Tập luyện | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 25 Sep 2018 02:52:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Tập luyện | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Chữa đau nhức xương khớp, những bài thuốc hay. http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-nhuc-xuong-khop-5762/ Thu, 06 Sep 2018 08:47:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/?p=5762 Ngày càng có nhiều người trưởng thành bị bệnh đau nhức xương khớp, và đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi. Nó gây ra cảm giác vô [...]

The post Chữa đau nhức xương khớp, những bài thuốc hay. first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Ngày càng có nhiều người trưởng thành bị bệnh đau nhức xương khớp, và đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi. Nó gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc của người bệnh.

Số liệu thống kê cho thấy: Hơn 80% người trên 65 tuổi bị đau nhức xương khớp. Hầu hết người trên 75 tuổi có hình ảnh X-quang bị thoái hóa ít nhất một khớp nào đó.

A- Các nguyên nhân gây đau nhức xương khớp:

1- Nguyên nhân do tuổi tác:

Như trên đã nói, hơn 80% người trên 65 tuổi bị đau nhức xương khớp và hầu hết người trên 75 tuổi có hình ảnh X-quang bị thoái hóa ít nhất một khớp nào đó. Có thể nói vui, “thời gian sử dụng” chính là một nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh đau nhức xương khớp. Theo thời gian, khiến các cấu trúc xương và sụn bị thoái hóa, bào mòn.

2- Nguyên nhân do bệnh lý:

Một số bệnh lý về xương khớp thường gặp ở tất cả các lứa tuổi như:

  • Bệnh viêm khớp: Có hai loại viêm khớp thường gặp:
    • Viêm xương khớp: bệnh ở lớp đệm của sụn khớp, dẫn đến đau đớn và gây khó khăn trong di chuyển. Khi viêm nặng, sụn bị phá hủy, theo thời gian dẫn đến xương bị ma sát, khớp bị biến dạng. Viêm xương khớp thường xảy ra ở khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Bệnh thường xuất hiện ở cả phụ nữ và nam giới từ 40 tuổi trở lên.  
    • Viêm khớp dạng thấp (còn gọi là bệnh thấp khớp, Đông y gọi là phong tê thấp): là căn bệnh tự miễn dịch, do hệ thống miễn dịch tấn công lại chính các mô trong cơ thể người bệnh gây viêm nhiễm ở khớp, lâu dài có thể dẫn đến hủy hoại các tổ chức khớp như sụn, mô sụn, mô xương, khiến khớp xương bị biến dạng, mục nát. Nghiêm trọng hơn, phong thấp còn để lại di chứng suốt đời ở tim, phổi, thận, hệ thống thần kinh…Đông y giải thích phong thấp là do thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường khiến cơ thể dễ bị Hàn khí và Phong lạnh xâm nhập vào và gây bệnh. Theo thống kê, tỉ lệ phụ nữ bị bệnh thấp khớp và dễ gặp các biến chứng nặng nề cao hơn so với ở nam giới.

  • Bệnh khô dịch khớp: là tình trạng lớp dịch nhờn tại các khớp bị khô dần theo thời gian. Nguyên nhân gây khô dịch khớp là do tuổi tác (có thể xảy ra ở tất cả mọi người, cả nam và nữ giới). Càng lớn tuổi thì xương khớp càng dễ bị thoái hóa, quá trình tái tạo lớp sụn khớp và sản xuất dịch bôi trơn cũng diễn ra chậm hơn. Khô dịch khớp có thể biểu hiện khi vận động phát ra tiếng động lạo xạo hay lục khục ở các khớp.

  • Bệnh tràn dịch khớp: là tình trạng lượng dịch bên trong khớp gối tăng lên quá nhiều do chấn thương, bệnh lý về khớp, nhiễm khuẩn,… Tràn dịch khớp gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, dẫn đến các chức năng vận động bị suy giảm và có thể phá hủy khớp. Bệnh có biểu hiện khớp sưng nề, nóng đỏ, gây ra những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

3- Do thừa cân nặng: Hệ xương khớp chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ cơ thể, vị trí tại các khớp là những vị trí trọng yếu nhất khi cơ thể vận động. Trọng lượng cơ thể càng tăng khiến sức ép lên các khớp càng tăng và gia tăng nguy cơ gây tổn thương khớp. Tất cả mọi người nên tập thể dục đều đặn, vận động phù hợp theo lứa tuổi và cân nặng, để giúp tránh tổn thương hệ xương khớp. 

4- Do va chạm hoặc vận động mạnh gây tổn thương xương khớp và có thể để lại di chứng lâu dài (thành bệnh mãn tính)Bởi vì sau các chấn thương, có thể các khớp xương bị nứt, vỡ; lớp sụn bị tổn thương;… Các tổn thương ở khớp do chấn thương về lâu dài có thể gây các biến chứng nguy hiểm gây ra viêm khớp, khô dịch khớp hay tràn dịch khớp.

