Dành cho người bị cao huyết áp | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 03:29:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Dành cho người bị cao huyết áp | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Đột quỵ – căn bệnh không giết chết người cũng gây tàn phế http://tapchisuckhoedoisong.com/dot-quy-can-benh-khong-giet-chet-nguoi-cung-gay-tan-phe-3044/ Thu, 19 Jul 2018 03:29:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dot-quy-can-benh-khong-giet-chet-nguoi-cung-gay-tan-phe-3044/ Chia sẻ tại Hội nghị Đột quỵ quốc tế ngày 14/10, Tiến sĩ Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM cho biết cứ [...]

The post Đột quỵ – căn bệnh không giết chết người cũng gây tàn phế first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Chia sẻ tại Hội nghị Đột quỵ quốc tế ngày 14/10, Tiến sĩ Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM cho biết cứ sáu người khỏe mạnh sẽ có một người bị đột quỵ trong tương lai. Tại các bệnh viện TP HCM, bệnh nhân đột quỵ gia tăng theo từng năm và số tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ.

Đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não. Trung bình cứ 10 người mắc bệnh thì hai người sẽ tử vong, năm người bị tàn phế. Chỉ có ba người có thể trở lại cuộc sống bình thường sau đột quỵ. Đột quỵ là một gánh nặng lớn cho bệnh nhân lẫn gia đình, xã hội.

Tiêm thuốc tiêu sợi huyết điều trị đột quỵ. Ảnh: H.T

Tiêm thuốc tiêu sợi huyết điều trị đột quỵ. Ảnh: H.T

Theo bác sĩ Thắng, ở Việt Nam đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý nói chung. Khi phát hiện người đột quỵ, người xung quanh cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không thực hiện các hành động xử lý không đúng cách như cạo gió, giật tóc, nặn chanh vào miệng… Những việc làm này hoàn toàn không có lợi và chậm thời gian cấp cứu bệnh nhân.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

– Đột ngột yếu, tê hay liệt mặt tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.

– Không nói được hoặc khó khăn trong nói hay hiểu ngôn ngữ.

– Đột ngột mất thị lực, đặc biệt chỉ ở một mắt.

– Đột ngột nhức đầu dữ dội mà không có nguyên nhân rõ ràng.

– Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động, đặc biệt chóng mặt đi kèm với bất kỳ các triệu chứng trên.

Các bệnh viện có thể điều trị đột quỵ cấp tại TP HCM gồm Bệnh viện Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Quận Thủ Đức, Nguyễn Tri Phương, Đại học Y dược TP HCM, Thống Nhất, Trưng Vương, Xuyên Á, Chợ Rẫy.

Lê Phương

The post Đột quỵ – căn bệnh không giết chết người cũng gây tàn phế first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Vợ nhanh trí phát hiện chồng bị đột quỵ http://tapchisuckhoedoisong.com/vo-nhanh-tri-phat-hien-chong-bi-dot-quy-3042/ Thu, 19 Jul 2018 03:29:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vo-nhanh-tri-phat-hien-chong-bi-dot-quy-3042/ Chồng chị Loan năm nay 39 tuổi, sức khỏe tốt, đang làm công việc văn phòng ở quận 6, TP HCM. Tối vài ngày trước, [...]

The post Vợ nhanh trí phát hiện chồng bị đột quỵ first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Chồng chị Loan năm nay 39 tuổi, sức khỏe tốt, đang làm công việc văn phòng ở quận 6, TP HCM. Tối vài ngày trước, khi đang đứng anh đột nhiên yếu tay và chân phải, không điều khiển được. Anh lơ ngơ không nói được và không có phản ứng khi vợ hỏi. Nghĩ chồng bị đột quỵ, chị Loan lập tức đưa anh đi cấp cứu.

Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ cấp nên lập tức khởi động quy trình báo động cấp cứu đột quỵ. Đội ngũ bác sĩ từ nhiều chuyên khoa khác nhau như Cấp cứu, Thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh và điều dưỡng, kỹ thuật viên cùng phối hợp khám, xét nghiệm, chụp cắt lớp não và hội chẩn phương án điều trị cho bệnh nhân. 

