Bệnh Chuyên Khoa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 06:45:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Bệnh Chuyên Khoa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cô bé lớn nhanh như thổi, năm tuổi đã dậy thì http://tapchisuckhoedoisong.com/co-be-lon-nhanh-nhu-thoi-nam-tuoi-da-day-thi-3526/ Thu, 19 Jul 2018 06:45:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-be-lon-nhanh-nhu-thoi-nam-tuoi-da-day-thi-3526/ [...]]]>

“Con tôi không bao giờ có cơ hội được làm một đứa trẻ bình thường”, Tam Dover nói về Emily. Chưa đến tuổi vào lớp một, bé gái đã có kinh nguyệt và phải đối mặt với hàng loạt vấn đề của người lớn như mùi cơ thể, mụn trứng cá. 

co-be-lon-nhanh-nhu-thoi-nam-tuoi-da-day-thi

Emily Dover dậy thì khi mới năm tuổi. Ảnh: Tam Dover.

Theo AOL, Emily được chẩn đoán dậy thì sớm và bệnh Addison, có nghĩa tuyến thượng thận của em không sản xuất đủ hormone steroid. Lúc mới chào đời, bệnh nhi nặng 4,5 kg, bốn tháng sau đã lớn ngang đứa trẻ một tuổi. “Chúng tôi phải chọn quần áo cỡ 12-18 tháng cho con”, Tam kể. Bên cạnh đó, Emily thường xuyên khó ngủ và đau đớn.

Lên hai tuổi, ngực Emily bắt đầu phát triển. Hai năm sau, cô bé có kinh nguyệt và mọc lông ở vùng kín. “Con bé nghĩ mình ị đùn”, Tam nhớ lại. Kỳ kinh nguyệt khi ấy chỉ kéo dài một ngày. Dù mới năm tuổi, Emily đã phải học cách sử dụng băng vệ sinh để mỗi lần “đèn đỏ” không cần bố mẹ đi phía sau che chắn.

co-be-lon-nhanh-nhu-thoi-nam-tuoi-da-day-thi-1

Emily thân hình cao lớn hơn nhiều các bạn đồng trang lứa. Ảnh: Tam Dover.

Tam cho biết Emily rất ý thức về cơ thể và hiểu rõ sự khác biệt của mình. Tuy nhiên, bà mẹ lo ngại con gái sẽ trở thành mục tiêu bị bắt nạt, đặc biệt khi bé đi học lớp một vào năm tới. Ngay từ mẫu giáo, Emily đã hay bị trêu ghẹo.

Hiện Emily điều trị bằng thay thế hormone một lần mỗi ba tháng. Gia đình Dover cũng kêu gọi cộng đồng giúp đỡ để chữa bệnh cho con gái.

Minh Nhật

]]>
Dấu hiệu trẻ bị cận thị http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-tre-bi-can-thi-3524/ Thu, 19 Jul 2018 06:05:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-tre-bi-can-thi-3524/ [...]]]>
f

Rất nhiều học sinh phải đeo kính cận. Ảnh: Hoàng Hà.

Bác sĩ Trần Thế Hưng, Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội, cho biết, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang ngày càng tăng bởi dù khi học tập hay giải trí, mắt đều phải nhìn gần, không gian sống lại chật hẹp. Ở học sinh phổ thông trung học và sinh viên, tỷ lệ mắc tật khúc xạ (chủ yếu cận thị) là 50%, thậm chí có những trường chuyên lớp chọn ở thành phố lớn lên đến 80%.

Lứa tuổi phát mắc cận thị nhiều nhất là 11- 16. Bệnh được phát hiện nhiều nhất khi trẻ bước vào lớp đầu cấp, chẳng hạn như lớp 6, lớp 10, bởi đây là lúc gia đình và nhà trường hay khám tầm soát cho trẻ.

Theo bác sĩ Hưng, nếu không phát hiện bệnh sớm để đeo kính kịp thời, tật cận thị sẽ nặng hơn, thậm chí dẫn đến lác và nhược thị. Với trẻ em, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ bởi 80% lượng thông tin mà não thu nhận được là qua mắt.

Những dấu hiệu báo động

– Khi xem TV hay học ở lớp, trẻ phải chạy lại gần mới nhìn thấy, hoặc trẻ thường phải chép bài của bạn.

– Kết quả học tập giảm sút, hay chép đề bài sai hoặc viết sai chữ.

– Hay nheo mắt, nghiêng đầu khi xem tivi hoặc nhìn một vật ở xa.

– Thường hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ.

– Sợ ánh sáng hoặc chói mắt.

– Trẻ hay than mỏi mắt nhức đầu, hay chảy nước mắt.

– Nhắm một mắt khi đọc hoặc khi xem tivi.

