhất) 2 cái, giấm và nước, gia vị đủ dùng. Đục một lỗ nhỏ trên quả trứng, cho lòng trắng chảy ra ngoài. Cho tâm sen vào nồi đổ nước đun lửa to cho sôi, sau đó cho lòng đỏ trứng gà vào đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút thì đổ giấm vào và đun sôi là được. Món canh này có công dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, kích thích nhu cầu tình dục cho phụ nữ.

Canh ý dĩ, hạt sen, thịt trai: ý dĩ, hạt sen 40g, thịt trai 100g. Hạt sen bóc bỏ màng, tâm, ý dĩ cho vào rổ đãi như đãi gạo, thịt trai rửa sạch, thái nhỏ. Cho tất cả 3 thứ trên vào lượng nước vừa đủ đun nhỏ lửa, hầm chín nhừ, ăn liên tục trong vòng 5 ngày. Món ăn có chứa nhiều chất béo, đạm, canxi, kẽm. Có tác dụng chữa mụn nhọt, băng huyết, an thần, rong huyết, chán ăn…

BS. Nguyễn Nghiêm Huệ

]]>
Nhận biết buồng trứng đa nang qua các dấu hiệu đặc trưng nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-buong-trung-da-nang-qua-cac-dau-hieu-dac-trung-nao-17888/ Mon, 21 Jan 2019 12:50:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-buong-trung-da-nang-qua-cac-dau-hieu-dac-trung-nao-17888/ [...]]]>

 

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, triệu chứng của buồng trứng đa nang khá đa dạng.

Thứ nhất, một số người có tình trạng cường androgen, nam hóa quá mức như rậm lông, mụn trứng cá nhiều… Điều này còn được thể hiện qua xét nghiệm máu, trong đó nồng độ nội tiết tố nam tăng cao quá mức bình thường.

Triệu chứng thứ hai là tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu, đái tháo đường. Việc này có thể được chẩn đoán qua xét nghiệm máu.

Nhóm triệu chứng thứ ba là tình trạng rối loạn rụng trứng:  Bình thường, người phụ nữ có kinh nguyệt đều với chu kỳ mỗi tháng 1 lần. Tuy nhiên, những người phụ nữ bị buồng trứng đa nang thì hay bị trễ kinh, kinh không đều, có khi 3 – 4 tháng mới có kinh. Do những người này bị tình trạng rối loạn rụng trứng nên dễ dẫn đến hiếm muộn- vô sinh. Khi siêu âm qua ngả âm đạo, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thấy nhiều nang trứng trên biểu mô buồng trứng của người phụ nữ.

Bs. Trung cũng cho biết, đến nay không có loại thuốc nào có thể điều trị triệt để hội chứng buồng trứng đa nang. Tùy theo từng mức độ ảnh hưởng của hội chứng này đến bản thân người bệnh, người bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị chứ không phải có một loại thuốc chuyên biệt nào để điều trị triệt để hội chứng buồng trứng đa nang. Khi bị hội chứng này cần theo dõi suốt đời.

Theo đó, tùy theo mức độ ảnh hưởng đến các rối loạn ở cơ quan nào mà việc can thiệp điều trị khác nhau: Với những người bị hội chứng buồng trứng đa nang kèm theo bị hiếm muộn- vô sinh, cần được tư vấn và thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như bơm tình trùng vào tử cung hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Còn những phụ nữ bị rậm lông, nam hóa quá mức thì phải sử dụng nội tiết tố ức chế nội tiết tố sinh dục nam giảm thấp xuống. Còn với những người bị rối loạn chuyển hóa lipid, tăng cholesterol máu, rối loạn đái tháo đường cần phải khám và theo dõi tại các Bác sĩ chuyên khoa nội tiết hoặc nội tổng quát.

Hình ảnh buồng trứng đa nang

Đối với những phụ nữ lớn tuổi, tiền sử bị hội chứng buồng trứng đa nang cần phải được khám phụ khoa định kỳ, chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung qua nạo sinh thiết nội mạc tử cung, nhất là khi những người phụ nữ này có những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như “ra máu kinh” trở lại sau khi đã mãn kinh trên 1 năm, rong

Buồng trứng đa nang có dự phòng được không?

Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng rối loạn chuyển hóa mà cơ chế gây bệnh chưa được biết rõ. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng đây là căn bệnh do rối loạn nội tiết tố trong đó yếu tố về gia đình và tình trạng lối sống lười vận động, tiêu thụ nhiều chất béo, dầu mỡ… góp phần làm tăng nguy cơ bị bệnh. Theo đó, Bs. Trung khuyến cáo để dự phòng hội chứng buồng trứng đa nang ngoài yếu tố gia đình không thể can thiệp được, chị em phụ nữ cần thay đổi lối sống, nhất là những người phụ nữ có thể tạng hơi thừa cân hoặc béo phì. Những người phụ nữ này nên tăng cường vận động, tập thể dục thể thao, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế chất ngọt, tinh bột…. Đối với những người phụ nữ đã được chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang, việc thay đổi chế độ ăn, lối sống như trên là cần thiết hơn nữa bên cạnh các liệu pháp điều trị chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, những người bị hội chứng buồng trứng đa nang cũng hay kèm theo tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu dẫn đến tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Những phụ nữ này còn bị tăng nguy cơ bị đái tháo đường do tình trạng đề kháng insulin. Đặc biệt phụ nữ mắc hội chứng đa nang buồng trứng có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung cao hơn so với những người không mắc bệnh. Theo bác sĩ Trung do tác dụng của tình trạng cường estrogen (hậu quả của tình trạng không rụng trứng kéo dài) dẫn đến niêm mạc tử cung cứ dày lên và không chịu bong ra. Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở người phụ nữ.

Do đó, người phụ nữ bị buồng trứng đa nang có thể gặp ở nhiều chuyên khoa khác nhau như sản phụ khoa, hiếm muộn, nội tổng quát, tim mạch… và cả chuyên khoa da liễu.

 

Nguyên nhân của hội chứng buồng trứng đa nang chưa rõ nhưng người ta thấy có yếu tố di truyền, lối sống ít vận động và ăn nhiều dầu mỡ, chất béo… làm tăng tình trạng béo phì dễ dẫn đến dễ bị hội chứng buồng trứng đa nang. Tuy nhiên, đối với người phụ nữ Việt Nam, không ít người phụ nữ có thể tạng gầy vẫn bị hội chứng buồng trứng đa nang.

H.Nguyên

]]>
Có cách nào phòng tránh sẩy thai tái diễn? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-cach-nao-phong-tranh-say-thai-tai-dien-17879/ Sun, 20 Jan 2019 02:56:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-cach-nao-phong-tranh-say-thai-tai-dien-17879/ [...]]]>

Xin hỏi bác sĩ, bao lâu tôi có thể mang thai lại được? Có cách nào phòng tránh sẩy thai tái diễn?

