Béo Phì – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 24 Jul 2018 11:58:12 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Béo Phì – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Trẻ sử dụng nhiều kháng sinh trước 2 tuổi dễ béo phì http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-su-dung-nhieu-khang-sinh-truoc-2-tuoi-de-beo-phi-2992/ Thu, 19 Jul 2018 03:12:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-su-dung-nhieu-khang-sinh-truoc-2-tuoi-de-beo-phi-2992/ [...]]]>

Các nhà nghiên cứu đã xem xét hồ sơ sức khỏe của hơn 64.500 trẻ em Mỹ trong 12 năm từ 2001 đến 2013. Những đứa trẻ được theo dõi cho đến khi 5 tuổi. Gần 70% trong số này đã dùng thuốc kháng sinh trước 2 tuổi.

Kết quả cho thấy những trẻ đã được điều trị kháng sinh trên 4 lần trong 2 năm đầu đời có nguy cơ béo phì cao hơn 10% so với những trẻ còn lại. Ngoài ra, những trẻ 2-4 tuổi sử dụng nhiều kháng sinh cũng có nguy cơ béo phì và thừa cân cao hơn.

Ảnh minh họa: BBC

Trẻ dưới 2 tuổi nếu được điều trị bằng thuốc kháng sinh quá sớm sẽ có nhiều nguy cơ bị béo phì sau này. Ảnh minh họa: BBC.

Theo các nhà nghiên cứu, thuốc kháng sinh không thích hợp có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển trẻ. Ở những trẻ sử dụng kháng sinh phổ rộng (loại kháng sinh có tác dụng mạnh với nhiều loại vi khuẩn), khả năng béo phì là rất cao. Trong khi đó, những trẻ được điều trị bằng kháng sinh phổ hẹp (loại kháng sinh chỉ tác động với một số vi khuẩn nhất định) ít có nguy cơ gặp các vấn đề về cân nặng sau này.

Kháng sinh phổ rộng – bao gồm amoxicillin, tetracycline, streptomycin, moxifloxacin và ciprofloxacin – được dùng để điều trị nhiễm trùng, trong trường hợp các vi khuẩn gây bệnh chưa được xác định, hoặc trong trường hợp một bệnh nhân đang bị tấn công bởi một chủng các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

Giáo sư Charles Bailey tại Đại học Pennsylvania cho biết khi dùng nhiều kháng sinh quá sớm, một số vi khuẩn trong đường ruột có lợi trong việc phân tầng trọng lượng đi đúng hướng có thể bị giết chết.

Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh và bác sĩ nhi khoa cần cân nhắc và thận trọng khi sử dụng kháng sinh cho trẻ. Nên hạn chế sử dụng kháng sinh phổ rộng và ưu tiên kháng sinh phổ hẹp trong điều trị bệnh.

Lê Phương (theo BBC)

]]>
Cuộc chiến chống béo phì cho con http://tapchisuckhoedoisong.com/cuoc-chien-chong-beo-phi-cho-con-2991/ Thu, 19 Jul 2018 03:11:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cuoc-chien-chong-beo-phi-cho-con-2991/ [...]]]>

“Nhìn con ngấu nghiến ăn mà thương quá nhưng vẫn không thể cho ăn tiếp. Lúc mẹ không cho ăn nữa, nó còn lăn ra khóc. Thằng bé đã 28 kg, ục ịch nhất lớp rồi”, chị Tuyết (Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội) thổ lộ.

Chị cho hay, lúc con gần một tuổi, bé hơi còi so với các bạn nên chị dồn sức ép con ăn được càng nhiều càng tốt. Không ngờ, theo đà đó, bé cứ thế bụ bẫm dần và tới giờ, chị thấy việc hãm con tăng cân còn khó gấp nhiều lần lúc phải thúc bé ăn. Món bé thích ăn và có thể ăn hằng ngày là xôi. Biết ăn nhiều xôi khiến trẻ càng dễ tăng cân, từ lâu, chị Tuyết đã không cho con đụng tới món này. Gia đình chị cũng chỉ nấu xôi vào những dịp có giỗ, Tết, với lượng rất ít.

“Cả nhà đều phải chuyển sang chế độ hạn chế các món ngọt, món dễ béo vì sợ nhìn bố mẹ ăn con sẽ thèm. Trong tủ lạnh chỉ có sữa chua và trái cây. Bếp cũng không bao giờ trữ mì tôm vì khi đói cháu có thể bẻ ăn sống”, chị Tuyết kể.

Chị Tuyết cho biết càng cấm cu cậu nhà chị càng háo ăn. Chị ngại nhất những lúc cả nhà đi ăn hàng hay ăn cỗ ở đâu đó. Khi ấy, biết bố mẹ không dám mắng hay cấm cản quá mức, cậu con trai ăn lấy ăn để. “Dịp Tết sắp tới cũng đáng lo, về quê, ông bà hay chiều cháu, nhà lại ê hề thức ăn, muốn ngăn con khó lắm”, chị Tuyết bày tỏ.

con-an-5795-1418613113.jpg

Ảnh minh họa: Mirror.co.uk.

Có cô con gái lớp hai, cũng thuộc hàng “su mô” trong lớp, chị Ninh (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, chuyện ép con ăn ít khiến cả gia đình chị đều căng thẳng, mệt mỏi.

