Nuôi dạy trẻ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 27 Jan 2019 06:54:47 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Nuôi dạy trẻ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Trầm cảm ở tuổi thiếu niên và cách xử trí http://tapchisuckhoedoisong.com/tram-cam-o-tuoi-thieu-nien-va-cach-xu-tri-17957/ Sun, 27 Jan 2019 06:54:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tram-cam-o-tuoi-thieu-nien-va-cach-xu-tri-17957/ [...]]]>

Hà Anh (Lạng Sơn)

Rất nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi mới lớn thường cho rằng những thay đổi bất thường trong tính cách, hành vi của chúng chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi cơ thể bắt đầu dậy thì. Nhưng tình trạng tâm lý thiếu niên có những biến đổi tiêu cực có thể sẽ là sự bắt đầu cho chứng bệnh trầm cảm vô cùng nguy hiểm.

Nguyên nhân phần nhiều là do những áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình, do bản thân các em hoặc người thân tạo ra. Nghiện game, lạm dụng chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở tuổi thiếu niên. Nặng nề hơn nữa là sức ép của cha mẹ đối với con cái trong việc học hành làm các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Không khí nặng nề trong gia đình thiếu hạnh phúc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm cho những đứa con.

tram cam

Khi bị trầm cảm, các em rất dễ nóng nảy, bực tức một cách vô cớ, không cảm thấy hứng thú với bất cứ chuyện gì, ngay cả những việc mình yêu thích trước đây (như chơi thể thao, nghe nhạc…); thỉnh thoảng lại rơi vào trạng thái vô thức trong thời gian ngắn. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác như thường xuyên có cảm giác buồn rầu hoặc mệt mỏi, chỉ muốn ngồi yên một chỗ, không thích hoạt động thể chất hay tiếp xúc với bất cứ ai.

Vì vậy, theo thư bạn kể chưa đủ kết luận con bạn có mắc trầm cảm hay không, tốt nhất bạn cần quan tâm, trò chuyện với cháu hoặc có thể đưa cháu đến bác sĩ tâm lý để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.

BS. Quang Huy

]]>
Dạy bé đội mũ bảo hiểm đúng cách http://tapchisuckhoedoisong.com/day-be-doi-mu-bao-hiem-dung-cach-17945/ Sat, 26 Jan 2019 06:55:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/day-be-doi-mu-bao-hiem-dung-cach-17945/ [...]]]>

Vì vậy mũ bảo hiểm nên được đội ngay ngắn, không nên đội lệch. Mũ cách chân mày khoảng vài cm là vừa.

 

Clip Hướng dẫn Đội mũ bảo hiểm đúng cách. (Video: Nguyễn Vân)

 

1. Có một nguyên tắc khi đội mũ bảo hiểm là giơ hai ngón tay trỏ và ngón tay giữa nằm ngang đặt lên chân lông mày, để đảm bảo mũ bảo hiểm cách chân mày chỉ khoảng 2-3cm (bằng độ dày của hai ngón tay).

2. Các bé lại dùng hai ngón tay đặt vào quai dây của mũ bảo hiểm ở cằm xem có chật hay không. Nếu như chật, các con có thể nới bớt dây ra.

3. Lại dùng 2 ngón tay trỏ và giữa tạo thành hình chữ V, đặt lên dây quai ở tai kiểm tra xem dây quai này đã chặt hay chưa.

Đó là hướng dẫn của ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á (AIP) tại Ngày hội vui cùng Giao thông ở Trường Tiểu học Ba Đình, Hà Nội.

 

Ngày hội Vui cùng Giao thông tại Trường Tiểu học Ba Đình, Hà Nội

Ngày hội Vui cùng Giao thông tại Trường Tiểu học Ba Đình, Hà Nội

Tại sự kiện này, ông Greig Craft đã hướng dẫn các em học sinh trong trường cách đội mũ bảo hiểm đúng cách để đảm bảo an toàn cho các bé khi được bố mẹ chở trên xe máy tham gia giao thông. Đội mũ đúng cách sẽ giúp tránh được chấn thương đầu khi xảy ra va chạm, hoặc ngã trên đường.

 

Ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á (AIP) hướng dẫn các em nhỏ đội mũ bảo hiểm đúng cách

Ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á (AIP) hướng dẫn các em nhỏ đội mũ bảo hiểm đúng cách

 

Tại sự kiện, Đại sứ quán Thụy Điển và Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á (AIP) đã trao tặng 1000 mũ bảo hiểm chất lượng cao cho các em học sinh tại Trường Tiểu học Ba Đình.

 

Bạn nhỏ đại diện cho Trường Tiểu học Ba Đình tặng quà lưu niệm là các bức tranh do các bạn trong trường tự vẽ cho Chủ tịch Quỹ AIP Greig Craft và Đại sứ Thụy Điển Pereric Hogberg

Bạn nhỏ đại diện cho Trường Tiểu học Ba Đình tặng quà lưu niệm là các bức tranh do các bạn trong trường tự vẽ cho Chủ tịch Quỹ AIP Greig Craft và Đại sứ Thụy Điển Pereric Hogberg

 

An toàn đường bộ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm ở Việt Nam. Theo ước tính của Quỹ AIP, có khoảng hơn 22.000 người thiệt mạng và 453.000 người bị thương do tai nạn giao thông mỗi năm.

Người dùng xe máy chiếm tới 58% số người chết, trong đó 78% bị thương ở đầu.

Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho thanh thiếu niên từ 15 đến 29 tuổi và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho nhóm từ 5 đến 14 tuổi ở Việt Nam.

Với hơn 80% dân số dưới 50 tuổi, ảnh hưởng của tai nạn giao thông đường bộ đối với thanh niên dẫn đến thiệt hại cho cả gia đình và cộng đồng là rất lớn. Tử vong và các thương tích do tai nạn giao thông cũng tạo ra thiệt hại về kinh tế và căng thẳng cho xã hội.

