Gút – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 03:43:56 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Gút – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Hoại tử cơ thể vì bệnh gút http://tapchisuckhoedoisong.com/hoai-tu-co-the-vi-benh-gut-3072/ Thu, 19 Jul 2018 03:43:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hoai-tu-co-the-vi-benh-gut-3072/ [...]]]>

Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân sốt cao, rét run, trụy mạch. Ngoài biểu hiện suy thận cấp, khối u ở đầu phía bên phải trán bị hoại tử nghiêm trọng. Các vị trí tay chân, đặc biệt là vùng khủy tay và khủy chân cũng bị tổn thương gây hạn chế vận động.

dsdsds

Bệnh nhân đang được theo dõi tại bệnh viện. Ảnh: Cao Lâm

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Vũ Anh cho biết, đây là trường hợp biến chứng vì bệnh gút hiếm gặp. “Ít bệnh nhân nào có những biến chứng nặng nề, gây biến dạng khớp, nhiễm trùng, hoại tử như vậy”, bác sĩ Hà nói.

Để cải thiện tình trạng sốc do nhiễm trùng, bệnh nhân ngay sau đó được điều trị bằng kháng sinh, vận mạch, cắt lọc, làm sạch vết thương hoại tử và các chế độ dinh dưỡng nâng cao.

Sáng nay, sau 4 ngày điều trị, ông Otobankens đã hết sốt, chức năng thận hoạt động trở lại bình thường. Sắp tới bệnh nhân sẽ được phẫu thuật khối u và ghép da vùng trán đỉnh.

Cao Lâm

]]>
Phần nhiều bệnh nhân gút chữa trị khi quá muộn http://tapchisuckhoedoisong.com/phan-nhieu-benh-nhan-gut-chua-tri-khi-qua-muon-3070/ Thu, 19 Jul 2018 03:43:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phan-nhieu-benh-nhan-gut-chua-tri-khi-qua-muon-3070/ [...]]]>
sdsds

Bàn chân biến chứng của một bệnh nhân gút nhập viện muộn. Ảnh: Cao Lâm.

Giáo sư – tiến sĩ Hoàng Khải Lập, Phó Viện Nghiên cứu bệnh gút cho biết, khi đến điều trị, rất nhiều bệnh nhân thậm chí đã chuyển sang tiểu đường, bệnh mạch vành, viêm loét dạ dày, tá tràng do dùng thuốc chống viêm giảm đau kéo dài.

“5% đã bị biến chứng nặng như phù nề, giữ nước, loãng xương, các khớp bị phá hủy gây biến dạng khớp, suy thận ở các mức độ khác nhau, tophi vỡ để nhiễm trùng kéo dài do suy giảm hệ thống miễn dịch”, ông Lập nói.

Theo nhận xét của các bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một phần do bệnh diễn tiến âm thầm, phần khác do bệnh nhân “điều trị cẩu thả”.

“Vấn đề không phải do không có thuốc tốt để kiểm soát các cơn gút cấp tái phát, mà do sự chủ quan của nhiều bệnh nhân trong dùng thuốc, cẩu thả trong sinh hoạt ăn uống để bệnh tiến triển nặng”, ông Lập nói.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Thu, nguyên giám đốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM, cho biết, hiện các bệnh viện tại TP HCM chưa có một khoa chuyên điều trị gút nên bệnh nhân thường có xu hướng tự tìm thuốc điều trị.

“Việc tùy tiện sử dụng thuốc không có chỉ dẫn của bác sĩ trong một thời gian dài có thể làm cho tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn”, bác sĩ Thu nói.

Để ngăn các biến chứng nguy hiểm dẫn đến điều trị vừa khó khăn vừa tốn kém, bác sĩ Thu khuyên người bệnh đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm khi có các dấu hiệu viêm, sưng, nóng da, tấy đỏ, đau khớp.

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là axit uric. Người có axit uric máu cao nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy…), các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, đậu… Không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt.

Cao Lâm

]]>
Phương pháp mới điều trị bệnh gút http://tapchisuckhoedoisong.com/phuong-phap-moi-dieu-tri-benh-gut-3068/ Thu, 19 Jul 2018 03:43:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phuong-phap-moi-dieu-tri-benh-gut-3068/ [...]]]>

Căn bệnh này lâu nay được mệnh danh là “bệnh người giàu”. Chúng làm tăng acid uric mà sản phẩm cuối cùng là muối urat dạng hòa tan. Trong một số điều kiện, muối urat bị kết tủa thành vi tinh thể hình kim, gây tổn thương tại nhiều cơ quan như thận, tim, mạch máu, tổ chức dưới da… Còn nếu muối urat kết tủa tại khớp thì gây viêm khớp gút cấp, biểu hiện là sưng nóng, đỏ, đau dữ dội ở một khớp, thường gặp nhất là khớp ngón chân cái, cổ chân, đầu gối, cổ tay, khủy tay, ngón tay…

uratkhopgoi-hinhanhnoisoi-1353484074_500
Tinh thể muối urat bám vào sụn khớp gối qua nội soi.