Chị Ninh cho biết lúc con còn nhỏ, chị vẫn được nhiều bà mẹ ngưỡng mộ vì mát tay nuôi con, bé ăn tốt, lớn mau, ít khi bị bệnh. Đến khi bé bắt đầu vào tiểu học, chị bắt đầu lo lắng khi thấy con đi học về khóc vì bị các bạn trêu là “đồ béo”, “heo mập”… Từ đó, hai mẹ con bắt đầu bước vào cuộc chiến chống tăng cân. Cô con gái bắt đầu có ý thức về vóc dáng, lại sợ bị trêu chọc nên cũng hợp tác với mẹ trong việc hạn chế ăn, uống nhưng nhiều khi vì đói hay thèm quá, bé vẫn đòi ăn hoặc ăn giấu mẹ.

“Khổ nhất là mình ở với bố mẹ chồng. Ông bà phản đối việc bắt con giảm ăn, luôn bảo cháu béo một chút cũng không sao, chỉ cần khỏe là được. Bữa tối bình thường con chỉ được ăn rau là chính, thêm chút thịt, cá hay tôm hấp. Nhưng nhiều khi, thấy cháu thèm cơm hay món xào, rán, ông bà lại gắp cho, mình ngăn không được. Có lần, mình đi công tác nửa tháng, về thấy con đã tăng tới hai cân”, chị Ninh kể.

Ngoài việc hạn chế ăn uống, chị Ninh còn đăng ký cho con đi tập thể dục aerobic, tập bơi nhưng từ khi vào mùa đông, cả bố mẹ lẫn con đều ngại dậy sớm nên các hoạt động này cũng ngưng lại.

Thạc sĩ Doãn Thị Tường Vy, phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, cho biết thừa cân, béo phì là nguy cơ tiềm ẩn cho việc tăng nhanh các bệnh như huyết áp, tim mạch, rối loạn chuyển hóa… ngay khi trẻ còn nhỏ cũng như lúc trưởng thành. Ngoài ra, về tâm lý, khi bị béo phì, trẻ hay bị bạn trêu trọc nên dễ mặc cảm, tự ti, không hòa nhập các hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi… Vì lý do này, như một vòng luẩn quẩn, trẻ càng ít vận động hơn và có thể lại lấy niềm vui là ăn uống và ngày càng quá cân. Mặt khác, những bé càng mũm mĩm thì xương phát triển không kịp, nguy cơ còi xương rất dễ xảy ra, nhất là với trẻ dưới 3 tuổi.

Theo bác sĩ, sai lầm của nhiều bà mẹ là thích con phải mũm mĩm, tăng cân nhanh mà không biết rằng khi thừa cân, béo phì bé sẽ rơi vào các tình trạng tiêu cực trên. Nhiều mẹ muốn con béo một chút, đề phòng khi ốm sợ bé sút cân sẽ gầy hoặc quá nuông chiều con về ăn uống, ít cho trẻ hoạt động, làm bé tăng cân, đến khi phát hiện tình trạng thừa cân của con mới giật mình tìm cách hãm.

“Cuộc chiến chống tăng cân khó với cả người lớn, nữa là với trẻ con. Hơn nữa, với trẻ tuổi đang phát triển, không thể bắt các em nhịn ăn để hãm cân. Bé nhịn ăn sẽ không chịu được như người lớn. Mặt khác bé còn phải đi học, nếu bé không ăn uống đủ ngồi trên lớp bé hay ngủ gật, không tập trung nghe giảng và tiếp thu bài được. Vì vậy, muốn trẻ phát triển khỏe mạnh, trước tiên khẩu phần ăn vẫn phải đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng, kết hợp chế độ hoạt động thích hợp theo lứa tuổi của trẻ”, bác sĩ Vi nói.

Bà cho biết, mục tiêu điều trị thừa cân ở trẻ em không phải là giảm cân mà nên giữ cân hoặc hạn chế mức tăng cân, vì thế vẫn phải cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và vi chất dinh dưỡng như canxi, kẽm. Với trẻ thừa cân, khẩu phần ăn vẫn cần đủ năng lượng, chất đạm, béo, đường, vitamin và khoáng chất. Tuy ăn nhiều chất béo dễ làm trẻ tăng cân nhưng hằng ngày, trẻ vẫn cần có chất béo vì chúng là dung môi hòa tan các vitamin A, D, E, K, vì thế, chỉ nên hạn chế trẻ tiêu thụ các món ăn nhiều chất béo, hạn chế các món xào, rán chứ không cắt bỏ hoàn toàn.

Tùy theo lứa tuổi, tình trạng của bé mà có khẩu phần ăn khác nhau. Tuy nhiên nên lưu ý một số điểm:

– Trẻ vẫn cần uống sữa hàng ngày. Đối với trẻ nhỏ cho bé bú mẹ. Đối với trẻ ăn sữa công thức nên chọn loại sữa có ít đường, ít chất béo.

– Khẩu phần ăn của bé cần đa dạng thực phẩm, chú ý tăng rau xanh, hoa quả tươi ít ngọt. Đảm bảo cho bé ăn đủ bữa, nhất là bữa sáng, bữa tối ăn ít hơn. Không ăn trước giờ ngủ. Hạn chế thức ăn, đồ uống nhiều chất béo, đường. Hạn chế đồ xào rán.

Để hạn chế trẻ béo phì, nên:

– Nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau đẻ và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.

– Cho trẻ ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm, chế độ ăn cân đối hợp lý bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi.

– Cho trẻ ăn đúng giờ theo bữa.