Từ 2007-2017, Quỹ AIP tính toán rằng Việt Nam đã thiệt hại tới 3,5 tỷ USD do tai nạn giao thông.

 

Sau đây là một số hình ảnh về Ngày hội vui cùng Giao thông tại Trường Tiểu học Ba Đình, Hà Nội:

 

Nguyễn Vân

(bài, ảnh, video)

]]>
Một phút bất cẩn của người lớn khiến bé 1 tuổi nát tay vì điện giật http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-phut-bat-can-cua-nguoi-lon-khien-be-1-tuoi-nat-tay-vi-dien-giat-17916/ Wed, 23 Jan 2019 06:57:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-phut-bat-can-cua-nguoi-lon-khien-be-1-tuoi-nat-tay-vi-dien-giat-17916/ [...]]]>

Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, trong lúc bà của cháu đang bơm nước, do bất cẩn nên đã để cháu H chạy lại chạm tay vào ổ điện gây giật khiến cháu ngã xuống, hôn mê tại hiên trường. Cháu được người nhà đưa đến trung tâm y tế huyện cấp cứu. Sau 8 ngày điều trị, cháu được chuyển tiếp đến bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Theo Bs Bình, khi nhập viện bàn tay trái của cháu bị bỏng nặng, ngón V bỏng độ III, độ IV lộ xương và gân ở đốt giữa, ngón IV bỏng độ III,bị lộ gân. Gan tay trái bỏng độ III, sâu. Các bộ phận khác bình thường. Ngay sau đó các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và chỉ định mổ cắt lọc, ghép da cho bệnh nhân. Hiện, sức khoẻ và tình trạng bệnh của cháu H đã ổn định và đang tiếp tục được theo dõi.

Bàn tay phải của bé H bị bòng điện

Ths. Bình cũng khuyến cáo, qua trường hợp của bé H, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ khi chăm sóc con nhỏ cần hết sức cẩn trọng và chú ý. Trẻ nhỏ rất hiều động, nghịch ngợm đôi khi có thể cắn hay nhai dây điện, nhét những đồ vật bằng kim loại vào ổ điện hay nghịch phích cắm điện. Đó là lý do không ít trường hợp trẻ bị điện giật tới mức chấn thương, thậm chí tử vong.

Một số biện pháp ngăn ngừa trẻ bị điện giật mà các bậc cha mẹ cần lưu ý:

– Sử dụng ổ điện có nắp đậy. Không để trẻ tới gần chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ nối dây; dây điện trần… để không bị điện giật chết người

– Dây điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng loại dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để dây điện không bị quá tải gây chạm chập, phát hoả trong nhà.

– Để dây xa tầm tay của trẻ và có sự giám sát của người lớn khi trẻ đang trong một khu vực có nguy cơ bị điện giật.

Hướng dẫn sơ cứu cho người bị tai nạn do điện giật

Trần Hiền

]]>
Ăn thịt cóc nướng bé 8 tuổi ngộ độc http://tapchisuckhoedoisong.com/an-thit-coc-nuong-be-8-tuoi-ngo-doc-17903/ Tue, 22 Jan 2019 06:55:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-thit-coc-nuong-be-8-tuoi-ngo-doc-17903/ [...]]]>

BS. Từ Thị Mai Linh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai, cho biết, bệnh viện vừa điều trị thành công cho một bệnh nhi bị ngộ độc do ăn thịt cóc. Bệnh nhi là bé Đinh Đang 8 tuổi Nam Yang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

Theo thông tin ban đầu, ngày 3/11, Đinh Chang (8 tuổi) và Đinh Đang (8 tuổi, cùng trú xã Nam Yang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) bắt được một con cóc và làm thịt nướng ăn tại rẫy nhà Đinh Đang.  Khi làm thịt cóc, các em đã cắt đầu, lột da và bỏ nội tạng sau đó nướng thịt và trứng rồi chia nhau ăn.

Sau khi ăn cả hai em có triệu chứng nôn mửa, đau đầu, chóng mặt. Gia đình đã đưa các em đến Trung tâm Y tế huyện Kông Chro.  Em Chang đã tử vong ngay sau đó. Em Đang được chuyển lên Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai để tiếp tục điều trị. Đến thời điểm hiện tại sức khoẻ của em Đang đã ổn định và dự kiến xuất viện hôm nay 7/11.

BS. Mai Linh cũng cho biết thêm, trong vòng một tháng qua, bệnh viện đã tiếp nhận 4 ca ngộ độc do ăn thịt cóc, sau quá trình điều trị tích cực các bệnh nhân đều ổn định sức khỏe.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, người dân không nên ăn mật cóc để trị bệnh. Người dân chỉ nên sử dụng những sản phẩm của cóc đã qua chế biến dưới dạng thực phẩm, thuốc đã được các cơ quan chức năng cho phép lưu hành

Còn về triệu chứng biểu hiện của của ngộ độc,  TS. Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế  cho biết,  triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện 1-2 giờ sau khi ăn (có thể sớm hơn nếu uống rượu, bia) với các biểu hiện như bị chướng bụng, đau bụng trên rốn, nôn mửa, tiêu chảy, hồi hộp, tim đập nhanh. Nạn nhân có thể rơi vào tình trạng truỵ tim mạch, rối loạn cảm giác, chóng mặt, ảo giác, vã mồ hôi lạnh, khó thở, ngừng thở, ngừng tim; bí đái, thiểu niệu, vô niệu và nặng dẫn đến suy thận cấp, tử vong.

 

 

 

Thiên Đức

]]>
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm tuổi dậy thì http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-tram-cam-tuoi-day-thi-17880/ Sun, 20 Jan 2019 06:50:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-tram-cam-tuoi-day-thi-17880/ [...]]]>

Có người nói cháu bị trầm cảm. Vậy xin quý báo tư vấn cách nhận biết.