B- Tham khảo các loại thuốc hỗ trợ điều trị những bệnh về Khớp thường gặp:

  1.  Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp (Đông y gọi là Phong Tê Thấp):
    1. Hỗ trợ điều trị theo Tây yTheo PGS.TS. Bùi Khắc Hậu (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), nguyên tắc hỗ trợ điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp chủ yếu là dùng thuốc giảm đau, chống viêm, với liều lượng và cách sử dụng theo chỉ định của các bác sĩ , và tùy thuộc vào từng giai đoạn nặng – nhẹ của bệnh. Đồng thời kết hợp giữa hỗ trợ điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cơ học của xương khớp. Các loại thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm đa khớp dạng thấp trong Tây y là Aspirin, Cloroquin, Diclofenac, Indomethacin, Piroxicam,… theo chỉ dẫn và kê đơn của các bác sĩ chuyên khoa. Kết hợp với luyện tập, vận động, vật lý trị liệu, điện châm, tắm suối khoáng để tăng cường hiệu quả hỗ trợ điều trị. Bệnh nhân cũng cần được nghỉ ngơi, lao động nhẹ nhàng, tránh xa môi trường ẩm thấp.
      • Ưu điểm: kiểm soát được diễn tiến của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng của viêm đa khớp, phục hồi chức năng vận động khớp.
      • Nhược điểmgây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như: chóng mặt, buồn nôn, suy giảm chức năng gan, thận, dạ dày, tá tràng. Tăng nguy cơ loãng xương ở người bệnh sau khi áp dụng lâu dài bằng thuốc Tây y. Chính những tác dụng phụ này có thể khiến các bác sĩ chỉ định dừng hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ngay cả khi tình trạng bệnh chưa giảm. Ngoài ra, Tây y vẫn không thể hỗ trợ điều trị tận gốc bệnh viêm đa khớp dạng thấp, bệnh có thể tái phát và bệnh nhân thường phải sống chung với chứng đau khớp dai dẳng, khó chịu. Do các thuốc Tây y được sử dụng phụ thuộc nhiều vào cơ địa và sức chịu đựng của từng bệnh nhân.
    2. Hỗ trợ điều trị theo Đông y: TheoTiến sỹ, Lương y Nguyễn Hoàng (nguyên giảng viên bộ môn Dược Liệu trường Đại học Dược Hà Nội), trong y học cổ truyền, viêm đa khớp dạng thấp thuộc chứng Tý, do khí huyết và kinh lạc bị bế tắc không thông. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể suy yếu, sức đề kháng thấp gặp tà khí Phong, Hàn, xâm nhập vào cơ thể và sinh bệnh. Bên cạnh đó, các yếu tố về môi trường, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cũng ảnh hưởng và thúc đẩy quá trình hình thành viêm đa khớp dạng thấp. Một số loại dược liệu thường được dùng trong các bài thuốc Đông y để trị phong tê thấp như: Mã Tiền, Hương phụ tứ chế, Mộc hương, Địa liền, Thương truật, Khương hoạt, Ma hoàng, Ngưu tất,… được bào chế dạng viên hoặc sắc uống theo đúng liều lượng và bài thuốc của các Lương y. Người bệnh không được tự ý mua các loại dược liệu này về để sử dụng. Bên cạnh đó bệnh nhân cần được kết hợp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tập vận động để giảm đau, phục hồi vị trí của khớp.
      • Ưu điểm: các bài thuốc có nguồn gốc thảo dược tự nhiên nên an toàn cho cơ thể, ít gây tác dụng phụ nếu được phối hợp đúng liều lượng. Người bệnh có thể áp dụng lâu dài với thuốc Đông y mà không lo suy giảm chức năng gan, thận, dạ dày, tá tràng. Nếu được kết hợp với các biện pháp hỗ trợ trị liệu hiệu quả, bệnh có thể thuyên giảm nhanh và có thể đạt hiệu quả rất tốt khi người bệnh tuân thủ chặt chẽ tư vấn của các Lương y và kiên trì chế độ tập luyện phù hợp.
      • Nhược điểm: trị Phong tê thấp bằng Đông y thường thấy tác dụng chậm, mất thời gian cho việc nấu thuốc hoặc bào chế thuốc. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay đã có bài thuốc được bào chế sẵn dưới dạng hoàn cứng, khắc phục được nhược điểm này và rất tiện dụng cho người bệnh. Đó là thuốc Phong tê thấp Hyđan, được sản xuất bởi Thephaco. Thuốc Phong tê thấp Hyđan sản xuất dựa trên bài thuốc Đông y từ các dược liệu tự nhiên như: Mã Tiền, Hy-thiêm, Phòng phong,…. Có tác dụng chống viêm, tăng dẫn truyền thần kinh cơ. Thuốc dùng cho các trường hợp đau dây thần kinh tọa; đau dây thần kinh liên sườn; đau nhức xương, khớp; mỏi, tê buồn chân tay; viêm, sưng các khớp; đau do viêm đa khớp dạng thấp; đau lưng, đau mỏi vai gáy; (theo Đông y gọi là khu phong, trừ thấp, bổ khí huyết). Đặc biệt, Phong tê thấp Hyđan không để lại các tác dụng phụ nguy hiểm: viêm loét dạ dày, tá tràng như các thuốc được dùng trong Tây y. Phong tê thấp Hydan đã đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2003, cúp vàng ISO 2005 và được Bộ y tế phê duyệt vào danh mục thuốc thiết yếu Quốc Gia, được sử dụng trong hệ thống bảo hiểm y tế trên toàn Quốc.

