Hệ nội tiết – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 24 Jul 2018 11:52:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Hệ nội tiết – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cảnh giác với bệnh viêm gan siêu vi A http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-benh-viem-gan-sieu-vi-a-2975/ Thu, 19 Jul 2018 03:00:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-benh-viem-gan-sieu-vi-a-2975/ [...]]]>

Ổ viêm gan A nghi từ trái cây Trung Quốc đang làm rúng động Australia. Khoảng 450.000 người Australia đứng trước nguy cơ nhiễm bệnh sau khi tiêu thụ các sản phẩm trái cây đóng gói xuất xứ Trung Quốc. Số người chẩn đoán mắc bệnh đã gia tăng từ 18 lên 21 người. Với thời gian ủ bệnh lên đến 7 tuần, các chuyên gia lo ngại nhiều trường hợp sẽ phát bệnh trong thời gian tới.

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp Việt Nam đã kiểm tra và thông báo loại trái cây đông lạnh xuất xứ Trung Quốc nghi gây nhiễm virus viêm gan tại Australia chưa nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên Cục khuyến cáo người tiêu dùng nên cảnh giác vì trái cây nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam khá nhiều.

Hơn 70.000 gói trái cây Trung Quốc của công ty Patties Foods bán mỗi tuần tại Australia, được cho là nguồn virus gây bệnh này cho những người ăn phải. Ảnh: BBC.

Hơn 70.000 gói trái cây Trung Quốc của công ty Patties Foods bán mỗi tuần tại Australia, được cho là nguồn virus gây bệnh viêm gan A cho những người ăn phải. Ảnh: BBC.

Viêm gan siêu vi là bệnh gan thường gặp do các loại siêu vi sau khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ tìm đến gan, gây tổn thương viêm và hoại tử các tế bào gan. Đến nay, có ít nhất 6 loại siêu vi gây viêm gan được xác định và được đặt tên là A, B, C, D, E, G. Bệnh viêm gan do siêu vi nào gây ra sẽ mang tên của siêu vi đó.

Từ thời Hippocrates, một loại bệnh vàng da gây dịch, lây lan qua đường tiêu hóa đã được mô tả. Đến thế kỷ 17 và 18, những trận dịch viêm gan đầu tiên được ghi nhận ở Châu Âu, thường xảy ra ở những nơi tập trung đông người, điều kiện vệ sinh kém, lúc có chiến tranh… Khi ấy, một loại siêu vi lây qua đường tiêu hóa là nguyên nhân gây bệnh đã được nghĩ tới. Năm 1973, bằng kính hiển vi điện tử, các nhà khoa học đã quan sát được siêu vi gây bệnh, đặt tên là siêu vi viêm gan A, hay gọi là siêu vi A hoặc HAV (Hepatitis A virus).

Siêu vi A có khả năng sống nhiều tuần trên những vật dụng khô ráo ở nhiệt độ phòng, nhiều năm ở nhiệt độ – 20 độ C, bị hủy ở nhiệt độ sôi trong 5 phút. Siêu vi A có thể hiện diện nhiều ngày đến nhiều tuần trong sò, ốc, nước thải, đất cát, nước biển… mà vẫn giữ nguyên tính lây nhiễm.

Nhiều trận dịch viêm gan siêu vi A do ăn phải hải sản không nấu chín đã được ghi nhận. Siêu vi A được tìm thấy nhiều nơi trên thế giới. Siêu vi lây nhiễm từ người sang người chủ yếu qua đường tiêu hóa, liên quan đến vệ sinh cá nhân; sống đông đúc, chật hẹp; vệ sinh thực phẩm, môi trường kém. Phương tiện lây truyền là nước uống, sữa, bánh, hải sản, trái cây, thức ăn đông lạnh… Ở các nước đang phát triển, nhiễm siêu vi A xảy ra rất sớm trong lứa tuổi nhi đồng và thường không có triệu chứng. Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Mỹ, châu Phi và các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á, Việt Nam được xếp vào vùng lưu hành cao của siêu vi viêm gan A.