– Khi chế biến món ăn: hạn chế các món xào, rán. Tăng cường các món luộc, hấp. Tăng cường rau xanh, hoa quả ít ngọt.

– Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt có gas.

– Hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem sữa đặc có đường. Hạn chế các phủ tạng, các loại thức ăn nhanh giàu năng lượng.

– Không nên dự trữ các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocolat, kem, nước ngọt trong nhà. Vì để sẵn những thực phẩm này những lúc buồn bé thường nghĩ đến ăn. Khi đó chúng ta nên rủ bé làm một việc gì đó để cho bé quên cảm giác muốn ăn đi.

– Không nên cho trẻ ăn nhiều vào lúc tối trước khi đi ngủ.

– Tăng cường hoạt động thể lực ở trẻ. Tạo điều kiện giúp trẻ năng động như hoạt động thể thao, đi bộ, chạy, nhảy dây, đá bóng, cầu lông, đá cầu, bơi lội, đi xe đạp… Hướng dẫn làm các công việc ở nhà: Lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc…

– Hạn chế trẻ ngồi xem TV, video, trò chơi điện tử… Không nên bắt trẻ học quá nhiều, tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng.

Theo dõi tốc độ tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng, chiều cao nhằm phát hiện sớm thừa cân béo phì để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt của trẻ, nếu cần thiết có thể đưa con đi khám để bác sĩ hướng dẫn cụ thể.

Theo bác sĩ, khi trẻ đã thừa cân, béo phì, các thành viên trong gia đình cần thống nhất và hợp tác với nhau để đảm bảo bé thực hiện đúng chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp… “Bạn có thể đưa cho ông bà xem các tài liệu nói về mối nguy hiểm khi trẻ thừa cân, béo phì, các cách giúp đỡ trẻ, hoặc nhờ ông bà cùng đưa con đi khám để lắng nghe bác sĩ phân tích”, bác sĩ đưa ra gợi ý với các bậc phụ huynh gặp rắc rối vì không được sự ủng hộ của ông bà trong việc hạn chế trẻ ăn.

Vương Linh 

]]>
Hạn chế cho con ăn bé vẫn béo phì http://tapchisuckhoedoisong.com/han-che-cho-con-an-be-van-beo-phi-2990/ Thu, 19 Jul 2018 03:10:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/han-che-cho-con-an-be-van-beo-phi-2990/ [...]]]>

Hiện tại, bữa sáng bé ăn một bát con cháo rồi đi trẻ. Bữa trưa các cô bảo bé ăn hết suất, không đòi thêm. Bữa tối tôi cắt nhỏ rau trộn với cơm cho bé ăn gần miệng bát con, thịt cá trứng nói chung chỉ có một chút. Mỗi ngày bé uống thêm 2 hộp sữa tươi 180 ml, hoặc một hộp sữa tươi, một hộp sữa chua. Tôi không biết nên điều chỉnh chế độ ăn cho con như thế nào để bé không tiếp tục tăng cân nữa. Mong được bác sĩ tư vấn. (Linh Nga)

beankhoe-5075-1420071307.jpg

Ảnh minh họa: Bbc.com.

Trả lời

Chào bạn,

Do bạn không cung cấp thông tin bé nhà bạn được bao nhiêu tuổi, nên tôi không biết bé nhà bạn có béo phì không. Bé gái cân nặng 22,5 kg tương đương với bé khoảng 7 tuổi. Trẻ bị thừa cân béo phì là do chế độ ăn giàu năng lượng vượt quá nhu cầu nhất là năng lượng từ chất béo. Tuy nhiên ăn nhiều chất đạm, bột đường cũng bị thừa cân béo phì vì các chất này khi vào cơ thể dư thừa đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ. Trong trường hợp trẻ ít hoạt động thể lực là yếu tố song hành, nguy cơ cao gây thừa cân béo phì. Trẻ thường dành thời gian cho hoạt động tĩnh tại như xem TV, đọc chuyện, chơi điện tử… mà ít luyện tập thể dục thể thao.

Nguyên tắc chính để điều trị thừa cân béo phì ở trẻ em là điều chỉnh chế độ ăn hợp lý kết hợp với hoạt động thể lực. Nên hạn chế các loại bánh kẹo, đường, mật, sữa đặc có đường, sữa béo nhưng có thể uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Khi chế biến thức ăn nên làm các món hấp, luộc, hạn chế món quay, xào, rán. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt. Và cần có chế độ ăn điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, ăn nhiều vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Đồng thời, các cha mẹ cần khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục thể thao như chạy, bơi, nhảy dây, đi bộ… hạn chế xem TV, chơi điện tử. Cần lưu ý, thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ và thời gian hoạt động của trẻ.

Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường

]]>
Ông bố muốn bán thận để cứu 3 con bị bệnh béo phì http://tapchisuckhoedoisong.com/ong-bo-muon-ban-than-de-cuu-3-con-bi-benh-beo-phi-2989/ Thu, 19 Jul 2018 03:09:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ong-bo-muon-ban-than-de-cuu-3-con-bi-benh-beo-phi-2989/ [...]]]>

Yogita 5 tuổi, Anisha 3 tuổi và Harsh 18 tháng tuổi nặng lần lượt 34 kg, 48 kg, 15kg. Lượng thực phẩm ba chị em ăn trong một tuần đủ để nuôi hai gia đình trong một tháng ở khu làng thuộc Gujarat, phía tây Ấn Độ. Vì quá béo, cả ba chị em đều không thể đi lại được, suốt ngày ngồi trong nhà.