II. Bệnh Khô Dịch Khớp:

  1. Hỗ trợ điều trị theo Tây yhầu hết các trường hợp bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh để kê đơn cho người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm. Thuốc được sử dụng có chứa các thành phần gồm chondroitin, collagen týp 2, axit hyaluronic. Ngoài ra người bệnh có thể thực hiện liệu pháp tiêm axit hyaluronic nội khớp vào vùng khớp gối giúp bôi trơn lại các khớp (do axit hyaluronic là một thành phần của dịch khớp có tác dụng bôi trơn khớp, làm khớp vận động trơn tru). Ngoài ra người bệnh cần kết hợp các hình thức luyện tập phù hợp, tăng dần từ mức độ nhẹ đến nặng, tập luyện từ từ, không tập quá sức, không nên nôn nóng. Những môn thể thao có lợi cho xương khớp là đi bộ (giai đoạn đầu đi nhẹ rồi nhanh dần), đạp xe đạp, bơi lội, dưỡng sinh, thái cực quyền,…
  2. Hỗ trợ điều trị theo Đông y: một số bài thuốc:
  • Dùng nước ấm pha muối và gừng, ngâm chân khoảng từ 15-30, trước khi ngủ vào buổi tối.
  • Dùng ngải cứu trắng, rửa sạch, trộn cùng 1 nắm muối và cho vào bát. Sau đó đổ nước nóng vào bát đó, dùng đắp lên vùng khớp bị đau.
  • Bài thuốc với Đu Đủ và Mễ Nhân (Mễ nhân còn có nhiều tên gọi khác như bo bo, ý dĩ, ý dĩ nhân, lục cốc tử, dân gian gọi là hạt cườm): Đu đủ và mễ nhân rửa sạch. Cho vào nồi cùng nước vừa đủ, đun từ từ với lửa nhỏ. Khi mễ nhân chín mềm thì cho một ít đường trắng khuấy đều và tắt bếp. Ăn ngay sau khi nấu, áp dụng kiên trì với thời gian dài.
Cây Mễ Nhân (hoặc Ý Dĩ, dân gian gọi là hạt Cườm)

III. Bệnh Tràn Dịch Khớp:

  1. Hỗ trợ điều trị theo Tây y: tùy vào mức độ bệnh các bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân các loại thuốc như Thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm Corticosteroids (uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối). Tuy nhiên đây là loại thuốc kháng viêm mạnh, có thể gây ra các tác dụng phụ, bệnh nhân cần phải uống theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định thêm các biện pháp điều trị khác (chỉ khi thật cần thiết) như: chọc hút dịch khớp, tiêm corticoid vào khớp (giảm đau nhanh), mổ nội soi.
  2. Hỗ trợ điều trị theo Đông yTheo Đông y, bệnh tràn dịch khớp gối thuộc chứng Tý, nghĩa là bế tắc không thông. Vì vậy chữa tràn dịch khớp theo Đông y có mục tiêu là giải tỏa sự tắc nghẽn. Một số vị thuốc thường dùng như: Tang ký sinh, địa hoàng, tần giao, đương quy, thược dược, xuyên khung, đỗ trọng, ngưu tất, nhân sâm, phục linh, phòng phong, chích thảo, quế tâm, tế tân,… với trọng lượng và cách sắc thuốc là khác nhau theo từng bài thuốc. Người bệnh nên đến các bệnh viện y học cổ truyền uy tín để được sự thăm khám và tư vấn chuyên sâu của các Lương y. 

C- Tóm lại: Các loại bệnh về xương khớp ngày càng trẻ hóa và phổ biến. Khi mắc bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở uy tín thăm khám và điều trị càng sớm bệnh càng nhanh khỏi, và không để lại biến chứng nguy hiểm. Các biện pháp chữa trị theo Đông y có thể không có tác dụng nhanh như Tây y, nhưng không có nhiều tác dụng phụ gây nguy hại đến các cơ quan nội tạng của người bệnh. Ngoài ra, tập luyện thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp tốt hơn, tập luyện còn giúp tinh thần người bệnh lạc quan và giúp cơ thể thải độc tố có thể sinh ra trong quá trình điều trị bằng thuốc. 

Những thông tin được cung cấp trên đây không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên gia y tế. Hiệu quả của các sản phẩm hỗ trợ cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Người bệnh không nên tự ý sử dụng bất cứ sản phẩm hỗ trợ điều trị nào, mà không có được sự tư vấn của các bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa.

 

 

The post Chữa đau nhức xương khớp, những bài thuốc hay. first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Lý do không nên tập luyện quá sức http://tapchisuckhoedoisong.com/ly-do-khong-nen-tap-luyen-qua-suc-11906/ Wed, 25 Jul 2018 12:29:05 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ly-do-khong-nen-tap-luyen-qua-suc-11906/ Không chỉ có lợi cho sức khỏe thể chất, tập luyện còn giúp giảm căng thẳng tinh thần và nguy cơ mắc các bệnh như [...]

The post Lý do không nên tập luyện quá sức first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Không chỉ có lợi cho sức khỏe thể chất, tập luyện còn giúp giảm căng thẳng tinh thần và nguy cơ mắc các bệnh như Alzheime. Tuy nhiên, tập luyện quá nhiều chưa hẳn đã tốt mà còn có thể gây nguy hại cho xương. Dưới đây là những lý do bạn không nên tập luyện quá sức.

Làm cho xương giòn

Nếu bạn tập luyện quá sức, xương có thể bị giòn và các khớp dễ mỏi. Ngoài ra, tập luyện nhiều cũng gây ra những tác động tiêu cực đến sụn khiến chúng trở nên yếu hơn.

Tập luyện sai cách có thể gây nguy hiểm

Nếu bạn đang bị bệnh về xương như loãng xương và tập luyện không có người hướng dẫn, bạn có thể gặp nguy hiểm. Tập sai cách có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm và khiến xương trở nên yếu.

Xốp xương

Đối với các vận động viên đặc biệt là vận động viên nữ, các hoạt động thể chất như chạy đường dài mà không có thể độ ăn uống cân bằng với nhiều canxi và các dưỡng chất khác có thể bị những bệnh như xốp xương, loãng xương…

Chấn thương xương

Nếu bạn tập luyện quá nhiều, xương có nguy cơ bị tổn hại. Điều quan trọng là cần tập luyện dưới sự hướng dẫn hợp lý. Tránh tập quá sức, quá nhanh vì chúng có thể gây rạn xương do quá sức.