Trong vòng 15 phút kể từ khi vào viện, bệnh nhân đã được tiêm thuốc thông mạch. Kết quả chụp cắt lớp cho thấy một mạch máu lớn lên não bị tắc nên bệnh nhân được đưa vào phòng can thiệp ngay. Các bác sĩ đã đưa dụng cụ chuyên dụng vào động mạch não lấy ra cục máu đông đang làm tắc mạch máu của người bệnh. Các mạch máu não của bệnh nhân đã thông suốt hoàn toàn sau 90 phút tính từ lúc khởi phát triệu chứng.

Sau điều trị, bệnh nhân có thể nói chuyện bình thường và cử động tay chân được. Các bác sĩ cũng giúp người bệnh tìm hiểu rõ nguyên nhân đột quỵ và lên kế hoạch điều trị lâu dài để phòng ngừa tái phát. Vài ngày sau bệnh nhân hồi phục hoàn toàn và được xuất viện. Sự nhanh trí của người vợ được bác sĩ đánh giá cao, giúp bệnh nhân tận dụng cơ hội vàng sau đột quỵ để được cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng thương tổn nặng. 

vo-nhanh-tri-phat-hien-chong-bi-dot-quy

Bác sĩ Bá Thắng thăm khám cho bệnh nhân sau khi can thiệp đột quỵ. Ảnh: TT.

Theo bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Đơn vị Đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y dược, đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não) là bệnh rất phổ biến hiện nay. Hội Đột quỵ Thế giới ước tính cứ sáu người thì có một trường hợp bị đột quỵ não. Tại Việt Nam, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Thống kê ở nước ta, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, tỷ lệ tử vong ở nam giới là 18% , nữ 23%.

Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ với bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe. Một người trẻ tuổi rất khỏe mạnh, không mắc bệnh gì cũng có thể bị đột quỵ mà không hề có dấu hiệu báo trước. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh thường để lại hậu quả nghiêm trọng, phổ biến nhất là liệt nửa thân, mất khả năng giao tiếp, mất khả năng kiểm soát tiểu tiện, thậm chí hôn mê sâu và tử vong.

Mỗi tháng Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tiếp nhận từ 100 đến 120 ca đột quỵ. Chỉ 8% người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời trong thời gian vàng để được áp dụng các biện pháp điều trị thông mạch máu. Người tuổi cao có nguy cơ đột quỵ cao hơn, song các bác sĩ khuyến cáo bệnh này đang ngày càng trẻ hóa. Hiện nay tỷ lệ người bị đột quỵ dưới 45 tuổi chiếm khoảng 30%.

Hướng dẫn cách tự cứu mình khi đột quỵ

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Bác sĩ Thắng cho biết có thể giảm hậu quả của đột quỵ nếu người bệnh được cấp cứu kịp thời trong thời gian vàng, khi đó cơ hội phục hồi hoàn toàn rất cao. Thời gian vàng để cấp cứu người bệnh đột quỵ là 6 giờ tính từ khi khởi phát triệu chứng, đặc biệt 3 giờ đầu được coi là thời gian kim cương. Với đột quỵ, mỗi giây xử trí cấp cứu đều quý, người được can thiệp sớm hơn sẽ có kết quả tốt hơn.

Do vậy bác sĩ Thắng khuyên mọi người cần chủ động trang bị kiến thức để nhận biết đúng các dấu hiệu khi đột quỵ như méo miệng, nói ngọng hoặc không nói được, yếu tay chân một bên. Khi đó cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời.

Xem Cách dễ nhớ nhất để phát hiện người bị đột quỵ

Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tổ chức tư vấn phòng chống đột quỵ nhân Ngày Đột quỵ thế giới 29/10. Chương trình diễn ra sáng 29/10 tại số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5. Điện thoại đăng ký tham dự miễn phí: 02 839 525 449 – 02 839 525 422 (giờ hành chính).