Nông Thị Tính (Cao Bằng)

Nhiều gia đình có con ở độ tuổi từ 10-18 thường cho rằng những thay đổi bất thường trong tính cách, hành vi của con chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi cơ thể bắt đầu dậy thì. Nhưng tình trạng tâm lý thiếu niên có những biến đổi tiêu cực có thể sẽ là sự bắt đầu cho chứng bệnh trầm cảm vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân phần nhiều là do những áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình, do bản thân các em hoặc người thân tạo ra. Nghiện game, lạm dụng chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở tuổi thiếu niên. Nặng nề hơn nữa là sức ép của cha mẹ đối với con cái trong việc học hành làm các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, dễ “nổi nóng” với tất cả mọi chuyện; nặng nề hơn là không kiểm soát được lý trí, suy nghĩ của mình. Không khí nặng nề trong gia đình thiếu hạnh phúc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm cho con cái.

Biểu hiện thường gặp nhất là các em dễ nóng nảy, bực tức một cách vô cớ, không cảm thấy hứng thú với bất cứ chuyện gì, ngay cả những việc mình yêu thích trước đây (như chơi thể thao, nghe nhạc…); thỉnh thoảng lại rơi vào trạng thái vô thức trong thời gian ngắn. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như thường xuyên có cảm giác buồn rầu hoặc mệt mỏi, chỉ muốn ngồi yên một chỗ, không thích hoạt động thể chất hay tiếp xúc với bất cứ ai.

Vì vậy, theo thư bạn kể chưa đủ kết luận con bạn có mắc trầm cảm hay không, tốt nhất bạn cần quan tâm, trò chuyện với cháu hoặc có thể đưa cháu đến bác sĩ tâm lý để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.

BS. Lê Quang

]]>
Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con bú http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-dinh-duong-cho-ba-me-nuoi-con-bu-17774/ Mon, 14 Jan 2019 06:50:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-dinh-duong-cho-ba-me-nuoi-con-bu-17774/ [...]]]>

Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe của con

Thành phần sữa mẹ nói chung là tương đối hằng định ở tất cả các bà mẹ và nguồn năng lượng dự trữ của bà mẹ luôn được huy động để sản xuất sữa khi cần, tuy nhiên nhiều nghiên cứu khẳng định là dinh dưỡng của bà mẹ có ảnh hưởng nhất định đến một số vi chất cũng như lượng sữa tiết ra của bà mẹ. Nếu chế độ ăn của bà mẹ thiếu vitamin (đặc biệt là B1, A và D…) thì các vitamin này cũng sẽ thiếu trong sữa của những người mẹ đó. Hơn thế nữa, trong 6 tháng đầu, lượng kháng thể của con là do người mẹ cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ, vì thế bảo đảm đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho mẹ cũng chính là cách phòng bệnh tốt nhất cho con. Trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ hoàn toàn bằng nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời trẻ sẽ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ, trẻ có sức đề kháng tốt, ít mắc các bệnh nhiễm trùng, khi lớn lên ít mắc các bệnh mạn tính không lây.

Bà mẹ nuôi con bú cần ăn đa dạng các loại thực phẩm và bổ sung thêm sữa.

Bà mẹ nuôi con bú cần ăn đa dạng các loại thực phẩm và bổ sung thêm sữa.

Một số hướng dẫn cụ thể về chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ đang nuôi con bú

Bà mẹ sau khi sinh con, mặc dù nguồn dinh dưỡng dự trữ trong thời gian mang thai vẫn chưa phải tiêu thụ hết nhưng trước khi sinh con cũng như trong quá trình sinh nở, bà mẹ đã mất khá nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng qua mất máu khi sinh đẻ, huy động các chất dinh dưỡng để sản xuất sữa non trong những tháng cuối của kỳ thai và tiếp tục bài tiết sữa để nuôi con ngay sau khi sinh… Do đó, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của bà mẹ đang nuôi con bú là khá cao, thậm chí còn cao hơn so với thời kỳ thai nghén. Để đảm bảo điều này, bà mẹ nuôi con bú cần:

Ăn tăng bữa: Bởi nhu cầu năng lượng cao, cùng với yêu cầu được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm cả các vi chất dinh dưỡng, nên khẩu phần cả ngày của bà mẹ đang cho con bú nên được chia làm nhiều bữa trong ngày (trung bình chia ra 3-6bữa/ngày).

Ăn đa dạng: Bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (chất bột đường, chất đạm, chất béo, và nhóm vitamin/khoáng chất). Khẩu phần cũng cần cung cấp đủ nhu cầu canxi (1.300mg/ngày), lượng canxi này vừa để cung cấp cho trẻ thông qua sữa mẹ vừa để phòng tránh mất canxi trong xương của chính người mẹ. Ngoài các thực phẩm giàu canxi khác (như thịt; cá; trứng; các loại thủy hải sản…) bà mẹ cần sử dụng 6,5 đơn vị sữa mỗi ngày (1 đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa dạng lỏng pha chuẩn, hoặc 15g phomai hoặc 1 cốc sữa chua 100g), mỗi đơn vị sữa sẽ cho ta khoảng 100mg canxi. Trong trường hợp cần thiết, người mẹ cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc về bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin D và canxi. Uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 – 15 cốc nước).

Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết: Ngay sau khi sinh hoặc chậm nhất trong vòng 1 tháng đầu sau đẻ, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI), ngoài ra các bà mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất là duy trì 1 tháng đầu sau đẻ).

Lao động nghỉ ngơi hợp lý, vui vẻ lạc quan: Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, bà mẹ cần luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan. Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc, bảo đảm ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Trong giai đoạn đang nuôi con bú, bà mẹ rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của các thành viên trong gia đình, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan, cộng đồng tạo điều kiện để bà mẹ được thực hiện đầy đủ quyền được nuôi con bằng sữa mẹ.