Bơi không cải thiện sức khỏe xương

Để tăng cường sức khỏe xương, bạn nên thử những bài tập mang trọng lượng như đi bộ, chạy, cử tạ. Những bài tập như đạp xe hay bơi lội là những bài tập không mang trọng lượng và do vậy không cải thiện sức khỏe của xương.

Không phải tất cả các bài tập đều tốt cho xương

Mặc dù tập luyện là cần thiết để tăng cường sức khỏe xương khớp nhưng bạn nên kiểm soát tập luyện. Ngoài ra, phác đồ tập luyện cần phù hợp với sức khỏe của bạn. Bạn nên chọn giày và quần áo phù hợp để không gặp bất cứ rắc rối nào trong khi tập. Hãy thực hiện các động tác một cách nhẹ nhàng để tránh các chấn thương đột ngột.

Thực phẩm cũng rất quan trọng

Cho dù bạn tập luyện thế nào, nếu thiếu những thực phẩm chứa các dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin D và các dưỡng chất khác, sức khỏe của xương sẽ không được đảm bảo và cũng ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch chung.

BS Cẩm Tú (Theo Boldsky)

The post Lý do không nên tập luyện quá sức first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Đột quỵ – căn bệnh không giết chết người cũng gây tàn phế http://tapchisuckhoedoisong.com/dot-quy-can-benh-khong-giet-chet-nguoi-cung-gay-tan-phe-3044/ Thu, 19 Jul 2018 03:29:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dot-quy-can-benh-khong-giet-chet-nguoi-cung-gay-tan-phe-3044/ Chia sẻ tại Hội nghị Đột quỵ quốc tế ngày 14/10, Tiến sĩ Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM cho biết cứ [...]

The post Đột quỵ – căn bệnh không giết chết người cũng gây tàn phế first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Chia sẻ tại Hội nghị Đột quỵ quốc tế ngày 14/10, Tiến sĩ Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM cho biết cứ sáu người khỏe mạnh sẽ có một người bị đột quỵ trong tương lai. Tại các bệnh viện TP HCM, bệnh nhân đột quỵ gia tăng theo từng năm và số tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ.

Đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não. Trung bình cứ 10 người mắc bệnh thì hai người sẽ tử vong, năm người bị tàn phế. Chỉ có ba người có thể trở lại cuộc sống bình thường sau đột quỵ. Đột quỵ là một gánh nặng lớn cho bệnh nhân lẫn gia đình, xã hội.

Tiêm thuốc tiêu sợi huyết điều trị đột quỵ. Ảnh: H.T

Tiêm thuốc tiêu sợi huyết điều trị đột quỵ. Ảnh: H.T

Theo bác sĩ Thắng, ở Việt Nam đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý nói chung. Khi phát hiện người đột quỵ, người xung quanh cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không thực hiện các hành động xử lý không đúng cách như cạo gió, giật tóc, nặn chanh vào miệng… Những việc làm này hoàn toàn không có lợi và chậm thời gian cấp cứu bệnh nhân.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

– Đột ngột yếu, tê hay liệt mặt tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.

– Không nói được hoặc khó khăn trong nói hay hiểu ngôn ngữ.

– Đột ngột mất thị lực, đặc biệt chỉ ở một mắt.

– Đột ngột nhức đầu dữ dội mà không có nguyên nhân rõ ràng.

– Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động, đặc biệt chóng mặt đi kèm với bất kỳ các triệu chứng trên.

Các bệnh viện có thể điều trị đột quỵ cấp tại TP HCM gồm Bệnh viện Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Quận Thủ Đức, Nguyễn Tri Phương, Đại học Y dược TP HCM, Thống Nhất, Trưng Vương, Xuyên Á, Chợ Rẫy.

Lê Phương

The post Đột quỵ – căn bệnh không giết chết người cũng gây tàn phế first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Vợ nhanh trí phát hiện chồng bị đột quỵ http://tapchisuckhoedoisong.com/vo-nhanh-tri-phat-hien-chong-bi-dot-quy-3042/ Thu, 19 Jul 2018 03:29:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vo-nhanh-tri-phat-hien-chong-bi-dot-quy-3042/ Chồng chị Loan năm nay 39 tuổi, sức khỏe tốt, đang làm công việc văn phòng ở quận 6, TP HCM. Tối vài ngày trước, [...]

The post Vợ nhanh trí phát hiện chồng bị đột quỵ first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Chồng chị Loan năm nay 39 tuổi, sức khỏe tốt, đang làm công việc văn phòng ở quận 6, TP HCM. Tối vài ngày trước, khi đang đứng anh đột nhiên yếu tay và chân phải, không điều khiển được. Anh lơ ngơ không nói được và không có phản ứng khi vợ hỏi. Nghĩ chồng bị đột quỵ, chị Loan lập tức đưa anh đi cấp cứu.

Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ cấp nên lập tức khởi động quy trình báo động cấp cứu đột quỵ. Đội ngũ bác sĩ từ nhiều chuyên khoa khác nhau như Cấp cứu, Thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh và điều dưỡng, kỹ thuật viên cùng phối hợp khám, xét nghiệm, chụp cắt lớp não và hội chẩn phương án điều trị cho bệnh nhân. 

Trong vòng 15 phút kể từ khi vào viện, bệnh nhân đã được tiêm thuốc thông mạch. Kết quả chụp cắt lớp cho thấy một mạch máu lớn lên não bị tắc nên bệnh nhân được đưa vào phòng can thiệp ngay. Các bác sĩ đã đưa dụng cụ chuyên dụng vào động mạch não lấy ra cục máu đông đang làm tắc mạch máu của người bệnh. Các mạch máu não của bệnh nhân đã thông suốt hoàn toàn sau 90 phút tính từ lúc khởi phát triệu chứng.