Thu Hiền (Nghệ An)

Hở eo tử cung là nguyên nhân thường gặp gây sẩy thai 3 tháng giữa lặp lại, do cổ tử cung xóa mỏng và mở dần, trước khi thai nhi đủ tháng, thường vào khoảng thai 16-28 tuần. Sẩy thai do hở eo tử cung thường xảy ra đột ngột, không có triệu chứng đau bụng hoặc ra máu âm đạo báo trước, lần sẩy thai sau thường xảy ra sớm hơn lần trước. Những trường hợp sẩy thai do hở eo tử cung, chiều dài cổ tử cung thường ngắn, dưới 25mm, đo được qua siêu âm. Hở eo tử cung có thể do nguyên nhân bẩm sinh hoặc do cổ tử cung bị tổn thương trong quá trình nong cổ tử cung để nạo, hút thai ở các lần có thai trước, rách cổ tử cung khi sinh (mà không được phát hiện và khâu phục hồi tốt), hoặc do phẫu thuật khoét chóp hay cắt đoạn cổ tử cung.

Trường hợp của bạn, sẩy thai 18 tuần, do hở eo tử cung, để phòng tránh sẩy thai lặp lại (tái diễn) bằng cách khâu eo tử cung, với tỷ lệ thành công cao, khoảng 85-90%, như trường hợp của bạn, nên khâu eo tử cung trước khi thai được 18 tuần. Sau khâu eo, bạn cần nằm nghỉ tại giường, sử dụng kháng sinh và thuốc giảm co tử cung, xuất viện sau 48 giờ nếu ổn định. Sau xuất viện, bạn nên hạn chế đi lại và làm việc nặng, khám thai định kỳ, khám ngay khi đau bụng hoặc ra máu âm đạo. Sợi chỉ khâu eo tử cung sẽ được cắt bỏ khi thai đủ tháng, khoảng 37-38 tuần, hoặc sớm hơn, khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non khó tránh khỏi. Sau sẩy thai, bạn nên chờ khoảng 3 tháng để tử cung phục hồi hoàn toàn, sẵn sàng mang thai tiếp theo. Chúc bạn mau phục hồi và mang thai lần tới thành công tốt đẹp.

BS. Nguyễn Thu Phương

]]>
Truyền hình trực tuyến: Chăm sóc “cô bé” yêu thương http://tapchisuckhoedoisong.com/truyen-hinh-truc-tuyen-cham-soc-co-be-yeu-thuong-17872/ Sat, 19 Jan 2019 12:54:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/truyen-hinh-truc-tuyen-cham-soc-co-be-yeu-thuong-17872/ [...]]]>

Mời độc giả xem video chương trình:

Chăm sóc “cô bé” là việc hằng ngày và đặc biệt quan trọng không chỉ giúp phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa mà còn có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe sinh sản của phái đẹp. Trong khi đó đây là bộ phận vô cùng nhạy cảm trên cơ thể người phụ nữ, chính vì thế là vấn đề mà các chị em rất hay ngại ngùng mỗi khi nhắc tới. Nhưng theo số liệu thì trong 70.000 phụ nữ đã có gần 90% phụ nữ bị viêm nhiễm vùng kín.

Các chuyên gia cho biết, vệ sinh phần phụ đúng cách cũng là một trong những nhân tố giúp chị em phòng tránh nguy cơ ung thư cổ tử cung. Thống kê cho thấy, mỗi năm trung bình có 10-20 người trong 100.000 phụ nữ ở độ tuổi 30 được phát hiện có ung thư cổ tử cung.

Với phụ nữ trong xã hội hiện đại chăm sóc sức khỏe sinh lý nói chung và vùng kín nói riêng là kỹ năng đặc biệt cần thiết. Chăm sóc vùng kín không chỉ đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ, tránh xa các bệnh viêm nhiễm khó chịu thậm chí là ung thư cổ tử cung nguy hiểm mà còn giúp phụ nữ trải nghiệm trọn vẹn hạnh phúc và giúp giữ gìn hạnh phúc gia đình. Bởi vùng kín chính là nơi biểu hiện cảm xúc thăng hoa nhất của con người.

Vậy, làm thế nào để chăm sóc “cô bé” luôn sạch sẽ, khỏe mạnh, không viêm nhiễm? Liệu da vùng kín cần được nuôi dưỡng và trẻ hóa để tăng khoái cảm?  … Tất cả sẽ được giải đáp trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề : “Chăm sóc “cô bé” yêu thương” do Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống – Suckhoedoisong.vn tổ chức.

Khách mời tham gia chương trình bao gồm:

ThS. BSCK II. Diêm Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa khám Tự nguyện II, Bệnh viện Phụ Sản HN.


Nguyễn Nhung – Chủ tịch group “ Nghệ thuật phòng the đỉnh cao Nhung Lady” với trên 80.000 thành viên.

Dẫn chương trình: Anh Thư


Chương trình được truyền hình trực tuyến trên Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của Báo Sức khoẻ&Đời sống bắt đầu từ 9h30, thứ Tư, ngày 09/01/2019. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:

Email: [email protected]

Hoặc gọi theo số 024 6661 8272 trong thời gian diễn ra chương trình.

Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.

Trong mỗi chương trình chúng tôi cũng sẽ có những câu hỏi tương tác tới khán giả và những khán giả có câu trả lời chính xác và nhanh nhất, đồng thời like và share thông tin của chương trình sẽ nhận được những phần quà.

Báo điện tử Sức khoẻ&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn ThS. BSCK II. Diêm Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa khám Tự nguyện II, Bệnh viện Phụ Sản HN; Nguyễn Nhung – Chủ tịch group “ Nghệ thuật phòng the đỉnh cao Nhung Lady” với trên 80.000 thành viên đã nhận lời tham gia chương trình.

Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến

Khán giả tương tác với chương trình:
1. Like Fanpage Báo Sức khoẻ và đời sống
2. Share link sự kiện của chương trình.
3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và nhanh nhất.

Những khán giả có câu trả lời chính xác nhất và nhanh nhất sẽ được chúng tôi công bố và nhận được những phần thưởng từ chương trình.

Câu hỏi tương tác 1:

Khi mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, người bệnh có triệu chứng gì?

A. Khí hư nhiều, có màu và mùi bất thường

B. Đau bụng dưới, đi tiểu khó

C. Buồn nôn

D. Cả A và B

Đáp án đúng là D

Chúc mừng độc giả có facebook là Thêm Vũ đã trúng thưởng câu hỏi số 01 của chương trình !

Câu hỏi tương tác 2

Nếu không chữa trị viêm phụ khoa kịp thời sẽ để lại những hậu quả gì?

A. Có thể gây viêm cổ tử cung, vô sinh, chửa ngoài tử cung…

B. Cô bé có mùi khó chịu khiến bạn mất tự tin, ảnh hưởng quan hệ tình dục.

C. Đáp án A, B

D. Chóng mặt,  buồn nôn.

Đáp án đúng: C

Chúc mừng độc giả có facebook là Hoàng Quang đã trúng thưởng câu hỏi số 02 của chương trình !

Trân trọng cảm ơn nhãn hàng Samya – Tinh Chất Thảo Dược Việt Nam đã đồng hành cùng chương trình.

K. Mai

]]>
Vô sinh – Chứng bệnh thời hiện đại http://tapchisuckhoedoisong.com/vo-sinh-chung-benh-thoi-hien-dai-17866/ Sat, 19 Jan 2019 02:56:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vo-sinh-chung-benh-thoi-hien-dai-17866/ [...]]]>

Theo một nghiên cứu mới của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tỉ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng trẻ ở Việt Nam hiện nay là 7,7%. Vậy thực tế vô sinh là gì? Cùng tìm hiểu khái niệm vô sinh và những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam và nữ giới để hiểu hơn về căn bệnh này.