Ở những bệnh nhân bị gút nặng, u cục nổi lên gây phá hủy khớp, biến dạng khớp, làm suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành…

Các phương pháp điều trị gút hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào chống viêm, giảm đau, tăng đào thải, giảm tổng hợp acid uric để hạn chế cơn gút cấp tái phát. Cách này đáp ứng tốt trên những bệnh nhân mới bị gút hoặc bệnh còn nhẹ, nhưng kém hiệu quả với những người bệnh nặng, có nhiều bệnh kèm theo. Chúng thậm chí hầu như không còn tác dụng trên những bệnh nhân đã bị biến chứng.

Là một trong những cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và điều trị chuyên sâu bệnh gút, các giáo sư bác sĩ của Viện Gút nhận thấy 80 – 90% người tăng acid uric sau 10 đến 30 năm vẫn không chuyển thành bệnh gút. Tăng acid uric chỉ là một trong những điều kiện “cần” để urat kết tủa, mấu chốt thuộc về điều kiện “đủ” làm cho urat kết tủa mới gây bệnh gút.

ongvovanbebatruocvasau7thangdieutritaivi
Ông Võ Văn Ba trước và sau 7 tháng điều trị tại Viện Gút.

Tuy đây vẫn còn là một bí ẩn, nhưng trong điều trị gút, không phải là không có lời giải cho vấn đề này. Nghiên cứu các bài thuốc thảo dược gia truyền của đồng bào một số dân tộc thiểu số ở miền núi, các bác sĩ Viện Gút phát hiện nhiều bài thuốc hiệu quả đối với các bệnh khớp, trong đó có bệnh mà người dân tộc gọi là “bệnh ăn thịt, uống rượu thì đau”. Các bài thuốc này có nhiều vị thuốc chống viêm, giảm đau, thải độc, tăng cường chức năng gan, chức năng thận, lưu thông khí huyết…

Khắc phục những hạn chế trong điều trị gút, đơn vị này đã nghiên cứu, kế thừa và phát triển các bài thuốc trên ứng dụng trong điều trị bệnh gút và các bệnh lý kèm theo. Hơn 3 năm qua, hàng nghìn bệnh nhân gút đã được điều trị hiệu quả bằng phương pháp này. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân gút bị biến chứng nặng đã có sự phục hồi toàn diện.

Ông Võ Văn Bé Ba, 55 tuổi ở Vĩnh Long là một trong hàng trăm bệnh nhân gút biến chứng đã được điều trị hiệu quả theo phương pháp trên. Ông bị gút hơn 10 năm, khi đến với Viện Gút, ông đã ở trong tình trạng chỉ còn da bọc xương, 2 đầu gối nổi đầy u cục, sưng to và bị co cứng lại.

Bệnh nhân đã phải năm một chỗ hơn một năm liên tục. Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa như men gan, chức năng thận, mỡ máu đều tăng cao, huyết áp tăng. Sau 7 tháng điều trị tại đây, ông Ba đã có một sự phục hồi lớn, tăng được 10 kg, các cơn gút cấp lui dần, chức năng gan thận được phục hồi, các u cục nhỏ dần. Ngày 5/11, khi trở lại tái khám, ông Ba rất phấn khởi thông báo đã tập đi được hơn 70m và tin tưởng sẽ có ngày phục hồi hoàn toàn.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Thu, Giám đốc phòng khám của Viện Gút cho biết, một trong những yêu cầu quan trọng nhất là bệnh nhân phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ sinh hoạt, ăn uống, dùng thuốc, kiên trì, không nôn nóng trong điều trị. Những bệnh nhân nặng cùng đường như ông Ba thường tuân thủ tốt hơn so với những bệnh nhân còn nhẹ.

Viện Gút đã mở một phòng khám tại 98 Yên Thế, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM để phục vụ cho bệnh nhân các tỉnh phía Nam; một phòng khám tại 125 Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu Đà nẵng phục vụ cho bệnh nhân khu vực miền Trung và một phòng khám tại D22 phố Hồng Châu, Hải Dương phục vụ cho bệnh nhân các tỉnh phía Bắc.

Đơn vị này cũng thiết lập đường dây nóng qua số 0982180080/ 0862968626 và trả lời trực tuyến qua trang web: www.benhgout.net để tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân.