Chế độ ăn hằng ngày của hai chị lớn Yogita và Anisha bao gồm 18 cái bánh chapatis (một loại bánh mì dẹp của Ấn Độ), hai bát nước xuýt, gần 2 kg gạo, 6 gói khoai tây, 5 gói bánh quy, 12 quả chuối và một lít sữa. Bé Harsh nhỏ nhất thì uống 8 cốc sữa mỗi ngày.

“Khi Yogita chào đời, cháu cực kỳ yếu và chỉ nặng 1,5 kg. Chúng tôi đã rất lo lắng về sức khỏe của con. Vì vậy chúng tôi cố chăm cho cháu ăn nhiều trong năm đầu đời để khỏe khoắn hơn. Sinh nhật một tuổi, bé nặng 12 kg”, chị Nandwana kể. Vì ba đứa con thường xuyên đói bụng, bà mẹ 30 tuổi Pragna Ben dành hầu hết thời gian trong ngày của mình ở trong bếp để chuẩn bị đồ ăn cho chúng. “Bọn trẻ luôn mồm đòi ăn và la khóc nếu không được cho ăn. Tôi lúc nào cũng ở trong bếp để nấu cho các con”, người mẹ nói.

Anisha cũng trải qua giai đoạn phát triển tương tự như chị gái và đạt 15 kg khi sinh nhật một tuổi. Bố mẹ các bé chỉ nhận ra các con của họ có vấn đề rối loạn sau khi cậu con trai út cũng trở nên béo phì trong vòng chưa đầy năm, giống như các chị của mình.Trong khi đó đôi vợ chồng này có một cô con gái lớn nhất 6 tuổi, chỉ nặng 16 kg.

beo-phi1-7962-1429237778.jpg

Ông bố 34 tuổi muốn bán thận để có tiền chữa trị bệnh cho các con. Ảnh:  Mirror.co.uk.

Ông bố của các bé, anh Anh Rameshbhai, chỉ kiếm được 3.000 rupi (khoảng 37 bảng Anh) một tháng. Anh phải làm thêm để kiếm tiền đủ mua thức ăn cho những đứa con luôn thấy đói. Ông bố cho biết: “Tôi thường làm công nhật và một ngày được trả khoảng 100 rupi, có lúc không có việc nào. Tôi làm việc trên cánh đồng, đào giếng và làm bất cứ việc gì được thuê để kiếm tiền”.

Mỗi tháng, anh phải trả khoảng 10.000 rupi cho tiền thực phẩm nuôi các con. “Tôi không thể để chúng đói. Nếu không có tiền, tôi phải vay mượn từ anh em, bạn bè”, anh kể. Ông bố 34 tuổi này đang có ý định bán thận để có tiền chữa trị bệnh cho các con. Gia đình anh đã chi khá nhiều tiền, khoảng 50.000 rupi, để tìm bác sĩ và cách chữa trị cho con trong 3 năm qua nhưng vẫn chưa cải thiện được tình hình.

“Một số nhân viên công tác xã hội có đến giúp đỡ gia đình nhưng chỉ về thực phẩm. Nếu các con của tôi tiếp tục lớn lên với tốc độ này thì chúng sẽ gặp vấn đề lớn về sức khỏe”, ông bố chia sẻ.

beophi2-5524-1429237781.jpg

Các bác sĩ tin rằng cả ba đứa con của cặp vợ chồng người Ấn Độ này đều có sự tích tụ chất béo bất thường.  Ảnh: Mirror.co.uk.

Các bác sĩ địa phương tin rằng ba đứa trẻ bị hội chứng Prader Willi – một bệnh di truyền có thể khiến người ta lúc nào cũng thèm ăn. Hiện chưa có cách điều trị bệnh này.

Bác sĩ Akshay Mandvia, cố vấn nhi khoa ở Bệnh viện Nhi Mandavia tại Gujart cho biết: “Có một sự tích tụ chất béo bất thường ở những trẻ này. Chúng không thể thở đúng cách và thường khò khè. Tình trạng của trẻ có thể do bệnh về tuyến giáp hoặc hội chứng Prader Willi nhưng chúng tôi chỉ có thể xác định cách điều trị đúng sau khi có chẩn đoán chính xác ở bệnh viện tuyến đầu”, ông nói

Vương Linh (Theo Mirror.co.uk)

]]>
Nấm linh chi giúp hạn chế béo phì http://tapchisuckhoedoisong.com/nam-linh-chi-giup-han-che-beo-phi-2987/ Thu, 19 Jul 2018 03:09:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nam-linh-chi-giup-han-che-beo-phi-2987/ [...]]]>

Nghiên cứu công bố trên Nature Communications cho thấy nấm linh chi có thể giúp kiểm soát cân nặng nhờ tác dụng đa dạng hóa hệ vi khuẩn đường ruột. Đây là kết quả rút ra sau khi phân tích tác động của nấm linh chi lên quá trình tăng cân của những con chuột được nuôi bằng thực đơn giàu chất béo.

Sau hai tháng, nhóm chuột chỉ tuân theo chế độ ăn giàu chất béo đạt trọng lượng 42 g. Trong khi đó những con được bổ sung thêm lượng lớn tinh chất nấm linh chi chỉ nặng 35 g. Chuột ăn bình thường và dùng thêm nấm linh chi có xu hướng gầy hơn hẳn.