Vô sinh là gì?

Vô sinh là tình trạng vợ chồng quan hệ tình dục thường xuyên trong vòng hơn 1 năm, không dùng biện pháp tránh thai nào mà không thấy thụ thai.

Có hai dạng vô sinh là vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Vô sinh nguyên phát là từ khi quan hệ tình dục quá một năm mà không có thai lần nào còn vô sinh thứ phát là đã từng mang thai nhưng sau đó không thể có thai lần nữa.

Khoảng 40% các trường hợp vô sinh có nguyên nhân ở nam giới, 40% có nguyên nhân ở nữ giới, 10% là do cả hai bên và 10% vô sinh không rõ nguyên nhân. Muốn điều trị vô sinh, cả vợ lẫn chồng cần phải đi khám để phát hiện nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị hợp lý.

vô sinhẢnh minh hoạ. nguồn: internet

Vô sinh ở nam giới

Vô sinh ở nam giới thường do các nguyên nhân như: Chất lượng tinh trùng kém hoặc số lượng ít. Điều này có thể do có bất thường ở tinh hoàn như viêm tinh hoàn, viêm ống sinh tinh, giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc bất thường về hormone…; do dùng thuốc ảnh hưởng chất lượng tinh trùng như sau khi dùng thuốc điều trị đau dạ dày, tăng huyết áp cũng khiến tinh trùng di động kém; do hậu quả của các bệnh lây qua đường tình dục dẫn đến viêm ống dẫn tinh gây tắc đường vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn ra túi tinh hoàn; do mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm mào tinh hoàn di biến chứng quai bị, lao mào tinh hoàn, giãn tĩnh mạch tinh dẫn đến tinh trùng dị dạng, có cấu trúc bất thường ở đầu, thân, đuôi; ảnh hưởng của các tia phóng xạ, nghiện rượu, thuốc lá… cũng có thể gây ra những đột biến tinh trùng… Ngoài ra, những nam giới đang mắc phải bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc tuổi đã cao, mắc bệnh liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục, căng thẳng kéo dài hay vợ chồng bạn đang có những mâu thuẫn dồn nén không thể nói ra… những yếu tố trên cũng có thể dẫn đến tình trạng vô sinh ở nam giới.

Một số biểu hiện để nhận biết vô sinh ở nam giới, đó là: Nam giới bị đau khi xuất tinh, trong tinh dịch có lẫn máu; bìu sưng to, căng như quả bóng và mềm ở một hay cả hai bên; tinh hoàn bị xoắn hoặc tinh hoàn không nằm đúng vị trí. Tinh hoàn có hiện tượng sưng đau, tấy đỏ do viêm mào tinh hoàn thể nặng hoặc xoắn tinh hoàn khiến cho máu không thể di chuyển đến để nuôi dưỡng tinh hoàn. Nam giới gặp phải các vấn đề về rối loạn cương dương và xuất tinh sớm. Đau ở phần đầu dương vật, kèm theo hiện tượng chảy mủ có màu xanh hoặc vàng. Các bệnh lý như bệnh gan, bệnh thận, bệnh thiếu tế bào máu hình lưỡi liềm, các bệnh ở cơ quan sinh dục nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới.

Bên cạnh đó, nam giới có thể nhận biết bệnh vô sinh thông qua một số triệu chứng toàn thân như rụng tóc, béo bụng, da khô và nhăn nheo, ra nhiều mồ hôi, stress trầm trọng, luôn có cảm giác lo lắng không yên…

Vô sinh ở nữ giới

Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh ở nữ, đa số các nguyên nhân đều do mắc các bệnh phụ khoa gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân chính:

Do mắc bệnh viêm vùng chậu: Vùng chậu bị viêm nhiễm do các loại vi khuẩn như Chlamydia, lậu… gây ra.

Do mắc bệnh buồng trứng đa nang: Là hiện tượng buồng trứng có nhiều nang nhỏ, khi bị buồng trứng đa nang sẽ xảy ra tình trạng kinh thưa (vài tháng mới có kinh 1 lần) hoặc rối loạn phóng noãn và đây là nguyên nhân gây vô sinh.

Do bị viêm tắc ống dẫn trứng: Là bệnh ống dẫn trứng bị viêm và để lại những vệt sẹo làm ống dẫn trứng bị chít hẹp hoặc tắc, ngăn cản sự di chuyển gặp gỡ của trứng và tinh trùng dẫn đến vô sinh. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều chị em phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng đó là do không vệ sinh sạch sẽ trong chu kỳ kinh nguỵêt.  Mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt âm đạo trong trạng thái mở, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm nếu chị em không có những cách vệ sinh đúng và phù hợp. Viêm nhiễm âm đạo hay cổ tử cung nếu không được chữa trị sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng lên vòi trứng gây tắc nghẽn ống dẫn trứng. Nạo phá thai nhiều lần và không an toàn cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc ống dẫn trứng.

Do chất lượng trứng kém: Là hiện tượng trứng không có khả năng tạo thành hợp tử với tinh trùng. Chất lượng trứng là điều kiện để trứng phát triển thành phôi sau khi được thụ tinh. Chất lượng trứng không tốt là nguyên nhân phổ biến dẫn tới vô sinh ở phụ nữ.

Do nạo hút thai quá nhiều: Khi nạo hút thai quá nhiều sẽ làm tổn thương cơ quan sinh sản đặc biệt là làm mỏng lớp nội mạc tử cung. Ngoài ra, nạo hút thai dễ gây ra viêm nhiễm có thể dẫn đến tắc vòi trứng hoặc dính buồng tử cung… dẫn tới vô sinh.

vô sinh

Do các bệnh ở tử cung: U xơ tử cung, polip tử cung…

Do bị mắc một số bệnh khác như bệnh gout, béo phì, tiểu đường, bệnh về thận, bệnh gan, bệnh uyến giáp u xơ tử cung.

Do sử dụng các loại thuốc chữa trị bệnh khác gây ra các biến chứng phụ.

Rất khó nhận biết được các dấu hiệu bị bệnh vô sinh ở nữ do trong một số trường hợp không xác định được nguyên nhân gây bệnh vô sinh. Sau đây là những dấu hiệu thường gặp nhất:

Rối loạn kinh nguyệt: Khi bị rối loạn kinh nguyệt như mất kinh, rong kinh kéo dài trên 10 ngày, thống kinh, kinh nguyệt quá ít chỉ ra trong 2-3 ngày đầu rồi hết hẳn, kinh nguyệt đen và vón cục… đều có thể dẫn đến dẫn đến vô sinh.

Cơ thể luôn mệt mỏi: Nữ giới luôn cảm thấy mệt mỏi, trong tình trạng béo phì hoặc quá gầy gò ốm yếu, da tái xanh hoặc vàng vọt, đau đầu chóng mặt… Đây không phải là dấu hiệu của bệnh vô sinh, nhưng nó là dấu hiệu của những bệnh khác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như các bệnh về gan thận, tim mạch, nội tiết…

Quan hệ tình dục đều đặn mà không có thai: Cả hai vợ chồng không có các biểu hiện gì, vẫn có quan hệ tình dục đều đặn 2-3 lần/tuần và không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai gì trong một thời gian, đó là một trong những dầu hiệu rõ nhất cho thấy bệnh vô sinh.