Ngọc Bích

]]>
Hỏng hết khớp chân tay vì bệnh gút http://tapchisuckhoedoisong.com/hong-het-khop-chan-tay-vi-benh-gut-3066/ Thu, 19 Jul 2018 03:43:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hong-het-khop-chan-tay-vi-benh-gut-3066/ [...]]]>

Bệnh nhân nhà ở Tân Phú, Đồng Nai, cho biết, ông bị bệnh từ hơn 10 năm nhưng nghĩ không nghiêm trọng nên không điều trị. “Khoảng 6 tháng trở lại đây, tôi thấy các khớp đau dữ dội, không thể cầm nắm và đi đứng được”, bệnh nhân nói.

Khớp chân của bệnh nhân phù nề bởi các khối tôphi do Gút gây nên. Ảnh: Thiên Chương
Khớp chân của bệnh nhân phù nề bởi các khối tôphi do Gút gây nên. Ảnh: Thiên Chương

Kết quả siêm âm và X-quang tại Phòng khám và điều trị chuyên sâu bệnh Gút TP HCM, cho thấy khớp gối, cổ chân, ngón chân, khủy tay, cổ tay và ngón tay của bệnh nhân đều bị các khối u cứng chứa tinh thể urat (còn gọi là khối tôphi) xâm lấn gây tổn thương. Đây chính là biến chứng do bệnh gút gây nên.

Các kết quả chẩn đoán trên người bệnh cho thấy, gút đã khiến ông Hồ bị suy thận độ 4, có sỏi thận do sự lắng đọng của axít uric thường thấy ở bệnh nhân gút giai đoạn muộn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nguyệt Nga, người trực tiếp khám và điều trị cho bệnh nhân cho biết, với những bệnh nhân bị gút ở giai đoạn muộn như ông Hồ, việc điều trị không cho kết quả ngay mà phải có thời gian. “Cần nhất là bệnh nhân phải phối hợp cùng bác sĩ trong tập luyện khớp, uống nhiều nước, dinh dưỡng hợp lý”, bà Nga nói.

Ông Hồ bắt đầu được điều trị từ khâu phục hồi các tưới máu cho thận, tim và các khớp. “Khi thận đã hoạt động tốt, sự đào thải các chất cặn bã trong đó có axit uric trong điều trị gút mới cho kết quả tốt”, bác sĩ Nga nói. Riêng các khối tôphi, sau một thời gian được làm mềm bằng thuốc, những khối nhỏ sẽ mềm và tự tan, các khối lớn sẽ được điều trị can thiệp bằng ngoại khoa.

Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyên mọi người nên kiểm tra lượng axít uric trong máu để sớm phát hiện và điều trị. Điều trị sớm giúp bệnh nhân thoát khỏi các biến chứng nguy hiểm như hỏng khớp, suy thận, sỏi thận.

Thiên Chương

]]>
Điều trị thành công bệnh gút biến chứng http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-thanh-cong-benh-gut-bien-chung-3064/ Thu, 19 Jul 2018 03:43:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-thanh-cong-benh-gut-bien-chung-3064/ [...]]]>

Ông Huỳnh Công Tâm sinh năm 1955, ở Tây Ninh là một trong số những bệnh nhân gút bị biến chứng nặng được điều trị phục hồi bằng phương pháp này. Ông bị gút đã 12 năm nay, từng đi điều trị ở rất nhiều nơi, cả Đông và Tây y, nhưng bệnh tình vẫn ngày càng nặng hơn. Khi đến với Viện Gút, ông Tâm đã trong tình trạng suy kiệt, chân tay teo nhỏ lại, chỉ còn 38 kg, đau nhức triền miên, sốt cao kéo dài.

Ngoài bệnh gút, ông còn bị suy tim do suy mạch vành, tụt huyết áp, suy giảm chức năng gan, suy thận, thoái hóa khớp… Sau hơn 5 tháng điều trị ngoại trú theo phương pháp của Viện Gút, ông Tâm đã có một sự phục hồi kỳ diệu, tăng được 11 kg, hết đau nhức, bắt đầu trở lại với nghề rửa xe để kiếm sống. Bà Huê – vợ ông Tâm chia sẻ: “Ông xã tôi giờ thì đã phục hồi như cũ, kể như từ cõi chết trở về, mừng quá không biết làm sao diễn tả nữa”.

bieu-hien-dien-hinh-cua-benh-gut-1354597
Tophi xuất hiện ở chân.

Nguyên nhân gây tăng acid uric máu có liên quan đến chế độ ăn nhiều đạm, uống nhiều rượu, bia. Trong một số điều kiện, acid uric sẽ bị kết tủa thành muối urat tại tim, thận, khớp, mạch máu, tổ chức dưới da… gây viêm và dần gây tổn thương cơ thể người bệnh. Nếu muối urat kết tủa tại khớp sẽ gây viêm khớp gút cấp, biểu hiện là sưng nóng, đỏ, đau dữ dội ở một khớp, thường gặp nhất là khớp ngón chân cái, cổ chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay, ngón tay…

Khi bệnh tiến triển nặng thành mãn tính, bệnh nhân sẽ xuất hiện những u cục tophi gây phá hủy khớp, biến dạng khớp. Những biến chứng trong của cơ thể người bệnh rất phức tạp như: suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, phù nề, giữ nước, tophi vỡ gây nhiễm trùng kéo dài.

noi-u-cuc-tophi-o-tay-1354597589_500x0.j
Tophi xuất hiện ở tay.

