Alo Bác Sĩ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sat, 05 Jan 2019 04:47:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Alo Bác Sĩ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Vì sao bị nhức mỏi khớp cổ tay? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-bi-nhuc-moi-khop-co-tay-17673/ Sat, 05 Jan 2019 04:47:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-bi-nhuc-moi-khop-co-tay-17673/ [...]]]>

Minh Nguyên (Hải Phòng)

Hiện nhiều người có cảm giác tê, đau mỏi ở cổ tay, sau đó lan xuống ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Không ít người bị tê các ngón tay khi đi xe máy, làm rơi đũa khi ăn, thậm chí không thể nắm chặt hay nâng một vật dụng hoặc không thể cầm bút viết được…

Đối với trường hợp của cháu, không cho biết cháu có sử dụng máy vi tính nhiều không, nếu công việc hàng ngày của cháu sử dụng nhiều các khớp cổ tay và ngón tay như dùng máy vi tính thì chuyện mỏi khớp cổ tay này là đương nhiên rồi. Cháu chỉ cần giảm tốc độ sử dụng máy tính, sử dụng đúng cách thì sẽ đỡ. Tuy nhiên, nếu cháu mỏi khớp cổ tay và các ngón tay có kèm tê các ngón tay, nhất là khi chạy xe thì có thể do hội chứng ống cổ tay. Hội chứng ống cổ tay hay gặp ở người lao động sử dụng khớp cổ tay nhiều, thường gặp ở người trên 35 tuổi, nhưng ngày nay có thể gặp ở người trẻ do sử dụng máy vi tính nhiều thường xuyên và kéo dài. Để chẩn đoán bệnh ở khớp cổ tay này cần phải đo điện cơ. Cháu nên khám ở bệnh viện chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để được chẩn đoán chính xác và điều trị chứng nhức mỏi khớp cổ tay.

BS. Thùy Dương

]]>
Bôi gì khi bị khô, nứt môi? http://tapchisuckhoedoisong.com/boi-gi-khi-bi-kho-nut-moi-17672/ Sat, 05 Jan 2019 04:47:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/boi-gi-khi-bi-kho-nut-moi-17672/ [...]]]>

Xin bác sĩ chỉ cho tôi có thể bôi thuốc khắc phục tình trạng này. Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Hoàng Như Lan (Hà Nam)

Khô, nứt môi là tình trạng mà nhiều người thường gặp phải khi tiết trời trở nên khô và lạnh. Trường hợp của bạn lại cộng thêm việc xăm môi làm cho tình trạng khô, nứt môi càng trầm trọng hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khô, nứt môi như thời tiết khô, lạnh, do cơ thể bị thiếu nước, do tác dụng phụ của thuốc, do dị ứng với các hóa chất có trong son, kem đánh răng… Trường hợp của bạn còn có nguyên nhân xăm môi, một số người sau khi xăm môi màu đỏ bị dị ứng. Dị ứng do xăm môi có thể xảy ra sau nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng sau xăm, một số người còn bị phản ứng nặng làm môi sưng nề, nổi nhiều hạt sâu trong môi- trường hợp này cần đến bác sĩ da liễu khám, điều trị và theo dõi lâu dài.

Để chữa trị khô, nứt môi cần loại bỏ các nguyên nhân nghi ngờ gây khô, nứt môi. Bôi các loại kem, son làm mềm da, ẩm da như kem vitamin E, vitamin A. Có thể bôi kem corticoid nhẹ như hydrocortison trong 1-2 tuần, sau đó bôi tacrolimus trong 1 tháng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Có thể uống tăng cường một đợt vitamin nhóm B, C…  Chú ý không liếm môi, bóc vảy trên môi. Uống đủ nước trong ngày từ 2 – 2,5 lít nước, bổ sung các loại vitamin nhóm A, B, C thông qua việc tăng cường các loại rau quả có màu xanh đậm, màu vàng, các loại quả có múi như cam, bưởi, chanh…  Khi đi ra ngoài cần chú ý đeo khẩu trang để bảo vệ môi. Không nên dùng son mỹ phẩm khi môi bị nứt, có thể dùng son dưỡng hoặc vaselin bôi ngày nhiều lần. Ưu tiên loại son có thành phần chống nắng, có độ SPF 15. Hạn chế sử dụng loại son lỳ, son giữ màu lâu vì các loại son này thường có chứa một lượng nhỏ alcohol. Chúng có thể hút hết lớp dầu trên môi để giúp màu son bám lâu hơn và đây chính là nguyên nhân khiến môi khô nẻ. Khi đánh son, không nên thoa son trực tiếp lên môi, thay vào đó, nên thoa một lớp dưỡng môi trước khi tô son khoảng 5-10 phút để lớp dưỡng có thời gian ngấm vào da và bảo vệ. Tốt nhất bạn nên đến khám tại chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và tư vấn.