Sau điều trị, bệnh nhân có thể nói chuyện bình thường và cử động tay chân được. Các bác sĩ cũng giúp người bệnh tìm hiểu rõ nguyên nhân đột quỵ và lên kế hoạch điều trị lâu dài để phòng ngừa tái phát. Vài ngày sau bệnh nhân hồi phục hoàn toàn và được xuất viện. Sự nhanh trí của người vợ được bác sĩ đánh giá cao, giúp bệnh nhân tận dụng cơ hội vàng sau đột quỵ để được cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng thương tổn nặng. 

vo-nhanh-tri-phat-hien-chong-bi-dot-quy

Bác sĩ Bá Thắng thăm khám cho bệnh nhân sau khi can thiệp đột quỵ. Ảnh: TT.

Theo bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Đơn vị Đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y dược, đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não) là bệnh rất phổ biến hiện nay. Hội Đột quỵ Thế giới ước tính cứ sáu người thì có một trường hợp bị đột quỵ não. Tại Việt Nam, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Thống kê ở nước ta, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, tỷ lệ tử vong ở nam giới là 18% , nữ 23%.

Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ với bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe. Một người trẻ tuổi rất khỏe mạnh, không mắc bệnh gì cũng có thể bị đột quỵ mà không hề có dấu hiệu báo trước. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh thường để lại hậu quả nghiêm trọng, phổ biến nhất là liệt nửa thân, mất khả năng giao tiếp, mất khả năng kiểm soát tiểu tiện, thậm chí hôn mê sâu và tử vong.

Mỗi tháng Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tiếp nhận từ 100 đến 120 ca đột quỵ. Chỉ 8% người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời trong thời gian vàng để được áp dụng các biện pháp điều trị thông mạch máu. Người tuổi cao có nguy cơ đột quỵ cao hơn, song các bác sĩ khuyến cáo bệnh này đang ngày càng trẻ hóa. Hiện nay tỷ lệ người bị đột quỵ dưới 45 tuổi chiếm khoảng 30%.

Hướng dẫn cách tự cứu mình khi đột quỵ

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Bác sĩ Thắng cho biết có thể giảm hậu quả của đột quỵ nếu người bệnh được cấp cứu kịp thời trong thời gian vàng, khi đó cơ hội phục hồi hoàn toàn rất cao. Thời gian vàng để cấp cứu người bệnh đột quỵ là 6 giờ tính từ khi khởi phát triệu chứng, đặc biệt 3 giờ đầu được coi là thời gian kim cương. Với đột quỵ, mỗi giây xử trí cấp cứu đều quý, người được can thiệp sớm hơn sẽ có kết quả tốt hơn.

Do vậy bác sĩ Thắng khuyên mọi người cần chủ động trang bị kiến thức để nhận biết đúng các dấu hiệu khi đột quỵ như méo miệng, nói ngọng hoặc không nói được, yếu tay chân một bên. Khi đó cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời.

Xem Cách dễ nhớ nhất để phát hiện người bị đột quỵ

Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tổ chức tư vấn phòng chống đột quỵ nhân Ngày Đột quỵ thế giới 29/10. Chương trình diễn ra sáng 29/10 tại số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5. Điện thoại đăng ký tham dự miễn phí: 02 839 525 449 – 02 839 525 422 (giờ hành chính).

* Tên nhân vật đã được thay đổi

Trần Ngoan

The post Vợ nhanh trí phát hiện chồng bị đột quỵ first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Người phụ nữ bị đột quỵ sau một đêm uống say http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-phu-nu-bi-dot-quy-sau-mot-dem-uong-say-3040/ Thu, 19 Jul 2018 03:29:05 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-phu-nu-bi-dot-quy-sau-mot-dem-uong-say-3040/ Nữ bệnh nhân 47 tuổi được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM trong tình trạng lơ mơ, liệt [...]

The post Người phụ nữ bị đột quỵ sau một đêm uống say first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Nữ bệnh nhân 47 tuổi được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người, không phản ứng với lời nói. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu não do tắc một động mạch lớn.

Không may, người bệnh được đưa đến bệnh viện sau 12 giờ kể khi bị tắc mạch máu não, vượt quá “thời gian vàng” trong điều trị đột quỵ. Kết quả chụp cắt lớp cho thấy gần một nửa bộ não bệnh nhân đã bị hư hại nên bác sĩ không thể can thiệp tái thông mạch máu. Tất cả những gì có thể làm là cứu tính mạng và giảm thiểu hệ lụy do đột quỵ để lại.

Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng bị suy giảm nhận thức và khả năng giao tiếp, nửa thân bị liệt nên cả đời còn lại phải ngồi xe lăn.

Người nhà cho biết chị Thoa làm nghề buôn bán tại TP HCM. Trong chuyến du lịch Vũng Tàu, sau một đêm uống quá chén, người phụ nữ về khách sạn ngủ và bị đột quỵ trong đêm, đến sáng mọi người mới phát hiện.

Theo bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Đơn vị Đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, đột quỵ có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có ba nguyên nhân phổ biến. Thứ nhất là tăng huyết áp làm thoái hóa tắc mạch hoặc nứt vỡ mạch máu não. Thứ hai là bệnh lý xơ vữa gây hẹp và tắc động mạch não. Thứ ba là bệnh rung nhĩ, tức là tâm nhĩ trái không co bóp đồng đều dẫn đến hình thành cục huyết khối bên trong và trôi lên não gây tắc nghẽn các mạch máu.