Không kiêng khem quá mức, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Do nhiều nơi còn có những phong tục, tập quán khác nhau mà bắt bà mẹ phải kiêng khem nhiều thứ trong thời kỳ đang cho con bú. Ví dụ: Sau đẻ chỉ cho bà mẹ ăn cơm với muối trắng, kiêng thịt, cá vì sợ “tanh” làm con bị tiêu chảy, điều này là không cần thiết và không có cơ sở khoa học. Các bà mẹ cho con bú sẽ giảm cân tốt hơn so với các bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ do mỡ tích lũy trong thời gian mang thai sẽ được chuyển hóa thành sữa cho con bú. Do đó các bà mẹ không chủ động ăn kiêng trong giai đoạn này vì người mẹ sẽ cần có bữa ăn đa dạng, nhiều năng lượng hơn bình thường để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình và tạo đủ sữa cho con. Vào giai đoạn này, muốn giảm cân, bà mẹ chỉ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dục đều đặn mỗi ngày, đồng thời, giảm bớt lượng đường trong khẩu phần.

Việc sử dụng thuốc: Trong thời kỳ đang nuôi con bú, các bà mẹ cần có sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc, nhất là các loại thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc tác động lên hệ thần kinh…

Chú ý: Bà mẹ đang nuôi con bú không nên sử dụng các loại thức uống, đồ ăn có tính chất kích thích, như: rượu, bia, cà phê; Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt…). Không ăn các thức ăn dễ ôi thiu hoặc nghi ngờ ôi thiu vì dễ gây ngộ độc.

ThS. BS. Trịnh Hồng Sơn (Giám đốc Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

]]>
Cải thiện hội chứng kém hấp thu http://tapchisuckhoedoisong.com/cai-thien-hoi-chung-kem-hap-thu-17638/ Thu, 03 Jan 2019 06:54:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cai-thien-hoi-chung-kem-hap-thu-17638/ [...]]]>

Nguyên nhân do đâu?

Thông thường, trong suốt quá trình tiêu hóa, các chất dinh dưỡng từ thức ăn được hấp thu bởi ruột non, đưa vào máu và đến các mô, cơ và các cơ quan để hỗ trợ thực hiện các chức năng duy trì sự sống, xây dựng và phát triển cơ thể. Sự tiêu hóa bao gồm cả quá trình cơ học và sự biến đổi hóa học thức ăn nhờ enzym, bắt đầu từ việc nhai, nghiền, cắt thức ăn đến sự nhào trộn bởi dịch dạ dày và sự hấp thụ trong ruột non, kết hợp sự thủy phân của enzym nhờ dịch dạ dày, tuyến tụy và sự bài tiết dịch mật. Các sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa được hấp thụ qua các tế bào biểu mô ruột. Kém hấp thu có thể chuyên biệt chỉ với một hoặc một số loại chất cụ thể như: protein, lipid, vitamin… nhưng cũng có thể xảy ra với tất cả các loại chất.

Kém hấp thu không phải là một bệnh lý riêng biệt mà có thể là hậu quả của nhiều tình trạng khác nhau góp phần tạo nên, hầu hết các nguyên nhân đó là hiếm gặp. Chính vì vậy, phần lớn người bệnh không thể xác định nguyên nhân của hội chứng này. Một số bệnh lý hoặc tình trạng có thể là lý do gây kém hấp thu gồm: Chế độ ăn uống nghèo chất dinh dưỡng. Tình trạng dư thừa lớp màng nhầy bao phủ niêm mạc ruột. Sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các bệnh lý của tuyến tụy, gan, túi mật và ống mật. Các bệnh lý của ống tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm ruột từng vùng (bệnh Crohn), viêm túi thừa, hội chứng ruột kích thích… Dị ứng thức ăn. Rối loạn dung nạp lactose. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột: giun sán, amip… Sử dụng quá nhiều rượu hoặc các thuốc nhuận tràng, thuốc kháng acid… Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. Ảnh hưởng của các điều trị tiến hành trên ruột: xạ trị, phẫu thuật cắt ngắn đoạn ruột…

Trẻ bị viêm ruột dễ dẫn đến hấp thu và tiêu hóa kém.

Trẻ bị viêm ruột dễ dẫn đến hấp thu và tiêu hóa kém.

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng kém hấp thu là tiêu chảy, tuy nhiên không phải xảy ra ở tất cả các trường hợp. Các triệu chứng tiêu hóa thường gặp khác bao gồm táo bón, đầy bụng, khó tiêu hoặc thay đổi tính chất phân (phân nhạt màu, phân mỡ, phân sống…). Bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể, biểu hiện bởi sự suy giảm trạng thái tâm thần (trầm cảm, giảm khả năng tập trung…); yếu cơ hoặc tình trạng chuột rút; da khô, dễ xuất hiện các vết bầm tím do xuất huyết; tóc khô, dễ gãy rụng hoặc tình trạng suy giảm thị lực, nhất là vào ban đêm. Không những vậy, người mắc hội chứng kém hấp thu thường dễ mệt mỏi, sụt cân hoặc chậm phát triển thể chất vì tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.

Đối với trẻ nhỏ, cần cảnh giác với hội chứng kém hấp thu qua hiện tượng không dung nạp sữa ở trẻ. Đây là tình trạng bé có phản ứng bất lợi với thành phần dưỡng chất của sữa, gồm không hấp thụ đường lactose do thiếu men lactase và dị ứng đạm sữa. Hội chứng kém hấp thu có thể còn do khẩu phần ăn không cân đối, do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột hoặc do trẻ không đủ các enzym tiêu hóa khiến việc chuyển hóa thức ăn trở nên kém. Đặc biệt, trẻ ở độ tuổi ăn dặm do sự thay đổi chế độ ăn đột ngột khi bắt đầu chuyển từ ăn sữa sang thức ăn khác sữa nên thường thiếu men vi sinh, dẫn đến rối loạn tiêu hóa thể hiện qua các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống… Quá trình kém hấp thụ không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sự suy giảm các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể làm trẻ chậm phát triển tinh thần và thể chất, nguy cơ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch.