Khi xâm nhập vào cơ thể người khoảng 2- 4 tuần, siêu vi A có thể gây bệnh viêm gan siêu vi A. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp, kéo dài không quá 6 tháng, thường diễn tiến lành tính, tự giới hạn rồi khỏi bệnh. Biểu hiện của bệnh rất thay đổi, đa số không có triệu chứng bất thường. Một số trường hợp có triệu chứng điển hình với sốt (trước khi xuất hiện vàng da), mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, đau tức vùng bẹ sườn bên phải (do gan sưng to, đau), vàng da, vàng mắt, tiểu sậm. Các triệu chứng này kéo dài khoảng vài tuần rồi giảm dần và biến mất, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Rất hiếm khi bệnh diễn tiến tối cấp với vàng da niêm sậm, xuất huyết, hôn mê, gan teo… gây tử vong nhanh chóng trong vài ngày.

Bệnh viêm gan siêu vi A hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là các biện pháp điều trị hỗ trợ. Khi bệnh diễn tiến nặng, tối cấp, cần cho bệnh nhân nhập viện để điều trị hồi sức cấp cứu tích cực.

Để phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi A, có thể áp dụng các nguyên tắc chung về phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tiêu hóa. Cần rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng được bảo đảm an toàn, vệ sinh trong sản xuất, chế biến, bảo quản… Việc chủ động tiêm chủng để tạo miễn dịch chống siêu vi cũng nên thực hiện để  phòng tránh bệnh có hiệu quả.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Mạnh Hùng
Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP HCM)

]]>
Thắc mắc thường gặp về bệnh viêm gan http://tapchisuckhoedoisong.com/thac-mac-thuong-gap-ve-benh-viem-gan-2973/ Thu, 19 Jul 2018 03:00:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thac-mac-thuong-gap-ve-benh-viem-gan-2973/ [...]]]>

Viêm gan siêu vi B mạn tính là tình trạng bệnh nhân không thể loại bỏ siêu vi viêm gan B ra khỏi cơ thể sau khi nhiễm bệnh giai đoạn cấp tính và tiếp tục nhiễm siêu vi trong tế bào gan kéo dài gần như suốt đời. Viêm gan siêu vi B mạn tính thường không triệu chứng gì rõ rệt nhưng có thể âm thầm dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm gan bùng phát, xơ gan hay ung thư gan. 

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B cao nhất thế giới, với tỷ lệ khoảng 10-20% dân số. Bệnh lây qua đường mẹ nhiễm viêm gan siêu vi B truyền cho con trong lúc sinh, truyền máu hay dùng chung dụng cụ có thể dính máu như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ xăm môi hay xăm mình, kim chích… và quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh.

Ảnh: Lê Phương.

Cùng một loại bệnh nhưng mỗi bệnh nhân thường có một liệu trình điều trị khác nhau theo hướng dẫn của thầy thuốc. Ảnh: Lê Phương.

Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Thế Trung, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin cho biết nhiều bệnh nhân thường lo lắng quá mức khi biết mình nhiễm bệnh nhưng ngược lại một số người có thái độ rất chủ quan, không theo dõi bệnh với bác sĩ chuyên khoa gan và chỉ khám bệnh khi đã quá muộn. Để tránh những thái độ không phù hợp này, bệnh nhân cần hiểu rõ về diễn biến của bệnh, biện pháp điều trị và theo dõi bệnh.

Theo bác sĩ Trung, một trong những lo lắng thường gặp của bệnh nhân là khả năng xảy ra biến chứng nhiều hay ít. Trên thực tế khả năng xảy ra biến chứng thay đổi theo từng bệnh nhân, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nặng nhẹ của bệnh,mức độ tăng men gan, nồng độ siêu vi trong máu…. Ngoài ra còn do cơ địa bệnh nhân, thường bệnh nhân nam và người lớn tuổi dễ có biến chứng hơn, các bệnh lý đi kèm như viêm gan khác, tiểu đường…, tiền sử người thân trong gia đình có bệnh gan, có điều trị và theo dõi phù hợp hay không.