Ngoài ra, người bị đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh tim, mạch vành, xơ vữa động mạch chân, béo phì, hút thuốc lá, ít vận động, uống nhiều rượu bia… có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.

Bác sĩ khuyến cáo để phòng tránh đột quỵ, mọi người cần tập lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, tăng cường vận động và tập thể dục thể thao, giảm ăn mặn, giảm mỡ và đồ béo, tăng cường rau xanh và trái cây. Bên cạnh đó, cần khám sức khỏe định kỳ nhằm kịp thời phát hiện các bệnh lý nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim, xơ vữa động mạch… để chữa trị sớm. Người đã từng bị đột quỵ cần phải uống thuốc phòng ngừa và điều trị căn nguyên gây bệnh.

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Trần Ngoan

The post Người phụ nữ bị đột quỵ sau một đêm uống say first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Có nên đâm kim vào dái tai để cứu người đột quỵ? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-dam-kim-vao-dai-tai-de-cuu-nguoi-dot-quy-3038/ Thu, 19 Jul 2018 03:28:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-dam-kim-vao-dai-tai-de-cuu-nguoi-dot-quy-3038/ Tôi đọc một số tài liệu có hướng dẫn “Nếu phát hiện một người có triệu chứng đột quỵ thì lấy que kim chọc vào [...]

The post Có nên đâm kim vào dái tai để cứu người đột quỵ? first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Tôi đọc một số tài liệu có hướng dẫn “Nếu phát hiện một người có triệu chứng đột quỵ thì lấy que kim chọc vào dái tai bệnh nhân cho chảy máu để giảm áp lực máu trong não”. Xin hỏi cách sơ cứu này có đúng không? (Duong Nguyen).

Trả lời:

Chào bạn,

Đột quỵ có hai loại: Xuất huyết não (do vỡ mạch máu não) và nhồi máu não (do tắc mạch máu não).

Như vậy, khi một người bị xuất huyết não, cần làm sao để khối máu tụ trong não không tăng thêm nữa. Sau đó máu tụ sẽ tự tan. Đồng thời cần phòng ngừa để sau này mạch máu không bị vỡ tiếp gây xuất huyết não tái phát.

Đối với nhồi máu não, cần làm thông mạch máu não trở lại bằng thuốc làm tan cục máu đông hoặc dụng cụ luồn vào mạch máu để lấy cục máu đông ra. Phương pháp này cần thực hiện trong khoảng giờ vàng kể từ khi xảy ra đột quỵ. Nếu trong khoảng từ 4 giờ rưỡi kể từ khi có triệu chứng đột quỵ thì tái thông bằng thuốc tan cục máu đông. Nếu 6 giờ kể từ khi đột quỵ thì cần thủ thuật bằng dụng cụ để lấy huyết khối. Các phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân hồi phục tốt và sau đó phòng ngừa để tránh tái phát.

Sau khi phân tích nguyên nhân gây đột quỵ như trên, các cách xử trí trong dân gian như chích máu dái tai, ngâm chân vào nước ấm, bấm huyệt… không thể giúp tan cục máu đông mà còn làm mất thời gian vàng nữa. Vì vậy nếu nghi ngờ một người bị đột quỵ, việc bạn cần làm là đưa bệnh nhân vào bệnh viện càng sớm càng tốt, như thế mới có cơ hội cứu sống và tránh bị di chứng liệt.

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Bác sĩ Đào Duy Khoa
Khoa Thần kinh
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

The post Có nên đâm kim vào dái tai để cứu người đột quỵ? first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Thiếu niên 17 tuổi đột quỵ khi đang tập gym http://tapchisuckhoedoisong.com/thieu-nien-17-tuoi-dot-quy-khi-dang-tap-gym-3036/ Thu, 19 Jul 2018 03:28:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thieu-nien-17-tuoi-dot-quy-khi-dang-tap-gym-3036/ Chàng trai đang tập thể hình thì đột ngột ngã quỵ, được đưa vào phòng khám cấp cứu, truyền nước. Tỉnh lại bệnh nhân về [...]

The post Thiếu niên 17 tuổi đột quỵ khi đang tập gym first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Chàng trai đang tập thể hình thì đột ngột ngã quỵ, được đưa vào phòng khám cấp cứu, truyền nước. Tỉnh lại bệnh nhân về nhà thì xuất hiện các cơn nhức đầu, nôn ói, nên đến bệnh viện thăm khám.

Bác sĩ Nguyễn Hiền Nhân, Bệnh viện Trưng Vương cho biết kết quả kiểm tra cận lâm sàng xác định bệnh nhân có cùng lúc hai dị dạng thông động tĩnh mạch. Bên cạnh dị dạng đang gây xuất huyết não ở thùy trán bên trái, còn có một dị dạng dò động tĩnh mạch nằm ở não bên phải bệnh nhân có nguy cơ gây tử vong. 

“Bệnh nhân còn trẻ, nếu không điều trị sẽ có nguy cơ xuất huyết não trở lại gây đột tử. Tuy nhiên trường hợp này lại không thể chỉ định mở sọ phẫu thuật”, bác sĩ Nhân phân tích. Sau khi hội chẩn, bác sĩ quyết định chọn phương án can thiệp nội mạch.

Bệnh nhân hiện đang hồi phục sau can thiệp. Ảnh:

Bệnh nhân đang hồi phục sau can thiệp. Ảnh: L.P.