PGS.TS. Nguyễn Duy Hưng

]]>
Ðau nhức mắt và cách xử trí http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-nhuc-mat-va-cach-xu-tri-17671/ Sat, 05 Jan 2019 04:46:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-nhuc-mat-va-cach-xu-tri-17671/ [...]]]>

Xin hỏi cháu có thể bị bệnh gì? Cách điều trị thế nào?

Hoàng Hải (Hải Dương)

Hiện tượng của bạn kể có thể gặp trong những nguyên nhân sau: Dị vật trong mắt: Đau buốt trong mắt, tăng lên khi mắt hoặc mi cử động. Nhiều lúc đau dữ dội ở mắt là do tăng nhãn áp, lúc đó có thể buồn nôn và nôn; Đau có thể là triệu chứng quá căng mắt khi đọc, nhìn nhiều, nhưng nguyên nhân hay gặp nhất là viêm mi hoặc kết mạc và những dị vật nhỏ; Một số bệnh đau đầu do những nguyên nhân khác nhau lan truyền tới mắt như: đau đầu từng chuỗi là một nguyên nhân gây đau nửa đầu dữ dội kèm theo đau mặt và mắt kéo dài 15 phút đến 1 giờ, thường ở một bên kèm theo chảy nước mắt, mắt nề, sa mi mắt và co đồng tử, chảy nước mũi. Cơn đau thành từng chuỗi trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần liền rồi hết đau trong nhiều tháng nhiều năm.

Bệnh phần lớn gặp ở thanh niên, người có hút thuốc lá. Các cơn đau  xuất hiện sau khi ngủ từ 1 đến 3 giờ và khi tỉnh dậy bệnh nhân đã thấy đầu nặng. Các cơn đau hay tái phát, có ngày đau đầu đến 1- 2 lần. Không có buồn nôn, nôn trong khi bị đau. Ngày nay được coi là hậu quả của những rối loạn thần kinh hóa học có chu kỳ; Chói nhức mắt có thể gặp ở người bị thiếu sắc tố ở mống mắt và hắc mạc mắt (ở những người bạch tạng), đôi khi ở những người suy nhược thần kinh. Chói mắt thể hiện rõ khi viêm giác mạc, viêm màng bồ đào và có dị vật ở giác mạc.

Muốn biết thực sự nguyên nhân gây nên nhức mắt, mặc dù hiện tại chưa có dấu hiệu của việc giảm thị lực, nhưng bạn nên đi khám chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để từ đó tìm ra biện pháp tốt nhất khắc phục tình trạng của mình.

BS. Minh Châu

]]>
Nhận diện đau đầu do tăng huyết áp http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-dien-dau-dau-do-tang-huyet-ap-17662/ Fri, 04 Jan 2019 04:46:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-dien-dau-dau-do-tang-huyet-ap-17662/ [...]]]>

Trần Thị Hồng (Bắc Giang)

Bệnh đau đầu hay gặp ở người luống tuổi, nếu có bệnh lý tăng huyết áp đi kèm, thì chứng đau đầu càng thường xuyên hơn. Kiểu đau đầu do tăng huyết áp thường đột ngột, dữ dội. Đau đầu khu trú nhiều ở vùng chẩm, trán. Bệnh nhân có cảm giác cứng các cơ gáy, đau lên đỉnh đầu và có thể lan tới vùng trán, thường đau nhiều về ban đêm.Tuy nhiên cần thăm khám thì mới biết rõ căn nguyên của chứng đau đầu.

Nguyên nhân bị đau đầu ở bệnh nhân tăng huyết áp là do áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch tăng làm cho thành mạch bị giãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Những tổn thương này ngày càng tăng ở các mạch máu nhỏ tại não gây ra hiện tượng đau đầu. Bệnh nếu để muộn dễ gây ra các biến chứng như tắc mạch máu não, liệt. Thông thường tăng huyết áp hay gặp ở người ngoài 50 tuổi. Người bệnh tăng huyết áp cần cảnh giác với những cơn đau đầu, để phòng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bác nên đi khám bệnh và xin tư vấn của bác sĩ về phương pháp điều trị cụ thể, để giảm tối đa các tác động do đau đầu và tăng huyết áp gây ra.