– Không thích các hoạt động liên quan tới thị giác như vẽ hình, tô màu hay tập đọc hoặc các hoạt động liên quan tới thị giác xa như chơi ném bóng.

– Khi đọc hay bị nhảy hàng, hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ.

Khi nhận thấy con có các dấu hiệu trên, cha mẹ cần mang trẻ đi khám. Cần chọn bệnh viện chuyên về nhãn khoa, hoặc các khoa mắt có bộ phận khúc xạ, bởi nhiều khi bác sĩ phải nhỏ thuốc liệt điều tiết mới khám được chính xác. Thuốc này có nhiều tác dụng phụ và nguy cơ gây glaucoma góc đóng, do đó cần có chỉ định chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Với những trẻ đã được chẩn đoán cận thị, cần tái khám 6 tháng một lần, bởi mắt trẻ còn thay đổi và nhiều khả năng phải thay kính.

Hải Hà

 

 

]]>
Sai lầm hay gặp ở người cận thị http://tapchisuckhoedoisong.com/sai-lam-hay-gap-o-nguoi-can-thi-3522/ Thu, 19 Jul 2018 06:05:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/sai-lam-hay-gap-o-nguoi-can-thi-3522/ [...]]]>
Sau khi đeo kính cận, Trung thấy luôn đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi. Bác sĩ cho biết đó là do hai mắt anh có độ cận khác nhau, nhưng hai tròng kính lại cùng một loại.

Thấy mắt mình ngày càng khó nhìn xa, Trung (19 tuổi, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội) nghĩ mình bị cận nên quyết định mua kính để đeo. Tại hiệu kính thuốc gần nhà, sau khi đo mắt, Trung được kết luận là cận 3 độ, và được bán cho một cặp kính khá điệu. 

Đeo vào, anh thấy nhìn rõ hơn nhưng không hiểu sao thấy không thoải mái. Cảm giác đó ngày càng rõ. Trung rất dễ bị mệt mỏi, hay đau đầu, chóng mặt, thị lực giảm. Đến kiểm tra lại ở Bệnh viện Mắt Trung ương, anh mới biết hai mắt mình có độ cận khác nhau, nên cần hai mắt kính khác nhau.

Theo bác sĩ Trần Thế Hưng, Bệnh viện mắt Sài Gòn – Hà Nội, sai lầm lớn nhất mà những người bị cận thị thường mắc là mua kính không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt, thường chỉ đo ở các hiệu kính thuốc – nơi có khi không đủ thiết bị cũng như chuyên môn để chẩn đoán bệnh về mắt. Nhiều người đã đi khám ở bác sĩ nhãn khoa và có chỉ định đúng, nhưng lại mua kính ở những nơi không đảm bảo nên lắp kính không đúng theo đơn (lắp sai khoảng cách đồng tử, sai số kính…) khiến mắt càng bị ảnh hưởng xấu.

Đối với trẻ em, việc đến khám ở các sĩ có chuyên môn sâu về nhãn khoa càng quan trọng, bởi mắt trẻ có độ điều tiết rất lớn. Nhiều khi máy đo tự động cho chẩn đoán cận thị nhưng thực ra mắt chỉ mệt do điều tiết nhiều, những lúc ổn định nếu đo sẽ có kết quả khác.

Một số sai lầm thường gặp khác

Không tái khám định kỳ theo hẹn: Tuỳ theo mức độ tiến triển của bệnh mà bác sĩ hẹn khám lại sau 1-3-6 tháng hoặc 1 năm. Nhiều người chỉ đi khám một lần để mua kính, nhưng sau đó độ cận thay đổi. Nếu không được đổi kính phù hợp, mắt sẽ bị tổn hại.

Không đeo kính hoặc đeo kính sai độ: Nhiều người vì ngại xấu hoặc cho rằng đeo kính sẽ bị phụ thuộc vào nó, khiến mắt kém hơn. Thực ra, kính là dụng cụ hỗ trợ cho mắt; không có nó, mắt phải cố điều tiết để nhìn rõ khiến trục nhãn cầu càng dài thêm, làm tăng độ cận. Việc đeo kính có số thấp hơn độ cận cũng làm bệnh nặng thêm, có thể dẫn đến nhược thị.

Tin rằng có thể chữa cận bằng châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt hay uống thuốc bổ: Các phương pháp này không thể làm trục nhãn cầu co ngắn lại nên không thể chữa được cận thị. Hiện chỉ phẫu thuật mới làm được điều đó. Một số bệnh nhân điều trị bằng các cách trên và thấy mắt nhìn tốt hơn. Đó có thể là do việc châm cứu, bấm huyệt, massage và thuốc bổ làm tăng sức khoẻ thể trạng và sức khoẻ của mắt, vốn chỉ bị mệt mỏi và nhìn kém do điều tiết chứ không thực sự bị cận.