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Thu, Giám đốc Viện Gút TP HCM, điều trị triệu chứng một đợt gút cấp không khó vì đã có những thuốc chống viêm đặc hiệu của gút như Colchicin, Mobic, Voltaren… cũng như thuốc giảm nồng độ acid uric máu. Tuy nhiên gút là một bệnh phải được kiểm soát lâu dài, trong khi đó rất nhiều người do thiếu hiểu biết về bệnh nên thường xuyên lạm dụng các thuốc chống viêm giảm đau, kể cả thuốc không rõ nguồn gốc có corticoid, ăn uống không kiểm soát. Đây cũng chính là một trong những gây biến chứng cho bệnh nhân.

Việc điều trị phục hồi cho những bệnh nhân gút mãn tính hoặc biến chứng bằng Tây y đang gặp nhiều khó khăn do phạm vi tác dụng của mỗi loại thuốc rất hẹp và gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Với những bệnh nhân gút mãn tính thì các bài thuốc từ thảo dược có tác dụng rộng như: giải độc, chống viêm, gảm đau, cải thiện chức năng gan, chức năng thận, cải thiện tuần hoàn… phát huy được khả năng hỗ trợ điều trị tốt và an toàn hơn. Phương pháp này đã có bằng chứng về sự phục hồi toàn diện trên hàng nghìn bệnh nhân gút mãn tính và hàng trăm bệnh nhân gút bị biến chứng nặng được điều trị tại các phòng khám của Viện Gút từ năm 2010 đến nay.

2012-11-30171625-1354597589_500x0.jpg
Ông Huỳnh Công Tâm trước và sau điều trị tại Viện Gút.

Để điều trị tốt cả những trường hợp gút cấp và gút mạn tính, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của thầy thuốc với bệnh nhân. Do đó, Viện Gút đã triển khai chương trình điều trị chuyên sâu bệnh gút tại các phòng khám ở số 98 Yên Thế, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM; phòng khám ở số 125 Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu, Đà Nẵng và phòng khám ở số D22 phố Hồng Châu, Hải Dương. Viện Gút cũng thiết lập một đường dây nóng để giải đáp các thắc mắc của người bệnh: 0982.1800.80. Website: www.benhgout.net.

Ngọc Bích

]]>
Những thảo dược tốt cho bệnh gút http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-thao-duoc-tot-cho-benh-gut-3062/ Thu, 19 Jul 2018 03:43:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-thao-duoc-tot-cho-benh-gut-3062/ [...]]]>

Dưới đây là 3 thảo dược quý mà người bị bệnh gút nên biết.

Cây sói rừng

Loại cây này còn gọi là “cửu tiết trà”, “tiếp cốt mộc”, “cửu tiết phong”… và có tên khoa học là Sarcandra grabra (Thunb), mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Theo dược học cổ truyền, cây sói rừng vị cay, tính bình, được xem là vị thuốc quý dùng rộng rãi trong dân gian với công dụng thải trừ độc, giảm đau, kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch, thường dùng trong các bệnh lý viêm nhiễm, bệnh tự miễn, viêm khớp dạng thấp, thống phong (bệnh gút).

cay-soi-rung-1-JPG-1355740380-1355740384

Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, dịch chiết từ cây sói rừng có tác dụng chống viêm đạt hiệu quả 97,6%, không gây tác dụng phụ, đặc biệt phần lá cây có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất. Các nhà y học cổ truyền Trung Quốc đã bào chế sói rừng thành dạng thuốc tiêm bắp để trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp một cách hiệu quả.

hythiem-1355196417_500x0.jpeg

Hy thiêm

Cây dược liệu hy thiêm còn có tên gọi khác là chó đẻ hoa vàng, được dùng phổ biến trong y học cổ truyền và công nghiệp dược ở Việt Nam. Hy thiêm chứa chất đắng daturosid, orientin và 3.7 dimethylquercetin giúp người mắc bệnh gút hạ acid uric trong máu. Hiện nay, nhiều nghiên cứu của đại học Dược Hà Nội cho thấy tác dụng hạ acid uric và chống viêm, giảm đau rõ rệt của loại cây này.