Biện pháp khắc phục

Người mắc hội chứng kém hấp thu được khuyến nghị sử dụng nhiều chế độ ăn uống khác nhau, nhằm mục đích hỗ trợ ruột hàn gắn tổn thương và làm sạch các chất ứ đọng, các chất nhầy dư thừa trong ruột. Khẩu phần ăn của người bệnh cần đảm bảo ít chất xơ, ít chất béo và sữa. Ăn nhiều chất lỏng, vitamin, khoáng chất để cải thiện triệu chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Áp dụng chế độ ăn như: Ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate như bột yến mạch, gạo, mì ống, bột… Ăn nhiều trái cây, đặc biệt là dứa và đu đủ để bổ sung vitamin và khoáng chất. Ăn cá hấp hoặc nướng 3 lần/tuần. Mỗi ngày uống 6-8 cốc nước lọc, nước trái cây hoặc trà thảo dược mỗi ngày. Ăn canh trong mỗi bữa ăn để hạn chế thức ăn tồn đọng trong dạ dày.

Người bệnh cần hạn chế các thực phẩm chất béo như bơ, mỡ, thịt mỡ, dầu ăn, đồ ăn chiên xào, socola… Không ăn các sản phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa phụ gia, thịt xông khói, thực phẩm chứa caffeine, lúa mì và sữa. Ăn nhiều bữa trong ngày. Không ăn nhiều trong một bữa để tránh giảm nhu động ruột, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa và hấp thu của ruột. Tuy nhiên, có thể ăn bổ sung sữa chua loại ít đường, tốt nhất là lên men thủ công tại nhà để tăng cường hệ vi sinh đường ruột. Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Không ăn lượng quá nhiều mỗi bữa vì có thể dẫn đến giảm nhu động và ảnh hưởng khả năng tiêu hóa, hấp thu của ruột.

Nói chung, hội chứng kém hấp thu rất phức hợp, vì vậy ngoài nỗ lực cải thiện chế độ dinh dưỡng của bản thân, người bệnh nên đi khám tổng thể để được chẩn đoán chính xác và điều trị theo căn nguyên cụ thể, sẽ cho kết quả tốt hơn.

BS. TRẦN NGỌC HÀ

]]>
Dạy trẻ cách tiếp xúc với vật nuôi an toàn http://tapchisuckhoedoisong.com/day-tre-cach-tiep-xuc-voi-vat-nuoi-an-toan-17446/ Thu, 20 Dec 2018 06:49:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/day-tre-cach-tiep-xuc-voi-vat-nuoi-an-toan-17446/ [...]]]>

Những lưu ý khi nhà có vật nuôi

Hãy chọn những giống vật nuôi hiền lành và cần tiêm ngừa dại đầy đủ cho vật nuôi nhất là chó, mèo…

Hãy giữ vật nuôi sạch sẽ và khám thú y thường xuyên để ngăn ngừa bé nhiễm các bệnh giun sán do ký sinh trùng hay các bệnh khác như hen suyễn, dị ứng…

Nếu nuôi chó, hãy triệt sản cho chúng và cho chó tham gia các lớp học. Chó được học để làm theo một số lệnh đơn giản sẽ dễ dàng hơn để trẻ kiểm soát.

Hãy cho vật nuôi một nơi ẩn náu an toàn như một cái thùng hoặc một ngôi nhà nhỏ, đảm bảo cách xa phòng của trẻ.

Cần cho vật nuôi ăn thực phẩm đóng gói hoặc thức ăn chín. Tuyệt đối không cho chó, mèo ăn thịt sống.

Luôn để mắt tới trẻ khi trẻ chơi đùa với vật nuôi, đặc biệt là với những bé đang ở tuổi tập bò, tập đi… Chú ý, không bao giờ để trẻ chơi trò kéo co hoặc vật lộn với vật nuôi vì nếu quá khích, chó mèo có thể cào, cắn trẻ.

Rửa tay thật sạch sau khi chơi với vật nuôi.

Hãy cho trẻ đi khám nếu trẻ bị con vật cắn rách da. Đặc biệt, nếu là chó hãy rọ mõm, hoặc xích các vật nuôi khi dẫn chúng ra ngoài hoặc đến nơi có người lạ, nhất là trẻ nhỏ.

Không cho trẻ ở độ tuổi biết bò hay vừa biết đi tiếp xúc với vật nuôi.

Không cho trẻ ở độ tuổi biết bò hay vừa biết đi tiếp xúc với vật nuôi.

Dạy trẻ cách chơi đùa với vật nuôi và xử lý khi bị tấn công

Không cho trẻ ở độ tuổi biết bò hay vừa biết đi tiếp xúc với vật nuôi vì ở độ tuổi còn nhỏ trẻ chưa đủ khả năng tự vệ dễ có khả năng bị tấn công.

Hãy bình tĩnh đứng yên và thả lỏng tay khi một con vật đi tới và khụt khịt, ngửi chân trẻ. Giải thích cho trẻ rằng nếu trẻ chạy, con vật có thể nghĩ rằng trẻ đang giỡn và đuổi theo. Hãy tìm cách tránh vật nuôi đang gầm gừ, nhe răng hoặc bộ lông dựng đứng.

Không làm phiền khi con vật nó đang ngủ hoặc ăn. Hướng dẫn trẻ không bao giờ nhìn chằm chằm vào đôi mắt của vật nuôi, vì chúng có thể hiểu rằng trẻ đang đối đầu với nó. Hãy cuộn tròn như một quả bóng dùng tay che đầu và mặt trẻ nếu một con vật lạ lao vào tấn công.

Với những bé lớn tuổi hơn, cha mẹ cần phải dặn dò con không được thò tay vào mồm chó, không được đùa nghịch thái quá (nhảy lên người, cấu véo hay trêu chọc khi chúng đang ăn, đang ngủ) khiến chúng nổi giận sẽ quay lại cắn bé. Từ 3,4 tuổi trở lên bé hoàn toàn ý thức được những lời răn dặn của cha mẹ. Cần nói cho bé hiểu rằng nếu bị chó cắn sẽ nguy hiểm thế nào để bé biết tự bảo vệ bản thân mình.