Một số lưu ý trong sinh hoạt

Để bảo vệ mắt, góc học tập và làm việc nên đặt ở nơi đủ sáng nhưng nên tránh những chỗ ánh nắng quá nhiều vì cũng sẽ làm hại mắt.

Nếu học và làm việc ban đêm, ngoài đèn chung trong phòng còn cần một đèn bàn để ở phía đối diện với tay cầm bút, có chụp phản chiếu.

Không nên tắt hết đèn khi xem TV bởi ánh sáng chói từ màn hình sẽ làm hại mắt. Tuy nhiên, tránh để ánh đèn phản xạ trực tiếp lên màn hình. Nên ngồi cách một khoảng bằng 7 lần chiều rộng của TV (khoảng 3,5 m với TV 21 inch).

Không nên đọc sách khi đi tàu xe, vì chuyển động lắc lư gập ghềnh sẽ khiến mắt phải điều tiết liên tục, dẫn đến mệt mỏi. Nên nhìn cảnh vật phía trước xe để thư giãn thị giác.

Khi ta đặt sách lên mặt bàn, khoảng cách từ mắt tới đầu trang sách sẽ lớn hơn là tới cuối trang, nên mắt bị áp lực nhiều hơn khi đọc đến cuối. Vì vậy, nên để nghiêng sách một góc khoảng 20 độ.

Hải Hà

 

]]>
6 thắc mắc hay gặp về mổ lasik chữa cận thị http://tapchisuckhoedoisong.com/6-thac-mac-hay-gap-ve-mo-lasik-chua-can-thi-3520/ Thu, 19 Jul 2018 06:04:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/6-thac-mac-hay-gap-ve-mo-lasik-chua-can-thi-3520/ [...]]]>
v

Tia laser giúp tạo hình giác mạc trong bệnh cận thị. Ảnh: Laservisioncentre.

Lasik là biện pháp tạo hình giác mạc bằng tia laser excimer, giúp điều trị tật khúc xạ, trong đó phổ biến nhất là chữa cận thị. Bác sĩ Hoàng Cương, phòng khám Bệnh viện Mắt Trung ương, giải đáp một số thắc mắc về phương pháp này.

Tất cả các trường hợp cận thị đều có thể mổ lasik?

Không phải. Không nên dùng phẫu thuật này cho các trường hợp cận thị quá nặng (trên 10 đi ốp), cận thị có kèm theo thoái hóa hắc võng mạc nặng, cận thị do nguyên nhân từ thủy tinh thể hay bệnh lý giác mạc hình chóp…

Ngoài ra, nếu bệnh nhân có một số bệnh toàn thân (như viêm gan, AIDS, khô mắt) hay bệnh tự miễn thì không nên phẫu thuật.

Tuổi nào có thể mổ?

Có thể điều trị lasik cho những người trên 18 tuổi, độ cận đã ổn định (số kính không tăng trong vòng năm trước khi phẫu thuật) và không bị các vấn đề đã nêu trên. Có thể mổ sớm hơn nếu mắt bị lệch khúc xạ quá nặng (lệch khúc xạ là một mắt cận, một mắt viễn, hoặc cả hai mắt cùng cận/viễn nhưng khác nhau về mức độ).

Lasik sẽ chữa khỏi hoàn toàn cận thị và bệnh nhân không cần đeo kính nữa?

Có tỷ lệ vài phần trăm vẫn phải đeo kính bởi vẫn bị cận nhẹ. Đến sau 40 tuổi thì chúng ta thường vẫn phải đeo kính đọc sách theo lộ trình lão hóa mắt của con người.

Trên 90% các ca mổ lasik thành công. Thường là sau 2 năm mới có thể nói được phẫu thuật có thành công 100% hay không và không hề có biến chứng nào.  

Những biến chứng gì có thể xảy ra?

Biến chứng hay gặp nhất là khô mắt kéo dài. Các biến chứng khác (rất hiếm gặp) bao gồm loạn dưỡng giác mạc, viêm nhiễm giác mạc…

Sau mổ lasik, bệnh nhân có thể tăng số cận trở lại không?

Một số trường hợp tăng số kính trở lại nhưng quá trình này độc lập với việc mổ xẻ.

Sau mổ, bệnh nhân cần chú ý gì?

Sau những ngày đầu giữ gìn cẩn thận (đeo kính bảo vệ, để mắt nghỉ ngơi…), bệnh nhân cần dùng thuốc theo y lệnh, thường là trong 6 tháng, tránh nắng và bụi, tránh day dụi và bơi lội nhiều. Mọi chuyện khác vẫn như bình thường.