* Tên nhân vật đã được thay đổi

Trần Ngoan

The post Vợ nhanh trí phát hiện chồng bị đột quỵ first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Người phụ nữ bị đột quỵ sau một đêm uống say http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-phu-nu-bi-dot-quy-sau-mot-dem-uong-say-3040/ Thu, 19 Jul 2018 03:29:05 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-phu-nu-bi-dot-quy-sau-mot-dem-uong-say-3040/ Nữ bệnh nhân 47 tuổi được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM trong tình trạng lơ mơ, liệt [...]

The post Người phụ nữ bị đột quỵ sau một đêm uống say first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Nữ bệnh nhân 47 tuổi được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người, không phản ứng với lời nói. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu não do tắc một động mạch lớn.

Không may, người bệnh được đưa đến bệnh viện sau 12 giờ kể khi bị tắc mạch máu não, vượt quá “thời gian vàng” trong điều trị đột quỵ. Kết quả chụp cắt lớp cho thấy gần một nửa bộ não bệnh nhân đã bị hư hại nên bác sĩ không thể can thiệp tái thông mạch máu. Tất cả những gì có thể làm là cứu tính mạng và giảm thiểu hệ lụy do đột quỵ để lại.

Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng bị suy giảm nhận thức và khả năng giao tiếp, nửa thân bị liệt nên cả đời còn lại phải ngồi xe lăn.

Người nhà cho biết chị Thoa làm nghề buôn bán tại TP HCM. Trong chuyến du lịch Vũng Tàu, sau một đêm uống quá chén, người phụ nữ về khách sạn ngủ và bị đột quỵ trong đêm, đến sáng mọi người mới phát hiện.

Theo bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Đơn vị Đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, đột quỵ có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có ba nguyên nhân phổ biến. Thứ nhất là tăng huyết áp làm thoái hóa tắc mạch hoặc nứt vỡ mạch máu não. Thứ hai là bệnh lý xơ vữa gây hẹp và tắc động mạch não. Thứ ba là bệnh rung nhĩ, tức là tâm nhĩ trái không co bóp đồng đều dẫn đến hình thành cục huyết khối bên trong và trôi lên não gây tắc nghẽn các mạch máu.

Ngoài ra, người bị đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh tim, mạch vành, xơ vữa động mạch chân, béo phì, hút thuốc lá, ít vận động, uống nhiều rượu bia… có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.

Bác sĩ khuyến cáo để phòng tránh đột quỵ, mọi người cần tập lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, tăng cường vận động và tập thể dục thể thao, giảm ăn mặn, giảm mỡ và đồ béo, tăng cường rau xanh và trái cây. Bên cạnh đó, cần khám sức khỏe định kỳ nhằm kịp thời phát hiện các bệnh lý nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim, xơ vữa động mạch… để chữa trị sớm. Người đã từng bị đột quỵ cần phải uống thuốc phòng ngừa và điều trị căn nguyên gây bệnh.

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Trần Ngoan

The post Người phụ nữ bị đột quỵ sau một đêm uống say first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Có nên đâm kim vào dái tai để cứu người đột quỵ? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-dam-kim-vao-dai-tai-de-cuu-nguoi-dot-quy-3038/ Thu, 19 Jul 2018 03:28:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-dam-kim-vao-dai-tai-de-cuu-nguoi-dot-quy-3038/ Tôi đọc một số tài liệu có hướng dẫn “Nếu phát hiện một người có triệu chứng đột quỵ thì lấy que kim chọc vào [...]

The post Có nên đâm kim vào dái tai để cứu người đột quỵ? first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Tôi đọc một số tài liệu có hướng dẫn “Nếu phát hiện một người có triệu chứng đột quỵ thì lấy que kim chọc vào dái tai bệnh nhân cho chảy máu để giảm áp lực máu trong não”. Xin hỏi cách sơ cứu này có đúng không? (Duong Nguyen).

Trả lời:

Chào bạn,

Đột quỵ có hai loại: Xuất huyết não (do vỡ mạch máu não) và nhồi máu não (do tắc mạch máu não).

Như vậy, khi một người bị xuất huyết não, cần làm sao để khối máu tụ trong não không tăng thêm nữa. Sau đó máu tụ sẽ tự tan. Đồng thời cần phòng ngừa để sau này mạch máu không bị vỡ tiếp gây xuất huyết não tái phát.