BS. Đức Dũng

]]>
Lẹo mắt, chữa thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/leo-mat-chua-the-nao-17661/ Fri, 04 Jan 2019 04:46:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/leo-mat-chua-the-nao-17661/ [...]]]>

Đỗ Thị Thắm (Hòa Bình)

Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như staphylocoque gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Không trang điểm mắt hoặc soi gương cho đến khi chiếc mụn lẹo ở mí mắt đã lành hẳn. Áp dụng nén ấm cho mắt ngày 3-6 lần/ngày và để giúp chữa lành nhanh hơn những chiếc lẹo mắt. Rửa tay sạch sẽ trước khi bạn áp dụng nén ấm cho mắt. Sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm. Đặt miếng nén trên mắt sau khi đã nhắm mắt cho đến khi miếng nén bắt đầu mát (thường là 5-10 phút). Để tăng tốc độ quá trình chữa bệnh, cũng có thể sử dụng dung dịch muối loãng thay vì nước ấm. Nên để cho những lẹo trên mí mắt tự vỡ, tuyệt đối không được ép hoặc nặn chúng.

Sử dụng thuốc mỡ điều trị lẹo mí mắt theo chỉ định của bác sĩ. Luôn rửa tay trước khi tra thuốc mỡ cho mắt hay tra thuốc nhỏ mắt. Các thuốc này phải được giữ gìn sạch sẽ, lọ thuốc mới sử dụng (không dùng thuốc dùng dở và để lâu), không để thuốc chạm vào mắt, mí mắt. Không nên chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo hướng dẫn, vì những phương pháp này dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại sẹo xấu gây mi quặp, những tổn thương này đều tồn tại dai dẳng, khó chữa trị.

BS. Hiền Thu

]]>
Khắc phục nứt kẽ hậu môn ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-nut-ke-hau-mon-o-tre-17637/ Thu, 03 Jan 2019 04:46:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-nut-ke-hau-mon-o-tre-17637/ [...]]]>

Phan Thị Bình(Hà Nội))

Nứt hậu môn là một bệnh thường gặp, có đến 80% trẻ em bị nứt hậu môn trong năm đầu tiên của cuộc đời. Nứt hậu môn thường tự lành hoặc lành sau khi được điều trị bằng các biện pháp không phẫu thuật. Triệu chứng và dấu hiệu thường biến mất đi trong vòng 2 tuần, nhưng có thể phải mất đến 8 tuần vết nứt mới lành hẳn. Nếu vết nứt không lành sau 6-8 tuần có thể phải sử dụng đến phẫu thuật.

Theo như bạn mô tả thì tổn thương ở hậu môn của con bạn là do táo bón gây ra, muốn biết chắc chắn được tổn thương và mức độ như thế nào thì bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám hậu môn để có hướng xử trí. Một vấn đề quan trọng nữa là bạn phải điều trị chứng táo bón cho con bằng cách ăn nhiều rau, quả, uống nhiều nước, xoa bụng và tập thói quen đi ngoài ngày một lần; sau khi đi ngoài phải rửa hậu môn cho con bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng. Nếu có thể cho cháu uống thêm men tiêu hóa để làm mềm phân, tránh phải rặn khi đi ngoài vì khi rặn sẽ làm tăng áp lực, làm rách lại vết nứt cũ đang lành hoặc gây ra vết nứt mới. Sau khi tự chữa cho con mà không thấy thuyên giảm, chị nên đưa cháu đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khám, cho đi làm xét nghiệm… và chữa trị kịp thời.

BS. Văn Bàng

]]>
Lang ben, chữa thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/lang-ben-chua-the-nao-17636/ Thu, 03 Jan 2019 04:46:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lang-ben-chua-the-nao-17636/ [...]]]>

Nguyễn Thị Liên (Yên Bái)

Lang ben là một bệnh ngoài da phổ biến ở vùng nhiệt đới nóng ẩm; gặp chủ yếu ở người trẻ. Điều kiện thuận lợi để phát bệnh là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn; Bệnh Cushing (một loại bệnh nội tiết); do suy giảm miễn dịch; suy dinh dưỡng cũng là những yếu tố làm bệnh dễ phát sinh.