Hải Hà

]]>
Ngày càng nhiều học sinh bị cận thị http://tapchisuckhoedoisong.com/ngay-cang-nhieu-hoc-sinh-bi-can-thi-3518/ Thu, 19 Jul 2018 06:04:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngay-cang-nhieu-hoc-sinh-bi-can-thi-3518/ [...]]]>

Theo bác sĩ Lê Thị Thanh Xuyên, Phó giám đốc bệnh viện mắt TP HCM: “Năm 1994, tỷ lệ bị cận thị của học sinh sinh viên tại TP HCM chỉ 8,65%, năm 2002 tăng lên 17,2% và 4 năm sau con số này là gần 39%”. Ở Hà Nội và các tình thành khác mức tăng qua các năm cũng tương tự. 

Thậm chí, bác sĩ Xuyên cho biết, theo ghi nhận thực tế tại các trường thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều và càng học lên cao học sinh càng dễ bị cận thị hơn.

gfgf

Nhiều học sinh cận do bố trí nguồn sáng không thích hợp. Ảnh: H.T

“Và một trong những thủ phạm chính là hệ thống chiếu sáng chưa hợp lý, không đủ đã dẫn đến tình trạng tỷ lệ mắc các bệnh về mắt của học sinh ngày càng cao”, ông Trần Đình Bắc, Trưởng ban khoa học công nghệ Hội chiếu sáng đô thị Việt Nam đánh giá.

Phát biểu trong buổi hội thảo Chiếu sáng học đường chất lượng và hiệu quả sáng nay tại TP HCM mới đây, ông Bắc nêu lên một thực trạng nguy hiểm đang tồn tại, có tới 50% học sinh cho rằng ánh sáng trong lớp học chỉ ở mức vừa đủ, 43% cho rằng tối và 75% phòng học không sử dụng đèn chiếu bảng.

Ngoài ra, những đợt khảo sát các phòng học trên cả nước đều xảy ra tình trạng thiếu ánh sáng, không chỉ với những trường học không có kinh phí, mà cả đối với đơn vị có kinh phí thì hệ thống chiếu sáng trong lớp học cũng chưa đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn Việt Nam.

Trước thực trạng đáng lo đó, tiểu dự án xây dựng mô hình chiếu sáng học đường nằm trong dự án Chiếu sáng công cộng hiệu suất cao tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều thay đổi.

Theo đó, dự án nhằm chuyển đổi thay thế đèn ống huỳnh quang chấn lưu thường hiện nay sang đèn huỳnh quang chấn lưu T8 tiết kiệm và đảm bảo tiêu chuẩn. Ngoài ra, chuẩn chiếu sáng lớp học cũng được quy định khắt khe như: nguồn sáng được bố trí theo chiều dài lớp, song song với cửa sổ, gắn dưới quạt trẩn…

Mô hình chiếu sáng học đường đã được triển khai rộng khắp tại các tình như Hà Nội, Hải Phòng… đạt được nhiều kết quả tốt và sẽ được mở rộng vào TP HCM trong thời gian tới.

Dự án Chiếu sáng công cộng hiệu suất cao tại Việt Nam bao gồm chiếu sáng đường phố, trường học và bệnh viện được thực hiện từ năm 2006 đến 2010 do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Tổ chức phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tài trợ. Tổng vốn 15 triệu USD, dự án do Viện Khoa học công nghệ Việt Nam thực thi.

Kiên Cường

]]>
Cứ 2 trẻ đi học có 1 em bị cận thị http://tapchisuckhoedoisong.com/cu-2-tre-di-hoc-co-1-em-bi-can-thi-3516/ Thu, 19 Jul 2018 06:04:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cu-2-tre-di-hoc-co-1-em-bi-can-thi-3516/ [...]]]>
sdffdfd

50% học sinh được hỏi cho biết ánh sáng trong lớp học chỉ ở mức vừa đủ, 43% cho rằng tối. Ảnh: Hoàng Hà

Khảo sát về mắt do Cục Y tế dự phòng thực hiện cũng cho thấy tỷ lệ học sinh mắc các tật về mắt (cận, viễn, loạn thị) là 49,16%, trong đó cận thị chiếm 48,1%.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như: xem tivi và chơi điện tử liên tục trên 2 giờ mỗi ngày, đọc sách thời gian dài trong điều kiện thiếu hoặc thừa sáng, sách in chất lượng kém… Tuy nhiên, theo thạc sĩ Trần Thanh Ý, Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng), nguyên nhân chủ yếu là chất lượng ánh sáng tại trường học không đảm bảo.

“Thời lượng tối thiểu của một học sinh lên lớp trong một ca học là khoảng 4 giờ, với chất lượng chiếu sáng không đảm bảo thì thật là một hậu quả khó lường”, thạc sĩ Ý nhấn mạnh trong hội thảo sáng nay tại Hà Nội về “Chiếu sáng học đường”.