Đối với nhồi máu não, cần làm thông mạch máu não trở lại bằng thuốc làm tan cục máu đông hoặc dụng cụ luồn vào mạch máu để lấy cục máu đông ra. Phương pháp này cần thực hiện trong khoảng giờ vàng kể từ khi xảy ra đột quỵ. Nếu trong khoảng từ 4 giờ rưỡi kể từ khi có triệu chứng đột quỵ thì tái thông bằng thuốc tan cục máu đông. Nếu 6 giờ kể từ khi đột quỵ thì cần thủ thuật bằng dụng cụ để lấy huyết khối. Các phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân hồi phục tốt và sau đó phòng ngừa để tránh tái phát.

Sau khi phân tích nguyên nhân gây đột quỵ như trên, các cách xử trí trong dân gian như chích máu dái tai, ngâm chân vào nước ấm, bấm huyệt… không thể giúp tan cục máu đông mà còn làm mất thời gian vàng nữa. Vì vậy nếu nghi ngờ một người bị đột quỵ, việc bạn cần làm là đưa bệnh nhân vào bệnh viện càng sớm càng tốt, như thế mới có cơ hội cứu sống và tránh bị di chứng liệt.

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Bác sĩ Đào Duy Khoa
Khoa Thần kinh
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

The post Có nên đâm kim vào dái tai để cứu người đột quỵ? first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Thiếu niên 17 tuổi đột quỵ khi đang tập gym http://tapchisuckhoedoisong.com/thieu-nien-17-tuoi-dot-quy-khi-dang-tap-gym-3036/ Thu, 19 Jul 2018 03:28:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thieu-nien-17-tuoi-dot-quy-khi-dang-tap-gym-3036/ Chàng trai đang tập thể hình thì đột ngột ngã quỵ, được đưa vào phòng khám cấp cứu, truyền nước. Tỉnh lại bệnh nhân về [...]

The post Thiếu niên 17 tuổi đột quỵ khi đang tập gym first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Chàng trai đang tập thể hình thì đột ngột ngã quỵ, được đưa vào phòng khám cấp cứu, truyền nước. Tỉnh lại bệnh nhân về nhà thì xuất hiện các cơn nhức đầu, nôn ói, nên đến bệnh viện thăm khám.

Bác sĩ Nguyễn Hiền Nhân, Bệnh viện Trưng Vương cho biết kết quả kiểm tra cận lâm sàng xác định bệnh nhân có cùng lúc hai dị dạng thông động tĩnh mạch. Bên cạnh dị dạng đang gây xuất huyết não ở thùy trán bên trái, còn có một dị dạng dò động tĩnh mạch nằm ở não bên phải bệnh nhân có nguy cơ gây tử vong. 

“Bệnh nhân còn trẻ, nếu không điều trị sẽ có nguy cơ xuất huyết não trở lại gây đột tử. Tuy nhiên trường hợp này lại không thể chỉ định mở sọ phẫu thuật”, bác sĩ Nhân phân tích. Sau khi hội chẩn, bác sĩ quyết định chọn phương án can thiệp nội mạch.

Bệnh nhân hiện đang hồi phục sau can thiệp. Ảnh:

Bệnh nhân đang hồi phục sau can thiệp. Ảnh: L.P.

Bác sĩ Ngô Minh Tuấn, Trưởng Đơn vị Can thiệp mạch máu, Bệnh viện Trưng Vương cho biết đây là dị dạng rất hiếm gặp. Ê kíp bác sĩ quyết định can thiệp vị trí xuất huyết để giảm nguy cơ chảy máu tái phát, đồng thời bít tắc mạch máu dị dạng còn lại để phòng tránh khả năng đột quỵ sau này. Dự kiến sau một tháng, bệnh nhân sẽ được kết hợp xạ phẫu gamma knife để hoàn tất điều trị.

Bác sĩ khuyến cáo khi bị xuất huyết não một lần thì cần điều trị để ngăn ngừa tái phát. Người mắc dị dạng thông động tĩnh mạch có thể không có triệu chứng, đôi khi gây động kinh hoặc đau đầu. Bệnh nhân trẻ tuổi, có tiền sử động kinh thường xuyên cần tầm soát bằng hai chẩn đoán là MRI có cản từ và đo điện não 24 giờ, bắt sóng động kinh để xác định nguyên nhân và can thiệp kịp thời.