Nấm linh chi phát triển trên một gốc cây rừng. Ảnh: BBC

Nấm linh chi phát triển trên một gốc cây rừng. Ảnh: BBC

Trong báo cáo của mình, nhóm nghiên cứu nhận xét tinh chất nấm “có thể dùng như prebiotics – nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có ích trong đường ruột để kiểm soát cân nặng, giảm tình trạng viêm mãn tính và kháng insulin ở những người béo phì”. Các nhà nghiên cứu nhận định đây sẽ là bước đệm tiến tới sử dụng nấm linh chi trong điều trị chứng béo phì. 

Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và giải phóng năng lượng của cơ thể. Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy hệ vi sinh đường ruột ở người bình thường đa dạng hơn hẳn người thừa cân béo phì. Bên cạnh đó, có một số nhóm vi khuẩn đường ruột liên quan tới tình trạng béo phì và các vấn đề tiêu hóa ở người. 

Ý tưởng trở lại nghiên cứu khoa học về các vị thuốc truyền thống được giáo sư Colin Hill, một chuyên gia vi sinh vật của ĐH Cork, Ireland ủng hộ. Theo ông microbome – tức toàn bộ vi sinh vật sống trong và trên cơ thể người – đóng vai trò then chốt trong kiểm soát cân nặng và tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng từ thức ăn.

“Tuy nhiên không có sự can thiệp nào hiệu quả nếu một người vẫn duy trì thói quen uống nước giải khát có đường vô độ. Không có một phương thuốc thần diệu nào, hay tinh chất nấm trong một chai nhỏ có thể giúp những người này giảm cân”, giáo sư Hill nhấn mạnh.

Khánh Hà (Theo BBC)

]]>
Bài thuốc Đông y chữa béo phì http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-dong-y-chua-beo-phi-2985/ Thu, 19 Jul 2018 03:08:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-dong-y-chua-beo-phi-2985/ [...]]]>

Theo Đông y, béo phì là do đàm nhiều, thấp nhiều và khí hư gây nên dẫn đến rối loạn chuyển hóa, làm tích trệ mỡ dư thừa, khiến các cơ quan nội tạng không vận hóa được, làm mất cân bằng âm dương.

Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội, cho biết, béo phì có rất nhiều nguyên nhân gây ra, người béo phì cần phải thăm khám tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể để có bài thuốc đặc trị phù hợp. Ông giới thiệu hai bài thuốc Đông y chữa béo phì cho người béo ăn khỏe và người béo chán ăn:

Bài 1:

Đối với những người béo mập có biểu hiện ăn khỏe, thèm ăn, ăn máu đói thích ăn đồ ngọt béo thì cần dùng bài thuốc dưỡng âm thanh nhiệt, lợi thấp giúp giảm cảm giác thèm ăn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hoàng cầm 12 g, chi tử 12 g, đan sâm 12 g, thiên hoa phấn 12 g, ngọc trúc 12 g, sinh địa 12 g, bạch thược 12 g, quế chi 8 g, táo 3 quả, cam thảo 4 g, trạch tả 12 g, hà thủ ô 12 g, thảo quyết minh 12 g.

Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bắt, chia thành 3 lần uống trong một ngày.

Bài 2:

Đối với những người béo, ăn ít vẫn béo, chán ăn, người nặng nề, mệt mỏi, không muốn vận động. Theo đông y là do dương khí kém, thường thấp trệ, mất cân đối âm dương, cần phải dùng bài thuốc giúp tăng cường dương khí, trừ đàm thấp, tăng cường vận hóa, tiêu mỡ.

Sơn tra 16 g, trần bì 16 g, bán hạ 12 g, xương truật 12 g, quế mỏng 10 g, đẳng sâm 12 g, hoàng kì 12 g, trạch tả 12 g, sa tiền 12 g , chỉ xác 12 g, thạch xương bồ 12 g , tì giải 12 g, linh bì 12 g, cam thảo 4 g, táo 3 quả, đan sâm 12 g.

Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bắt, chia thành 3 lần uống trong một ngày.

Theo lương y Hải, béo phì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Người mắc bệnh béo phì, nếu không được điều trị, không có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính, nguy hiểm như cao huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến…

beophi2-7116-1381246025-4086-1437564500.

Béo phì dẫn đến nhiều bệnh tật. Ảnh: The Guardian.

Lương y khuyến cáo, ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị, người béo phì cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập. Nên ăn thức ăn sạch bởi chính những chất kích thích trong thực phẩm hiện nay là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì. Ăn nhiều rau quả, ít chất đạm, ngọt và chất béo, kể cả dầu, bơ thực vật, hoa quả ngọt, kiêng rượu, cà phê. Những người này không nên ăn đêm muộn.

Theo lương y, hiện nay nhiều người truyền nhau cách uống dấm chua để giảm cân, tiêu mỡ. Tuy nhiên cách làm này là phản khoa học, có thể ảnh hưởng đến dạ dày và gan trầm trọng.

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, người béo phì cũng cần tăng cường hoạt động thể lực như thể dục thẩm mỹ, đi bộ nhanh, chạy, bơi, leo núi. Có thể tập bằng các dụng cụ thể thao như xe đạp, chạy bộ trên băng, máy massage bụng… Sau khi ăn bữa tối, không nên nằm nghỉ ngay mà đi bách bộ khoảng 20 phút.