Theo các chuyên gia y tế, việc học tập và làm việc lâu dài trong môi trường thiếu sáng, chiếu sáng mất tiện nghi là một trong các nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị lực. Thiếu sáng làm thị lực căng thẳng, mệt mỏi, hiệu suất tiếp thu bài thấp.

Thạc sĩ Trần Thanh Ý cho biết việc chiếu sáng trong học đường hiện còn tồn tại nhiều bất cập, như: Nguồn sáng được bố trí không thích hợp, rất nhiều trường học bố trí hệ thống đèn ngược sáng (đèn được lắp từ phía tường treo bảng) hoặc bố trí đèn gây sấp bóng. Một số nơi vẫn lắp đèn ngay dưới quạt hoặc tường bên khiến độ chiếu sáng không ổn định vì bị ảnh hưởng bởi quạt trần khi hoạt động. 

“Một thực trạng nguy hiểm là 75% phòng học không có đèn chiếu bảng. Có lớp học đèn huỳnh quang được gắn ngay trên bảng, khiến bảng bị lóa, học sinh rất khó nhìn chữ”, thạc sĩ Ý nói.

Bên cạnh đó, trong chiếu sáng chao đèn có tác dụng khuếch tán đều ánh sáng, tăng hiệu suất chiếu sáng, hạn chế lóa mắt nhưng hiện nay 87% đèn tại các lớp học không được lắp chao đèn. Tại vị trí treo bảng có nơi sử dụng đèn chiếu sáng bảng nhưng không có chao đèn gây lóa bảng, nhất là khi sử dụng loại bảng không phẳng và dùng loại bảng bóng, nhẵn.

Phó giáo sư Phạm Đức Nguyên, Viện Nghiên cứu thiết kế trường học cho biết, chiếu sáng trong lớp học phải đảm bảo độ sáng được phân bố với mức độ nhất định, không tạo ra những vùng sáng tối chênh lệch quá lớn. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến màu sắc của ánh sáng, hạn chế chói lóa…

Để hạn chế lóa phản xạ, các trường nên dùng các đèn có chao chụp với góc che thích hợp, bố trí đèn đúng kỹ thuật, không dùng mặt bàn đánh bóng, nên dùng bảng sơn mờ mầu xanh. Đèn nên được treo ở vị trí sao cho ánh sáng chiếu từ bên trái hoặc từ hai bên người ngồi học. Thiết kế chiếu sáng trong phòng có hướng nhìn song song với cửa sổ, không nên bố trí hướng ra cửa sổ hoặc quay lưng lại.

Nam Phương

 

]]>
Khô mắt – bệnh của ‘dân’ văn phòng http://tapchisuckhoedoisong.com/kho-mat-benh-cua-dan-van-phong-3514/ Thu, 19 Jul 2018 06:04:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kho-mat-benh-cua-dan-van-phong-3514/ [...]]]>
91-1351752510_500x0.jpg

Ảnh: Corbis.com.

Làm công việc văn phòng, cả ngày Thanh đã bù đầu làm việc bên máy tính, đến tối không đi chơi đâu thì lại ôm tivi. Gần đây, cô thấy mắt thường xuyên bị nhức, mỏi, khi đó cô chỉ nghĩ là do xem tivi, ngồi máy tính nhiều nên mắt mỏi, nghỉ ngơi thì sẽ không sao. Dù đã mua thuốc về tự nhỏ nhưng mắt cô không thấy đỡ mà càng nặng hơn.

“Nhiều lúc đang làm việc tôi chỉ muốn nhắm mắt lại, không muốn mở nữa, cảm giác mắt sưng lên, đau rát. Đi khám, biết mình bị bệnh khô mắt thì bệnh đã nặng, gây biến chứng”, Thanh cho biết.

Thạc sĩ Hoàng Cương, Phó trưởng phòng Quản lý khoa học đào tạo, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, khô mắt là tình trạng tổn thương lớp phim nước mắt do nước mắt tiết ra không đủ hoặc bốc hơi quá mức, gây tổn hại bề mặt nhãn cầu.

Phim nước mắt có tác dụng làm ẩm bề mặt giác mạc, kết mạc, bôi trơn mi mắt, ngăn không cho chất lạ bám vào mắt. Thông thường cứ 10 giây lớp phim này sẽ vỡ ra, bay hơi và mắt sẽ tái tạo một lớp mới bao phủ trên nhãn cầu. Tuy nhiên, với người bị bệnh khô mắt, chưa đến 10 giây lớp phim này đã vỡ ra trong khi mắt chưa kịp tái tạo.

Những trường hợp như Thanh không phải là hiếm gặp. Trong đó, nhân viên văn phòng có nguy cơ mắc cao, ước tính có khoảng 50% người làm văn phòng mắc các bệnh về mắt, trong đó chủ yếu là bệnh khô mắt.