Hướng dẫn tự cứu mình khi bị đột quỵ

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết một người bị đột quỵ

The post Thiếu niên 17 tuổi đột quỵ khi đang tập gym first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
8 thắc mắc phổ biến về đột quỵ bạn nên ghi nhớ http://tapchisuckhoedoisong.com/8-thac-mac-pho-bien-ve-dot-quy-ban-nen-ghi-nho-3034/ Thu, 19 Jul 2018 03:28:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/8-thac-mac-pho-bien-ve-dot-quy-ban-nen-ghi-nho-3034/ Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thần kinh nội mạch Mahen Nadarajah giải đáp 8 thắc mắc thường gặp về đột quỵ: Nguyên nhân gây [...]

The post 8 thắc mắc phổ biến về đột quỵ bạn nên ghi nhớ first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thần kinh nội mạch Mahen Nadarajah giải đáp 8 thắc mắc thường gặp về đột quỵ:

Nguyên nhân gây đột quỵ

Đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não. Đột quỵ có hai loại: Xuất huyết não (do vỡ mạch máu não) và nhồi máu não (do tắc mạch máu não).

Cách phát hiện người bị đột quỵ

Bạn nên nhớ nguyên tắc FAST, tức là Face (mặt), Arm (tay), Speech (nói), Time (thời gian), tương ứng dấu hiệu méo mặt, khó nói, tay yếu. Khi có một người xuất hiện các triệu chứng này, bạn hãy nhớ đến  thời gian vàng cấp cứu đột quỵ và gọi cấp cứu 115 ngay. 

8-thac-mac-pho-bien-ve-dot-quy-ban-nen-ghi-nho

4 dấu hiệu phát hiện người bị đột quỵ.

Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu có phải biểu hiện của đột quỵ?

Đó có thể đó là dấu hiệu ban đầu của đột quỵ. Tuy nhiên để biết chính xác, bạn cần đến bệnh viện để chụp mạch máu não mới biết rõ được.

Tại sao một người đang khỏe mạnh bỗng dưng bị đột quỵ mà không có triệu chứng gì?

Đột quỵ là bệnh của mạch máu não. Bệnh thường không có triệu chứng điển hình, chỉ có thể phát hiện được những chỗ hẹp trong lòng mạch máu khi khám tầm soát. Trên thực tế hầu hết trường hợp phát hiện đột quỵ ở thời điểm muộn, khi đó mạch máu đã bị vỡ hoặc tắc nghẽn. Có nhiều người đang khỏe mạnh không có triệu chứng gì về bệnh lý, tự nhiên ngã khi đứng khom người hay đang đi vệ sinh. Đưa vào tại bệnh viện, bác sĩ mới phát hiện bệnh nhân bị đột quỵ.

Gia đình có người bị tai biến, vậy tôi có nguy cơ bị tai biến hay không?

Một số yếu tố gia đình và di truyền có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Trường hợp có người thân từng bị tai biến, bạn nên tầm soát mạch máu não để phòng ngừa và điều trị sớm nếu phát hiện bất thường.

Đột quỵ có liên quan đến lối sống?

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng ít vận động, ăn uống nhiều chất béo và bột đường cũng dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao.

Độ tuổi nào là dễ bị đột quỵ nhất?

Trên 65 tuổi.

Một số loại thuốc đông y được cho là giúp ngăn ngừa đột quỵ, có thật sự hiệu quả?

Lượng hoạt chất điều trị trong các thuốc này rất thấp, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của chúng trong việc ngăn ngừa đột quỵ.

Thi Trân

The post 8 thắc mắc phổ biến về đột quỵ bạn nên ghi nhớ first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị đột quỵ http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-canh-bao-ban-dang-bi-dot-quy-3032/ Thu, 19 Jul 2018 03:28:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-canh-bao-ban-dang-bi-dot-quy-3032/ Đột quỵ xảy ra khi xuất hiện cục máu đông bên trong mạch máu não, dẫn đến tổn thương não, tê liệt, thậm chí tử [...]