Nhiều bệnh nhân thường có thắc mắc cần làm gì để ngăn ngừa biến chứng. Những năm gần đây, y học đã có thuốc đặc trị cho bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính. Mặc dù thuốc không thể loại bỏ hoàn toàn siêu vi ra khỏi cơ thể nhưng có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên chỉ định có cần dùng thuốc hay không, loại thuốc và thời gian dùng thuốc không giống nhau giữa các bệnh nhân. Một số bệnh nhân cần được dùng thuốc đặc trị ngay, những bệnh nhân khác chưa cần dùng thuốc nhưng cần được theo dõi định kỳ với bác sĩ chuyên khoa gan để theo dõi diễn biến của bệnh. Trong trường hợp cần điều trị, nhiều bệnh nhân được chỉ định thuốc kháng siêu vi dạng uống, bệnh nhân khác lại dùng thuốc điều hòa miễn dịch dạng chích.

Về thời gian dùng thuốc, trong khi một số bệnh nhân uống thuốc chỉ vài năm, người khác lại phải uống thuốc kéo dài, gần như là suốt đời. Đôi khi, bệnh nhân cảm thấy rất “nghịch lý” như một số người có nồng độ siêu vi trong máu rất cao nhưng bác sĩ khuyên chưa cần phải điều trị. Một số người khác có nồng độ siêu vi dưới ngưỡng phát hiện sau khi uống thuốc đặc trị trong nhiều năm nhưng bác sĩ bảo phải tiếp tục uống thuốc suốt đời. Do đó bệnh nhân thường có nhiều băn khoăn liên quan đến điều trị như: Khi nào cần dùng thuốc đặc trị? Nếu có chỉ định điều trị, nên dùng loại thuốc gì? Hiệu quả, tác dụng phụ, chi phí và thời gian điều trị của từng loại thuốc như thế nào?

Ngoài ra, rất nhiều bệnh nhân có những thắc mắc khác như: Có nên dùng thuốc hỗ trợ gan, thuốc có nguồn gốc từ thảo dược không? Cần kiêng cữ gì trong chế độ ăn uống và sinh hoạt? Cần làm gì để tránh lây nhiễm bệnh cho người thân và người xung quanh?

Những thắc mắc về bệnh viêm gan, bệnh nhân có thể đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin sáng 25/4 để được tiến sĩ, bác sĩ Đinh Thế Trung giải đáp. Đăng ký tham dự miễn phí (08) 3933 6688.

Lê Phương

]]>
Sẽ bắt buộc trẻ nguy cơ viêm gan B phải tiêm văcxin mũi sơ sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/se-bat-buoc-tre-nguy-co-viem-gan-b-phai-tiem-vacxin-mui-so-sinh-2971/ Thu, 19 Jul 2018 03:00:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/se-bat-buoc-tre-nguy-co-viem-gan-b-phai-tiem-vacxin-mui-so-sinh-2971/ [...]]]>

Phát biểu tại hội nghị triển khai kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan virus giai đoạn 2015-2019 diễn ra tại Hà Nội hồi cuối tháng 5, tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng lo ngại nguy cơ bệnh viêm gan virus ở Việt Nam rất nặng nề nhưng tỷ lệ trẻ được tiêm văcxin phòng viêm gan B ngay sau sinh liên tục giảm trong thời gian qua. 