Xử trí khi bị vật nuôi cắn

Kiểm tra vết cắn trên người trẻ để xác định mức độ nặng nhẹ:

Bé bị bao nhiêu vết cắn trên người, ở vị trí nào? (thường thì bé hay bị cắn ở chân hoặc tay). Vết thương có nặng không: bé chỉ bị trầy, xước ngoài da hay bị cắn sâu và chảy máu?

Tiêm phòng dại: Trẻ bị chó cắn đều cần được tiêm phòng dại càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, tùy vào tình trạng vết thương bác sĩ sẽ quyết định xem có nên tiêm ngừa uốn ván và tiêm huyết thanh kháng dại hay không.

Lưu ý: sau khi bị cắn, bên cạnh việc theo dõi sức khỏe của trẻ, gia đình còn phải theo dõi vật nuôi đó trong vòng 10 ngày xem chúng có phát bệnh dại hay không.

 

Cách xử trí tại nhà khi bị vật nuôi cắn

Khi chó cắn, mèo cào cần rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng, nên xả nước mạnh vào vết thương trong khoảng 5 phút. Không lấy chanh hoặc các lá cây thoa lên vết thương vì các thể gây tổn thương hoặc làm tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn (cồn 70 độ hoặc dung dịch iod). Băng hờ vết thương bằng vải sạch và mềm. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị.

Nếu vết thương rất sâu, bị chảy máu nhiều, trẻ xuất hiện dấu hiệu mất máu, mệt, ngất xỉu, da xanh tái… thì gia đình cần phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

BS. TRẦN HỒ TRUNG TÍN

]]>
Bí quyết tăng chiều cao tối đa ở tuổi dậy thì http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-quyet-tang-chieu-cao-toi-da-o-tuoi-day-thi-17273/ Sun, 09 Dec 2018 06:49:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-quyet-tang-chieu-cao-toi-da-o-tuoi-day-thi-17273/ [...]]]>

Chiều cao tăng nhiều nhất vào vài năm đầu đời và tuổi dậy thì. Ở giai đoạn dậy thì sẽ có khoảng thời gian mà chiều cao tăng vọt thêm 10-12cm nếu được chăm sóc dinh dưỡng và ý thức tập luyện thể lực tốt. Sau giai đoạn dậy thì, sự sụt giảm của các nội tiết tố liên quan đến hấp thu canxi và phốt pho làm cho sự phát triển chiều cao chậm lại do ngừng quá trình chuyển canxi vào xương. Khi đã hết dậy thì (sau 18 tuổi), chiều cao của các em sẽ tăng rất chậm và hầu như chỉ cao thêm được chừng 1-2cm (các em trai có thể cao đến 22-25 tuổi, các em gái có thể cao đến 20-22 tuổi).  Nếu bỏ qua giai đoạn dậy thì thì tức là các em đã lãng phí một cơ hội ngàn vàng tăng trưởng chiều cao và cơ hội sẽ không bao giờ trở lại.

Tăng cường tập luyện giúp các em tuổi dậy thì bứt phá về chiều cao.

Tăng cường tập luyện giúp các em tuổi dậy thì bứt phá về chiều cao.

Tăng cường rèn luyện thể lực

Lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, qua đó làm giảm chiều cao lẽ ra có thể đạt được. Các bạn trẻ nên tăng cường vận động ngoài trời. Tắm nắng mỗi ngày 20 phút sẽ khiến diện tích da được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, tăng tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Vitamin D còn là chất cần thiết cho xương phát triển. Thiếu vitamin D sẽ giảm hấp thu canxi gây còi xương, chậm lớn ở trẻ đang phát triển. Tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao ở trẻ. Mỗi ngày nên dành 30 phút đến 1 tiếng để luyện tập mỗi ngày. Các bài tập phát triển chiều cao dành cho tuổi thiếu niên giúp kéo dãn các chi và mô tế bào trong cơ thể. Yoga là một phương pháp cải thiện chiều cao cho nam nữ. Trong các bài tập yoga có một số tư thế giúp kéo dài hệ xương khớp. Nếu bạn là người sôi nổi, thích vận động theo nhóm, bóng rổ sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất. Khi chơi bóng rổ, bạn sẽ bật cao và nhảy vươn người thường xuyên. Cơ thể không còn bị sức hút của trái đất giữ lại nữa, các đĩa đệm giữa các khớp xương sẽ giãn nở, giúp gia tăng chiều cao hiệu quả. Các môn khác như: bơi lội, quần vợt, bóng đá, cầu lông… sẽ giúp ích rất nhiều cho mục tiêu cải thiện chiều cao.

Cải thiện chất lượng dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đúng đắn không chỉ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển về thể chất, mà còn chi phối lớn tới sự tăng trưởng chiều cao. Giai đoạn dậy thì, không những chú ý chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất mà còn cần tăng cường một số nhóm thực phẩm thiết yếu, có lợi cho phát triển chiều cao.

Bổ sung đạm vào chế độ dinh dưỡng: Chất đạm (protein) là nền tảng giúp phát triển xương, cơ và sụn, từ đó, chiều cao cũng được cải thiện. Lượng đạm cần thiết mỗi ngày sẽ khác nhau ở giới tính và thay đổi theo độ tuổi của bạn: Nữ giới, trong độ tuổi từ 9-18: 140g. Nam giới, trong độ tuổi từ 9-13: 140g. Nam giới, trong độ tuổi từ 14-18: 185g. Thực phẩm chứa chất đạm bao gồm thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu và hạt. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp cơ thể hấp thu được chất dinh dưỡng nhanh chóng và đầy đủ hơn. Lượng dưỡng chất này đảm bảo cho hormon tăng trưởng được bài tiết tốt hơn, kích thích cơ thể phát triển nhanh và đạt được một chiều cao lý tưởng.