Ngoài nguyên nhân bệnh lý thì tình trạng sức khỏe chung, chế độ dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của một số người. Nếu nam, nữ ăn uống nhiều thực phẩm chứa nhiều chất độc hại, đặc biệt là thuốc lá, rượu, ma túy, tiếp xúc hóa chất, môi trường ô nhiễm… có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, phụ nữ sau 35 tuổi thường khó có thai hơn.

Khám và điều trị vô sinh như thế nào?

Nên đi khám cả hai vợ chồng và điều trị vô sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.

Bác sĩ sẽ chỉ định khám và thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu, khám phụ khoa, chụp tử cung – vòi trứng ở phụ nữ hoặc làm tinh dịch đồ ở nam giới, khám bộ phận sinh dục nam để tìm ra nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam và nữ. Sau khi biết được nguyên nhân thực sự dẫn đến vô sinh, bác sĩ sẽ có hướng điều trị hợp lý, có thể là điều trị nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định 1 số phương pháp hỗ trợ sinh như bơm tinh trùng vào buồng tử cung hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Trong đó, phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung được ưu tiên tiến hành trước với nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian chi phí và hiệu quả cũng khá cao. Hiện nay, điều trị vô sinh bằng kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung đã được thực hiện tại nhiều trung tâm sản khoa và mang lại hạnh phúc cho các cặp vợ chồng vô sinh – hiếm muộn.

Do đó, các cặp vợ chồng khi bị vô sinh cũng không nên quá lo lắng mà cần đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn thêm về cách điều trị để có hiệu quả tối ưu.

ThS. Nguyễn Quốc Tuấn

]]>
Tăng huyết áp trong thai kỳ và sử dụng thuốc http://tapchisuckhoedoisong.com/tang-huyet-ap-trong-thai-ky-va-su-dung-thuoc-17859/ Fri, 18 Jan 2019 12:45:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tang-huyet-ap-trong-thai-ky-va-su-dung-thuoc-17859/ [...]]]>

Các hình thái tăng huyết áp thai kỳ

Phân loại theo “The National HBPEP Working Group (2000)”.

Tăng huyết áp mạn: khi huyết áp vượt quá 140/90 mmHg trước thai kỳ hoặc trước tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc kéo dài tới 6 tuần sau sanh.

Tăng huyết áp thai kỳ: tăng huyết áp phát hiện lần đầu sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ mà không có protein niệu. Một số trường hợp diễn tiến tiền sản giật, nếu không huyết áp sẽ trở về bình thường sau sanh được gọi là tăng huyết áp thoáng qua của thai kỳ. Nếu huyết áp vẫn tăng sau sanh được chẩn đoán tăng huyết áp mạn.

Tiền sản giật: tăng huyết áp phát hiện lần đầu sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ với protein niệu hay có ít nhất 300mg/24 giờ.

Sản giật: những cơn co giật không thể quy cho những nguyên nhân nào khác, những cơn này xảy ra sau khi sanh 2 ngày trở lên.

Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mạn.

Những vấn đề trong chẩn đoán tiền sản giật

Một số vấn đề vốn có trong chẩn đoán hội chứng chưa rõ nguyên nhân dựa trên những dấu hiệu không chuyên biệt, chẳng hạn huyết áp ở một thai kỳ bình thường sẽ giảm trong tam cá nguỵệt đầu và giữa, có khuynh hướng về ngưỡng trước thai kỳ trong tam cá nguyệt cuối. Bởi vì phụ nữ tăng huyết áp mạn có huyết áp giảm nhiều hơn trong thai đầu, huyết áp của họ gia tăng theo sau ở thai kỳ kế có thể sẽ khởi phát tiền sản giật. Ngoài ra những người tăng huyết áp mạn có thể chưa ghi nhận protein niệu trước đó.

Tăng huyết áp trong thai kỳ và sử dụng thuốc

Nếu chỉ phát hiện sau tam cá nguỵệt giữa chẩn đoán tiền sản giật chắc chắn hơn.

Phân biệt giữa tăng huyết áp mạn và tiền sản giật là vấn đề quan trọng “tiền sản giật nhiều hơn tăng huyết áp; đó là một hội chứng toàn thân trong đó một số không tăng huyết áp, có những biến chứng có thể đe dọa tính mạng dù huyết áp chỉ tăng nhẹ”. Vấn đề xử trí tăng huyết áp và thai kỳ cũng như dự hậu thai kỳ trong tương lai thay đổi theo chẩn đoán, thậm chí tiền sản giật nhẹ có thể diễn tiến nhanh. Nếu được chẩn đoán và xử trí đúng nguy cơ cho cả mẹ lẫn con cải thiện tốt.

Phụ nữ nên được đánh giá trước khi có thai. Nếu tăng huyết áp việc điều trị cần loại trừ thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin. Khi có bệnh thận cần theo dõi cẩn thận tránh dự hậu không tốt.

Chẩn đoán tiền sản giật

Về sinh lý bệnh: bệnh nguyên tiền sản giật được chia 2 giai đoạn, ban đầu tưới máu bánh nhau không đủ, kế đến là phản ứng toàn thân của mẹ. Với những giả thuyết hiện hành, đây là sự di trú thiếu hụt lá nuôi phôi; giảm tưới máu tử cung – bánh nhau; sự kích thích bánh nhau và hội chứng của mẹ.

Phân biệt giữa tăng huyết áp mạn và tiền sản giật là vấn đề quan trọng

 

Phụ nữ có những yếu tố sau cần theo dõi sát:

– Thai lần đầu, tiền sản giật trước đó, có thai trên 10 năm kể từ lần sanh cuối, chỉ số cơ thể BMI ≥ 35, gia đình có mẹ hay chị đã từng mắc tăng HA thai kỳ, bệnh nhân nhẹ cân, huyết áp tâm trương ≥ 80mmHg, protein niệu ≥ 300mg/24 giờ, có thai nhiều lần.

– Tiền sử có tăng huyết áp, bệnh thận mạn, đái tháo đường trước đó; Tăng huyết áp dựa trên tiêu chuẩn 140/90mmHg của ít nhất 2 lần đo, cách nhau 6 giờ hoặc hơn.

– Protein niệu được định nghĩa ≥ 300mg/nước tiểu thu thập 24 giờ hoặc thu thập 2 lần ngẫu nhiên. Tỷ lệ protein – creatinin trong mẫu nước tiểu ngẫu nhiên là cách hợp lý loại trừ protein niệu đáng kể.

– Tăng acid uric máu cũng quan trọng như protein niệu trong xác định nguy cơ thai kỳ.

Tăng huyết áp xảy ra sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ với protein niệu ở phụ nữ trẻ chưa từng mang thai được nghỉ đến tiền sản giật, đặc biệt có bệnh sử gia đình. Bệnh nhân thường không có triệu chứng nên việc chăm sóc trước khi sanh là cốt lõi để phát hiện những dấu hiệu sớm giúp ngăn ngừa những di chứng nguy hiểm khi hội chứng toàn phát.