Virus viêm gan B đã có văcxin phòng bệnh, tuy nhiên hiện nay chỉ mới tập trung tiêm cho trẻ dưới một tuổi, còn người trưởng thành chưa được quan tâm. Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ được tiêm mũi ngay sau sinh cũng rất thấp, chỉ đạt 50%. Theo tiến sĩ Phu, trước kia tỷ lệ này tương đối cao, đến 80-90%. Sau một số ca trẻ bị tai biến sau tiêm dù không liên quan đến văcxin như vụ việc 3 trẻ ở Quảng Trị, nhưng việc vực lại tỷ lệ tiêm chủng rất khó khăn. 

“Trước đây từng có giai đoạn tỷ lệ tiêm văcxin viêm gan B mũi sơ sinh giảm, sau đó tăng lại. Còn hiện tại không phải bà mẹ không tiêm mà chính cán bộ y tế không dám chích ngừa viện lý do trường hợp này chống chỉ định tiêm”, tiến sĩ Phu nói. 

Theo Cục trưởng, có ý kiến cho rằng nên sàng lọc cho tất cả bà mẹ, nếu mẹ có virus viêm gan B thì phải tiêm cho trẻ ngay. Tuy nhiên, việc này khó thực hiện vì lý do tài chính, bảo hiểm cũng không chi trả. Thế giới cũng không khuyến cáo cách làm sàng lọc trước mà nên tiêm chủng toàn bộ để tỷ lệ tiêm đạt cao. Ngành y tế đang tìm cách để trẻ có nguy cơ cao mẹ bị viêm gan B thì bắt buộc phải tiêm ngay sau khi sinh để phòng bệnh. 

Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở phụ nữ mang thai và nhóm người khỏe mạnh là 10-20%. Đây là yếu tố quan trọng gây nhiễm virus viêm gan B ở trẻ qua lây truyền mẹ con trong quá trình chuyển dạ và là nguyên nhân chính gây viêm gan mạn ở trẻ. 

Viêm gan B ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nếu phát bệnh mà không được điều trị đúng cách hay tích cực phối hợp điều trị triệt để thì từ viêm gan B cấp tính sẽ phát triển thành viêm gan B mãn tính. Viêm gan B mãn tính sẽ dễ biến chứng thành xơ gan và ung thư gan.

Bệnh viêm gan virus diễn biến một cách âm thầm nhưng là vấn đề lớn đối với sức khỏe người dân nước ta hiện nay, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng và gây tử vong. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và C cao trong quần thể dân cư nói chung.

Đây là bệnh truyền nhiễm do nhiều chủng virus viêm gan gây nên. Nhiễm virus viêm gan cấp tính thường không có triệu chứng hoặc có thể biểu hiện không rõ ràng. Những trường hợp nặng có thể gây ra suy gan cấp hoặc diễn biến kéo dài dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan. Có 5 loại viêm gan virus là A,B,C, D, E; trong đó viêm gan virus B và C ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhiều nhất. 

Nam Phương 

]]>
Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm gan http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-canh-bao-benh-viem-gan-2969/ Thu, 19 Jul 2018 03:00:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-canh-bao-benh-viem-gan-2969/ [...]]]>

Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Việt Nam có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao, ở mức 10-20% dân số; 5% dân bị viêm gan C. Nhiều người này có thể chưa biểu hiện bệnh nhưng nếu không có cách dự phòng có thể diễn biến nặng hơn.

Theo bác sĩ, triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan virus chủ yếu gồm sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, da và củng mạc mắt vàng. Với các trường hợp nhiễm virus mạn tính, các triệu chứng thường không điển hình. Rất nhiều bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng và thường phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn như xơ gan nặng và ung thư tế bào gan.

viemgan12-2105-1438598052.jpg

Bệnh nhân xét nghiệm máu sàng lọc virus viêm gan. Ảnh: N.Phương. 

“Chi phí kiểm tra để phát hiện viêm gan B và C không cao, nhưng khi đã bệnh thì điều trị rất đắt. Người nhiễm virus viêm gan B, tốt nhất nên uống thuốc suốt đời. Lý do vì virus nằm trong tế bào gan, không tìm thấy ở máu, nhưng chỉ cần dừng thuốc nó lại phát triển”, bác sĩ Tuấn nói. 