Lang ben thường chỉ gây cảm giác châm chích khi nóng nực, ngứa ít hoặc không ngứa. Do đó, người bệnh ít khi chữa trị sớm, nhất là khi tổn thương ở vùng da khó nhìn thấy (vùng lưng). Nếu không ngứa, thương tổn chỉ gây mất thẩm mỹ nên bệnh nhân thường không chữa sớm mà để cho lang ben lan rộng, trở nên khó trị và có thể là nguồn lây cho người khác. Bệnh rất hay tái phát, nhất là khi không biết cách phòng ngừa và điều trị đúng.

Nhiều bệnh cũng có thương tổn tương tự như lang ben. Do đó, để tránh nhầm lẫn bạn cần đến khám ở bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Thường bác sĩ chỉ cần khám lâm sàng là đủ. Một số trường hợp phải làm thêm xét nghiệm tìm vi nấm.

Để phòng và trị lang ben, loại bỏ điều kiện thuận lợi cho vi nấm gây bệnh là vấn đề quan trọng nhất. Bạn nên mặc đồ thoáng, nhất là vào mùa nóng; tắm rửa, thay đồ hằng ngày. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn lau, quần áo… Quần áo và chăn màn phải phơi nắng cho khô, tránh dùng đồ ẩm mốc.

BS. Lan Anh

]]>
Đau nhức mắt, vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-nhuc-mat-vi-sao-17635/ Thu, 03 Jan 2019 04:46:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-nhuc-mat-vi-sao-17635/ [...]]]>

Tô Vân Trang (Lào Cai)

Đau nhức mắt có thể do những nguyên nhân sau: có dị vật trong mắt: đau buốt trong mắt, tăng lên khi mắt hoặc mi cử động. Nhiều lúc đau dữ dội ở mắt là do tăng nhãn áp, lúc đó có thể buồn nôn và nôn; cũng có thể đau nhức mắt là triệu chứng quá căng mắt khi đọc, nhìn nhiều, nhưng nguyên nhân hay gặp nhất là viêm mi hoặc kết mạc và những dị vật nhỏ: một số bệnh đau đầu do những nguyên nhân khác nhau lan truyền tới mắt như: đau đầu từng chuỗi gây đau nửa đầu dữ dội kèm theo đau mặt thường ở một bên kèm theo là có chảy nước mắt, mắt nề, sa mi mắt và co đồng tử, chảy nước mũi. Cơn đau thành từng chuỗi trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần lễ liền rồi hết đau trong nhiều tháng nhiều năm. Bệnh hay gặp ở thanh niên, ở những người hút thuốc. Các cơn đau xuất hiện sau khi ngủ từ 1 đến 3 giờ và khi tỉnh dậy bệnh nhân đã thấy đầu nặng. Không có buồn nôn, nôn trong khi bị đau, Đau nhức mắt cũng có thể gây chói nhức mắt, hay gặp ở những người bị thiếu sắc tố ở mống mắt và hắc mạc mắt (ở những người bạch tạng), đôi khi ở những người suy nhược thần kinh. Chói mắt thể hiện rõ khi viêm giác mạc, viêm màng bồ đào và có dị vật ở giác mạc.

Muốn biết thực sự nguyên nhân gây nên nhức mắt, mặc dù hiện tại chưa có dấu hiệu của việc giảm thị lực, cháu nên đi khám chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị cụ thể.

BS. Minh Châu

]]>
Có nên bóc vỏ nhộng thuốc? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-boc-vo-nhong-thuoc-17633/ Thu, 03 Jan 2019 04:46:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-boc-vo-nhong-thuoc-17633/ [...]]]>

Tuy nhiên do cháu không quen uống thuốc nuốt cả viên nên tôi đã bóc bỏ vỏ nhộng và pha phần bột thuốc với nước cho cháu uống. Xin hỏi bác sĩ làm như vậy có được không, thuốc có ảnh hưởng đến dạ dày của cháu không. Trường hợp của con tôi nên làm thế nào? Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Lê Thúy Ngát (Lạng Sơn)