Chẩn đoán quá đà

Mặc dù tử vong chu sinh toàn bộ lớn hơn với sự gia tăng huyết áp thoáng qua, khả năng chẩn đoán quá đà tiền sản giật đáng kể ở từng bệnh nhân theo Dekker & Sibai (2001) chỉ có 23  – 33% giá trị tiên đoán âm và 81 – 85% giá trị tiên đoán dương. Vấn đề đặt ra cần theo dõi cẩn thận ít nhất vài ngày đến vài tuần huyết áp và nhịp tim thai phụ ở tuần lễ thứ 18 thai kỳ trước khi bác sĩ lâm sàng quyết định chẩn đoán và điều trị.

Khoảng 15 – 20% phụ nữ tiền sản giật sẽ mắc bệnh lần nữa trong những thai kỳ sau đó

 

Mặt khác ngưỡng huyết áp không cao đáng kể nhưng thai phụ vẫn có thể co giật với huyết áp 160/110 mmHg. Theo báo cáo của National HBPEP Working Group (2000) hầu hết thai phụ diễn tiến chậm tiền sản giật từ mức độ nhẹ đến nặng. Số khác lại diễn tiến nhanh sang thể nặng trong vài ngày hoặc vài tuần. Trường hợp nặng diễn tiến đột ngột vào tiền sản giật nặng hoặc sản giật chỉ trong vài giờ đến vài ngày. Vì thế xử trí lâm sàng tiền sản giật thường quá đà với mục tiêu ngăn ngừa tử vong chu sinh cho mẹ trong thời gian mang thai.

Chẩn đoán phân biệt

Hầu hết thai phụ có biểu hiện tăng huyết áp mà không có những rối loạn nào khác bác bỏ tiền sản giật. Tiền sản giật có thể xảy ra 15 – 25% ở thai phụ có tăng huyết áp mạn. Chẩn đoán tiền sản giật đặt lên trên với những dấu hiện sau: Mới khởi phát hoặc tăng đột ngột protein niệu; Ở những thai phụ có tăng huyết áp và không có protein niệu trong giai đoạn đầu thai kỳ (< 20tuần); Ở những thai phụ có tăng huyết áp và có protein niệu trước 20 tuần; Gia tăng huyết áp đột ngột ở thai phụ có tăng huyết áp đã được kiểm soát tốt trước đó; Giảm tiểu cầu (< 100.000/mm3); tăng men gan ALT hay AST bất thường.

Những biểu hiện bệnh trở nặng

Đông máu nội mạch: tăng hoạt hoá tiểu cầu(-thromboglobulin), đông máu(phức hợp thrombin -antithrombin III), và tổn thương tế bào nội mạc (fibronectin and laminin) được đo tới  4 tuần trước khi khởi phát biểu hiện lâm sàng của tiền sản giật.

Hội chứng HELLP: một số diễn tiến biến chứng nặng hơn gọi là hội chứng HELLP liên quan tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu. Corticoid có thể hữu ích tuy nhiên việc giục sanh là cần thiết.

Dòng máu não: co giật có thể xảy ra mà không có biểu hiện của tiền sản giật: nhức đầu, mù kiểu vỏ, và xuất hiện dấu hiệu của bệnh não do tăng huyết áp. Co thắt mạch và phù não phản ánh sự gia tăng dòng máu do suy hệ thống tự điều hòa.

Magnesium sulfate được công nhận có vai trò phòng ngừa sản giật.

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiển sản giật nặng

Bao gồm triệu chứng cơ năng như nhìn mờ, nhức đầu dữ dội, đau hạ sườn phải do chướng bao gan và triệu chứng thực thể như huyết áp > 160/110 mmHg trước và sau 6 giờ nghỉ ngơi; phù phổi; đột quỵ; mù kiểu vỏ; hạn chế phát triển trong tử cung.

Cận lâm sàng thấy Protein niệu > 5g/ngày; thiểu niệu < 500ml/ngày và/ hoặc creatinin/máu > 1,2mg; hội chứng HELLP; tổn thương gan với SGPT/ SGOT gấp 2 bình thường; giảm tiểu cầu < 100.000/mm; đông máu kéo dài hoặc giảm fibrinogen.

3 nguyên tắc xử trí

Việc chấm dứt thai kỳ luôn là điều trị thích hợp cho mẹ mà không lơ là đối với thai. Xử trí sản khoa của tiền sản giật dựa vào khả năng sống còn của thai nhi mà không có những  biến chứng sơ sinh đáng kể.

Những thay đổi sinh lý bệnh cúa tiền sản giật nặng biểu hiện tưới máu kém dẫn tới rối loạn sinh lý mẹ và gia tăng bệnh tật cũng như tử vong chu sinh. Xử trí tiền sản giật bằng tăng bài niệu natri hoặc giảm huyết áp có lẽ gia tăng những thay đổi sinh lý bệnh quan trọng.

Những thay đổi bệnh sinh tiền sản giật thể hiện lâu dài trước khi có tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng. Những thay đổi không thể phục hồi này ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi trước khi có chẩn đoán lâm sàng. Nếu có cơ sở hợp lý xử trí khác hơn là chấm dứt thai kỳ để cho phép thai trưởng thành và cổ tử cung chín muồi.

Điều trị thuốc

Theo JNC-7 chọn lựa thuốc hạ áp phải an toàn cho mẹ, đường sử dụng tùy thuộc vào thời gian dự sinh và không ảnh hưởng lên tưới máu tử cung – nhau thai. Nếu trên 48 giờ mới sinh methyldopa uống được ưa chuộng vì an toàn. Labetalol uống là chọn lựa thay thế. Ức chế canxi cũng có thể chấp nhận trong khuôn khổ hạn hẹp. Nếu cuộc sanh sắp xảy ra cung cấp theo đường truyền có hiệu quả.

Phân tích gộp gồm 21 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng từ 1966 – 2002 gồm 893 phụ nữ được sử dụng những thuốc hạ áp tác dụng ngắn ở thai phụ có tăng huyết áp nặng. Hydralazine đi đôi với nhiều tác dụng phụ cho mẹ và thai nhi hơn nifedipine, isradipine hay labetalol (Magee et al., 2003).

Magnesium sulfate giúp ngăn ngừa cơn sản giật so sánh với cả placebo (Magpie Trial Collaborative Group, 2002) hoặc thuốc ức chế canxi (Belfort et al., 2003). Ngoài ra việc sử dụng magnesium sulfate bảo vệ thần kinh cho trẻ được sinh trước 30 tuần tuổi.

Điều trị tăng huyết áp nặng cấp tính trong tiền sản giật: Hydralazine 5mg TM, sau đó 10mg mỗi 20 – 30 phút, tối đa 25mg, lặp lại sau vài giờ khi cần thiết; Labetalol 20mg TM, 40mg sau 10 phút, thêm 2 liều 80mg mỗi 10 phút, tối đa 220mg; Nifedipine 10mg uống, lặp lại mỗi 20 phút tới liều tối đa 30mg. Cẩn thận khi sử dụng nifedipine với magnesium sulfate, có thể tụt huyết áp nhanh. Nifedipine tác dụng ngắn không được Cơ quan Quản lý Thực Dược phẩm Mỹ(FDA) công nhận trong xử trí tăng huyết áp; Sodium nitroprusside  (khi thuốc khác thất bại) 0.25 µg/kg/phút tới liều tối đa 5µg/kg/phút. Ngộ độc cyanide có thể xảy ra cho thai nhi nếu sử dụng trên 4 giờ.