Bác sĩ Ngô Minh Tuấn, Trưởng Đơn vị Can thiệp mạch máu, Bệnh viện Trưng Vương cho biết đây là dị dạng rất hiếm gặp. Ê kíp bác sĩ quyết định can thiệp vị trí xuất huyết để giảm nguy cơ chảy máu tái phát, đồng thời bít tắc mạch máu dị dạng còn lại để phòng tránh khả năng đột quỵ sau này. Dự kiến sau một tháng, bệnh nhân sẽ được kết hợp xạ phẫu gamma knife để hoàn tất điều trị.

Bác sĩ khuyến cáo khi bị xuất huyết não một lần thì cần điều trị để ngăn ngừa tái phát. Người mắc dị dạng thông động tĩnh mạch có thể không có triệu chứng, đôi khi gây động kinh hoặc đau đầu. Bệnh nhân trẻ tuổi, có tiền sử động kinh thường xuyên cần tầm soát bằng hai chẩn đoán là MRI có cản từ và đo điện não 24 giờ, bắt sóng động kinh để xác định nguyên nhân và can thiệp kịp thời.

Hướng dẫn tự cứu mình khi bị đột quỵ

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết một người bị đột quỵ

The post Thiếu niên 17 tuổi đột quỵ khi đang tập gym first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
8 thắc mắc phổ biến về đột quỵ bạn nên ghi nhớ http://tapchisuckhoedoisong.com/8-thac-mac-pho-bien-ve-dot-quy-ban-nen-ghi-nho-3034/ Thu, 19 Jul 2018 03:28:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/8-thac-mac-pho-bien-ve-dot-quy-ban-nen-ghi-nho-3034/ Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thần kinh nội mạch Mahen Nadarajah giải đáp 8 thắc mắc thường gặp về đột quỵ: Nguyên nhân gây [...]

The post 8 thắc mắc phổ biến về đột quỵ bạn nên ghi nhớ first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thần kinh nội mạch Mahen Nadarajah giải đáp 8 thắc mắc thường gặp về đột quỵ:

Nguyên nhân gây đột quỵ

Đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não. Đột quỵ có hai loại: Xuất huyết não (do vỡ mạch máu não) và nhồi máu não (do tắc mạch máu não).

Cách phát hiện người bị đột quỵ

Bạn nên nhớ nguyên tắc FAST, tức là Face (mặt), Arm (tay), Speech (nói), Time (thời gian), tương ứng dấu hiệu méo mặt, khó nói, tay yếu. Khi có một người xuất hiện các triệu chứng này, bạn hãy nhớ đến  thời gian vàng cấp cứu đột quỵ và gọi cấp cứu 115 ngay. 

8-thac-mac-pho-bien-ve-dot-quy-ban-nen-ghi-nho

4 dấu hiệu phát hiện người bị đột quỵ.

Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu có phải biểu hiện của đột quỵ?

Đó có thể đó là dấu hiệu ban đầu của đột quỵ. Tuy nhiên để biết chính xác, bạn cần đến bệnh viện để chụp mạch máu não mới biết rõ được.

Tại sao một người đang khỏe mạnh bỗng dưng bị đột quỵ mà không có triệu chứng gì?

Đột quỵ là bệnh của mạch máu não. Bệnh thường không có triệu chứng điển hình, chỉ có thể phát hiện được những chỗ hẹp trong lòng mạch máu khi khám tầm soát. Trên thực tế hầu hết trường hợp phát hiện đột quỵ ở thời điểm muộn, khi đó mạch máu đã bị vỡ hoặc tắc nghẽn. Có nhiều người đang khỏe mạnh không có triệu chứng gì về bệnh lý, tự nhiên ngã khi đứng khom người hay đang đi vệ sinh. Đưa vào tại bệnh viện, bác sĩ mới phát hiện bệnh nhân bị đột quỵ.

Gia đình có người bị tai biến, vậy tôi có nguy cơ bị tai biến hay không?

Một số yếu tố gia đình và di truyền có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Trường hợp có người thân từng bị tai biến, bạn nên tầm soát mạch máu não để phòng ngừa và điều trị sớm nếu phát hiện bất thường.

Đột quỵ có liên quan đến lối sống?

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng ít vận động, ăn uống nhiều chất béo và bột đường cũng dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao.

Độ tuổi nào là dễ bị đột quỵ nhất?

Trên 65 tuổi.

Một số loại thuốc đông y được cho là giúp ngăn ngừa đột quỵ, có thật sự hiệu quả?

Lượng hoạt chất điều trị trong các thuốc này rất thấp, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của chúng trong việc ngăn ngừa đột quỵ.

Thi Trân

The post 8 thắc mắc phổ biến về đột quỵ bạn nên ghi nhớ first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị đột quỵ http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-canh-bao-ban-dang-bi-dot-quy-3032/ Thu, 19 Jul 2018 03:28:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-canh-bao-ban-dang-bi-dot-quy-3032/ Đột quỵ xảy ra khi xuất hiện cục máu đông bên trong mạch máu não, dẫn đến tổn thương não, tê liệt, thậm chí tử [...]

The post Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị đột quỵ first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Đột quỵ xảy ra khi xuất hiện cục máu đông bên trong mạch máu não, dẫn đến tổn thương não, tê liệt, thậm chí tử vong. Do đó, đột quỵ là một trường hợp khẩn cấp cần được nhận biết sớm và cấp cứu kịp thời.

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo sớm của đột quỵ mà bạn nên chú ý, theo Bolssky.

Liệt mặt

Nếu đột nhiên nụ cười của bạn bị lệch, đặc biệt một nửa khuôn mặt không thể cử động hoặc bị tê liệt hoàn toàn, thì đó là dấu hiệu rõ ràng nhất về đột quỵ. Điều này xảy ra do các dây thần kinh trên mặt bị tê liệt, hư hỏng.

Tay yếu

Một dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nữa về đột quỵ là một cánh tay bị tê hoặc yếu, không có khả năng giơ lên cao.