Khi dùng thuốc cho trẻ cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Khi dùng thuốc cho trẻ cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Viên con nhộng (còn gọi là viên nang, capsule…), là dạng thuốc uống chứa một hay nhiều dược chất trong vỏ nang với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Vỏ nang được làm chủ yếu từ gelatin hoặc polyme như HPMC… Ngoài ra, trong vỏ nang còn chứa các tá dược khác như chất hóa dẻo, chất màu, chất bảo quản… Thuốc chứa trong nang có thể là dạng rắn (bột, cốm, pellet…) hay lỏng, nửa rắn (hỗn dịch, nhũ tương, bột nhão…). Mục đích của viên nhộng là tác dụng chậm, phần vỏ được thiết kế để thuốc tan dần khi vào trong hệ tiêu hóa và đến tận ruột non dược chất mới phát huy tác dụng. Vì thế nếu bạn mở nó ra và hòa tan, thuốc sẽ được hấp thu ở đoạn trên của đường tiêu hóa và tác dụng không còn bảo đảm kéo dài nồng độ diệt khuẩn cần thiết trong máu như mong muốn.

Mục đích của việc cho thuốc vào nang là nhằm bảo vệ các thành phần trong công thức thuốc không bị hỏng khi tiếp xúc với các yếu tố của môi trường xung quanh như khí ôxy, độ ẩm, ánh sáng, vi khuẩn, nấm mốc, đồng thời vỏ nang thuốc còn để che giấu mùi vị khó chịu của thuốc. Và quan trọng nhất là bảo vệ niêm mạc dạ dày trong một số loại hoạt chất gây kích ứng niêm mạc dạ dày cũng như giúp thuốc tan tại ruột để tránh acid của dịch vị phá hủy thuốc. Dạng thuốc viên nang thường được áp dụng đối với một số kháng sinh, ngoài ra có thể là các vitamin hoặc thuốc long đờm.

Vì vậy, nếu con bạn không uống được cả viên con nhộng, bạn nên đề nghị với bác sĩ khám bệnh cho con chuyển sang dạng thuốc bột hoặc nhũ tương. Những thuốc này có thể hấp thu tại niêm mạc dạ dày của trẻ dễ dàng hơn các dạng thuốc khác, đồng thời tránh hóc (vào đường ăn hoặc đường thở của trẻ), đặc biệt đối với trẻ dưới 5 tuổi.

PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào

]]>
Viêm môi do Herpes http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-moi-do-herpes-17618/ Wed, 02 Jan 2019 04:47:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-moi-do-herpes-17618/ [...]]]>

Phạm Nhung (Hải Dương).

Herpes môi là do virut Herpes simplex (HSV) gây nên. Có 2 loại: HSV-1 và HSV-2. HSV-1 thường gây bệnh Herpes môi, còn HSV-2 thường gây Herpes sinh dục. Tuy nhiên, HSV-1 vẫn có thể gây mụn rộp ở bộ phận sinh dục và HSV-2 vẫn có khả năng gây Herpes môi mặc dù rất hiếm. Các vết mụn rộp sau khi vỡ ra sẽ có khả năng lây lan cao.

Bệnh lây truyền qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người như: ăn uống chung, dùng chung mỹ phẩm, ôm hôn… Điều kiện thuận lợi để cho virut HSV xâm nhập bao gồm: tổn thương ở môi (khô, nứt môi, chấn thương…), sốt, cảm cúm, mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng, trong thời kỳ kinh nguyệt, có thai. Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh thấy xuất hiện mụn rộp quanh miệng, môi. Ở trẻ nhỏ thường chảy nhiều nước dãi. Thường có đau họng, nói khó khăn. Sau khi vỡ, nốt mụn sẽ chảy dịch nước làm lây lan sang vùng da xung quanh. Có thể thấy hơi thở có mùi, sưng và nổi hạch ở cổ, sốt nhẹ. Dễ tái phát nhiều lần.

Bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp sau để giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh: súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda để  giảm đau họng, hôi miệng. Không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của mình vào người khác. Không nên hôn người khác vì dễ lây bệnh. Không dùng chung đồ vật sinh hoạt cá nhân. Không nên cố gắng dùng kem hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp hay vết lở vì sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Khi thấy các nốt mụn rộp lây lan nhanh chóng, cần đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị đúng đắn. Riêng trẻ em, phụ nữ có thai, những người suy giảm hệ miễn dịch là các đối tượng nguy hiểm, khi mắc bệnh Herpes môi, cần khám bác sĩ ngay chứ không nên tự ý điều trị.

BS. Phạm Bích

]]>