Linh Nga

]]>
Các đôi thực phẩm ăn kèm giúp giảm cân http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-doi-thuc-pham-an-kem-giup-giam-can-2983/ Thu, 19 Jul 2018 03:08:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-doi-thuc-pham-an-kem-giup-giam-can-2983/ [...]]]>

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Dinh dưỡng Mỹ chứng minh sự kết hợp giữa các cặp đôi thực phẩm sau rất hữu ích cho những người giảm cân, giúp hgiữ được thân hình cân đối mà khẩu phần ăn vẫn ngon miệng.

1. Khoai tây và hạt tiêu

Các nhà nghiên cứu Australia đã chỉ ra khoai tây cho bạn cảm giác no nhanh và bền hơn là gạo hay cháo, hơn nữa nó rất tốt cho việc phòng chống viêm nhiễm khi ăn cùng hạt tiêu. Trong hạt tiêu cũng chứa các chất giúp ngăn cản sự hình thành các tế bào gây béo.

khoai-tay-6391-1439952233.jpg

Khoai tây chế biến cùng hạt tiêu. Ảnh: News.

2. Dưa bở xanh và nho đỏ

Dưa bở xanh rất tốt cho lợi khuẩn, đây chính là giải pháp hữu hiệu để kiểm soát lượng nước trong cơ thể bạn. Nho đỏ có chứa chất chống oxy hóa anthocyanin giúp giảm thiểu và kiềm chế quá trình tích trữ mỡ thừa trong cơ thể. Cặp đôi ăn ý này sẽ giúp bạn có những bữa tráng miệng tuyệt vời mà không lo tăng cân.

3. Rau chân vịt và dầu bơ

Nếu bạn đã cảm thấy chán ngán với các món rau trộn, hãy thêm vào ít dầu bơ. Dầu bơ được ép từ bơ tự nhiên, chứa nhiều chất béo không bão hòa, tốt cho tim mạch và loại bỏ cảm giác đói. Dầu bơ cũng chứa các loại vitamin như vitamin B, vitamin E và kali chống viêm sưng. Rau chân vịt với lượng calo thấp giúp bạn cảm thấy no nhanh mà không hề đầy bụng. Sự kết hợp của 2 loại thực phẩm này rất tốt cho mục tiêu giảm cân của bạn.

4. Ngô và các loại đỗ

Nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nha về chế độ ăn kiêng hạn chế calo trong 4 tuần với khẩu phần ăn gồm nhiều thực phẩm giàu chất xơ và protein từ các cây họ đậu cho kết quả bất ngờ về khả năng giảm cân hiệu quả hơn các chế độ ăn kiêng thông thường khác. Cặp đôi đỗ và ngô có thể giúp việc giảm cân diễn ra nhanh chóng. Ngô chứa tinh bột kháng có tác dụng hóa giải tình trạng khó tiêu của tinh bột, giúp cơ thể bạn đốt cháy nhiều chất gây béo hơn.

5. Ớt cayen và gà

Các loại thức ăn từ thịt gia cầm không những khiến bạn cảm thấy nhanh no hơn mà còn ngăn bạn ăn thêm những bữa phụ không cần thiết. Thêm một chút ớt tiêu cayen sẽ giúp đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ th bạn nhanh hơn

6. Cá ngừ và gừng

Cá ngừ cuộn cùng với một chút sashimi, vài lát gừng sẽ giúp ích cho vòng eo của bạn. Gừng có tác dụng làm giảm đầy nhanh chóng trong dạ dày, nó cũng ngăn cản một số gen hoặc enzim có nguy cơ dẫn đến các bệnh về viêm dạ dày. Cá ngừ là nguồn cung cấp chủ yếu cho axit béo omega 3 giúp giảm thiểu chất béo trong dạ dày, ngăn các chất gây béo phát triển.

7. Cà phê và quế

Quế có mùi vị đậm đà, giúp giải phóng calo và chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm thiểu quá trình tích tụ mỡ bụng. Mỗi buổi sáng uống một cốc cà phê và chút quế, bạn đã có thể giảm cân dễ dàng.

Thụy Ân

]]>
Tác hại của béo phì http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-hai-cua-beo-phi-2981/ Thu, 19 Jul 2018 03:08:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-hai-cua-beo-phi-2981/ [...]]]>

Một nghiên cứu mới phát hiện 10% các vấn đề liên quan túi mật, thận, gan, ruột kết và ung thư có thể là do trọng lượng cơ thể dư thừa. Đến 41% bệnh ung thư tử cung được cho là gắn liền với bệnh béo phì, theo tạp chí The Lancet. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết hơn 36% người nước này béo phì và 34% thừa cân. Sau đây là 8 ảnh hưởng sức khỏe của bệnh béo phì, theo ABC News.

Ung thư

Viện Ung thư Quốc gia Mỹ ước tính béo phì gây ung thư cho 34.000 nam giới và 50.000 phụ nữ mỗi năm. Giảm chỉ số khối cơ thể BMI được xem là cách hiệu quả giúp tránh các trường hợp mắc mới ung thư.  

Béo phì đang trở thành đại dịch toàn cầu. Ảnh minh họa: fabfitover

Béo phì đang trở thành đại dịch toàn cầu. Ảnh minh họa: fabfitover

Chứng đau nửa đầu

Kết quả khảo sát trên gần 4.000 người cho thấy chỉ số khối cơ thể càng cao thì có nhiều nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu. Phụ nữ béo phì ở độ tuổi trên 50 dễ mắc chứng đau nửa đầu nhất.