Hy thiêm còn có tác dụng dược lý như trừ phong thấp, thông kinh lạc, thanh nhiệt giải độc, lợi gân cốt, giảm đau, đồng thời có tác dụng an thần, hạ huyết áp, ức chế sự phát triển của những vết loét trên cơ thể. Nhờ vậy, dược liệu sẽ làm giảm biến chứng ở bệnh nhân gút.

Lá hy thiêm có tác dụng ức chế rõ rệt giai đoạn viêm cấp tính và ức chế yếu giai đoạn viêm mãn tính thực nghiệm. Mặt khác, độc tính cấp của hy thiêm tương đối thấp (77,7g trên mỗi kg trọng lượng), do đó chúng đã được bào chế thành thuốc điều trị bệnh gút.

hatmatien-1355196417_500x0.jpg

Mã tiền chế

Để trị chứng phong thấp, từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng hạt mã tiền để chữa trị theo nguyên tắc “lấy độc trị độc”. Đây là một kinh nghiệm có giá trị hết sức đặc biệt. Tác dụng chống tê mỏi và cắt cơn đau của hạt mã tiền đã được kiểm chứng trên thực tế từ đời này qua đời khác. Trong các bài thuốc dân gian chữa phong thấp có hiệu quả đều có thấy sử dụng đến mã tiền chế.

Kết quả nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, tác dụng dược lý của mã tiền chế có tác dụng làm tăng hưng phấn thần kinh, làm tê thần kinh cảm giác, giảm đau, chống viêm, ức chế vi khuẩn. Trong y học cổ truyền, mã tiền chế có tác dụng khá phong phú: thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống tê mỏi và cắt cơn đau xương khớp do phong tê thấp, đau do gút.

Công ty Dược phẩm Tâm Bình đã nghiên cứu và hợp tác với các nhà khoa học sản xuất thành công chế phẩm mới dưới dạng viên nang tiện dụng là Viên Gút Tâm Bình. Sản phẩm có công dụng đào thải làm giảm acid uric trong máu, giảm sưng và đau nhức các khớp, nhất là khớp ngón chân, bàn chân do gút.

Nét độc đáo riêng biệt của sản phẩm Gút Tâm Bình là ở phương pháp bào chế công phu và kết hợp 3 thảo dược quý là cao lá sói rừng, hy thiêm, mã tiền chế với các vị thuốc Đông y có tác dụng bồi bổ can thận như đương quy, đỗ trọng và những vị thuốc khu phong trừ thấp, mạnh gân cốt như ngưu tất, thổ phục linh, cốt khí củ, độc hoạt, tỳ giải.

Ngọc Bích

]]>
Bệnh gút – chẩn đoán sớm có thể chữa khỏi http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-gut-chan-doan-som-co-the-chua-khoi-3060/ Thu, 19 Jul 2018 03:42:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-gut-chan-doan-som-co-the-chua-khoi-3060/ [...]]]>

Từ định nghĩa trên, nếu tìm được những lắng đọng vi tinh thể urat natri (tophi) trong cơ thể thì người đó có thể đã bị bệnh gút. Siêu âm khớp, thận đối chiếu với X Quang giúp phát hiện sớm những mảng muối urat bám vào khớp, sỏi urat ở thận, cục tophi ở dưới da trên cả những người tăng acid uric máu chưa triệu chứng.

Tinh thể muối urat lắng đọng ở đâu cũng đều có thể gây viêm và gây tổn thương ở đó như tim, thận, khớp, vành tai, dưới da,… trong đó khớp là nơi nhạy cảm với các phản ứng viêm nên dễ gây đau. Tinh thể muối urat lắng đọng là thủ phạm gây nhiều biến chứng nguy hiểm như phá hủy xương khớp, bệnh tim mạch, suy thận mạn tính…

gut-1-jpg-1355541095_500x0.jpg
Tinh thể muối urat bám vào đầu khớp bệnh nhân gút.

Tinh thể muối urat lắng đọng trong cơ thể là hệ quả của tăng acid uric máu, nhưng không phải ai tăng acid uric máu cũng bị lắng đọng thành tinh thể muối urat gây bệnh gút. Thường những trường hợp tăng acid uric máu nếu kèm theo những rối loạn khác sẽ dễ dẫn đến các điều kiện kết tủa tinh thể muối urat như: nồng độ acid uric máu, nồng độ natri, độ pH, nhiệt độ, các protein tạo lõi… Lâu nay, việc điều trị gút chỉ tập trung kiểm soát nồng độ acid uric máu để hạn chế kết tủa thêm tinh thể muối urat mà chưa tìm cách thúc đẩy việc làm tan tinh thể muối urat đã lắng đọng, do đó kết quả điều trị còn hạn chế.