Kết  quả lâu dài

Phụ nữ có tiền sản giật sau sanh sẽ có nguy cơ cao tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì (Berends et al., 2008). Hậu quả là họ sẽ mắc bệnh tim mạch và bệnh thận sau đó (Valdes et al., 2009). Nguy cơ tức thời các biến chứng nặng thấp, nếu được hướng dẫn và theo dõi thích hợp, họ có thể thay đổi cách sống tốt hơn nhờ trải nghiệm trong suốt thai kỳ trước đó.

Khoảng 15 – 20% phụ nữ tiền sản giật sẽ mắc bệnh lần nữa trong những thai kỳ sau đó. Khả năng nhiều hơn với người mang thai tuổi còn trẻ. Họ nên được theo dõi cẩn thận trong những thai kỳ theo sau, ngay ở tuần 12.

Dự phòng

Dekker and Sibai (2001) chia sự dự phòng thành 3 giai đọan:

Dự phòng nguyên phát hiển nhiên khó do không biết nguyên nhân. Tuy nhiên những yếu tố nguy cơ biết được có thể tránh đặc biệt có thai ở tuổi thiếu niên, giảm tình trạng béo phì cũng như đề kháng insulin, dinh dưỡng thích hợp, tránh đa thai.

Dự phòng thứ phát (cấp 2) liên quan việc nhận biết hội chứng càng sớm càng tốt đưa ra chiến lược tác động vào cơ chế bệnh sinh gồm aspirin liều thấp, acid folic, canxi, dầu cá.

Dự phòng thứ phát (cấp 3) thay đổi lối sống và điều trị như phác đồ xử trí.

Sản giật

Là một thể bệnh não do tăng huyết áp, trên MRI khởi đầu là hình ảnh phù não do mạch có thể phục hồi, diễn tiến đến thiếu máu hay nhồi máu não không hồi phục. Khoảng 1% thai kỳ ở các nước đang phát triển mắc sản giật.

Xử trí:

Việc chấm dứt thai kỳ được kéo dài cho đến khi khống chế được những cơn co giật, kiểm soát huyết áp, cân bằng nước và điện giải phù hợp. Với 245 trường hợp sản giật được điều trị theo tiêu chuẩn trên, chỉ một trường hợp mẹ chết, một trẻ sơ sinh sống sót với cân nặng lúc sinh 1.800 gram.

Dùng Magnesium sulfate kiểm soát các cơn co giật; Kiểm soát tăng  huyết áp nặng (huyết áp tâm trương 110mmHg) với truyền ngắt quãng hydralazine. Tránh lợi tiểu và những thuốc tăng áp lực thủy tĩnh. Giới hạn dịch nhập trừ khi mất dịch quá nhiều. Việc chấm dứt thai kỳ một khi những cơn co giật hết và phục hồi lại ý thức.

BS. ĐOÀN THỊ THANH NGUYÊT

]]>
Đau xương chậu khi mang thai http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-xuong-chau-khi-mang-thai-17813/ Wed, 16 Jan 2019 03:00:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-xuong-chau-khi-mang-thai-17813/ [...]]]>

Những biểu hiện

Đau xương chậu và đau lưng thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đau xương chậu khi mang thai thường có biểu hiện điển hình là đau âm ỉ, đau lan từ xương chậu đến đùi, bẹn, tử cung… Thai phụ cũng có thể cảm thấy đau lưng, đau thắt lưng. Mức độ đau khác nhau, có thể cảm thấy tiếng lạo xạo phát ra từ vùng xương mu và đau lan xuống dưới vùng giữa 2 chân. Cơn đau tăng lên khi đi lại, đi lên xuống cầu thang hay thay đổi tư thế khi ngủ.

Cơm đau cũng tăng vào buổi đêm có thể làm thai phụ thức giấc, nhất là khi thức dậy lúc nửa đêm để đi tiểu cũng có thể làm thai phụ cảm thấy rất đau và khó chịu.

 

 

Đau xương chậu khi mang thai 1

Phụ nữ mang thai cần hạn chế làm việc nặng. Ảnh: minh họa

 

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra đau xương chậu khi mang thai chưa được các nhà chuyên môn thống nhất. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng có thể liên quan đến sự thay đổi vị trí của cơ quan trong cơ thể vào thời kỳ mang thai, nhất là sự phát triển của thai nhi. Các cơn đau vùng xương chậu cũng có thể là do nội tiết tố estrogen tác động vào các mô sụn sợi và các mô liên kết trong quá trình mang thai; Sự thiếu hụt vitamin D và canxi. Đặc biệt, đối với những thai phụ có các bệnh mạn tính (các bệnh lý của xương) cũng làm xuất hiện cơn đau.

Cần làm gì?

Nếu thai phụ có cảm giác đau vùng xương chậu, nên nằm nghỉ ngơi tại giường, nếu ngồi cần dựa lưng. Tránh đi lại nhiều, làm việc, nâng mang đẩy vật nặng. Nếu các cơn đau tăng dần kèm theo những bất thường cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn.

Ngoài ra, khi mang thai cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng như: ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ (giai đoạn này thai nhi tăng cân nhanh). Không nên thức khuya quá 10 giờ tối.

Bác sĩ CK2 Nguyễn Hữu

 

 

 

]]>
Những đứa trẻ sinh non tí hon được nuôi sống từ lồng kính http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dua-tre-sinh-non-ti-hon-duoc-nuoi-song-tu-long-kinh-17786/ Tue, 15 Jan 2019 03:07:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dua-tre-sinh-non-ti-hon-duoc-nuoi-song-tu-long-kinh-17786/ [...]]]>

Chiều 12/12/2018, các bác sĩ khoa Sơ sinh BV. Hùng Vương (TP.HCM) vừa hoàn tất 4 tháng nuôi nấng chăm sóc thành công cho bé trai sinh non chỉ nặng 700g. Niềm vui không chỉ của gia đình bệnh nhi mà lan tỏa đến cả các bác sĩ bởi vài tháng trước đó, cậu bé 25 tuần tuổi bé xíu như chiếc bánh mì tưởng chừng đã không thể trụ nổi.

Theo dõi nghiêm ngặt, nâng niu bằng tình thương

Thai phụ Đ.T.K sinh năm 1980 ngụ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến khoa Sản 4 BV. Hùng Vương (TP.HCM) lúc 22g30 ngày 10/8/2018 trong tình trạng thai non 25 tuần tuổi có dấu hiệu suy hô hấp do nhiễm trùng ối.

Chỉ một ngày sau nhập viện, thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ sinh non và sinh thường một bé trai nặng 700g. Trước khi sinh, người mẹ được cho dùng đủ hai liều thuốc trưởng thành phổi cho bé sinh thiếu tháng.

Cậu bé chào đời với cảnh báo mắt có thể mù do bệnh lý võng mạc do sinh non. Ngoài ra, sức khỏe của bệnh nhi sơ sinh còn bị đe dọa bởi tình hình suy hô hấp do viêm phổi.