Khả năng sinh sản

Phụ nữ thừa cân gặp nhiều khó khăn trong vấn đề mang thai. Nghiên cứu tại Ấn Độ trên 300 phụ nữ béo phì cho thấy hơn 90% trong số họ phát triển bệnh đa nang buồng trứng, liên quan đến vấn đề vô sinh. “Béo phì có thể làm giảm khả năng sinh sản. Đây cũng có thể là kết quả của những thay đổi hormone được sản xuất bởi các mô mỡ”, tiến sĩ Marc Bessler, Bệnh viện New York Presbyterian chia sẻ.

Nhiều phòng khám vô sinh không chấp nhận điều trị cho bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể quá cao. Khá nhiều trường hợp phụ nữ có thể mang thai sau vài tháng tích cực điều trị béo phì mà không cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản. 

Sinh non

Nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy béo phì làm tăng nguy cơ sinh con trước thời hạn của phụ nữ, đặc biệt là khi chỉ số khối cơ thể từ 35 trở lên. Các nhà nghiên cứu cho rằng quá nhiều chất béo có thể là nóng và suy yếu tử cung. Sinh non là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh tử vong và bệnh tật.

Rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ và trọng lượng dư thừa gây ảnh hưởng giấc ngủ. Gần 80% người lớn tuổi béo phì ở Mỹ có các vấn đề rối loạn giấc ngủ. Ngủ kém góp phần thúc đẩy một loạt các bệnh như tiểu đường, bệnh tim và thậm chí là chính bệnh béo phì. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ngủ ít hơn 5 giờ một đêm có nhiều khả năng sẽ tăng cân hơn so với những người ngủ ít nhất 7 giờ.

Tiến sĩ Donald Hensrud tại Bệnh viện Mayo cho biết một trong những nguy cơ sức khỏe trực tiếp nhất đối với nhiều người béo phì là chứng ngưng thở khi ngủ. “Ngừng thở khi ngủ có thể được gây ra bởi chất béo tăng lên xung quanh vùng cổ, chèn ép đường hô hấp khi nằm xuống. Điều này khiến khó có được giấc ngủ chất lượng tốt, có ít oxy trong máu và tim phải làm việc nhiều hơn”, tiến sĩ Hensrud nói.

Bị bắt nạt

Nhiều người béo phì bị kỳ thị hoặc trở thành trò đùa của mọi người, tăng khả năng mắc bệnh trầm cảm và tăng nguy cơ tự tử.

Các nhà nghiên cứu Đại học Yale cho biết hơn 40% trẻ em tìm cách điều trị để giảm cân nói rằng chúng bị bắt nạt hay trêu chọc bởi chính thành viên trong gia đình. “Khi chúng tôi hỏi những phụ nữ béo phì bị kỳ thị, 72% trả lời người trêu chọc là người nhà”, tác giả chính của nghiên cứu, Rebecca Puhl nói. Các cuộc thảo luận với những người thân yêu về cân nặng của họ ngay cả khi có ý định tốt thì cũng dễ dàng gây cảm giác phê phán và xúc phạm.

Khó khăn tìm bác sĩ

67% người đàn ông và phụ nữ béo phì cho biết họ bị xấu hổ trong phòng khám bác sĩ. Khoảng một nửa các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân béo “vụng về, xấu xí, thiếu ý chí và dường như không tuân thủ điều trị”. Nhiều bệnh nhân béo phì có xu hướng trì hoãn hoặc tránh gặp bác sĩ ngay cả khi có vấn đề sức khỏe. 

Thu nhập thấp hơn

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa tiền lương và béo phì. Người béo, đặc biệt là phụ nữ có thu nhập trung bình thấp hơn nhiều so với người có cân nặng bình thường. 

Lê Phương

]]>
Trẻ em Việt đang ngồi quá nhiều http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-em-viet-dang-ngoi-qua-nhieu-2980/ Thu, 19 Jul 2018 03:07:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-em-viet-dang-ngoi-qua-nhieu-2980/ [...]]]>

Tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết, một trong 6 mục tiêu dinh dưỡng toàn cầu đến năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới là không tăng tỷ lệ thừa cân béo phì. Tuy nhiên tại Việt Nam sau 10 năm tỷ lệ này tăng đến 9,2 lần; xảy ra ở mọi lứa tuổi.

“Đừng nghĩ người nghèo không bị thừa cân béo phì; tỷ lệ này ở người giàu nhất và hộ nghèo nhất không hề kém tý nào”, bà Mai nói. Tỷ lệ béo phì ở thành thị cao hơn nông thôn, thành phố lớn cao hơn thành phố nhỏ nhưng giữa xã nghèo và xã không nghèo thì không khác gì nhau. Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng nhận xét: “Chúng ta cứ nghĩ vấn đề béo phì chỉ là vấn đề của nơi giàu nhưng thực tế lại không phải như vậy. Lý do vì tình trạng này còn liên quan đến dinh dưỡng bữa ăn”.

tre-em-viet-dang-ngoi-qua-nhieu

Ảnh minh họa: Ibtiems

Có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến sự gia tăng tiêu thụ đồ uống có ga. Kết quả cuộc khảo sát toàn cầu về sức khỏe học sinh 5-19 tuổi thực hiện tại Việt Nam gần đây cho thấy 1/3 các em được hỏi cho biết uống đồ uống có ga ít nhất một lần trong 30 ngày – con số rất đáng báo động; đặc biệt ở lứa tuổi 13-15.