Là một trong những cơ sở y tế tại Việt Nam nghiên cứu và điều trị chuyên sâu về bệnh gút, các giáo sư, bác sỹ của Viện Gút ở TP HCM đã tập trung thác tính an toàn và hiệu quả của một số loại thảo dược, ứng dụng điều trị cải thiện chức năng gan, thận, tăng cường tuần hoàn, chống ô xy hóa, cân bằng độ pH… tạo thuận lợi cho cơ thể tự sửa chữa và thúc đầy các điều kiện thuận lợi làm tan tinh thể muối urat đã lắng đọng.

Kết quả trên hàng nghìn bệnh nhân gút mãn tính được điều trị theo phương pháp này, nhiều u cục tophi đã mềm đi và nhỏ lại, một số u cục tophi tiêu hết. Nhiều bệnh nhân gút trước điều trị theo phương pháp này cứ một vài tuần lại tái phát cơn gút cấp nhưng sau một điều trị tích cực bằng phương pháp này đã 2 – 3 năm nay không bị tái phát dù họ ăn uống khá thoải mái.

Ông Hà Văn Chớ ở TP HCM bị gút nhiều năm, đã nổi rất nhiều u cục tophi, trong đó cục tophi ở ngón chân bị vỡ dẫn đến nhiễm trùng, có nguy cơ phải tháo khớp. Sau một thời gian điều trị ở Viện Gút, ngón chân của ông đã hết nhiễm trùng và liền miệng, nhiều cục tophi đã nhỏ tình trạng đau nhức của cơn gút cấp cũng đã hết được gần 2 năm nay.

image002.jpg
Các cục tophi của ông Hà Văn Chớ trước và sau điều trị ở Viện Gút.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nguyệt Nga, Viện Gút TPHCM, nếu phát hiện bệnh sớm, lượng tinh thể muối urat lắng đọng còn ít thì việc điều trị tan urat sẽ dễ dàng hơn những người đã bị gút mãn tính. Nếu điều trị phục hồi các rối loạn chuyển hóa, đồng thời làm sạch tinh thể muối urat thì cũng có thể được coi là hết bệnh gút. Tuy nhiên dù có được điều trị hết gút, bệnh nhân vẫn cần duy trì chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý để chống tái mắc bệnh.

Hiện nay, Viện Gút đã triển khai phương pháp điều trị này tại các phòng khám ở số 98 Yên Thế, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM; phòng khám ở số 125 Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu, Đà Nẵng và phòng khám ở số D22 phố Hồng Châu, Hải Dương. Đơn vị này cũng thiết lập một đường dây nóng để giải đáp các thắc mắc của người bệnh: 0982.1800.80. Website: www.benhgout.net.

Ngọc Bích

]]>
Những thực phẩm kiêng với người bệnh gút http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-thuc-pham-kieng-voi-nguoi-benh-gut-3058/ Thu, 19 Jul 2018 03:42:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-thuc-pham-kieng-voi-nguoi-benh-gut-3058/ [...]]]>

Khớp ngón chân cái là vị trí bệnh thường gặp nhất. Bệnh có thể tấn công bàn chân, mắt cá chân, đầu gối và tay. Mỗi đợt lên cơn đau cấp có thể kéo dài vài ngày, thậm chí vài tháng. Nam giới và những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả.

Dưới đây là 8 món ăn bạn nên tránh:

1. Sò

Nếu bệnh tái phát thì bạn nên giảm ăn hải sản và thịt, Lona Sandon, chuyên gia dinh dưỡng, Trung tâm y tế Đại học Texas, Dallas, Mỹ cho biết.

Những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật này rất giàu chất purin, có thể phân hủy thành axít uric. Bạn sẽ thoải mái trong việc lựa chọn đồ ăn khi bệnh đang tạm ổn, dù vậy vẫn nên ăn ít thịt và hải sản, tối thiểu khoảng 110g một ngày.

ca-jpg-1358505201_500x0.jpg

2. Cá trích

Trong khi một số loại hải sản bạn có thể ăn một lần trong một khoảng thời gian, thì một số nên loại khỏi danh sách hoàn toàn nếu bị gút. Có thể kể đến cá trích, cá ngừ. Trong khi đó, tôm, tôm hùm, cua tương đối an toàn.

3. Bia

Uống bia khiến bạn dễ tái phát bệnh hơn bao giờ hết. Không chỉ bởi nó làm tăng nồng độ axít uric mà còn vì bia gây trở ngại cho việc cơ thể tự thanh lọc axít này.

Thay vào đó bạn có thể uống rượu. Tuy nhiên, rượu mạnh thì không tốt cho sức khỏe của mọi người và cả bệnh nhân gút. Khi lên cơn cấp thì bác sĩ thường khuyên bạn kiêng rượu hoàn toàn.

4. Thịt đỏ

Khi nhắc đến chất purin thì tất cả các loại thịt đều giống nhau. Thịt trắng thì tốt hơn thịt đỏ, nhưng thi thoảng bạn ăn thịt đỏ cũng không sao.