Những đứa trẻ sinh non tí hon được nuôi sống từ lồng kínhHai em bé nặng 700g đang được các bác sĩ BV. Hùng Vương chăm nuôi trong lồng kính

Ngay sau khi chào đời, bé được cho vào lồng kính thở máy suốt  71 ngày. Đến khi cai máy thở, bé vẫn phải thở áp lực dương qua mũi (CPAP) trong 22 ngày. Cuối cùng sau khi đã hoàn toàn không cần hỗ trợ oxy, bé vẫn tiếp tục được áp dụng kỹ thuật Kangaroo trong một tháng.

May mắn sau 123 ngày chăm sóc,  tức là hơn 4 tháng, bé được cho xuất viện với cân nặng 2.230g. Bé ngủ tốt, các chỉ số hô hấp, tuần hoàn và tiêu hóa ổn định. Tuy nhiên do bé sinh non tháng nên khi về nhà, phụ huynh vẫn phải tiếp tục áp dụng kỹ thuật da kề da và đưa bé tái khám theo đúng hẹn.

Trong quá trình thở máy, bé được chăm sóc tích cực cấp 1, nuôi ăn bằng tĩnh mạch, bằng dịch truyền, cho bé ăn sữa mẹ và sữa công thức. Khó khăn lớn nhất là trong suốt hơn 2 tháng thở máy bé thường xuyên viêm phổi, nghiêm trọng nhất là khoảng một tháng sau sinh, bé bị viêm phổi nặng tưởng đã tử vong. Các bác sĩ phải đổi kháng sinh và may mắn bé đã vượt qua.

Bên cạnh viêm phổi, các bác sĩ còn tiến hành cho dùng thuốc để đóng ống động mạch của bé do ống động mạch không tự đóng lại như những trẻ sơ sinh khác. Suốt hơn 3 tháng đầu đời, mọi biểu hiện sức khỏe của bé đã được các điều dưỡng và bác sĩ của khoa Sơ sinh theo dõi liên tục. Đặc biệt là tình trạng viêm phổi diễn tiến bất thường và đề phòng ngạt ống nội khí quản trong thời gian bé nằm thở máy.

Những đứa trẻ sinh non tí hon được nuôi sống từ lồng kínhMột em bé được nuôi sống thành công sau 4 tháng

BS.CKII. Bùi Thị Thủy Tiên, Trưởng khoa Sơ sinh, BV. Hùng Vương cho biết, đây không phải là lần đầu BV. Hùng Vương nuôi sống thành công những trường hợp sinh non nhẹ cân. Trước đó, bệnh viện từng nuôi sống thành công trường hợp em bé chào đời ở 24 tuần tuổi, chỉ nặng 500g và đến nay bé hoàn toàn khỏe mạnh. Một trường hợp đáng nhớ khác, bé gái nặng chưa đến 1kg khi chào đời tưởng đã không qua khỏi nhưng sau 4 tháng nuôi dưỡng đặc biệt trong lồng kính, đến nay đã được 6 tuổi, thị lực tốt, thể trạng to khỏe, học giỏi, thông minh.

Tại BV. Hùng Vương, mỗi năm có hàng nghìn đứa trẻ sinh non nhẹ cân được cứu sống, tỷ lệ nuôi sống những bé sinh non từ 24 tuần tuổi đến 37 tuần tuổi gần lên đến 90%. Thống kê tại bệnh viện cho thấy, trẻ sinh ở tuần thai thứ 24 trong năm có 29 trường hợp và một bé được cứu sống; trong 27 trẻ sinh ở tuần thứ 25 có 9 trường hợp được nuôi sống và đến tuần thai thứ 30 trở lên hầu hết các bé đều được nuôi sống thành công. Xét về số cân nặng, thống kê trong năm cũng cho thấy, trong 149 trường hợp dưới 1kg có 32 bé được nuôi sống (khoảng 21,5%), trong khi đó từ 1kg đến 1,5kg, tỷ lệ thành công lên đến gần 74%…

Ngoài việc chăm sóc trong lồng kính bằng thở máy sau đó trợ thở qua mũi (CPAP), việc chăm sóc trẻ nhẹ cần thành công còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các bé phải được theo dõi nghiêm ngặt và phải được nâng niu bằng tình thương của điều dưỡng và bác sĩ. Vai trò của người mẹ những ngày tiếp theo cũng quan trọng và phương pháp Kangaroo trở nên hiệu quả hơn trong việc cứu sống trẻ sinh non.

Sau khi bé rời lồng kính, các mẹ được bác sĩ hướng dẫn kỹ thuật đến khi thành thạo. Phương pháp Kangaroo giúp trẻ nhận được hơi ấm từ mẹ (mẹ là lồng ấp tốt nhất cho con), đảm bảo thân nhiệt ổn định, điều hòa nhịp thở, nhịp tim và tuần hoàn. Trẻ cũng được nuôi ăn bằng sữa mẹ giúp chống nhiễm khuẩn, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Ngoài ra các bé còn thường xuyên giao tiếp với mẹ kích thích phát triển trí não, hệ thần kinh, giảm tỉ lệ tử vong và bệnh tật.

Ngăn ngừa sinh non từ thai kỳ khỏe mạnh

Các thống kê mới nhất nhất ghi nhận, cả thế giới ước tính có khoảng 15 triệu trẻ sinh non và con số này đang tăng lên. Biến chứng sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, khoảng 1 triệu ca tử vong vào năm 2015. Theo số liệu báo cáo của 184 quốc gia, tỷ lệ sinh non dao động từ 5% đến 18% trẻ sinh ra. Còn tại Việt Nam, một thống kê tại chương trình “Ngày Thế giới vì trẻ sinh non” cho thấy, tỷ lệ trẻ sinh non/nhẹ cân chiếm 19% trong mô hình bệnh tật của trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong sơ sinh chiếm 59% số tử vong trẻ dưới 5 tuổi và 70,4% tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi.

Cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tình hình trẻ sinh non trên toàn cầu năm 2018 cho biết, sinh non được định nghĩa là trẻ sinh ra còn sống trước 37 tuần mang thai, mức độ non tháng của trẻ sơ sinh được chia thành: cực non (dưới 28 tuần), rất non (28 đến 32 tuần), sinh non và sinh non muộn (32 đến 37 tuần).

Dù có đến 50% ca sinh non không xác định được nguyên nhân, nhưng với 50% nguyên nhân còn lại có thể xác định được là do các bệnh lý trên cơ thể thai phụ như bệnh u xơ tử cung, viêm gan siêu vi B, viêm thận, sốt, Rubella, bệnh tim, tiểu đường, thiếu máu nặng, cường giáp, nhiễm trùng đường sinh sản, đa thai, nhiễm trùng ối, tiền sản giật. Dị tật tử cung cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thai nhi có nguy cơ sinh sớm hơn 38 tuần tuổi, bao gồm hở eo tử cung, tử cung bất thường, cổ tử cung hé mở thường gặp ở thai phụ có tiền sử sinh non hay hơn 1 lần sẩy thai sau khi thai nhi được 3 tháng tuổi, cổ tử cung ngắn…

Những đứa trẻ sinh non tí hon được nuôi sống từ lồng kínhNiềm vui của người mẹ khi cậu bé nặng 700g khi chào đời nay đã được hơn 2kg

Thai phụ bị stress, thường xuyên có tâm trạng bất an, lo lắng, tức giận kéo dài trong thời kỳ mang thai có thể khiến cơ thể người mẹ tiết quá nhiều hormone tuyến thượng thận, sinh ra những chất có hại cho hệ thần kinh dẫn đến sinh non.