The post Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị đột quỵ first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Đột quỵ xảy ra khi xuất hiện cục máu đông bên trong mạch máu não, dẫn đến tổn thương não, tê liệt, thậm chí tử vong. Do đó, đột quỵ là một trường hợp khẩn cấp cần được nhận biết sớm và cấp cứu kịp thời.

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo sớm của đột quỵ mà bạn nên chú ý, theo Bolssky.

Liệt mặt

Nếu đột nhiên nụ cười của bạn bị lệch, đặc biệt một nửa khuôn mặt không thể cử động hoặc bị tê liệt hoàn toàn, thì đó là dấu hiệu rõ ràng nhất về đột quỵ. Điều này xảy ra do các dây thần kinh trên mặt bị tê liệt, hư hỏng.

Tay yếu

Một dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nữa về đột quỵ là một cánh tay bị tê hoặc yếu, không có khả năng giơ lên cao.

Nói khó khăn

Khi cục máu đông chặn nguồn cung cấp máu đến một phần của bộ não chịu trách nhiệm về lời nói, bạn sẽ giao tiếp khó khăn, hoặc nói ngọng. Khi đó, bạn cần đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức. Nếu không có sự can thiệp y khoa, có thể bạn sẽ mất khả năng nói.

Tê liệt một bên của cơ thể

Đột quỵ thường biểu hiện dưới dạng làm suy yếu hoặc tê liệt ở một số bộ phận, thậm chí một nửa cơ thể. Người đột quỵ cần được can thiệp y khoa kịp thời bởi 2/3 bệnh nhân đột quỵ thường để lại khuyết tật vĩnh viễn.

Tầm nhìn giảm

Một dấu hiệu khác của đột quỵ là mờ mắt hoặc gặp rắc rối với thị giác ở một hay cả hai mắt. Cục máu đông gây ra thiếu oxy cung cấp cho thùy chẩm của não, nơi chịu trách nhiệm về tầm nhìn của bạn.

Chóng mặt, nhức đầu

Chóng mặt hay nhức đầu là dấu hiệu của đột quỵ dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Nguyên nhân do lượng oxy cung cấp lên não bị thiếu.

Đi lại khó khăn

Nếu bạn đột nhiên gặp khó khăn khi đi bộ từ điểm A đến B, điều mà chưa bao giờ xảy ra trong quá khứ, thì rất có thể bạn đang bị đột quỵ.

Mất trí nhớ

Một lần nữa, triệu chứng này chỉ xảy ra khi một phần của bộ não có trách nhiệm lưu trữ bộ nhớ bị ảnh hưởng. Người đột quỵ sẽ gặp vấn đề về trí nhớ, thường là lúc nhớ lúc quên, thậm chí không nhớ gì.

Thay đổi hành vi

Vì bộ não của chúng ta chịu trách nhiệm về hành vi nên những người bị đột quỵ thường cho thấy những thay đổi về hành vi như giận dữ, lo lắng và nhầm lẫn…

Thu Hiền

The post Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị đột quỵ first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Nguy cơ đột quỵ do bệnh rung nhĩ ở người trên 60 tuổi http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-dot-quy-do-benh-rung-nhi-o-nguoi-tren-60-tuoi-3030/ Thu, 19 Jul 2018 03:28:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-dot-quy-do-benh-rung-nhi-o-nguoi-tren-60-tuoi-3030/ Bác sĩ Nguyễn Quang Bình, khoa Tim mạch bệnh viện Trưng Vương TP HCM cho biết, rung nhĩ là bệnh phổ biến hiện nay. Tuổi [...]

The post Nguy cơ đột quỵ do bệnh rung nhĩ ở người trên 60 tuổi first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Bác sĩ Nguyễn Quang Bình, khoa Tim mạch bệnh viện Trưng Vương TP HCM cho biết, rung nhĩ là bệnh phổ biến hiện nay. Tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng cao và gây những biến chứng như tăng huyết áp, bệnh van tim, cơ tim, động mạch vành và suy tim.