Theo tiến sĩ Mai, loại đồ uống có ga giàu năng lượng nhưng lại nghèo vi chất dinh dưỡng. Chúng thường ngọt cung cấp cơ thể đường đơn, đường đôi; cung cấp năng lượng rất nhanh nhưng không có đường đa. Vì thế trẻ tăng đồ uống có ga đồng nghĩa tăng tiêu thụ đường đơn, đường đôi, đi ngược lại khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới năng lượng do loại đường này cung cấp chỉ chiếm dưới 5%.

Lấy ví dụ trẻ 15 tuổi cần 2.000 kcal nhưng vậy chỉ có 100 kcal từ đường đơn, đường đôi; 1 g đường có 4 kcal. Như vậy một ngày trẻ tiêu thụ không quá 25 g loại đường trên. Thế nhưng thực tế loại đường này tồn tại trong rất nhiều loại thực phẩm nước sốt mức, bánh kẹo, thực phẩm chế sẵn, đặc biệt nhiều loại nước có ga chứa đến 36 thậm chí 60 g đường. Như vậy việc trẻ sử dụng đồ uống có ga chỉ cung cấp năng lượng rỗng, liên quan đến tạo mỡ, thừa cân, béo phì.

Công thêm việc vận động tiêu hao, chuyển hóa năng lượng ngày càng hạn chế cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ trẻ bị béo phì. Theo điều tra trên có đến hơn 30% trẻ giành 3 giờ một ngày cho các hoạt động tư thế ngồi ăn, xem tivi, chơi điện tử… ở nhà, chưa tính ngồi ở trường. Tỷ lệ này ở trẻ 16-17 tuổi lên đến 50%, ở lứa tuổi 13-15 là khoảng 34%, tiến sĩ Mai cho biết.

Theo bà, vận động của trẻ trong xã hội hiện nay giảm rất nhiều. Giờ đây trẻ sống trong phòng điều hòa, không toát mồ hôi; quạt tay được thay bằng quạt điện; chỗ chơi không có; xem tivi, máy tính nhiều… Sự tiêu hao năng lượng giảm; cộng thêm mỗi gia đình hiện nay chỉ sinh 1-2 con, tình yêu của bố mẹ đều dồn vào con, chăm sóc quá kỹ lưỡng nhưng kiến thức đôi khi không đúng, thực hành dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến trẻ bị thừa cân béo phì. Một nghiên cứu gần đây tại Hà Nội cho thấy có đến 53% bà mẹ không hề biết con nặng hơn mức chuẩn.

Trẻ bị thừa cân béo phì ở tuổi ấu thơ rất dễ bị tình trạng này khi trưởng thành, để lại nhiều hậu quả. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch và bệnh mãn tính khác ngay khi trẻ còn nhỏ cũng như lúc trưởng thành.

Nam Phương

]]>
120 triệu trẻ em trên thế giới bị béo phì http://tapchisuckhoedoisong.com/120-trieu-tre-em-tren-the-gioi-bi-beo-phi-2978/ Thu, 19 Jul 2018 03:07:05 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/120-trieu-tre-em-tren-the-gioi-bi-beo-phi-2978/ [...]]]>

Số trẻ em bị béo phì trên thế giới đã tăng hơn 10 lần trong bốn thập kỷ qua, Reuters dẫn kết quả nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Hoàng gia Anh phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Điều này có nghĩa năm 2016 có 8% trẻ trai và gần 6% trẻ gái toàn cầu bị béo phì, trong khi đó năm 1975 tỷ lệ này không vượt quá 1%. Bên cạnh đó, 213 triệu trẻ em 5-19 tuổi ở tình trạng thừa cân.

120-trieu-tre-em-tren-the-gioi-bi-beo-phi

Ảnh: Fox News.

Bà Majid Ezzati từ Trường Y tế Công cộng Hoàng gia Anh đứng đầu công trình, cho biết sự gia tăng về số lượng trẻ béo phì đặc biệt nghiêm trọng ở các nước châu Á kém phát triển. Tại khu vực Tây Bắc Âu cùng những quốc gia giàu có như Mỹ, số trẻ béo phì giảm nhưng vẫn ở mức “cao không chấp nhận được”.

Nam Mỹ, Ai Cập và Mexico vốn có tỷ lệ béo phì rất thấp giờ đây cũng đối mặt với tình trạng 20-25% trẻ gái béo phì. “Những gì đã xảy ra ở Đông Á, châu Mỹ Latin và vùng Caribbean cho thấy sự chuyển đổi từ thiếu cân sang thừa cân và béo phì rất nhanh chóng”, bà Ezzati cảnh báo.

Nếu xu hướng này tiếp tục, năm 2022, số trẻ béo phì sẽ nhiều hơn trẻ thiếu cân. Hiện khoảng 192 triệu trẻ em thế giới không đạt cân nặng tiêu chuẩn, trong đó một nửa tập trung ở Ấn Độ.

Nhằm bảo vệ một thế hệ khỏi nguy cơ tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư do thừa cân, các nhà khoa học kêu gọi mọi gia đình, trường học cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt hơn đồng thời tăng cường các bài tập thể chất. Các nhà sản xuất thực phẩm cũng cần ghi rõ thành phần trên bao bì, từ đó giúp người tiêu dùng đưa ra lựa chọn lành mạnh.

Ngoài ra, WHO khuyến nghị chính phủ các nước xem xét đánh thuế cao những loại thực phẩm gây hại. Trước đây, cơ quan này từng đề xuất tăng thuế đồ uống có đường lên 20% để giảm lượng tiêu thụ.

Minh Nguyên

]]>