Một số loại thịt đỏ được cho là an toàn như thịt lợn, thịt bò. Nếu bạn ăn thịt cừu thì nên ăn phần sườn.

5. Đồ uống ngọt

Bạn hãy tránh những loại nước uống ngọt nhiều đường fructose. Chất ngọt trong đó kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều axít uric.  

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới tiêu thụ lượng đường fructose nhiều thì có nguy cơ cao hơn bị gút. Một nghiên cứu vào năm 2010 cũng chỉ ra rằng uống nước ngọt có đường fructose mỗi ngày làm nguy cơ mắc bệnh gút ở chị em dù chỉ uống 1 tháng một lần.

mangtay-jpg-1358505201_500x0.jpg

6. Măng tây

Măng tây, súp lơ, rau chân vịt và nấm có hàm lượng purin cao hơn so với các loại rau khác. Nếu bạn thích những thực phẩm này cũng không cần kiêng hoàn toàn.

Chế độ ăn nhiều rau sẽ giúp cơ thể bạn tự thải loại chất purin dễ dàng hơn. Cơ thể cũng dễ dàng bài tiết purin có nguồn gốc từ thực vật hơn.

7. Gan

Nội tạng động vật như gan, thận và lách thì tuyệt đối không nên ăn.

Ngoài 7 nhóm trên, vẫn còn rất nhiều thực phẩm bạn có thể lựa chọn thay thế, giúp chống lại bệnh gút. Danh sách này gồm thực phẩm được chế biến từ sữa ít béo, cà phê, trái cây, đặc biệt là loại quả có múi (cam, quýt…).

Bạn cũng cần đảm bảo uống 12-16 ly nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước trái cây không đường, trà và cà phê.

Phương Trang (theo Health)

]]>
Bệnh gút và những biến chứng http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-gut-va-nhung-bien-chung-3056/ Thu, 19 Jul 2018 03:42:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-gut-va-nhung-bien-chung-3056/ [...]]]>

Theo định nghĩa mới nhất của Hiệp hội chống các bệnh thấp khớp châu Âu: “Gút là bệnh lắng đọng tinh thể muối urate natri trong cơ thể”. Người bị bệnh gút thường xuyên tích lũy các tinh thể muối urat natri trong cơ thể. Những tinh thể urat này gây tổn thương tổ chức tại những nơi nó lắng đọng, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

h1.jpg
Một số vị trí kết tủa của tinh thể muối urate.

Từ trước đến nay, chúng ta (kể cả thầy thuốc và bệnh nhân) khi nói đến bệnh gút thường chỉ quan tâm đến acid uric máu và những cơn viêm khớp cấp, mà ít khi đề cập đến các biến chứng của bệnh. Bản thân người bệnh do chưa có kiến thức đầy đủ về bệnh nên thường chủ quan, không quyết tâm kiên trì điều trị. Kết quả là việc điều trị bệnh gút tưởng như dễ nhưng rất ít người bệnh được điều trị một cách có hiệu quả. Nhiều trường hợp bệnh nhân khi đến Viện Gút đã kháng trị với các biện pháp điều trị thông thường.

Ở bệnh nhân gút, tinh thể urat natri lắng đọng ở đâu sẽ gây tổn thương ở đó. Khớp, thận, phần mềm quanh khớp, tim, mạch máu… là những nơi hay phát hiện thấy tinh thể muối urat natri. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, theo thời gian, tổn thương ngày càng nhiều và gây ra những hậu quả nặng nề.

Khi lắng đọng ở khớp, tinh thể urat natri gây viêm màng hoạt dịch, viêm hoạt dịch, phá hủy sụn khớp, tiêu đầu xương, làm cho khớp bị thoái hóa dần. Sự tiến triển của thoái hóa khớp sẽ dẫn đến mất khả năng vận động khớp. Nhiều khớp bị thoái hóa sẽ dẫn đến tàn phế. Thoái hóa khớp là hậu quả tất yếu của bệnh gút.

Khi tinh thể urat tích tụ nhiều quanh khớp sẽ tạo nên các khối gọi là tophi. Tophi cùng với thoái hóa khớp sẽ gây biến dạng khớp, cản trở hoạt động của khớp. Tophi chèn ép mạch máu và thần kinh, gây các bệnh lý mạch máu và thần kinh ngoại biên. Tophi có thể bị vỡ, rò urat khó liền, dễ bị nhiễm trùng. Có trường hợp đã phải cắt cụt chi.