Ngoài những lý do đã nêu, sinh non còn do nhiều lý do khác như mẹ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, mang đa thai, ít nước ối, mang thai quá sớm (dưới 18 tuổi) hoặc mang thai từ 40 tuổi trở lên, nghiện ma túy, nghiện rượu, mang thai quá nhiều lần… Ngoài ra, thời gian làm việc của người mẹ quá 42 giờ/tuần, công việc phải đứng nhiều trên 6 giờ mỗi ngày, làm việc quá sức, quan hệ tình dục quá đà, do biến đổi khí hậu, dùng thuốc an thai bừa bãi… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm.

Theo WHO, ngăn ngừa sinh non bắt đầu với một thai kỳ khỏe mạnh. Chăm sóc chất lượng trước, giữa và trong khi mang thai để đảm bảo phụ nữ có trải nghiệm mang thai theo chiều hướng tích cực; có chế độ ăn uống lành mạnh và dinh dưỡng tối ưu, và ngưng sử dụng thuốc lá và chất gây nghiện khi mang thai; siêu âm để giúp xác định tuổi thai và phát hiện đa thai; tối thiểu 8 lần khám thai trong suốt thai kỳ để xác định và quản lý các yếu tố nguy cơ của thai kỳ.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Để phát hiện mình có nằm trong nhóm bà mẹ có nguy cơ chuyển dạ sớm hay không, các mẹ bầu nên tham khảo những dấu hiệu nhận gồm:
– Đang có thai chưa đến 37 tuần mà đã gặp phải các cơn co thắt tử cung tối thiểu được 1 tiếng đồng hồ.
– Các cơn co thắt diễn ra đều đặn, mỗi 5 – 10 phút/lần, kéo dài 30 giây.
– Khi thăm khám âm đạo, bác sĩ đã thấy cổ tử cung mở hơn 2,5cm và xóa hơn 3/4…
– Đồng thời, âm đạo có thể xuất huyết, vỡ ối sớm, đau lưng, chuột rút. Nếu đã có các dấu hiệu trên, bà bầu cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, nhất là khi màng ối đã rách, nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng rất cao.

 

THIÊN CHƯƠNG

]]>
Mất kinh sau nạo thai có đáng lo? http://tapchisuckhoedoisong.com/mat-kinh-sau-nao-thai-co-dang-lo-17780/ Mon, 14 Jan 2019 12:47:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mat-kinh-sau-nao-thai-co-dang-lo-17780/ [...]]]>

Trần Thanh Phượng (Thái Bình)

Nếu thủ thuật nạo hút thai được tiến hành tại các cơ sở y tế chuyên khoa với bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, kỳ kinh có thể xuất hiện trở lại bình thường sau 4 tuần tiến hành hút thai. Với một số phụ nữ, kỳ kinh có thể quay lại muộn hơn, từ 6-8 tuần do cần có thời gian để thành tử cung lành lại, nội tiết tố được cân bằng. Do đó việc có kinh trở lại còn phụ thuộc vào sức khỏe thể chất của người phụ nữ, thậm chí nếu bị stress nặng, có thể chậm có kinh trở lại. Tuy nhiên, có trường hợp kỳ kinh nguyệt trở lại rất muộn sau vài tháng. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do thai phụ đã mất quá nhiều máu sau khi hút thai, cơ quan sinh dục bị tổn thương, có thể kèm theo các triệu chứng viêm phụ khoa. Nếu nạo phá thai không an toàn có thể dẫn đến tử cung bị dính hay hình thành mô sẹo cũng gây hiện tượng vô kinh sau phá thai. Ở tuổi của bạn, không nghĩ tới mãn kinh vì hơi sớm mà có thể nghĩ tới các nguyên nhân như dính buồng tử cung, sẹo tử cung, nội tiết tố… Bạn nên tái khám bác sĩ sản phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị.

BS. Nguyễn Thị Lý

]]>
Thai lưu, ảnh hưởng sức khỏe thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/thai-luu-anh-huong-suc-khoe-the-nao-17773/ Mon, 14 Jan 2019 03:08:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thai-luu-anh-huong-suc-khoe-the-nao-17773/ [...]]]>

Trong thời gian sống trong tử cung, mặc dù được mẹ bảo vệ nhưng thai vẫn có thể bị chết ở bất kỳ thời điểm nào.

Thai chết lưu trong trường hợp còn quá non tháng (1-2 tháng) có thể tự tiêu biến đi. Nhiều khi chính bà mẹ cũng không biết mình đã có thai và thai đã chết lưu. Nếu thai đã lớn thì sẽ sẩy (thai 3-6 tháng) hoặc đẻ (thai trên 6 tháng) ra ngoài. Tuy vậy, thời hạn từ khi thai chết đến lúc sẩy hoặc đẻ ở mỗi người một khác. Thông thường, thai chết ở tuổi thai càng lớn thì thời gian lưu lại trong buồng tử cung càng ngắn.

Sự ảnh hưởng của thai chết lưu trong tử cung

Điều nguy hiểm nhất đối với người bị thai chết lưu là ối bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sẩy hay chuyển dạ, vì qua nơi màng ối rách, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng, lúc này có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

Điều nguy hiểm thứ hai là khi thai lưu lại quá lâu trong dạ con (3-4 tuần trở lên) có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu dẫn đến băng huyết nặng ở người mẹ sau sẩy hoặc đẻ.

Thai chết lưu không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tổn thương tinh thần của người phụ nữ và gia đình, đặc biệt là những gia đình hiếm muộn. Vì vậy, việc khám sức khỏe, tiêm phòng trước khi mang thai và kiểm soát thai trong thời gian mang thai là hết sức quan trọng.

Một băn khoăn thường gặp của nhiều chị em là sau khi thai lưu bao lâu sau thì nên có thai lại và lần mang thai sau có bị thai lưu không? Về vấn đề này cần hiểu như sau: trường hợp thai phụ bị thai lưu thì sau 6 tháng mới nên có bầu tiếp. Thai phụ bị lưu thai cũng không nên lo lắng thái quá về việc sinh con. Thực tế có rất nhiều chị em tuân thủ nghiêm ngặt lời khuyên của bác sĩ và vẫn sinh ra những em bé khỏe mạnh bình thường. Người phụ nữ đã có tiền sử bị thai lưu thường được bác sĩ kê thuốc giữ thai ngay khi mới có thai để ngăn chặn tình trạng này xảy ra lần nữa.

Để phòng tránh tình trạng thai chết lưu, trước khi thụ thai, cả vợ và chồng cùng phải chú ý chế độ ăn uống, không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè… Người mẹ cần tránh làm việc nặng, làm việc quá sức, tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, môi trường ô nhiễm, ăn uống đầy đủ các dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần luôn được thoải mái và nhớ đi khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.

BS. ĐINH MẠNH TRÍ

]]>