Bổ sung kẽm cho cơ thể: Sự thiếu hụt kẽm có thể làm chậm sự phát triển. Trong khi việc bổ sung kẽm không trực tiếp làm bạn cao thêm, nó lại giúp bạn tránh được việc quá trình phát triển chấm dứt sớm. Điều này sẽ giúp bạn đạt được chiều cao tối đa mà cơ thể có thể phát triển một cách dễ dàng hơn. Kẽm còn là khoáng chất rất cần cho sự tăng trưởng và cho hệ sinh dục trong độ tuổi dậy thì. Lượng kẽm cần phải cung cấp cho độ tuổi từ 9-13 là 8mg/ngày, từ 14 – 18 tuổi là 11mg mỗi ngày. Những thực phẩm giàu kẽm gồm: hải sản (đặc biệt các loại hải sản có vỏ cứng), thịt cừu, rau dền (rau bina).

Bổ sung canxi: canxi là một dưỡng chất rất cần thiết để phát triển xương và xương luôn chắc khỏe. Phần lớn canxi được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa và trong độ tuổi dậy thì, chúng ta nên nạp vào cơ thể khoảng 700ml sữa mỗi ngày (xấp xỉ 1.300mg canxi) hoặc lượng tương đương các thực phẩm từ sữa khác. Có thể thay thế các sản phẩm từ sữa bằng các loại thực phẩm khác, bao gồm: cá hộp, rau xanh, đậu nành, ngũ cốc dinh dưỡng, bánh mì.

Uống đủ nước: Nước có vai trò quan trọng trong việc thanh lọc cơ thể đồng thời tham gia các hoạt động khác của xương khớp. Các đĩa đệm của cột sống có đến 90% là nước. Nếu cơ thể không đủ nước, chúng sẽ bị mất nước và co lại. Cần tránh xa đồ uống có cồn hay các chất kích thích đều là những tác nhân có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tăng trưởng. Hút thuốc lá và uống rượu bia ở thời điểm cơ thể chưa trưởng thành làm ngừng quá trình phát triển tự nhiên, khiến cơ thể bị thiếu chất.

Không bỏ bữa sáng: Một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất luôn là khuyến cáo đầu tiên của các chuyên gia về dinh dưỡng. Một bữa sáng lành mạnh sẽ góp phần hỗ trợ sự trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng nhiều và hiệu quả hơn. Điều này sẽ tác động lớn đến khả năng tăng trưởng về chiều cao.

Ngủ đủ và đúng giờ

Thói quen ngủ, nghỉ ngơi khoa học giúp ích rất nhiều cho sự phát triển thể chất, bởi khi ngủ, cơ thể sẽ tái tạo và phục hồi các tế bào. Ngủ đủ 8 giờ vào ban đêm, nên đi ngủ sớm, dậy sớm sẽ tốt cho cơ thể rất nhiều. Hơn nữa buổi trưa nên ngủ khoảng 15-30 phút cũng rất cần thiết cho sức khỏe. Bởi vì nếu ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ cho các em một giấc ngủ sâu. Các hormon tăng trưởng được sản sinh trong lúc cơ thể đang ngủ. Thời gian và chất lượng của giấc ngủ càng cao thì cơ thể càng tiết ra nhiều hormon hơn, làm quá trình tăng trưởng phát triển tốt hơn.

BS. Tâm Trang

]]>
Dậy thì sớm ở trẻ và những lưu ý đặc biệt cho cha mẹ http://tapchisuckhoedoisong.com/day-thi-som-o-tre-va-nhung-luu-y-dac-biet-cho-cha-me-16937/ Sat, 17 Nov 2018 07:03:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/day-thi-som-o-tre-va-nhung-luu-y-dac-biet-cho-cha-me-16937/ [...]]]>

Dậy thì sớm, đừng nghĩ chỉ có ở trẻ em thành phố

Chị N.T.T mẹ của bé T.N cho biết, nhà ở quê làm ruộng nên chị cũng không có điều kiện được tiếp xúc nhiều thông tin nên chị không hiểu dậy thì sớm , chỉ đến khi con ốm đưa đến trạm y tế khám, các cô y tá nói cháu có dấu hiệu bị dậy thì sớm chị nên cho đến BV Sản Nhi của tỉnh để khám chị mới khăn gói đưa con đi. “Tôi cứ nghĩ dậy thì sớm chỉ có ở thành phố do ăn nhiều chất chứ ở quê thì làm sao mà cháu dậy thì sớm được”, chị T tâm sự.

Cũng bàng hoàng không kém chị T, mẹ của bé gái 7 tuổi  đến điều trị tại BV Sản Nhi Nghệ An cũng xót xa khi  đứa con của mình đang tuổi hồn nhiên thơ ngây  mà ngực đã nở nang, mặt xuất hiện trứng cá và “đã xuất hiện kỳ kinh” đầu tiên.

BS. Vương Thị Minh Nguyệt, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, liên tiếp thời gian gần đây, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An thường xuyên tiếp nhận những trường hợp phụ huynh đến “cầu cứu” bác sĩ vì… những bất thường về cơ thể của con.  Hiện Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đang quản lý và điều trị cho 12 bệnh nhân dậy thì sớm, trong đó có  bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 2 tuổi.

Theo các bác sĩ nhi khoa, tỷ lệ trẻ dậy thì sớm ở nước ta ngày càng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của trẻ và khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Cũng theo BS. Nguyệt, dậy thì sớm đang là tình trạng đáng báo động trong xã hội hiện nay. Nhiều gia đình dở khóc, dở cười khi thấy con trẻ dậy thì sớm.Và với trường hợp các bệnh nhân này nếu không được điều trị sớm sẽ để lại nhiều hệ luỵ như về tâm sinh lý và đặc biệt là mất cơ hội phát triển chiều cao.