Tại Việt Nam, hiện nay rất nhiều bệnh nhân phát hiện tình trạng nhiễm virus viêm gan B và C khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó, để phát hiện sớm tình trạng nhiễm virus viêm gan, đặc biệt là virus viêm gan B và C, người bệnh cần được thăm khám và xét nghiệm. 

Ví dụ nam giới khi biết nhiễm virus viêm gan thì cần có lối sống lành mạnh, đặc biệt là không uống rượu. Khi biết mình nhiễm virus thì chồng (vợ), con cũng nên đi  xét nghiệm. Người chưa mang virus thì nên đi tiêm phòng ngay (viêm gan B đã có văcxin phòng). 

Những người có yếu tố nguy cơ cao gồm:

– Người trong gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột, vợ chồng, con cái) hoặc sống cùng người bị nhiễm virus viêm gan B, C.

– Những người có tiền sử chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn, chạy thận nhân tạo chu kỳ.

– Nhân viên y tế, những người trực tiếp chăm sóc người bệnh.

Điều trị:

Các loại virus viêm gan A và E hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị triệu chứng và nghỉ ngơi.

Với virus viêm gan B và C mạn tính có thể sử dụng thuốc kháng virus nhằm ức chế sự nhân lên của virus, hạn chế các biến chứng của bệnh.

Cách phòng bệnh:

Trong 5 loại virus viêm gan thì viêm gan A và E lây theo đường tiêu hóa; viêm gan B, C và D lây theo đường máu, từ mẹ truyền sang con và quan hệ tình dục.

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất với virus viêm gan B là tiêm phòng văcxin cho trẻ theo chương trình Tiêm chủng mở rộng và cho tất cả mọi người chưa bị nhiễm virus. Bên cạnh đó cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh chung như sàng lọc máu, các chế phẩm của máu, sử dụng bơm kim tiêm một lần, quan hệ tình dục an toàn…

Đối với phụ nữ nhiễm virus viêm gan B khi mang thai, người mẹ cần được làm xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm virus viêm gan B để có biện pháp dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Chẳng hạn, mẹ uống thuốc kháng virus trong 3 tháng cuối thai kỳ khi tải lượng virus của mẹ cao và tiêm kháng huyết thanh cùng văcxin phòng bệnh cho trẻ ngay sau khi sinh.

Virus viêm gan C chưa có văcxin phòng bệnh nên chủ yếu là các biện pháp chung như quan hệ tình dục an toàn, sàng lọc máu, các chế phẩm của máu, sử dụng bơm kim tiêm một lần…

Phương Trang

]]>
Làm gì khi men gan tăng cao http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-men-gan-tang-cao-2968/ Thu, 19 Jul 2018 02:59:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-men-gan-tang-cao-2968/ [...]]]>

Bác sĩ cho dùng thêm BBD 25 g. Tiền sử gia đình có người mất vì bệnh gan nên em rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn thêm hướng điều trị. (Khoa)

Trả lời

Men gan ALT tăng có thể do nhiều nguyên do chứ không hẳn chỉ là do bệnh viêm gan siêu vi B không ổn định. Bạn có men gan ALT tăng nhẹ, bác sĩ cho dùng BDD để hạ men gan. Đồng thời bạn nên lưu ý thêm để tránh các yếu tố có thể làm tăng men gan (uống bia rượu, uống thuốc khác, ăn thực phẩm bị tẩm, phun hóa chất,…).

Nếu đã thực hiện như trên mà men gan không cải thiện, có thể bác sĩ sẽ cho bạn kiểm tra tải lượng virus để đánh giá đáp ứng điều tri hoặc làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân khác gây tăng men gan để có phương cách trị liệu phù hợp.

Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng
Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM

]]>
Viêm gan có phải uống thuốc suốt đời http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-gan-co-phai-uong-thuoc-suot-doi-2966/ Thu, 19 Jul 2018 02:58:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-gan-co-phai-uong-thuoc-suot-doi-2966/ [...]]]>

Xin bác sĩ cho biết em có phải uống thuốc này suốt đời không? Vì điều kiện xa xôi em không đi tái khám hàng tháng được mà 3 hoặc 6 tháng mới đi một lần, vẫn uống thuốc đều đặn và xét nghiệm men gan ở bệnh viện địa phương. Con trai em khi sinh đã tiêm chủng viêm gan B rồi nhưng xét nghiệm lại không có kháng thể, dương tính, men gan của bé bình thường. Năm nay bé 8 tuổi, xin hỏi có phải uống thuốc điều trị gì không? Cảm ơn bác sĩ. (Linh)

Trả lời

Ảnh minh họa: acuhhs

Ảnh minh họa: acuhhs

Kết quả xét nghiệm định lượng HBV DNA sau khoảng thời gian bạn điều trị viêm gan B mạn với Tenofovir hoặc Fudteno cho thấy có đáp ứng virus và bạn có thể tiếp tục điều trị với thuốc này. Do thuốc chỉ có tác động ức chế sự nhân lên của siêu vi chứ không tiêu diệt được chúng nên khi dừng thuốc, có khả năng siêu vi bùng phát trở lại. Vì thế rất nhiều trường hợp phải dùng thuốc lâu dài, thậm chí cả đời. 

Có những trường hợp điều trị hiệu quả, có thể xem xét ngưng thuốc nhưng vẫn phải được theo dõi chặt chẽ vì tái phát cao. Bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể. Khi đáp ứng điều trị ổn định, bạn có thể được kê toa dùng thuốc liên tục và tái khám mỗi 3 tháng. Ngoài xét nghiệm men gan, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm khác để đánh giá chức năng thận (có thể ảnh hưởng do thuốc), chức năng gan, tầm soát biến chứng xơ hóa gan, ung thư gan…

Trẻ em được sinh ra từ mẹ nhiễm siêu vi B, dù được chủng ngừa sau sinh vẫn có một tỷ lệ nhỏ bị nhiễm siêu vi này. Đa số các bé bị lây siêu vi B từ mẹ khi sinh sẽ không phát bệnh, men gan bình thường cho đến lúc trưởng thành và không điều trị thuốc kháng siêu vi trong giai đoạn này vì không cấp thiết và không hiệu quả. Bạn nên cho bé theo dõi định kỳ mỗi 3-6 tháng tại chuyên khoa để cháu có thể được điều trị thuốc kháng siêu vi kịp thời khi có chỉ định.

Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng
Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM

]]>
Viêm gan B tại sao bác sĩ không cho uống thuốc http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-gan-b-tai-sao-bac-si-khong-cho-uong-thuoc-2965/ Thu, 19 Jul 2018 02:58:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-gan-b-tai-sao-bac-si-khong-cho-uong-thuoc-2965/ [...]]]>

Tôi thường bị dị ứng ngứa ngáy khắp người. Việc sử dụng thuốc dị ứng mỗi ngày khiến tôi rất lo lắng. Xin bác sĩ cho lời khuyên (Hồng)

Trả lời

Theo hướng dẫn của bác sĩ Pháp thì có khả năng bạn là người mang mầm bệnh chứ chưa bị bệnh. Vì thế bạn chỉ cần theo dõi mà chưa cần điều trị. Tình trạng “sống chung với lũ” như vậy có thể kéo dài suốt đời nếu siêu vi B luôn bị sức đề kháng của cơ thể bạn kiểm soát không cho phát triển gây bệnh. 

