Hiện ở Việt Nam, có gần 3 triệu người mắc ĐTĐ. Tuy vậy, rất nhiều người còn hiểu chưa chính xác về bệnh, cách điều trị cũng như chế độ ăn như thế nào để đảm bảo đường huyết luôn ổn định.
Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trò chuyện với Thạc sĩ, bác sĩ Diệp Thị Thanh Bình, Phó chủ tịch Hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam tại hội thảo “Sống khoẻ mạnh và cân bằng cùng đái tháo đường” do Hội phối hợp với nhãn hàng Glucerna của công ty Abbott tổ chức.
Thưa bác sĩ, rất nhiều người khi đi khám và phát hiện mình mắc ĐTĐ thì tâm lý rất lo lắng và ngay lập tức thực hiện một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và về lâu dài dẫn đến tình trạng bị mệt mỏi do thiếu dinh dưỡng. Vậy bác sĩ có lời khuyên gì đối với người mắc ĐTĐ?
Để kiểm soát đường huyết, thực hiện một chế độ ăn hợp lý và khoa học là rất cần thiết đối với người mắc ĐTĐ. Tuy nhiên, nhiều người đang hiểu lầm chế độ ăn cho người ĐTĐ là phải kiêng khem nghiêm ngặt. Việc ăn kiêng quá mức sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu dưỡng chất, người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, thèm ăn.
Theo y học hiện đại trong việc điều trị ĐTĐ, người ĐTĐ vẫn phải đảm bảo đủ năng lượng và cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ thực sự là một thử thách không nhỏ đối với người ĐTĐ bởi không có một công thức dinh dưỡng chung nào cho tất cả người bệnh. Với mỗi người, bác sĩ phải dựa vào nhiều yếu tố như cân nặng, độ tuổi, giai đoạn phát triển, tình trạng cơ thể, tính chất công việc thì mới tính được con số kilo calo cụ thể cho hợp lí. Và một cách mà các bác sĩ hay khuyên là người ĐTĐ nên chia nhỏ bữa ăn và ăn làm nhiều bữa trong ngày để vừa cung cấp đủ năng lượng mà không bị tăng đường huyết nhiều sau ăn.
Thưa bác sĩ, việc chia nhỏ bữa ăn đối với những người có nhiều thời gian ở nhà thì dễ thực hiện, còn đối với những người phải đi làm cả ngày và ít thời gian chuẩn bị bữa ăn thì khó hơn. Theo bác sĩ, đâu là giải pháp cho người ĐTĐ bận rộn, những người không theo được chế độ ăn nhiều bữa? Nếu những người này uống thêm sữa không đường hoặc sữa đậu nành có hợp lý hay không?
Người ĐTĐ vẫn có thể uống sữa không đường hoặc sữa đậu nành không đường. Tuy nhiên, nếu người mắc ĐTĐ không có chế độ ăn hợp lý, cân bằng và chỉ sử dụng sữa không đường hoặc sữa đậu nành để bổ sung hay thay thế bữa ăn thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu dưỡng chất, mất cân bằng dinh dưỡng.
Trên thực tế có nhiều loại thực phẩm phù hợp với dinh dưỡng cho người ĐTĐ, những người bận rộn với công việc, những người ăn uống kém, không ăn được nhiều bữa… có thể dùng loại dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người ĐTĐ như Glucerna của Abbott, hiện là sản phẩm uy tín trên thị trường được nhiều người mắc ĐTĐ đặc biệt tin dùng. Dinh dưỡng chuyên biệt Glucerna có công thức khoa học với các thành phần cân đối về đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất, cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, giảm cảm giác đói và thèm ăn, đặc biệt là giúp ổn định đường huyết.
Thưa bác sĩ, có bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng của dinh dưỡng chuyên biệt giúp ổn định đường huyết không?
Tác động của công thức dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người ĐTĐ típ 2 trong việc kiểm soát đường huyết đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Gần đây nhất là kết quả nghiên cứu lâm sàng thực hiện trên 230 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại Malaysia, mới được công bố hồi tháng 6/2016 tại Hội Nghị Khoa Học Thường Niên của Hiệp Hội ĐTĐ Hoa Kỳ cho thấy: nhóm bệnh nhân có sử dụng 1 – 2 khẩu phần dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người ĐTĐ (Glucerna® của Abbott) trong chế độ ăn hàng ngày đạt được mức chỉ số đường huyết HbA1c giảm đáng kể hơn so với nhóm không sử dụng (giảm 0.8% so với giảm 0.2%). Cả 2 nhóm này duy trì áp dụng chế độ tập luyện và tuân thủ điều trị bằng thuốc.
Bệnh đái tháo đường hiện nay đang gia tăng nhanh chóng và ngày càng trầm trọng tại Việt Nam. Vậy bác sĩ có lời khuyên nào cho người ĐTĐ cũng như người dân Việt Nam nói chung?
Đối với những người bị ĐTĐ, mục tiêu quan trọng nhất là phải kiểm soát đường huyết. Bên cạnh việc sử dụng thuốc người ĐTĐ cần tập thể dục hàng ngày và thực hiện một chế độ ăn hợp lý. Ngoài ra, mỗi người nên thực hiện lối sống lành mạnh, tránh rượu, bia và thuốc lá. Khi phát hiện có nguy cơ mắc ĐTĐ cao thì phải đi làm xét nghiệm sớm để điều trị kịp thời.
MAI VY