Truyền hình trực tuyến: Cách dùng đúng đông trùng hạ thảo

Ở góc nhìn y học cổ truyền, đông trùng hạ thảo là sản vật được tự nhiên trao tặng cho con người, thừa hưởng cả hai tính âm và dương. Khi uống vào cơ thể được dẫn truyền qua hai đường kinh lớn là đường kinh phế và thận.

Đông trùng hạ thảo phát triển trong mùa đông nên được thừa hưởng tính âm. Nhưng vào hạ, loại nấm này phát triển lên mặt đất nên tiếp nhận dương khí trong trời đất. Tác dụng của nó do đó cũng gồm 2 phần, một bổ âm một bổ dương.

– Bổ âm: Ghi nhận theo y học cổ truyền chủ yếu là bổ phế âm gồm nóng trong người, ho kéo dài, kể cả những trường hợp ho ra máu, hư lao, mệt mỏi, và một trạng thái mà theo y học cổ truyền là khí suy tức là con người mệt mỏi, không muốn làm việc, lười suy nghĩ…

– Bổ mạch môn hòa bổ thận: Tăng cường sinh lực, hỗ trợ trong điều trị những trường hợp như suy giảm về mặt sinh dục, rối loạn cương dương, chậm có con…

Theo y học hiện đại, một trong những nhóm chức năng đầu tiên là tăng cường miễn dịch gồm: nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tránh những khó chịu khi thời tiết thay đổi. Ví dụ, thời tiết thay đổi chúng ta sẽ bị nhức đầu, đau nhức mình mẩy, các khớp; những người có sức đề kháng tốt, những dấu hiệu bệnh có thể sẽ ít hơn, nhẹ hơn so với những người sức đề kháng kém. 

Nhóm thứ hai là tăng cường đề kháng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh. Tôi xin nhấn mạnh, đông trùng hạ thảo không phải vị thuốc điều trị ung thư mà nó chỉ hỗ trợ trong nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh trong đó bao gồm ung thư, suy giảm khả năng miễn dịch. 

Tăng cường chức năng về mặt sinh dục: tăng ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ, hỗ trợ trong điều trị các trường hợp rối loạn cương dương, giảm ham muốn về mặt tình dục. 

Điều chỉnh những rối loạn của cơ thể, chủ yếu mất cân bằng âm dương (theo y học cổ truyền) hoặc là rối loạn thần kinh thực vật (y học hiện đại): hồi hộp, tim đập nhanh, ra mồ hôi tay chân, vã mồ hôi ban đêm… 

Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn có tác dụng cầm máu trong trường hợp ho kéo dài. 

Tuy nhiên, một tác dụng của đông trùng hạ thảo dễ bị nhầm lẫn là “bổ hư lao”. Hư lao ở đây đồng nghĩa với suy nhược mạn của cơ thể, chứ không phải hư lao là chữa bệnh lao phổi. Khi có lao phổi, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được điều trị theo đúng phác đồ. Các loại thuốc, sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cần phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ, chứ không nên sử dụng tùy tiện. 

 

BS. Đỗ Thị Ngọc Diệp

Thật ra, tôi được sinh ra trong một gia đình làm đông y rất lâu đời, cho nên khi còn ít tuổi, đọc được trong sách thuốc của ông ngoại về “bổ hư lao” của đông trùng hạ thảo, tôi cũng đã từng nghĩ là điều trị lao. Chúng ta có những khái niệm khác biệt giữa tây y và đông y theo kiểu thông thường. 

Như vậy, y học hiện đại và y học cổ truyền hay còn gọi là y học phương Đông có những sự giao thoa và đan xen, lâu lâu chúng ta phải rất chú ý nếu không chúng ta có sự nhầm lẫn. 

Về đông y, đây là vị thuốc để điều trị những chứng trong đông y như BS Tân Khoa đã đề cập. Nhưng tiếp cận về mặt dinh dưỡng và tây y, theo ý kiến cá nhân, nếu đông trùng hạ thảo được sản xuất và cấp phép lưu hành, chúng ta phải quay trở lại khái niệm thực phẩm chức năng và không phải là thuốc điều trị. 

Là thực phẩm chức năng, đông trùng hạ thảo có thể hỗ trợ: 

– Đặc biệt đối với những người suy nhược cơ thể, những người cần tăng sức đề kháng khi điều trị một bệnh lý gì đó, ví dụ như suy dinh dưỡng. Vì sao? Một trong những hoạt chất rất giàu trong đông trùng hạ thảo là Adenosine, tham gia vào quá trình chuyển hóa và giải phóng năng lượng. Qua đó giúp cơ thể hoạt động

– Nhiều chất khoáng, vi lượng tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh. Do đó, những người cảm thấy mệt mỏi, không tập trung, suy nghĩ không được tốt lắm, như dân văn phòng hoặc cần động não rất nhiều cũng như phải tập trung tư tưởng cao độ, cũng có thể sử dụng. 

Rate this post