Lý giải điều này, thạc sĩ Cương cho biết, trong vòng một phút mắt người chớp 12-18 lần, mỗi lần chớp nước mắt được tiết ra phủ lên toàn bộ mắt. Nhưng những người làm văn phòng, sử dụng máy vi tính nhiều do phải tập trung cao độ nên rất ít chớp mắt.

Ngoài ra, việc thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa, độ ẩm thấp cũng khiến nước mắt bị bay hơi nhiều dẫn tới hiện tượng mắt bị khô. Những người bị bệnh thấp khớp, lupus, hội chứng teo tuyến tiết nước mắt, viêm bề mặt nhãn cầu, tiểu đường… cũng có thể mắc bệnh khô mắt.

Người bị bệnh có các biểu hiện như nhức mắt, khó chịu, khô mắt. Nặng hơn sẽ thấy cộm, ngứa, rát như có dị vật trong mắt, nhìn mờ, sợ ánh sáng, thạc sĩ Cương cho biết.

Khô mắt không phải là bệnh cấp tính nhưng nếu kéo dài, không được điều trị đúng cách có thể gây loét giác mạc và dẫn đến mù lòa. Thực tế, hầu hết người bệnh khô mắt chỉ đi khám khi bệnh đã nặng, giác mạc loét, kết mạc sừng hóa. Một số người có thói quen tự ý mua thuốc về nhà điều trị, điều này làm gia tăng biến chứng như đỏ mắt mãn tính, đục thủy tinh thể… gây mù lòa vĩnh viễn. Thậm chí, có bệnh nhân tự điều trị bằng các phương pháp phản khoa học như: đánh mắt bằng lá thài lài làm loét, thủng giác mạc, viêm mủ nhãn cầu dẫn tới phải khoét bỏ mắt.

Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh khác nhau như: vệ sinh bờ mi (chườm nóng mi, xoa mi mắt), đóng điểm lệ, đeo kính giữ ẩm hoặc dùng liệu pháp thay thế nước mắt nhân tạo. Bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp dựa trên chẩn đoán nguyên nhân gây khô mắt.

Để phòng tránh bệnh khô mắt, theo thạc sĩ Cương những người làm việc nhiều trên máy tính nên uống nhiều nước, tránh ngồi ngay luồng gió bay ra của máy điều hòa và quạt gió, nhắm mắt lại vài giây khoảng 30 phút một lần để nước mắt tráng đều qua giác mạc. Khi thấy mắt có dấu hiệu nhức, mỏi, khô, rát người bệnh nên đến khám sớm.

Nam Phương

]]>
Cận thị có nên đeo kính liên tục? http://tapchisuckhoedoisong.com/can-thi-co-nen-deo-kinh-lien-tuc-3512/ Thu, 19 Jul 2018 06:04:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/can-thi-co-nen-deo-kinh-lien-tuc-3512/ [...]]]>

Khi tôi đi đo kính và cắt kính đeo thì chỉ những lúc làm tôi mới đeo kính còn bình thường tôi không đeo. Cách đây một tháng tôi có đi đo lại mắt thì mắt trái tôi tăng lên 2.25 còn mắt phải là 1.25. Bác sĩ có cho tôi một lọ thuốc nhỏ mắt và 60 viên Sorimo.

Giờ tôi rất lo lắng vì không biết mình cứ tiếp áp dụng cách là những lúc bình thường không sử dụng máy tính thì không đeo kính còn những lúc dùng máy tính thì đeo hay là nên đeo liên tục không bỏ kính ra.

Tôi rất sợ sẽ bị tăng số, làm cách nào để mắt tôi không bị tăng số nữa? Mong mọi người tư vấn giúp tôi. (Tuyên Quang)

]]>
Học sinh cấp càng cao càng bị cận thị http://tapchisuckhoedoisong.com/hoc-sinh-cap-cang-cao-cang-bi-can-thi-3510/ Thu, 19 Jul 2018 06:04:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hoc-sinh-cap-cang-cao-cang-bi-can-thi-3510/ [...]]]>

Nghiên cứu được tiến hành tại 3 tỉnh, thành phố là Đà Nẵng, Hà Tĩnh và Hải Phòng, với sự tham gia của hơn 2.000 học sinh ở 3 cấp là tiểu học, THCS, THPT. Mục đích nhằm đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi chăm sóc mắt của học sinh, giáo viên, phụ huynh.

Kết quả công bố hôm 7/10 cho thấy, nhận thức của phụ huynh học sinh tương đối cao, nhưng họ rất ít khi đưa con đi khám mắt định kỳ. Hơn 60% các em được hỏi cho biết đã khám mắt, song chỉ có hơn 13% mới khám trong vòng 3-6 tháng qua.