Tinh thể urat natri lắng đọng ở các ống thận sẽ gây viêm kẽ thận, làm tắc các ống thận. Khi lắng đọng ở xoang thận có thể tạo thành sỏi thận. Viêm kẽ và tắc ống thận tất yếu sẽ dẫn đến suy thận. Thận hoạt động bù trừ tốt, nên suy thận thường âm thầm tiến triển trong một thời gian dài, mà không có biểu hiện triệu chứng sớm như thoái hóa khớp. Khi suy thận đã rõ rệt, tiên lượng trở lên nghiêm trọng. Việc điều trị suy thận ở giai đoạn muộn ít có hiệu quả, người bệnh có thể tử vong do suy thận.

h2.jpg
Điều trị lành vết loét do tophi vỡ.

Nhiều phát hiện thấy tinh thể urat gây viêm màng trong tim và cơ tim, tổn thương van tim có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Tinh thể urat có thể lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch, gây ra những tổn thương phát triển ở mạch máu làm giảm lưu thông máu, có thể gây tắc mạch, nhất là ở mạch vành của tim dễ gây tai biến tim mạch nguy hiểm.

Vì vậy, gút là một bệnh nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng và hủy hoại dần cơ thể người bệnh. Phát hiện và điều trị sớm bệnh gút sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Mục tiêu cơ bản trong điều trị bệnh gút là phải làm tan các tinh thể muối urate đã lắng đọng và ngăn không cho urate tiếp tục kết tủa. Với bệnh nhân đã có biến chứng hoặc có các bệnh lý đi kèm, cần phải tích cực điều trị các tổn thương trên người bệnh.

Hiểu được yêu cầu điều trị, với phương pháp điều trị toàn diện, an toàn bằng thảo dược tác động trực tiếp vào tinh thể muối urate natri, Viện Gút TP HCM đã điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân gút đã biến chứng, trong đó có những bệnh nhân gút biến chứng đặc biệt nặng. Sau một thời gian điều trị tại đây, bệnh nhân gút đều dần giảm các cơn đau khớp gút cấp, nhiều bệnh nhân có các u cục tophi đã nhỏ lại và tiêu hết. Những tổn thương do biến chứng được phục hồi và các bệnh lý đi kèm cũng ổn định dần. Những thành công này đã mở ra một tương lai tươi sáng cho cộng đồng bệnh nhân gút ở Việt Nam và trên thế giới.

Viện Gút đã triển khai một phòng khám tại 98 Yên Thế, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM, nhằm phục vụ cho bệnh nhân các tỉnh phía Nam. Một phòng khám tại 125 Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu, TP Đà nẵng, phục vụ cho bệnh nhân khu vực miền Trung và một phòng khám tại D22 phố Hồng Châu, TP Hải Dương phục vụ cho bệnh nhân các tỉnh phía Bắc. Viện Gút cũng đã thiết lập đường dây nóng qua số ĐT: 08 62968626 và trả lời trực tiếp cho bệnh nhân qua trang web: http://www.benhgout.net.

(Nguồn: Viện Gút)

]]>
Cây cỏ sữa có trị được bệnh gút? http://tapchisuckhoedoisong.com/cay-co-sua-co-tri-duoc-benh-gut-3054/ Thu, 19 Jul 2018 03:42:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cay-co-sua-co-tri-duoc-benh-gut-3054/ [...]]]>

Cách chế biến: rửa sạch, phơi khô, xao khô lại 1 lần nữa rồi để hãm uống nước, giống như uống trà vậy.

Không biết rằng việc sử dụng cây này còn có tác dụng gì khác hay có tác dụng phụ nào không? Hiện nay, anh tôi bị bệnh gút, đang dùng cây này thì thấy có công hiệu khá tốt. Mong quý báo và mọi người ai có thông tin gì thêm vui lòng chia sẻ với tôi và cho những ai cần có thể sử dụng. (Tran Duc Sang).

[Caption]
Cây cỏ sữa. Ảnh minh họa.

Trả lời:

Cây cỏ sữa có hai  loại lá to và lá nhỏ, về cơ bản công dụng hai loại này đều như nhau. Trong đông y, cỏ sữa có vị hơi đắng, chua, tính mát, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu tích. Toàn cây đều được dùng làm thuốc.

Cây cỏ sữa được nhiều người dùng để chữa kiết lỵ, rối loạn đường tiêu hóa, giúp hạ sốt, làm mềm da, trị dị ứng… Riêng tôi hay dùng cây cỏ sữa trị viêm tắc sữa cho phụ nữ. Mới đây, đã có công trình nghiên cứu chứng minh cây cỏ sữa có tác dụng hạ đường huyết với bệnh nhân tiểu đường.

Theo tôi, cây cỏ sữa cũng có tác dụng với người bị gút. Tuy nhiên khi sử dụng bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ bởi cỏ sữa có tính độc nhẹ, nếu dùng với liều cao vị thuốc này có thể gây kích ứng dạ dày, nôn mửa…

Lương y Phó Hữu Đức

Chủ tịch hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội

]]>