Dị ứng là tình trạng cơ thể phản ứng lại với các tác nhân (gọi là dị nguyên) mà cơ thể “không chịu” khi tiếp xúc (thức ăn, bụi, thời tiết , mùi ,…). Dị ứng không phải do bệnh gan gây ra và hầu như ai cũng có dị ứng với một hay nhiều loại dị nguyên với tần suất và mức độ khác nhau.

Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng
Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM

]]>
Người lớn có nên tiêm văcxin viêm gan B http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-lon-co-nen-tiem-vacxin-viem-gan-b-2964/ Thu, 19 Jul 2018 02:56:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-lon-co-nen-tiem-vacxin-viem-gan-b-2964/ [...]]]>
592chich-ngua-3144-1440549991.jpg

Ảnh minh họa: Health.

Trả lời:

Chào bạn,

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do virus tấn công gan, có thể gây viêm gan cấp tính và mãn tính. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch khác của cơ thể người bị nhiễm bệnh.

Việt Nam là nước có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B cao, ước tính khoảng 8,6 triệu người nhiễm virus này. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B mạn tính được ước tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới. Đây là bệnh có thể dự phòng được bằng văcxin an toàn và hiệu quả. Hiệu quả của văcxin viêm gan B đạt 95% trong ngăn ngừa lây nhiễm và các hậu quả mãn tính của nó.

Bạn có thể làm xét nghiệm tầm soát viêm gan B. Nếu chưa nhiễm bệnh và chưa có kháng thể chống virus này thì nên tiêm ngừa 3 liều văcxin phòng viêm gan siêu vi B.

Chúc bạn luôn vui khỏe.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Luân
Phụ trách phòng khám Nhi, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

]]>
Viêm gan B và những điều cần biết http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-gan-b-va-nhung-dieu-can-biet-2962/ Thu, 19 Jul 2018 02:56:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-gan-b-va-nhung-dieu-can-biet-2962/ [...]]]>

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, ước tính khoảng 2 tỷ người trên thế giới được chẩn đoán đã hoặc đang nhiễm virus này, trong đó 350 triệu người bị mãn tính. Hằng năm hơn một triệu người chết do các tổn thương gan gây ra bởi virus này (viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan).

592chich-ngua-3144-1440549991.jpg

Ảnh minh họa: Health.

Cũng theo WHO, 3/4 dân số thế giới sống trong những vùng lưu hành cao dịch viêm gan B, trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ hiện mắc viêm gan B ở nước ta rất cao, ước tính khoảng 8,6 triệu người đang nhiễm, tỷ lệ mạn tính khoảng 8,8% ở nữ và 12,3% ở nam giới.

Việt Nam là vùng dịch tễ lưu hành của viêm gan siêu vi B nên khả năng lây nhiễm bệnh rất cao. Do vậy, nhằm bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm virus, mọi người cần có kháng thể chống lại virus HBV với nồng độ trong máu ở mức đủ khả năng bảo vệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của văcxin viêm gan B đạt đến 95% trong ngăn ngừa lây nhiễm và các hậu quả mãn tính của nó.

Năm 2005, sau 3 năm triển khai thí điểm, Việt Nam chính thức đưa văcxin viêm gan B trở thành văcxin thứ 7 trong chương trình tiêm chủng mở rộng (cùng với 6 văcxin truyền thống là lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi). Những trẻ sinh sau thời gian này, nếu tham gia đầy đủ các mũi tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng, đa số đều có miễn dịch đầy đủ với viêm gan siêu vi B.

Theo khuyến cáo, người trưởng thành hay trẻ lớn chưa được tiêm văcxin từ chương trình tiêm chủng mở rộng và chưa có kháng thể với viêm gan siêu vi B cũng nên tiêm ngừa sớm. Đặc biệt ở nhóm dân số nguy cơ cao lây nhiễm viêm gan B như người thường tiếp xúc với máu và sinh phẩm (bác sĩ, điều dưỡng), chung sống với người bệnh viêm gan B, người có nhiều bạn tình, nam quan hệ đồng giới, người tiêm chích ma tuý, người nhiễm HIV…

Những năm gần đây, dịch vụ tiêm văcxin có thu phí cũng góp phần tăng thêm lựa chọn cho nhiều gia đình bên cạnh chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhìn chung cả 2 loại văcxin đều được đánh giá tương đương nhau về khả năng hình thành miễn dịch, mức độ bảo vệ và độ an toàn.