Ghi nhận của bác sĩ, người trên 70 tuổi nguy cơ rung nhĩ 30%, còn bệnh nhân suy tim độ 4 thì mối nguy đến 50%.

Người bị rung nhĩ dễ dẫn đến đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân rung nhĩ gấp 4-6 lần so với người không rung nhĩ, còn nguy cơ tử vong tăng gấp hai lần. 

nguy-co-dot-quy-do-benh-rung-nhi-o-nguoi-tren-60-tuoi

Bệnh rung nhĩ có nguy cơ gây đột quỵ. 

Bác sĩ Bình lý giải, ở cơ thể khỏe mạnh, nhịp tim ổn định khoảng 60 đến 80 nhịp một phút. Khi xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim, trong đó buồng nhĩ đập không đều và hỗn loạn, không đồng bộ với nhịp đập của hai buồng thất, gọi là rung nhĩ. Rung tâm nhĩ rất nguy hiểm bởi làm tăng nguy cơ đột quỵ và suy tim. 

Bệnh nhân bị rung nhĩ thường hình thành cục máu đông trong tim. Cục máu đông này có thể trôi theo dòng máu lên não gây đột quỵ. Do đó bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng thuốc kháng đông để ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tắc tĩnh mạch ở chân hay tắc tĩnh mạch phổi. 

Bác sĩ Bình cho hay, dùng thuốc kháng đông cũng có thể gây biến chứng như chảy máu mũi, máu răng, ho ra máu, nôn ói ra máu, nước tiểu đổi màu hồng, đỏ hoặc nâu, đi cầu ra máu hoặc phân đen, nhức đầu dữ dội và kéo dài, sưng bàn chân hoặc bắp chân dai dẳng…

Bác sĩ Bình khuyến cáo, bệnh nhân nên uống thuốc kháng đông đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý uống thuốc hoặc cho người khác uống mà không có chỉ định của bác sĩ.

Khi sử dụng thuốc cần hạn chế thức ăn chứa vitamin K như rau xanh, bắp cải, rau muống, gan heo, gan bò, gan gà vịt, bơ thực vật, ngò tây, củ hành xanh, đậu xanh, dầu đậu nành, dầu hướng dương. Không uống hơn hai ly rượu mỗi ngày. Lưu ý khi mang thai cần báo ngay cho bác sĩ, vì thuốc có thể gây dị tật thai nhi. 

Cao Khẩm

The post Nguy cơ đột quỵ do bệnh rung nhĩ ở người trên 60 tuổi first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở nam giới khác với phụ nữ thế nào http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhoi-mau-co-tim-o-nam-gioi-khac-voi-phu-nu-the-nao-3028/ Thu, 19 Jul 2018 03:27:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhoi-mau-co-tim-o-nam-gioi-khac-voi-phu-nu-the-nao-3028/ Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim, hậu quả của thiếu máu cục bộ do xơ vữa động mạch [...]

The post Dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở nam giới khác với phụ nữ thế nào first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim, hậu quả của thiếu máu cục bộ do xơ vữa động mạch vành. Căn bệnh này có thể cướp đi mạng người chỉ trong vòng vài phút.

Theo Boldskycó một vài triệu chứng chung cảnh báo cơn đau tim ở cả nam và nữ. Cụ thể là cảm giác căng tức ở giữa ngực, chóng mặt, đau cổ, đau ở cả hai cánh tay, đau ở hàm và vai, buồn nôn, ớn lạnh, đổ mồ hôi, da lạnh, ngất… Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một số triệu chứng có thể được phân biệt cụ thể cho riêng nam và nữ.

Ảnh: Boldsky.

Ảnh: Boldsky.

Nam giới và phụ nữ có một số khác biệt về sinh lý và tâm lý. Vì vậy, các triệu chứng của một số bệnh có thể biểu hiện khác nhau. Ví dụ, trong một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như chlamydia, phụ nữ có thể bị chứng chuột rút ở bụng dưới trong khi triệu chứng này không có ở nam giới.

Vì vậy, các cơn đau tim có thể có sự khác biệt nhỏ trong triệu chứng ở nam và nữ. Điều quan trọng là mọi người cần biết về những khác biệt này, bởi sẽ dễ dàng nhận ra chúng sớm hơn và tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.