Nói khó khăn

Khi cục máu đông chặn nguồn cung cấp máu đến một phần của bộ não chịu trách nhiệm về lời nói, bạn sẽ giao tiếp khó khăn, hoặc nói ngọng. Khi đó, bạn cần đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức. Nếu không có sự can thiệp y khoa, có thể bạn sẽ mất khả năng nói.

Tê liệt một bên của cơ thể

Đột quỵ thường biểu hiện dưới dạng làm suy yếu hoặc tê liệt ở một số bộ phận, thậm chí một nửa cơ thể. Người đột quỵ cần được can thiệp y khoa kịp thời bởi 2/3 bệnh nhân đột quỵ thường để lại khuyết tật vĩnh viễn.

Tầm nhìn giảm

Một dấu hiệu khác của đột quỵ là mờ mắt hoặc gặp rắc rối với thị giác ở một hay cả hai mắt. Cục máu đông gây ra thiếu oxy cung cấp cho thùy chẩm của não, nơi chịu trách nhiệm về tầm nhìn của bạn.

Chóng mặt, nhức đầu

Chóng mặt hay nhức đầu là dấu hiệu của đột quỵ dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Nguyên nhân do lượng oxy cung cấp lên não bị thiếu.

Đi lại khó khăn

Nếu bạn đột nhiên gặp khó khăn khi đi bộ từ điểm A đến B, điều mà chưa bao giờ xảy ra trong quá khứ, thì rất có thể bạn đang bị đột quỵ.

Mất trí nhớ

Một lần nữa, triệu chứng này chỉ xảy ra khi một phần của bộ não có trách nhiệm lưu trữ bộ nhớ bị ảnh hưởng. Người đột quỵ sẽ gặp vấn đề về trí nhớ, thường là lúc nhớ lúc quên, thậm chí không nhớ gì.

Thay đổi hành vi

Vì bộ não của chúng ta chịu trách nhiệm về hành vi nên những người bị đột quỵ thường cho thấy những thay đổi về hành vi như giận dữ, lo lắng và nhầm lẫn…

Thu Hiền

The post Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị đột quỵ first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Nguy cơ đột quỵ do bệnh rung nhĩ ở người trên 60 tuổi http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-dot-quy-do-benh-rung-nhi-o-nguoi-tren-60-tuoi-3030/ Thu, 19 Jul 2018 03:28:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-co-dot-quy-do-benh-rung-nhi-o-nguoi-tren-60-tuoi-3030/ Bác sĩ Nguyễn Quang Bình, khoa Tim mạch bệnh viện Trưng Vương TP HCM cho biết, rung nhĩ là bệnh phổ biến hiện nay. Tuổi [...]

The post Nguy cơ đột quỵ do bệnh rung nhĩ ở người trên 60 tuổi first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Bác sĩ Nguyễn Quang Bình, khoa Tim mạch bệnh viện Trưng Vương TP HCM cho biết, rung nhĩ là bệnh phổ biến hiện nay. Tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng cao và gây những biến chứng như tăng huyết áp, bệnh van tim, cơ tim, động mạch vành và suy tim.

Ghi nhận của bác sĩ, người trên 70 tuổi nguy cơ rung nhĩ 30%, còn bệnh nhân suy tim độ 4 thì mối nguy đến 50%.

Người bị rung nhĩ dễ dẫn đến đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân rung nhĩ gấp 4-6 lần so với người không rung nhĩ, còn nguy cơ tử vong tăng gấp hai lần. 

nguy-co-dot-quy-do-benh-rung-nhi-o-nguoi-tren-60-tuoi

Bệnh rung nhĩ có nguy cơ gây đột quỵ. 

Bác sĩ Bình lý giải, ở cơ thể khỏe mạnh, nhịp tim ổn định khoảng 60 đến 80 nhịp một phút. Khi xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim, trong đó buồng nhĩ đập không đều và hỗn loạn, không đồng bộ với nhịp đập của hai buồng thất, gọi là rung nhĩ. Rung tâm nhĩ rất nguy hiểm bởi làm tăng nguy cơ đột quỵ và suy tim. 

Bệnh nhân bị rung nhĩ thường hình thành cục máu đông trong tim. Cục máu đông này có thể trôi theo dòng máu lên não gây đột quỵ. Do đó bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng thuốc kháng đông để ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tắc tĩnh mạch ở chân hay tắc tĩnh mạch phổi. 

Bác sĩ Bình cho hay, dùng thuốc kháng đông cũng có thể gây biến chứng như chảy máu mũi, máu răng, ho ra máu, nôn ói ra máu, nước tiểu đổi màu hồng, đỏ hoặc nâu, đi cầu ra máu hoặc phân đen, nhức đầu dữ dội và kéo dài, sưng bàn chân hoặc bắp chân dai dẳng…

Bác sĩ Bình khuyến cáo, bệnh nhân nên uống thuốc kháng đông đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý uống thuốc hoặc cho người khác uống mà không có chỉ định của bác sĩ.

Khi sử dụng thuốc cần hạn chế thức ăn chứa vitamin K như rau xanh, bắp cải, rau muống, gan heo, gan bò, gan gà vịt, bơ thực vật, ngò tây, củ hành xanh, đậu xanh, dầu đậu nành, dầu hướng dương. Không uống hơn hai ly rượu mỗi ngày. Lưu ý khi mang thai cần báo ngay cho bác sĩ, vì thuốc có thể gây dị tật thai nhi. 

Cao Khẩm

The post Nguy cơ đột quỵ do bệnh rung nhĩ ở người trên 60 tuổi first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>