Đa số các em khám mắt định kỳ tại trường và do cán bộ phụ trách y tế học đường (là giáo viên kiêm nhiệm) kiểm tra, mà chưa được bác sĩ chuyên khoa mắt khám. Trong trường cũng chưa có các phương tiện phục vụ việc phát hiện sớm bệnh về mắt ở học sinh. Vì thế kết quả khám còn nhiều hạn chế.

Đa số các em vẫn chưa biết những nguyên nhân gây bệnh mắt và cách phòng chống bệnh. Đặc biệt, nhiều học sinh phổ thông cần đeo kính nhưng lại không sử dụng, nhất là các em nam, với lý do “vướng víu” và “không đẹp”.

Ngoài ra, các giáo viên cũng không được học cách chăm sóc, bảo vệ mắt cho học sinh nên chưa biết hướng dẫn học sinh bị bệnh mắt ở mức độ nào thì nên đi khám.

zzz

Chăm sóc mắt đúng cách, khám mắt tại các bệnh viện chuyên khoa theo định kỳ góp phần giảm bớt tật khúc xạ. Ảnh: Thiên Chương.

Ông Nguyễn Đức Minh, đại diện của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết: “Điều đáng lo ngại là tỷ lệ trẻ mắc các tật khúc xạ về mắt, đặc biệt là cận thị đang có xu hướng ngày càng tăng. Độ tuổi mắc cũng có xu hướng trẻ hóa”.

Các tật khúc xạ về mắt gồm cận, loạn, viễn thị, trong đó cận thị phổ biến trong trường học. Trong số các nguyên nhân gây bệnh về mắt thì gần một phần ba là do yếu tố di truyền. Ngoài ra, chủ yếu là các em xem TV, chơi điện tử và sử dụng Internet quá nhiều hoặc vì phòng học thiếu ánh sáng, tư thế ngồi học không đúng…

Tiến sĩ Trần Thị Phương Thu, Giám đốc Bệnh viện Mắt TP HCM cho biết, cả nước có khoảng 410.000 trẻ bị tật khúc xạ. Riêng TP HCM hiện có khoảng 30-60% học sinh mắc tật khúc xạ và đây cũng là nguyên nhân lớn nhất gây giảm thị lực ở học sinh.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ ở học sinh, theo bà Thu, một phần do ý thức của các em trong việc bảo vệ mắt chưa tốt. Phần khác, phụ huynh chưa thật quan tâm thăm khám mắt cho các em. Cuối cùng là tình trạng các cửa hàng bán kính, nhiều bệnh viện có khoa mắt nhưng không có dịch vụ khúc xạ và kỹ thuật viên đo kính được đào tạo chính quy.

“Nhiều em không có tật bẩm sinh, khi đi học tiểu học mắt còn rất tốt nhưng đến cấp 3 do đọc sách sai cách, thường xuyên chơi game… mắt bắt đầu bị khúc xạ”, bà Thu nói.

Nhân ngày Chăm sóc mắt 10/10 và ngày Thị giác thế giới năm nay, các bệnh viện mắt thuộc 5 tỉnh thành gồm: TP HCM, Hà Nội, Quảng Bình, Bình Phước, An Giang sẽ khám, tư vấn, truyền thông và cấp thuốc miễn phí cho người dân.

Tại TP HCM, Bệnh viện Mắt sẽ khám cho 2.000 người vào sáng 10/10 tại Nhà văn hóa quận 11. Ở Hà Nội vào ngày 17/10 khám tại Trung tâm TDTT Tây Hồ. Ngày 21/10 hoạt động này diễn ra ở Trung tâm thi đấu và dịch vụ thể dục thể thao bể bơi tổng hợp tỉnh Quảng Bình. Ngày 25/10 đến lượt Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Bình Phước và ngày 28/10 tại Câu lạc bộ hưu trí tỉnh An Giang.

Nam Phương – Thiên Chương

]]>
Bé gái mỏi mòn vì bệnh lạ ở mắt http://tapchisuckhoedoisong.com/be-gai-moi-mon-vi-benh-la-o-mat-3508/ Thu, 19 Jul 2018 06:03:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/be-gai-moi-mon-vi-benh-la-o-mat-3508/ [...]]]>

Khi bé Đậu Thị Thất ở Thanh Chương, Nghệ An, được gần một tuổi, gia đình đưa con đi khám ở Bệnh viện Nhi Nghệ An mới hay mắt trái của bé bị chứng teo nhãn cầu.

Nghèo nhất nhì xóm, nhưng trước diễn biến phức tạp do căn bệnh lạ của con, gia đình anh Hậu đã bán sạch những tài sản trong nhà như trâu bò, lợn, gà để đưa con lên huyện rồi xuống thành phố Vinh chữa bệnh nhưng vẫn không có kết quả.  