Dấu hiệu nhận biết cơn nhồi máu cơ tim ở phụ nữ bao gồm: Đau nhức hoặc khó chịu ở cổ họng, nôn mửa, đau vùng giữa và phần trên lưng, đánh trống ngực, ho…

Dấu hiệu nhận biết cơn nhồi máu cơ tim ở nam giới bao gồm: Khó chịu bên ngực phải, đau nhói trong ngực, khó tiêu (vài ngày trước khi bị đau tim), thở ngắn…

Song, các nhà nghiên cứu lưu ý, những biểu hiện của cơn đau tim ở phụ nữ đôi khi cũng sẽ xuất hiện ở nam giới và ngược lại. Điều quan trọng, bệnh nhân cần chú ý để phát hiện ra chúng sớm nhất có thể. 

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Thu Hiền

The post Dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở nam giới khác với phụ nữ thế nào first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
8 bước sơ cứu người bị đột quỵ bạn cần phải biết http://tapchisuckhoedoisong.com/8-buoc-so-cuu-nguoi-bi-dot-quy-ban-can-phai-biet-3026/ Thu, 19 Jul 2018 03:27:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/8-buoc-so-cuu-nguoi-bi-dot-quy-ban-can-phai-biet-3026/ Bác sĩ Nguyễn Văn Thái, chuyên khoa Nội Thần kinh, cho biết dấu hiệu nhận diện người bị đột quỵ gồm: – Liệt mặt: Yêu cầu [...]

The post 8 bước sơ cứu người bị đột quỵ bạn cần phải biết first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Bác sĩ Nguyễn Văn Thái, chuyên khoa Nội Thần kinh, cho biết dấu hiệu nhận diện người bị đột quỵ gồm:

– Liệt mặt: Yêu cầu người bệnh cười và quan sát dấu hiệu miệng lệch qua một bên, nếp má mũi hai bên không đều.

– Yếu liệt tay: Yêu cầu người bệnh nâng cao hai tay lên và quan sát dấu hiệu rơi của một bên tay.

– Rối loạn tiếng nói: Yêu cầu người bệnh nói một vài câu và ghi nhận các biểu hiện bất thường như loạn tiếng nói, không nói được hay không hiểu hay nói sai câu yêu cầu.

– Đột ngột rối loạn thị giác, chóng mặt choáng váng, đau đầu dữ dội.

Gọi cấp cứu ngay khi ghi nhận có bất cứ dấu hiệu nào trong số này ở một người.

Cách sơ cứu người bị đột quỵ. 

Cách sơ cứu người bị đột quỵ. 

Các bước sơ cứu người bị đột quỵ dễ thực hiện

– Gọi điện thoại cấp cứu 115. Trường hợp đội ngũ cấp cứu chưa thể tiếp cận được thì cần chuyển an toàn người bệnh đến cơ sở y tế có điều kiện xử trí đột quỵ. Chú ý di chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng, tránh va đập, rung lắc mạnh. 

– Ghi chú lại thời điểm người bệnh khởi phát dấu hiệu bất thường.

– Đặt người bệnh nằm nghiêng một bên.

– Làm thông thoáng đường thở cho bệnh nhân.

– Không để người bệnh tự di chuyển vì có thể bị ngã.

 – Đặt người bệnh trong tư thế thoải mái, nới rộng quần áo, cà vạt và khăn choàng cổ nếu có.

– Ghi chú những loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có. 

– Luôn phải cho bệnh nhân nhận được oxy để nuôi dưỡng cơ thể, tránh tình trạng chết não. 

Những điều cần tránh

– Không chờ đợi để hy vọng các triệu chứng thoái lui.

– Không cho người bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì.

– Không cho bệnh nhân sử dụng bất cứ thuốc gì.

– Không trì hoãn việc tiếp cận cơ sở y tế có điều kiện xử trí đột quỵ.

– Tuyệt đối không dùng kim chích máu 10 đầu ngón tay chân, không cạo gió.

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Cao Khẩm

The post 8 bước sơ cứu người bị đột quỵ bạn cần phải biết first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>