Dấu hiệu của dậy thì sớm ở trẻ

Căn cứ vào những biểu hiện bất thường ở trẻ, trong đó bé trai trước 10 tuổi và 9 tuổi ở trẻ gái thì được coi là dậy thì sớm. Cũng theo Bs. Nguyệt với những trẻ dậy thì sớm thường có dấu hiệu tăng trưởng rất nhanh, chiều cao phát triển từ 7-15 cm/năm. Dậy thì sớm được coi là giai đoạn phát triển sinh lý của cơ thể, thường kéo dài trong vòng từ 3-5 năm. Ở trẻ gái có tuyến vú to bất thường, có thể to một bên, âm đạo tăng tiết nhày. Kinh nguyệt có trước 8 tuổi, xuất hiện lông mu và lông nách trước hoặc sau khi tuyến vú to ra.  Đối với trẻ trai giọng trầm, trứng cá, cơ bắp vạm vỡ, mọc lông mu, mọc ria mép, thể tích tinh hoàn tăng trên 4ml, cơ thể tiết mùi mồ hôi.

“Dậy thì sớm có 2 thể là dậy thì sớm thật (thể trung ương) và dậy thì giả (thể ngoại biên). Trong đó, dậy thì thể trung ương chiếm tới 90%, nguyên nhân do có sự kích hoạt của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục, gây tăng tiết hormone hướng sinh dục từ tuyến yên.

Trẻ gái xuất hiện các dấu hiệu vú to bất thường

Tuyến yên được ví như “nhạc trưởng” báo hiệu hoạt động của tuyến sinh dục.Với trẻ gái, 80% thường không rõ lý do; Với trẻ trai, 70% thường là khối u, tổn thương thần kinh. Còn dậy thì thể ngoại biên nguyên nhân là do bệnh lý, như u nang buồn trứng, u tinh hoàn, u não, tăng sản thượng thận bẩm sinh…

“Đối với những trẻ dậy thì sớm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Rất nhiều phụ huynh khi thấy con có biểu hiện dậy thì sớm nhưng vẫn khỏe mạnh, thậm chí còn tự hào khi thấy con mình có thân hình vạm vỡ hơn chúng bạn”. BS. Nguyệt chia sẻ.

BS. Nguyệt cũng cảnh báo, những trường hợp  dậy thì sớm  đến tuổi trưởng thành chắc chắn trẻ sẽ lùn hơn so với chiều cao tiêu chuẩn vì hormone sinh dục kích thích sự phát triển của xương làm các đầu xương đóng sớm khiến trẻ không thể phát triển chiều cao.

Theo đó, đối với những trẻ dậy thì sớm, trẻ sẽ có ít hơn 3 năm phát triển chiều cao so với các bạn. Thường trẻ gái thấp hơn 12cm và trẻ trai thấp hơn các bạn tới 20cm khi trưởng thành.

Ngoài ra, một việc cũng đáng quan tâm là dậy thì sớm khiến trẻ bị khủng hoảng cảm xúc, khủng hoảng tâm lý. Trẻ lúc nào cũng hoang mang, lo lắng và tự ti về thân hình của mình.Trẻ gái có nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Mặt khác, những đứa trẻ dậy thì sớm còn nhiều nguy cơ khác như nhiễm trùng sinh dục, bất lực do thủ dâm sớm và kéo dài lúc nhỏ tuổi…

Hãy đồng hành cùng trẻ khi trẻ được phát hiện dậy thì sớm

Nhiều người cho rằng,  nhiều trẻ có biểu hiện dậy thì sớm hơn ngày xưa nhiều là do môi trường sống, do thực phẩm chăn nuôi còn tồn dư  chất kích thích tăng trưởng. Về vấn đề này, BS. Nguyệt cho biết, hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào khẳng định  ý kiến này.  Vì vậy, theo Bs. Nguyệt,  nếu nghi ngờ trẻ dậy thì sớm, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, những tiến bộ của y học cho phép việc điều trị dậy thì sớm cho kết quả khả quan.Thường những bệnh nhân bị dậy thì sớm, các bác sĩ phải tiêm thuốc ức chế trục đồi tuyến yên để ngừng những dấu hiệu phát triển dậy thì sớm của trẻ.

BS. Vương Thị Minh Nguyệt cho biết, hiện các bác sĩ đang điều trị 12 trẻ được phát hiện dậy thì sớm

Bs. Nguyệt cũng lo lắng, hiện nay công nghệ thông tin phát triển nên nhiều cha mẹ tự lên mạng tìm hiểu và sau đó  đưa con đi tiêm hormon để kìm hãm dậy thì sớm với mong muốn con phát triển đúng tuổi.  Việc các ông bố bà mẹ lo lắng con dậy thì sớm là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo việc dùng hormone ức chế dậy thì không đúng chỉ định sẽ khiến trẻ không có được quá trình dậy thì bình thường, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của đứa trẻ.

Ví như, với  trường hợp nữ dưới 6 tuổi đã dậy thì, khi tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm sẽ giúp ức chế phát triển các đặc tính sinh dục phụ như kìm hãm sự phát triển của tuyến vú, lông mu, khả năng có kinh nguyệt, từ đó giúp trẻ tập trung vào việc học, tránh bị xâm hại tình dục. Về lâu dài sẽ phát triển chiều cao?.

Tuy nhiên, các trường hợp từ 8 tuổi trở lên dậy thì sẽ không cần phải tiêm hormone. Nếu điều trị thì chỉ có thể giúp giải quyết được những vấn đề ngắn hạn như kìm hãm sự phát triển đặc tính sinh dục phụ, còn về mặt cải thiện chiều cao thì không còn nhiều, thậm chí không có. Các chuyên gia cũng khẳng định, thuốc nội tiết dành cho trẻ cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Với trẻ nhỏ, việc ăn uống điều độ, tập luyện thể thao là điều quan trọng hơn cả và nên sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc.

Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện trẻ dậy thì sớm, điều quan trọng  các bậc phụ huynh cần giải thích cho con hiểu vì sao bé lại phát triển sớm hơn các bạn và trang bị cho con những kiến thức cần thiết để ứng xử phù hợp với tình trạng này. Đặc biệt, cha mẹ cần thường xuyên tâm sự, chia sẻ với trẻ để tránh nảy sinh những hậu quả nghiêm trọng.

H.Nguyên

]]>