Các xét nghiệm cần làm trước khi tiêm chủng văcxin viêm gan B

Thông thường, trước khi tiêm văcxin viêm gan B, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm tầm soát viêm gan B. Cụ thể là:

– HBsAg để tìm kháng nguyên bề mặt của virus (HBV – surface Antigen).

– AntiHBs (hay HBsAb) để tìm kháng thể kháng nguyên bề mặt của virus (HBV surface Antibody).

– AntiHBc để tìm kháng thể kháng kháng nguyên lõi của virus (HBV core antibody).

Kết quả:

Nếu HBsAg dương tính tức là đang nhiễm virus (cấp hay mạn tính) thì không có chỉ định tiêm văcxin.

Nếu HBsAg âm tính, antiHBs dương tính, AntiHBc âm tính: Người này đã miễn dịch nhờ tiêm chủng trước đó.

Nếu HBsAg âm tính, antiHBs dương tính, AntiHBc dương tính: Người này đã có miễn dịch nhờ nhiễm HBV trước đó và khỏi bệnh.

Nếu HBsAg âm tính, antiHBs âm tính: Người này chưa có miễn dịch, không nhiễm bệnh, có chỉ định tiêm văcxin.

Phí tiêm văcxin viêm gan B theo liều ở Viện Pasteur TP HCM

– EUVAX B: Người trên 15 tuổi giá 120.000 đồng. Từ 15 tuổi trở xuống 80.000 đồng.

– ENGERIX B: Trên 19 tuổi giá 130.000 đồng. Từ 19 tuổi trở xuống là 90.000 đồng.

– HBVAX PRO: Trên 19 tuổi 130.000 đồng. Từ 19 tuổi trở xuống 75.000 đồng.

– HEPAVAX-GENE: 120.000 đồng.

>> Xem thêm Những thắc mắc thường gặp về văcxin viêm gan B

Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

]]>
Thời trẻ béo phì về già dễ bị bệnh gan http://tapchisuckhoedoisong.com/thoi-tre-beo-phi-ve-gia-de-bi-benh-gan-2960/ Thu, 19 Jul 2018 02:56:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thoi-tre-beo-phi-ve-gia-de-bi-benh-gan-2960/ [...]]]>

Theo Boldsky, các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 45 nghìn người tham gia thử nghiệm trong khoảng 4 thập kỷ để đi đến kết luận này. 

Theo đó, nam giới chỉ số BMI trên 25 được cho là có nguy cơ cao phát triển bệnh gan đến hơn 65% so với những người khác ở một độ tuổi cụ thể. Các nhà nghiên cứu cảnh báo, chỉ số BMI tăng dần kéo theo nguy cơ mắc bệnh gan ngày càng tăng. Khi một người bị béo phì từ khi còn nhỏ, thời gian bệnh lâu hơn sẽ dẫn đến các nguy cơ bệnh gan sau này.

Béo phì gây bệnh gan nhiễm mỡ, sau đó là hàng loạt vấn đề khác. Các nguy cơ hình thành từ lúc nhỏ, đặc biệt là ở trẻ thừa cân. Nghiên cứu này giúp phụ huynh điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh cho con em mình. Giữ trẻ có thể chất phù hợp, đúng với lứa tuổi là cách duy nhất để ngăn chặn bệnh gan và hàng loạt bệnh nguy hiểm khác.

>> Xem thêm

Dấu hiệu cảnh báo gan của bạn không khỏe

Thu Hiền

]]>