Ảnh: Trường Long.

Bé Đậu Thị Thất 4 tuổi nhưng chỉ nặng 9 kg, lại bị nhiều chứng bệnh hành hạ. Ảnh: Trường Long.

Thương con nhưng không có tiền đưa đi các bệnh viện lớn ở Hà Nội hay TP HCM để chữa trị, nên vợ chồng anh Đậu Đình Hậu – chị Bùi Thị Thu bất lực nhìn đứa con gái nhỏ chịu cảnh mù lòa.  

Giữa năm 2009, sau khi được anh em họ hàng và những người hàng xóm tốt bụng động viên, giúp đỡ, anh Hậu đưa bé ra Hà Nội để khám và điều trị. Nhưng số tiền ít ỏi gom góp được không đủ để chi phí khám và điều trị trong một tuần. Hết tiền, người cha nghèo khổ bất lực đưa con về quê. 

Trở về nhà, căn bệnh kỳ lạ ở mắt của bé Thất ngày càng nặng thêm. Em dần rơi vào cảnh mù lòa, con mắt nhỏ bé suốt ngày khép lại, mỗi khi có những luồng ánh sáng mạnh từ bên ngoài chiếu vào mới có phản ứng. Không những không thể nhìn được, thời gian gần đây, một mắt duy nhất của cô bé còn bị ngứa ngáy, em liên tục phải dùng tay gãi vào mắt của mình một cách đau đớn.

Không chỉ bị bệnh về mắt, bé gái tội nghiệp này còn bị nhiều bệnh tật khác đeo đẳng. Người cha cho biết, trong mấy năm qua, cô bé bị mắc bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp mãn tính, chức năng nghe của tai ngày càng kém. Mỗi khi trái gió trở trời là cháu bị bệnh tật hành hạ. Hơn một nửa thời gian trong năm cháu phải ở bệnh viện, nhẹ thì nằm ở viện vùng, viện huyện, nhiều lúc nặng phải đưa xuống bệnh viện tỉnh cấp cứu.

Ảnh: Trường Long.

Bố mẹ bé Thất chỉ mong có đủ tiền để chữa bệnh cho con. Ảnh: Trường Long.

Mặc dù vậy, cô bé này vẫn cười nói và ca hát suốt ngày. Mỗi khi gặp người lạ, dù không thấy và không biết đó là ai nhưng khi được người lớn bảo chào chú, chào cô thì bé đều làm theo.

“Bình thường bé rất nhanh miệng và vui vẻ, chỉ có điều, cháu không thể nhìn thấy gì…”, vừa kể, nước mắt của bà nội lặng lẽ lăn dài trên má xót thương cho số phận đứa cháu gái nhỏ.

Suốt 4 năm qua từ khi sinh bé Thất, năm nào gia đình anh Hậu cũng xếp vào diện “hộ nghèo”, toàn bộ những gì có giá trị trong nhà đều được vợ chồng bán đi để chữa bệnh cho con nhưng không có kết quả. Hằng ngày, ngoài việc phải chăm lo chuyện đồng áng để nuôi 4 đứa con, trong đó có 3 đứa đang ăn học, vợ chồng anh Hậu, chị Thu còn phải làm thuê, làm mướn bất cứ việc gì miễn là có tiền để chữa bệnh cho con.

Nhưng những tháng ngày lao động cực nhọc ấy, hai vợ chồng nghèo không những không kiếm đủ tiền để chữa bệnh cho con mà lại mang thêm bệnh. Trong khi người cha liên tục bị chứng bệnh dạ dày và thần kinh hành hạ, thì người mẹ thỉnh thoảng phải nhập viện vì bệnh phổi và thận.

“Chỉ vì gia đình quá nghèo mà vợ chồng tôi không thể chữa được bệnh cho cháu. Từ khi cháu bị bệnh, gia đình tôi đã nghèo lại càng suy kiệt, suốt ngày phải có người ở nhà chăm sóc cháu. Đã có nhiều lúc chúng tôi nghĩ quẩn, cháu là con gái, không biết sau này lớn lên sẽ thế nào nữa. Hình ảnh bệnh tật của con gái và giấc mơ đưa cháu đi chữa bệnh ở Hà Nội hoặc TP HCM luôn ám ảnh vợ chồng tôi…”, tâm sự với VnExpress.net, cả hai vợ chồng ôm nhau khóc, cô con gái bé nhỏ tội nghiệp đang ngồi trong lòng bố ngơ ngác ngước mặt dò hỏi với đôi mắt như một vệt ngang.

Các độc giả hảo tâm, giúp đỡ gia đình bé Thất xin gửi về: Anh Đậu Đình Hậu – xóm 18 – xã Thanh Tùng – huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An. ĐT: 01653.277.907

Trường Long

]]>